|
Đức
Giáo Hoàng Biển
Đức
XVI: Bài Giảng
cho Giờ
Kinh Tối
Vọng
Lễ
Thánh Phêrô và Phaolô Chúa Nhật
28/6/2009 tại
Đền
Thờ
Thánh Phaolô Ngoại
Thành
để bế mạc
Năm
Thánh Phaolô về giáo huấn đại đồng canh tân con người và nhờ đó tạo vật
được đổi mới
Chư
Vị Hồng Y,
Chư
Huynh Giám Mục trong hàng Giáo Phẩm và Linh Mục,
Chư
Tôn Vị Đại Biểu Ṭa Thượng Phụ Toàn Cầu,
Anh Chị Em thân mến,
(Mấy
lời chào vắn tắt).
Năm tưởng niệm ngày sinh nhật của Thánh Phaolô kết thúc vào buổi tối hôm
nay. Chúng ta qui tụ lại nơi ngôi mộ của vị Tông Đồ có cỗ
quan tài bằng đá được bảo tŕ ở bên dưới bàn thờ giáo hoàng này, gần đây
đă là đối tượng cho một cuộc phân tích cẩn thận về khoa học. Một lỗ nhỏ
xíu đă được khoan vào cỗ quan tài này, một cỗ quan tài chưa bao giờ mở
ra qua nhiều thế kỷ, để đưa vào trong một máy ḍ đặc biệt đă cho thấy
những dấu vết của một tấm vải lanh mầu tía quí báu có h́nh chiếc lá
vàng, và một tấm vải xanh dương có những sợi lanh. Trong đó cũng thấy cả
những hạt trầm hương đỏ cùng với những chất đạm và đá phấn. Ngoài ra,
những mảnh xương nhỏ xíu đă được gửi đến cho các chuyên viên thử nghiệm
chất than 14 là thành phần không hề biết đến lai lịch của chúng. Những
mảnh xương vụn này được cho thấy thuộc về một người sống giữa thế kỷ thứ
nhất và thứ hai. Điều này dường như xác định truyền thống nhất trí và
dứt khoát rằng đó là những hài tích của Tông Đồ Phaolô. Tất cả những
điều ấy làm cho ḷng chúng ta tràn đầy cảm kích sâu xa.
Trong mấy tháng gần đây, nhiều người đă theo các lộ tŕnh của Vị Tông Đồ
này, những lộ tŕnh bên ngoài nhất là bên trong được ngài trải qua trong
cuộc sống của ngài: con đường dẫn đến Damasco liên quan tới cuộc hội ngộ
của ngài với Đấng Phục Sinh; những con đường thuộc thế giới Địa Trung
Hải được ngài băng qua với ngọn đuốc Phúc Âm, đối đầu với t́nh trạng
tương khắc và gắn bó cho tới biến cố tử đạo của ngài, một biến cố nhờ đó
ngài muôn đời thuộc về Giáo Hội Rôma. Chính cho giáo hội này mà ngài đă
ngỏ bức thư quan trọng nhất của ḿnh. Năm
Thánh Phaolô đang khép lại thế nhưng những ǵ sẽ măi thuộc về cuộc sống
Kitô hữu đó là cuộc hành tŕnh với Thánh Phaolô và nhờ ngài để nhận biết
Chúa Giêsu, và như vị Tông Đồ này, được Phúc Âm soi sáng và biến đổi.
Và măi măi vượt ra ngoài tầm mức của tín hữu, ngài vẫn là “thày dạy của
Dân Ngoại”, vị t́m cách mang sứ điệp của Đấng Phục Sinh đến cho họ tất
cả, v́ Chúa Kitô đă biết đến và yêu thương từng người; Người đă chết và
sống lại v́ tất cả mọi người trong họ. Bởi thế, cả chúng ta cũng lắng
nghe ngài vào lúc này đây khi chúng ta đang bắt đầu long trọng mừng Lễ
kính Nhị Vị Tông Đồ được ràng buộc với nhau bằng một liên hệ chặt chẽ.
Các Thư của Thánh Phaolô bao giờ cũng được cấu trúc liên quan tới một
nơi chốn và trường hợp đặc biệt trong đó trước hết chúng giải thích về
mầu nhiệm Chúa Kitô, chúng dạy vẽ về đức tin. Phần thứ hai của các bức
thư này bàn đến vấn đề áp dụng vào đời sống của chúng ta: những ǵ xuất
phát từ đức tin này? Nó h́nh thành cuộc sống của chúng ta ra sao ngày
này qua ngày khác? Trong Thư
gửi Rôma, phần hai được bắt đầu từ đoạn 12, trong đó Vị Tông Đồ này tóm
tắt cái cốt lơi thiết yếu của việc Kitô hiện hữu bằng hai câu đầu tiên.
Thánh Phaolô đă nói với chúng ta những ǵ ở đoạn này? Trước hết ngài
khẳng định như một điều nồng cốt là có một
cách thức mới mẻ trong việc tôn kính Thiên Chúa được bắt đầu với Chúa
Kitô một h́nh thức tôn thờ mới.
Ở sự kiện là chính con người sống động trở thành việc tôn thờ, “hy tế”,
thậm chí nơi thân thể của ḿnh. Không c̣n là những vật được hiến dâng
lên Thiên Chúa nữa. Chính sự sống của chúng ta cần phải được trở thành
lời ngợi khen Thiên Chúa. Thế nhưng việc này xẩy ra thế nào đây? Câu trả
lời đă được cống hiến cho chúng ta ở câu thứ hai, đó là “đừng chiều theo
thế gian nhưng hăy biến đổi bằng việc canh tân tâm trí của anh chị em,
để anh chị em chứng tỏ cho thấy đâu là những ǵ Thiên Chúa muốn…”
(12:2). Hai chữ quan trọng trong câu này là “biến đổi” và “canh tân”.
Chúng ta cần phải trở nên một con người mới, được biến đổi thành một thứ
hiện hữu mới. Thế gian bao giờ cũng t́m kiếm những ǵ là mới mẻ, v́ quả
thực nó không thỏa măn với thực tại cụ thể. Thánh Phaolô nói với
chúng ta rằng: thế giới không thể nào canh tân nếu không có những con
người mới. Chỉ khi nào có những con người mới cũng mới có một thế giới
mới, một thế giới được đổi mới và tốt đẹp hơn. Khởi điểm là việc đổi mới
con người. Sau đó việc đổi mới ấy áp dụng cho mọi cá nhân. Chỉ khi nào
chính chúng ta nên mới thế giới mới trở thành mới.
Điều này cũng có nghĩa là việc thích ứng với hiện trạng ấy vẫn chưa đủ.
Vị Tông Đồ này khuyên nhủ chúng ta là đừng chiều theo. Trong Bức Thư
ngài nói rằng chúng ta không được chiều theo lư lẽ của thời đại chúng
ta. Chúng ta sẽ trở lại với điểm này, khi tôi chia sẻ về một bức thư
khác được tôi sử dụng để suy niệm với anh chị em tối hôm nay. Cái “đừng”
của Vị Tông Đồ này th́ rơ ràng và đồng thời cũng cương quyết với bất cứ
ai tuân theo “lư lẽ” của thế giới chúng ta. Thế nhưng làm thế
nào để trở nên mới đây? Chúng ta thực sự có thể làm điều ấy hay chăng?
Bằng những lời của ḿnh về việc trở nên mới mẻ, Thánh Phaolô ám chỉ tới
việc hoán cải của ngài: đến cuộc gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh, một cuộc
gặp gỡ được ngài nói đến trong Thư Hai cho Côrintô là “nếu ai ở trong
Chúa Kitô th́ kẻ ấy là một tạo vật mới; này đây cái cũ đă qua đi, cái
mới đă đến”
(5:17). Cuộc gặp gỡ Chúa Kitô này đối với ngài quá mănh liệt đến nỗi
ngài đă nói về nó là “tôi… đă chết…” (Gal 2:19; Rm 6). Ngài đă trở nên
mới, trở nên một con người khác, v́ ngài không c̣n sống cho chính ḿnh
và v́ ḿnh nữa, nhưng cho Chúa Kitô và trong Chúa Kitô. Tuy nhiên, qua
năm tháng ngài cũng thấy rằng tiến
tŕnh canh tân và biến đổi này vẫn tiếp tục diễn ra suốt cuộc sống.
Chúng ta trở
nên mới nếu chúng ta để ḿnh được nắm bắt và h́nh thành bởi Con Người
mới là Chúa Giêsu Kitô. Người là Con Người mới tuyệt hạng. Nơi Người
việc hiện hữu mới mẻ của con người trở thành thực tại và chúng ta thực
sự trở nên mới nều chúng ta phó ḿnh vào bàn tay của Người và để Người
uốn nắn chúng ta.
Thánh Phaolô làm cho tiến tŕnh “đúc lại” này thậm chí rơ nét hơn khi
nói rằng chúng ta trở nên mới nếu chúng ta biến đổi cách suy nghĩ của
chúng ta.
Cái được đưa vào ở đây liên quan tới “cách thức suy nghĩ” đó là từ ngữ “nous”.
Nó là một từ ngữ phức tạp. Nó có thể được chuyển dịch là “tinh thần”,
“cảm t́nh”, “lư trí” và chính yếu cũng là “đường lối suy nghĩ”. Vậy lư
trí của chúng ta cần phải trở nên mới. Điều này làm cho chúng ta cảm
thấy lạ lùng. Trái lại, chúng ta có thể nghĩ rằng điều ấy liên quan tới
một thái độ nào đó, cái chúng ta cần phải thay đổi nơi hành vi cử chỉ
của ḿnh. Thế nhưng, không: việc
canh tân cần phải đi ngay vào cốt lơi của nó. Cách thức chúng ta nh́n
thế gian, hiểu về thực tại th́ tất cả mọi ư nghĩ của chúng ta cần phải
thay đổi tận gốc rễ của nó. Việc lập luận của con người trước kia, cách
suy nghĩ chung thường hướng tới việc chiếm hữu, phúc hạnh, ảnh hưởng,
thành đạt, danh tiếng vân vân.
Tuy nhiên, nếu
thế th́ mục tiêu của nó quá hạn hẹp. Như thế, cuối cùng “cái tôi” của
con người vẫn là tâm điểm của thế giới này.
Chúng ta cần phải biết suy nghĩ sâu xa hơn. Thánh Phaolô nói với chúng
ta về ư nghĩa của những ǵ điều này ở phần hai của câu văn: đó là
cần
phải học biết ư muốn của Thiên Chúa, để ư muốn của Ngài h́nh thành ư
muốn của chúng ta.
Điều này xẩy ra để chúng ta có thể ước muốn những ǵ Thiên Chúa muốn, v́
chúng ta nh́n nhận rằng những ǵ Thiên Chúa muốn đều là tuyệt vời và
thiện hảo. Bởi thế nó là vấn đề của khúc quanh nơi chiều hướng thiêng
liêng nồng cốt của chúng ta. Thiên Chúa cần phải tiến vào chân trời tư
tưởng chúng ta: ở những ǵ Ngài muốn và đường lối Ngài đă cưu mang thế
giới và tôi. Chúng ta cần phải biết tham phần vào ư nghĩ và ư muốn của
Chúa Giêsu Kitô. Bấy giờ chúng ta mới trở thành một người mới, từ đó
hiện lên một thế giới mới.
Thánh Phaolô dẫn giải cũng tư tưởng này về việc canh tân cần thiết nơi
cách thức làm người của chúng ta ở hai đoạn Thư cho Êphêsô; bởi thế
chúng ta hăy vắn tắt suy tư về chúng. Ở đoạn 4 của bức thư này, Vị Tông
Đồ nói với chúng ta rằng với Chúa Kitô chúng ta cần phải đạt tới t́nh
trạng trưởng thành, một đức tin chín mùi. Chúng ta có thể không c̣n là
“trẻ con, bị xô lấn đẩy đưa theo đủ mọi luồng học thuyết…” (4:140. Thánh
Phaolô muốn Kitô hữu có một “đức tin trách nhiệm” và “trưởng thành”.
Những
chữ “đức tin trưởng thành” trong những thập niên gần đây đă trở thành
một lời hô hoán phổ thông. Nó thường ám chỉ tới chiều hướng về thái độ
của những ai không c̣n lắng nghe Giáo Hội và các vị Chủ Chiên của Giáo
Hội nhưng tự động chọn lấy cho ḿnh những ǵ họ muốn tin tưởng và không
tin tưởng như là một thứ đức tin tự tiện.
Và nó được cho thấy như là một h́nh thức “can đảm” về việc thể hiện bản
thân trước Huấn Quyền của Giáo Hội. Tuy nhiên, thật ra chẳng cần can đảm
ǵ cho vấn đề này, v́ người ta bao giờ cũng muốn được quần chúng hoan
hô. Trái lại, việc gắn bó với đức tin của Giáo Hội mới cần phải tỏ ra
can đảm, thậm chí nếu đức tin này tương phản với “lư lẽ” của thế giới
hiện đại. Đó là t́nh trạng đừng chiều theo của thứ đức tin được Thánh
Phaolô gọi là “đức tin trưởng thành”. Đó là đức tin ngài mong muốn. Đàng
khác, ngài diễn tả việc chạy theo chiều gió và chiều hướng của thời đại
là những ǵ trẻ con. Bởi vậy, việc
dấn thân cho t́nh trạng bất khả vi phạm của sự sống con người từ giây
phút đầu tiên của nó, từ đó mạnh mẽ chống lại nguyên tắc vi phạm ở chính
việc bênh vực những con người bất khả tự vệ nhất, là những ǵ thuộc về
một đức tin trưởng thành. Một đức tin trưởng thành khi nh́n nhận hôn
nhân giữa một người nam và một người nữ trọn đời như Thiên Chúa ấn định,
được Chúa Kitô tái thiết cách mới mẻ. Đức tin trưởng thành không để cho
ḿnh bị xô lấn đẩy đưa bởi bất cứ chiều hướng nào. Nó chống lại những
luồng gió thời trang. Nó biết rằng những luồng gió này không phải là hơi
thở của Thánh Linh; nó biết rằng Thần Linh Thiên Chúa đang được thể hiện
và biểu lộ nơi mối hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô.
Tuy nhiên, cả ở đây nữa, Thánh Phaolô cũng không ngừng lại ở chỗ nói
“đừng”, mà c̣n dẫn chúng ta tới chỗ to tiếng nói “vâng” nữa. Ngài
diễn
tả t́nh trạng chín chắn, đức tin thực sự trưởng thành một cách tích cực
bằng:
“việc
nói sự thật cách yêu thương”
(cf. Eph 4:15). Cách thức
suy nghĩ mới mẻ, được đức tin cống hiến cho chúng ta, trước hết và trên
hết, là việc hường tới sự thật.
Quyền
lực của sự dữ là những ǵ sai lầm. Quyền năng của đức tin, quyền năng
của Thiên Chúa, là sự thật. Sự thật về thế giới và về bản thân chúng ta
trở thành hữu h́nh khi chúng ta nh́n lên Thiên Chúa. Và Thiên Chúa làm
cho chính ḿnh trở thành hữu h́nh cho chúng ta nơi Dung Nhan của Chúa
Giêsu Kitô. Nh́n vào Chúa Kitô, chúng ta nhận ra một cái ǵ khác, đó là
sự thật và t́nh yêu bất khả phân ly: Nơi Thiên Chúa cả hai duy nhất bất
khả phân ly; chính v́ thế mà nó là yếu tính của Thiên Chúa.
Thế nên, đối với Kitô hữu, chân lư và yêu thương đi với nhau. Yêu
thương
là cái thử của chân lư.
Chúng ta lúc nào cũng cần phải đo lường chính ḿnh một cách mới mẻ căn
cứ theo qui chuẩn ấy, nhờ đó chân lư được trở thành yêu thương và yêu
thương làm cho chúng ta phong phú.
Một ư nghĩ quan trọng khác xuất hiện nơi câu nói này của Thánh Phaolô.
Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng bằng việc tác hành theo chân lư trong
yêu thương, chúng ta giúp vào việc bảo đảm rằng tất cả mọi sự (ta
pánta) vũ trụ này có thể tăng trưởng, hướng về Chúa Kitô. Theo chiều
hướng niềm tin của ḿnh, Thánh Phaolô không chỉ quan tâm tới đức chính
trực của chúng ta hay tới việc phát triển của Giáo Hội mà thôi. Ngài chú
ư tới vũ trụ: ta pánta. Mục đích tối hậu nơi công cuộc của Chúa
Kitô là vũ trụ, là việc biến đổi vũ trụ, biến đổi toàn thể loài người,
biến đổi tất cả mọi tạo vật. Những ai phụng sự chân lư trong yêu thương
cùng với Chúa Kitô góp phần vào t́nh trạng tiến bộ thực sự của thế giới.
Phải, đến đây đă quá rơ ràng là Thánh Phaolô đă quen với ư nghĩ tiến bộ.
Chúa Kitô là sự sống của ngài, là khổ đau của ngài và là phục sinh của
ngài, là bước nhẩy vọt dẫn đường mở lối cho sự tiến bộ của nhân loại,
của thế giới này. Tuy nhiên, hiện nay vũ trụ đang cần phải tăng trưởng
theo Người. Ở đâu việc hiện diện của Chúa Kitô gia tăng th́ ở đó có sự
tiến bộ thực sự của thế giới. Ở đó nhân loại trở nên mới mẻ và nhờ đó
thế giới trở nên mới.
Thánh Phaolô cũng đă làm sáng tỏ cùng điều này theo một quan niệm khác.
Ở đoạn 3 Thư cho Êphêsô ngài nói với chúng ta về nhu cầu cần phải “kiên
cường… con người nội tại” (3:16). Từ đó ngài tiếp tục một vấn đề trước
đó, trong một hoàn cảnh rắc rối, ngài đă ngỏ trong Thư Hai cho Corinto:
“Cho dù bản chất ngoại tại của chúng ta đang hao ṃn đi, bản chất nội
tại của chúng ta đang được đổi mới hằng ngày” (4:16). Con ngượi
nội tại cần phải được củng cố, đó là một lệnh truyền rất thích đáng cho
thời đại của chúng ta, một thời đại tất cả mọi người rất thường cảm thấy
trống rỗng nội tâm nên cần phải gắn liền với những thứ hứa hẹn và nghiện
ngập, để rồi lại càng cảm thấy trống rỗng hơn nữa trong cơi ḷng ḿnh.
T́nh trạng trống rỗng nội tâm này, t́nh trạng con người nội tại yếu kém
này, là một trong những vấn đế lớn trong thời đại của chúng ta.
Nội
tâm cần phải được củng cố cái nhận thức của cơi ḷng; cái khả năng để
thấy và hiểu thế giới này và con người từ bên trong, bằng con tim của
ḿnh. Chúng ta cần có một trí khôn được soi sáng bởi con tim để biết tác
hành theo chân lư trong yêu thương.
Tuy nhiên,
điều này không trở thành hiện thực nếu không có một mối liên hệ sâu xa
thân t́nh với Thiên Chúa, nếu không có đời sống nguyện cầu.
Chúng ta cần
gặp gỡ với Thiên Chúa được ban cho chúng ta nơi các bí tích. Và
chúng ta không thể
nói về Thiên Chúa trong nguyện cầu trừ phi chúng ta để cho Ngài nói
trước, trừ phi chúng ta lắng nghe Ngài nơi những lời Ngài đă ban cho
chúng ta.
Về vấn đề này Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng “Chúa Kitô ngự
trong ḷng anh chị em bởi đức tin; để anh chị em, được cắm rễ sâu trong
yêu thương, có thể cùng với tất cả các thánh thấu hiểu những ǵ là dài
rộng và cao sâu, và biết được t́nh yêu Chúa Kitô vượt trên kiến thức”
(Eph 3:17ff). Với những lời ấy, Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng
yêu thường
nh́n thấy cả được những ǵ thuần lư trí. Và ngài cũng nói với chúng ta
rằng chỉ khi nào hiệp thông với tất cả các thánh, tức là ở trong đại
cộng đồng của tất cả mọi tín hữu và không chống lại hoặc ở ngoài cộng
đồng này chúng ta mới biết được mầu nhiệm vô biên của Chúa Kitô.
Ngài đă vẽ lên cái ṿng vô hạn này bằng những lời có ư bày tỏ các chiều
kích của vũ trụ là dài rộng và cao sâu. Mầu
nhiệm Chúa Kitô có một chiều kích rộng lớn của vũ trụ; Người không thuộc
về chỉ một nhóm đặc biệt nào. Chúa Kitô Tử Giá ôm lấy toàn thể vũ trụ
nơi tất cả mọi chiều kích của nó.
Người cầm nắm thế giới trong tay của ḿnh và nâng nó lên tới Thiên Chúa.
Bởi thế bắt đầu với Thánh Irênê thành Lyon, từ thế kỷ thứ hai các vị
Giáo Phụ đă thấy nơi những lời về chiều
rộng, chiều dài, chiều cao và chiều sâu về t́nh yêu của Chúa Kitô này
một ám chỉ về Thánh Giá.
Nơi
Thánh Giá, t́nh yêu của Chúa Kitô ôm lấy những vực sâu thẳm nhất là đêm
tối chết chóc cũng như những tột đỉnh là sự cao vời của chính Thiên Chúa.
Và Người đă ôm trong cánh tay của ḿnh chiều rộng và cái bao la của nhân
loại và thế giới với tất cả khoảng cách của chúng. Người bao giờ cũng ôm
lấy tất cả vũ trụ, tất cả chúng ta.
Chúng ta hăy cầu xin Chúa giúp chúng ta nhận ra một cái ǵ đó bao la của
t́nh Người yêu thương. Chúng ta hăy cầu xin Người để t́nh yêu của Người
và chân lư của Người chạm tới tâm can của chúng ta. Chúng ta hăy xin
Chúa Kitô ngự trong ḷng chúng ta và làm cho chúng ta nên những con
người nam nữ mới, thành phần tác hành theo chân lư trong yêu thương.
Amen!
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của
Ṭa Thánh
(những chỗ
được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những
điểm chính yếu quan trọng)
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2009/documents/hf_ben-xvi_hom_20090628_chius-anno-paolino_en.html
|
|