|
Đức
Giáo Hoàng Biển
Đức
XVI: Bài Giảng
Thánh Lễ
Chúa Nhật
XII Thường
Niên 21/6/2009 tại
Nhà Thờ
Thánh Piô Pietrelcina
ở
Giovanni Rotondo về
ư nghĩa
sóng gió trong bài Phúc Âm với
đời
sống
của
Cha Thánh Piô Năm
Dấu
Anh chị em thân mến!
Nơi tâm điểm cho chuyến hành hương của tôi đến nơi đây, nơi mà hết mọi
sự đều nói về đời sống và thánh đức của Cha Piô Pietrelcina, tôi hân
hoan cùng anh chị em và cho anh chị em cử hành Thánh Thể, một mầu nhiệm
là tâm điểm cho toàn thể cuộc sống của ngài: nguồn gốc ơn gọi của ngài,
sức mạnh chứng từ của ngài, thánh hiến hy sinh của ngài. (Ngỏ
lời chào mọi thành phần và cám ơn
…).
Chúng ta vừa nghe bài Phúc Âm về cơn băo bị dẹp yên, một bài phúc âm
được mở lối bằng một bài đọc ngắn nhưng sâu từ Sách Ông Gióp, bài đọc
Thiên Chúa tỏ ḿnh ra cho thấy Ngài là Chúa của biển khơi. Chúa Giêsu đă
ngăm đe giông gió và truyền cho biển khơi trở lại b́nh lặng; ngài ngỏ
cùng biển khơi như thể nó được đồng hóa với một thứ quyền lực của ma
quỉ. Thật vậy, theo những ǵ chúng ta nghe ở bài đọc thứ nhất và Thánh
Vịnh 106/107, th́ biển khơi trong Thánh Kinh được coi như là một yếu tố
đe dọa, xáo động, và mạnh mẽ hủy hoại, mà chỉ có một ḿnh Thiên Chúa là
Đấng Hóa Công mới có thể làm chủ, điều khiển và dẹp yên.
Thế nhưng, có một quyền lực khác – một quyền lực tích cực – làm biến
chuyển thế giới này, có thể biến đổi và canh tân tạo vật: sức mạnh của
“t́nh yêu Chúa Kitô”
ἀγάπη τοῦ Χριστοῦ
(2 Cor 5:14 ) – như Thánh Phaolô nói đến ở Thứ Thứ Hai gửi Côrintô –
thực sự không phải là một quyền lực của vũ trụ mà là thần linh, siêu
việt. Quyền lực này tác động trên vũ trụ nhưng tự ḿnh t́nh yêu Chúa
Kitô cũng là một quyền lực “khác”, và Người đă tỏ cái quyền lực siêu
việt khác này của ḿnh nơi cuộc Vượt Qua của Người, tức nơi “sự thánh
thiện” của “đường lối” Người chọn để giải phóng chúng ta khỏi quyền
thống trị của sự dữ, như được thực hiện nơi cuộc xuất hành khỏi Ai Cập,
khi Người mang dân Do Thái băng qua những gịng nước ở Biển Đỏ. Thánh
Vịnh Gia nói: “Ôi Thiên Chúa, đường lối của Chúa th́ thánh hảo… đường
lối Chúa trên biển khơi, những đường nẻo của Chúa trên những đại triều
sóng nước” (77/76, 14:20). Trong mầu nhiệm vượt qua, Chúa Giêsu đă vượt
qua vực thẳm của sự chết, v́ Thiên Chúa muốn thế để canh tân thế giới: ở
chỗ, nhờ cái chết và phục sinh của “Con” Ngài đă bị “sát hại cho tất cả
mọi người” để tất cả sống cho Người là Đấng đă chết và sống lại v́ họ”
(2Cor 5:16).
Cử chỉ nghiêm trọng làm cho biển cả lặng im giông tố hiển nhiên là một
dấu hiệu về vai tṛ chúa tể của Chúa Kitô trên những quyền năng tiêu cực
và khiến chúng ta nghĩ đến thần tính của Người. Các môn đệ sửng sốt và
khiếp đảm lên tiếng hỏi: “Người là ai mà cả gió lẫn biển đều tuân lệnh
của Người?” Đức tin của các vị bấy giờ chưa phải là một đức tin mạnh
mẽ; mới là một đức tin đang thành h́nh; đức tin này bao gồm cả sợ hăi
lẫn tin tưởng; trái lại, việc tin tưởng phó ḿnh của Chúa Giêsu cho Cha
là những ǵ hoàn toàn và tinh tuyền. V́ thế mà Người đă ngủ trong khi
giông tố nổi lên, hoàn toàn an b́nh trong cánh tay Thiên Chúa. Thế nhưng
có lúc xẩy ra là Chúa Giêsu cảm thấy lo âu và sợ hăi, ở chỗ, khi tới giờ
của ḿnh, ngài cảm thấy tội lỗi của nhân loại trở thành cả một gánh nặng
đè trên ḿnh. Đó mới thực sự là một cơn băo tố kinh hoàng, không phải là
cơn băo tố trong vũ trụ mà là thiêng liêng. Nó sẽ là cuộc tấn công cực
độ cuối cùng của sự dữ đối với Con Thiên Chúa.
Thế nhưng, vào giờ đó, Chúa Giêsu không nghi ngờ quyền năng và sự hiện
diện của Chúa Cha, cho dù Người có phải cảm thấy một thứ hoàn toàn tách
biệt của hận thù với yêu thương, của gian dối với sự thật, của tội lỗi
với ân sủng. Người đă cảm nghiệm thấy thảm trạng này nơi bản thân Người
một cách tân toan đoạn trường, nhất là trong Vườn Cây Dầu, trước khi bị
bắt, sau đó trong toàn Cuộc Khổ Nạn nữa, cho tới khi Người tắt thở trên
thập giá. Vào giấy phút đó, một đàng Chúa Giêsu hiệp nhất nên một với
Chúa, hoàn toàn phó ḿnh cho Ngài, đàng khác, v́ hết sức liên kết với
tội nhân, Người như là một kẻ bị tách biệt khỏi Ngài và cảm thấy bị Ngài
bỏ rơi.
Một số thánh nhân đă sống sâu xa và bản thân sống cảm nghiệm ấy của Chúa
Giêsu, Cha Piô Pietrelcina một một vị trong số này. Là một con người có
một xuất xứ thấp hèn, “được Chúa Kitô chiếm đoạt” (Phil 3:12) – như Tông
Đồ Phaolô viết về ḿnh – để làm cho ngài trở thành như một dụng cụ được
tuyển chọn bởi quyền năng vĩnh viễn của thập giá Người: quyền năng yêu
thương các linh hồn, quyền năng của tha thứ và ḥa giải, của vai tṛ làm
cha thiêng liêng, của t́nh đoàn kết hiệu năng với những ai đau khổ. Năm
dấu thánh ghi dấu trên thân thể của ngài, đă liên kết ngài chặt chẽ với
Đấng Tử Giá và Phục Sinh. Là một môn đồ trung thành của Thánh Phanxicô
Assisi, ngài đă, như Poverello, trải qua cái cảm nghiệm của Tông Đồ
Phaolô trong các bức thư của vị tông đồ này là “Tôi đă bị đóng đanh với
Chúa Kitô và tôi không c̣n sống nữa mà là Chgúa Kitô sống trong tôi”
(Gal 2:20); hay: “sự chết hoạt động nơi chúng tôi c̣n sự sống hoạt động
nơi anh chị em” (2Cor 5:12). Đây không có nghĩa là xa lánh, là mất mát
nhân cách: Thiên Chúa không bao giờ thủ tiêu đi những ǵ là nhân bản,
nhưng Ngài biến đổi nó bằng Thần Linh của Ngài và Ngài sử dụng nó cho
việc phục vụ dự án cứu rỗi của Ngài. Cha Piô đă giữ ǵn những tặng ânh
tự nhiên này của ḿnh, thậm chí cả tính khí của ngài, thế nhưng ngài
dâng hết mọi sự cho Thiên Chúa, Đấng có thể tự do sử dụng chúng để nới
rộng công cuộc của Chúa Kitô, đó là việc loan báo Phúc Âm, thứ tha tội
lỗi và chữa lành bệnh nhân cả xác lẫn hồn.
Như đă xẩy ra với chính Chúa Giêsu, cuộc đối chọi thực sự, cuộc chiến
đấu sâu xa Cha Piô đă tồn tại, không phải là cuộc chiến chống lại những
kẻ thù thế gian, mà là tinh thần của sự dữ (x Eph 6:12). “Những cơn băo
tố” dữ dội nhất đă đe dọa ngài là những cuộc tấn công của ma quỉ, thành
phần ngài đă tự vệ bằng ‘khí giới của Thiên Chúa” là “chiếc thuẫn đức
tin” và “lưỡi gươm Thần Linh là lời Chúa” (Eph 6:11,16,17). Luôn hiệp
nhất với Chúa Giêsu, ngài luôn nhớ đến những vực thẳm của các thảm kịch
nhân loại, và v́ thế ngài đă hiến thân và dâng hiến nhiều khổ đau của
ngài, và ngài biết dấn thân chăm sóc và cứu giúp thành phần bệnh nhân,
một dấu hiệu đặc biệt của t́nh thương Thiên Chúa, của nước trời đang đến
thật sự là đang ở trong thế gian, của chiến thăng yêu thương và sự sống
trên tội lỗi và sự chết. Hướng dẫn các linh hồn và xoa dịu khổ đau là
những ǵ chúng ta có thể tóm gọn sứ vụ của Thánh Piô Pietrelcina, như
tôi tớ Chúa là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đă nói về ngài: “Ngài là một con
người của nguyện cầu và khổ đau” (To the Capuchin Chapter Fathers, 20
February 1971).
Các bạn thân mến, những người Anh Em Hèn Mọn Capuchin, các phần tử thuộc
các nhóm cầu nguyện và toàn thể tín hữu San Giovanni Rotondo, anh chị em
là thành phần thừa kế của Cha Piô, và di sản ngài để lại cho anh chị em
đó là sự thánh thiện. Ngài đă viết ở một trong bức thư của ngài như sau:
“Dường như Chúa Giêsu không cần bàn tay của anh chị em hơn là thánh hóa
anh chị em” (Epist. II, p. 155). Đó bao giờ cũng là mối quan tâm của
ngài, mối quan tâm linh mục và thân phụ của ngài, đó là con người quay
về với Thiên Chúa, là họ cảm thấy t́nh thương của Thiên Chúa, và nhờ
canh tân nội tâm họ tái khám phá ra vẻ đẹp và niềm vui được làm một
người Kitô hữu, được sống hiệp thông với Chúa Giêsu, được thuộc về Giáo
Hội của Người và thực hành Phúc Âm. Cha Piô đă lôi kéo những người khác
vào con đường thánh đức bởi chứng từ của ngài, cho thấy bằng gương sáng
là “con đường ṃn” dẫn đến thánh thiện đó là cầu nguyện và bác ái.
Trước hết là cầu nguyện. Như tất cả mọi vị đại nhân của Thiên Chúa, bản
thân của Cha Piô đă trở thành cầu nguyện, linh hồn và thân xác. Những
ngày sống của ngài là một tràng kinh mân côi, tức là một cuộc liên tục
suy niệm và đồng hóa với mầu nhiệm của Chúa Kitô bằng mối hiệp nhất
thiêng liêng với Mẹ Maria Đồng Trinh. Điều này cho thấy một sự hiện
diện lạ thường nơi ngài các tặng ân siêu nhiên và việc hiện hữu của con
người. Và hết mọi sự đă lên đến tuyệt đỉnh của ḿnh nơi việc cử hành
Thánh Lễ, ở đó, ngài hiệp nhất bản thân m2inh hoàn toàn với Chúa Kitô tử
giá và phục sinh. Từ cầu nguyện như từ một nguồn mạch hằng sống đă xuất
phát yêu thương. T́nh yêu ngài ấp ủ trong tâm can của ngài và truyền đạt
cho những người khác hoàn toàn em ái dịu dàng, luôn chuyến chú tới những
trường hợp thực sự của các cá nhân và gia đ́nh. Nhất là đối với thành
phần bệnh nhân và đau khổ, ngài đă vun trồng ḷng yêu chuộng Trái Tim
Chúa Kitô, và chính từ nguồn mạch này đă h́nh thành một h́nh thức của
một công cuộc cao cả dấn thân “xoa dịu khổ đau”. Người ta không thể hiểu
hay giải thích cho thích đáng cơ cấu này bị tách ĺa khỏi nguồn mạch cảm
hứng của nó, một nguồn mạch là đức bác ái phúc âm, một đức bái ái phúc
âm ngược lại được tác động bởi việc nguyện cầu.
Anh chị em
thân mến, hôm nay Cha Piô đă đặt trước mắt chúng ta tất cả những điều ấy.
Những nguy hiểm của chủ trương duy động và tục hóa bao giờ cũng hiện hữu;
v́ thế việc viếng thăm của tôi cũng có mục đích củng cố việc anh chị em
trung thành với sứ vụ anh chị em đă được thừa hưởng từ người cha thân
yêu của ḿnh. Nhiều người trong anh chị em, những con người nam nữ tu sĩ
và giáo dân, đang vướng mắc những nhiệm vụ phức tạp để phục vụ khách
hành hương, hay bệnh nhân trong nhà thương, đến nỗi anh chị em gần như
đang gặp t́nh trạng nguy hiểm này, th́ hăy nh́n đến Cha Piô: đến gương
của ngài, đến những khổ đau của ngài; và hăy xin ngài chuyển cầu, nhờ đó
ngài xin Chúa ban ánh sáng và sức mạnh cần cho anh chị em trong việc
tiếp tục sứ vụ của ngài được thấm đẫm t́nh yêu đối với Thiên Chúa và
t́nh yêu thương huynh đệ. Và từ trời ngài có thể tiếp tục thực hiện vai
tṛ làm cha thiêng liêng tinh tuyền là những ǵ đánh dấu đặc biệt cuộc
hiện hữu trần gian của ngài; chớ ǵ ngài tiếp tục đồng hành với anh chị
em của ngài, đoàn con cái thiêng liêng của ngài và toàn thể công cuộc đă
được ngài khởi công. Cùng với Thánh Phanxicô, và Đức Trinh Nữ, vị ngàu
yêu mến rất nhiều và làm cho nhiều người khác mến yêu trên thế gian này,
chờ ǵ ngài trông coi tất cả anh chị em và luôn bảo về anh chị em luôn
luôn. Để rồi, cho dù trong những cơn băo tố có thể đột ngột nổi lên, anh
chị em có thể cảm thấy được hơi thở của Thánh Linh c̣n mănh liệt hơn bất
cứ luồng gió phản nghịch nào và là hơi thở đẩy đưa con tầu của Giáo Hội
và mỗi người chúng ta. Đó là lư do tại sao chúng ta luôn phải sống trong
thanh thản và vun trồng niềm vui trong ḷng ḿnh, dâng lời tạ ơn Chúa.
“T́nh yêu của Ngài muôn đời” (đáp ca). Amen!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh,
BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/6/2009
|
|