“Trong Ba Tic Ly Chúa Giêsu hy hiến t bn thân ḿnh; trên Thp Giá, Người được hy hiến bi người khác”

 

Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Bài Ging cho Thánh L Ḿnh Máu Thánh Chúa Th Năm 11/6/2009 ti Đền Th Gioan Latêranô

 

 

“Này là Ḿnh Thày… Này là Máu Thày”.

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Những lời Chúa Giêsu nói trong Bữa Tiệc Ly được lập lại mỗi khi lập lại Hy Tế Thánh Thể. Chúng ta vừa nghe thấy những lời ấy trong Phúc Âm Thánh Marcô và chúng âm vang đặc biệt mănh liệt vào Lễ Trọng Kính Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô hôm nay đây.

 

Những lời ấy dẫn chúng ta trở về với Căn Thượng Lầu, những lời ấy làm cho chúng ta sống lại bầu khí linh thiêng của đêm hôm ấy, khi cử hành Phục Sinh với các môn đệ, Chúa Kitô đă nhiệm mầu hướng về hy tế cần phải được hoàn thành trên Thập Giá vào ngày hôm sau. Như thế, việc thiết lập Thánh Thể, về phần Chúa Giêsu, hiện lên trước mắt chúng ta, như là một ngưỡng vọng và chấp nhận cái chết của ḿnh.

 

Thánh Ephrem người Syria đă viết về vấn đề này là “trong Bữa Tiệc Ly Chúa Giêsu hy hiến tự bản thân ḿnh; trên Thập Giá, Người được hy hiến bởi người khác” (cf. Hymn on the Crucifixion, 3, 1).

 

“Đây là Ḿnh Thày”. Ở đây rơ ràng thấy được cái liên hệ với ngôn từ về hy tế của dân Do Thái. Chúa Giêsu cho thấy Người thật sự là hy tế tối hậu, một hy tế xóa bỏ tội lỗi, một việc xóa bỏ tội lỗi chưa bao giờ được trọn vẹn theo các nghi thức của Cựu Ước. 

 

Câu này được tiếp theo bởi các đặc điểm rất quan trọng khác nữa. Trước hết, Chúa Giêsu Kitô nói rằng Máu của Người “đổ ra cho nhiều người” có liên quan dễ hiểu với bài ca của Người Tôi Tớ Thiên Chúa trong Sách Tiên Tri Isaia (cf. chương 53).

 

Khi thêm “máu Giao Ước”, Chúa Giêsu cũng muốn làm sáng tỏ vấn đề là nhờ cái chết của Người, lời tiên tri về Giao Ước mới được nên trọn, căn cứ vào ḷng trung thành và t́nh yêu vô cùng của Người Con hóa thân làm người. Bởi thế, ḷng trung thành và t́nh yêu này nơi Người Con mạnh mẽ hơn tất cả tội lỗi của loài người. Cựu Ước đă được niêm ấn trên Núi Sinai bằng một lễ nghi hiến tế thú vật, như chúng ta đă nghe trongBài Đọc Thứ Nhất, và thành phần Dân Tuyển Chọn, được giải phóng khỏi cảnh làm tôi ở Ai Cập, đă hứa vâng phục tất cả mọi mệnh lệnh của Chúa ban bố cho họ (cf. Ex 24:3).

 

Thật vậy, Dân Do Thái, bằng việc tạo nên một con ḅ vàng đúc, đă lập tức cho thấy rằng họ không thể trung thành với lời hứa ấy tức với Giáo Ước thần linh, một giao ước thực sự sau đó thường bị họ phạm đến tất cả mọi sự, khi họ thích ứng theo cơi ḷng chai đá cứng cỏi của họ một thứ Lề Luật cần dạy cho họ đường lối của sự sống.

 

Tuy nhiên, Chúa đă không ngừng giữ lời hứa của ḿnh, và qua các tiên tri, đă t́m cách nhắc nhở chiều kích nội tại của Giao Ước ấy và loan báo rằng Ngài sẽ viết một lề luật mới trên cơi ḷng của tín hữu Ngài (cf Jer 31:33), biến đổi họ bằng tặng ân Thần Linh (cf. Ez 36:25-27).

 

Và chính trong Bữa Tiệc Ly mà Người đă thực hiện Giao Ước mới này với các môn đệ và loài người, khẳng định nó không phải bằng những hy tế thú vật như đă xẩy ra trong quá khứ, mà thực sự bằng Máu của Người, một thứ Máu đă trở thành “Máu của Giao Ước Mới”. Bởi thế Người đă đặt Máu Giao Ước Mới này trên sự tuân phục của ḿnh, một đức tuân phục, như tôi đă nói, mạnh hơn tất cả mọi tội lỗi của chúng ta.

 

Điều này đă được rơ ràng nhấn mạnh đến trong Bài Đọc Thứ Hai, trích từ Thư gửi Do Thái, trong đó, vị tác giả thánh đă tuyên bố rằng Chúa Giêsu là “vị trung gian của giao ước mới” (9:15). Người đă trở nên như thế nhờ máu của Người, hay chính xác hơn, nhờ việc trao tặng bản thân Người, một trao tặng làm cho việc đổ máu của Người được trọn vẹn có giá trị.

 

Trên Thập Tự Giá, Chúa Giêsu vừa là vật tế vừa là tư tế: một tế vật xứng đáng được Thiên Chúa chấp nhận v́ Người là Đấng vô t́ tích, và là một vị Thượng Tế, Đấng hiến ḿnh bằng quyền năng Thánh Linh và chuyển cầu cho cả nhân loại.

 

Thế nên, Thập Giá là một mầu nhiệm yêu thương và cứu độ thanh tẩy chúng ta, như Thư gửi Do Thái nói, khỏi “những việc làm chết chóc”, tức là khỏi tội lỗi, và thánh hóa chúng ta bằng việc in ấn trên cơi ḷng chúng ta Giao Ước Mới. Thánh Thể, hiện thực hóa hy tế Thập Giá, ban cho cúng ta khả năng trung thành sống hiệp thông với Thiên Chúa.


…………..

 

Thánh Lêô Cả nhắc nhở rằng “việc chúng ta tham phần vào Ḿnh và Máu Chúa Kitô là những ǵ tỏ ra chúng ta không khát khao ǵ khác ngoài việc trở nên những ǵ chúng ta lănh nhận” (Sermo 12, De Passione 3, 7, PL 54).

 

Nếu điều này đúng với hết mọi Kitô hữu th́ nó đặc biệt đúng với linh mục chúng ta. Trở nên Thánh Thể! Chớ ǵ điều ấy chính là niềm ước ao và quyết tâm liên lỉ của chúng ta, nhờ đó việc hiến dâng Ḿnh và Máu Chúa Kitô được chúng ta thực hiện trên bàn thờ được kèm theo cả việc hy tế cuộc sống của chúng ta nữa.

 

Hằng ngày chúng ta kín lấy từ Ḿnh và Máu Chúa một thứ t́nh yêu tự do tinh tuyền làm cho chúng ta xứng đáng là những thừa tác viên của Chúa Kitô và là những chứng nhân cho niềm vui của Người. Đó là những ǵ thành phần tín hữu mong đợi nơi vị linh mục, tức là, mong thấy nơi vị linh mục tấm gương thực sự tôn sùng Thánh Thể; họ muốn thấy ngài bỏ nhiều giờ ra âm thầm tôn thờ trước Chúa Giêsu như Cha Sở Thánh Họ A đă làm, vị chúng ta sẽ tưởng niệm một cách đặc biệt trong Năm Cho Linh Mục tới đây. 

 

Thánh Gioan Maria Vianney thích nói với các giáo dân trong xứ của ngài rằng: “Các con hăy đến hiệp lễ… Các con thực sự không xứng đáng hiệp lễ, nhưng các con cần hiệp lễ” (Bernard Nodet, Le curé d'Ars. Sa pensée - Son coeur, éd. Xavier Mappus, Paris 1995, p. 119).

 

Với ư thức bất toàn v́ tội lỗi, nhưng cần nuôi dưỡng bản thân ḿnh nhờ t́nh yêu Chúa cống hiến cho chúng ta trong bí tích Thánh Thể, tối hôm nay chúng ta hăy lập lại niềm tin của chúng ta vào Sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể.

 

Chúng ta không được coi niềm tin này như những ǵ tự nhiên mà có! Ngày nay chúng ta đang gặp nguy cơ bị tục hóa len lỏi vào cả Giáo Hội nữa. Niềm tin này có thể biến thành việc tôn thờ Thánh Thể cách h́nh thức và trống rỗng, thành những cử hành thiếu việc tham dự thiết tha được thể hiện qua việc tôn kính và trân trọng đối với phụng vụ.

 

Khuynh hướng giảm thiểu việc cầu nguyện thành những giây phút hời hợt, vội vàng, để cho ḿnh bị xâm chiếm bởi các hoạt động và lo toan trần thế, bao giờ cũng là khuynh hướng mănh liệt.

 

Một chút nữa đây, khi chúng ta đọc Kinh Lạy Cha, một kinh nguyện tuyệt hạng, chúng ta sẽ đọc: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”, dĩ nhiên chúng ta nghĩ đến bánh ăn mỗi ngày cho chúng ta cũng như cho tất cả mọi người. Thế nhưng, lời xin này chất chứa một cái ǵ đó sâu xa hơn. Tiếng Hy Lạp epioúsios, được chúng ta dịch là “hằng ngày”, cũng có thể ám chỉ thứ bánh “super-stantial”, bánh “của đời sau”.

 

Một số Vị Giáo Phụ của Giáo Hội đă thấy lời xin này như là một ám chỉ về Thánh Thể, về bánh sự sống đời đời, về thế giới mới, được hiến cho chúng ta trong Thánh Lễ, nhờ đó, từ giây phút ấy, thế giới tương lai được bắt đầu trong chúng ta. Bởi vậy, nơi Thanh Thể, Trời hạ giáng xuống đất, tương lai của Thiên Chúa tiến vào hiện tại và thời gian như được cơi vĩnh cửu thần linh bao gồm.

 

Anh chị em thân mến, như diễn tiến hằng năm, ở cuối Thánh Lễ sẽ có một cuộc rước Thánh Thể cùng với lời cầu nguyện và các bài thánh ca được chúng ta đồng thanh dâng lên Chúa Kitô hiện diện trong Bánh Thánh. Chúng ta sẽ nói thay cho cả Thành phố này rằng: “Chúa Giêsu ơi xin hăy ở với chúng con, hăy ban ḿnh cho chúng con và ban cho chúng con bánh nuôi dưỡng chúng con cho sự sống trường sinh! Xin Chúa hăy giải thoát thế giới này khỏi độc chất của sự dữ, bạo lực và hận thù làm ô nhiễm lương tâm con người, xin hăy thanh tẩy nó bằng quyền năng của t́nh yêu nhân hậu Chúa”.

 

“Và hỡi Mẹ Maria là người nữ ‘Thánh Thể’ suốt cuộc sống của Mẹ, xin giúp chúng con liên kết tiến bước tới đích điểm thiên đ́nh, được nuôi dưỡng bằng Ḿnh và Máu Chúa Kitô, bánh sự sống trường sinh và là phương dược cho t́nh trạng bất tử thần linh”. Amen!



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 23/6/2009