|
“Làm thế
nào con người
có thể
tinh tuyền,
và thoát khỏi
‘ô nhơ’ tách họ
khỏi
Thiên Chúa”.
Đức
Giáo Hoàng Biển
Đức
XVI: Bài Giảng
Chúa Nhật
30/8/2009 cho Thành Phần
Cựu
Học
Sinh của
Giáo Sư
Joseph Ratzinger
Anh chị em thân mến:
Trong bài Phúc Âm chúng ta thấy được một trong những đề tài thiết yếu về
lịch sử tôn giáo của con người, đó là vấn đề tinh tuyền của con người
trước Thiên Chúa. Hướng mắt nh́n lên Thiên Chúa, con người nhận ra rằng
ḿnh bị “ô nhiễm” và ở trong một thứ thân phận khó khăn để tiến được tới
Đấng Thánh. Bởi thế vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào con người có
thể tinh tuyền, và thoát khỏi “cái bẩn thỉu” tách họ khỏi Thiên Chúa. Do
đó, nơi các tôn giáo khác nhau, mới có những nghi thức thanh tẩy – những
đường lối thanh tẩy bên trong lẫn bên ngoài. Chúng ta thấy trong bài
Phúc Âm hôm nay các thứ nghi thức thanh tẩy bắt nguồn từ truyền thống
Cựu Ước, thế nhưng lại được thi hành bằng một đường lối rất ư là đơn
phương. Thế nên chúng không c̣n giúp con người hướng về Thiên Chúa,
chúng không c̣n là những cách thức thanh tẩy và cứu độ nữa, nhưng đă trở
thành những yếu tố của một hệ thống tự ư thi hành mà, để thực sự hoàn
tất một cách đầy đủ, cũng cần đến thành phần các chuyên viên. Tâm can
của con người không c̣n là nơi có thể đạt tới nữa. Con người, thành phần
di động trong hệ thống này, cảm thấy bị lệ thuộc hay rơi vào t́nh trạng
ngạo nghễ trong việc có thể tự biện minh lấy cho ḿnh.
Việc dẫn giải kinh thánh phóng khoáng nói rằng trong đoạn Phúc Âm này
vấn đề xẩy ra là Chúa Giêsu đă thay thế việc thờ phượng bằng vấn đề luân
lư – tức là Người loại bỏ đi việc tôn thờ cùng với tất cả mọi thứ thực
hành vô dụng của nó. Mối liên hệ giữa con người và Thiên Chúa bấy giờ sẽ
chỉ hoàn toàn dựa vào vấn đề luân lư mà thôi. Nếu thật sự là như thế th́
Kitô giáo, tự bản chất của ḿnh, là luân lư, tức chính chúng ta làm cho
chúng ta nên tinh tuyền và tốt lành bằng các hành động luân lư của chúng
ta. Nếu chúng ta suy nghĩ kỹ về ư nghĩ này th́ rơ ràng đó không phải
trọn vẹn câu trả lời của Chúa Giêsu cho vấn đề thanh tẩy. Nếu chúng ta
muốn nghe và hiểu hoàn toàn sứ điệp của Chúa, th́ chúng ta cần phải lắng
nghe một cách trọn vẹn, chúng ta không thể thỏa đáng với một chi tiết,
nhưng cần phải chú ư tới toàn thể sứ điệp. Nói cách khác, chúng ta cần
phải đọc Phúc Âm một cách trọn vẹn, cùng đọc tất cả Tân Ước và Cựu Ước
với Phúc Âm.
Bài đọc thứ nhất hôm nay, trích từ Sách Đệ Nhị Luật, cống hiến cho chúng
ta một khía cạnh quan trọng của một câu trả lời và làm cho chúng ta tiến
thêm một bước nữa. Ở đây chúng ta nghe thấy một điều có thể làm cho
chúng ta ngỡ ngàng, tức là chính dân yean Duyên được Thiên Chúa mời gọi
tỏ ḷng tri ân Ngài và cảm thấy hănh diện biết được ư muốn của Ngài nhờ
đó trở nên khôn ngoan. Thật vậy, vào thời kỳ đó của lịch sử loài người,
cả Hy lạp lẫn thế giới Semitic đều t́m kiếm sự khôn ngoan: Họ t́m cách
để hiểu được những ǵ là quan trọng ư nghĩa. Khoa học nói cho chúng ta
nhiều điều và hữu ích cho chúng ta ở nhiều khía cạnh, thế nhưng khôn
ngoan là kiến thức của những ǵ là thiết yếu – kiến thức của lư trí về
việc hiện hữu của chúng ta cũng như về cách thức chúng ta cần phải sống
để cuộc đời được sống một cách đúng đắn. Bài đọc được trích từ Sách Đệ
Nhị Luật này vạch ra cho thấy sự kiện là sự khôn ngoan tựu kỳ trung đồng
nhất với Bộ Ngũ Kinh – với Lời Chúa là những ǵ mạc khải cho chúng ta
biết những ǵ là thiết yếu, những ǵ chúng ta cần phải sống v́ cùng đích
của nó và theo đường lối của nó. Bởi thế Lề Luật không hiện lên như một
thứ nô lệ, mà – như Thánh Vịnh 119 nói – nguyên cớ cho niềm vui lớn lao:
Chúng ta không ṃ mẫm trong tăm tối, chúng ta không lang thang trong vô
vọng để t́m kiếm những ǵ là đúng đắn, chúng ta không phải như đàn chiên
thiếu chủ chiên không biết đâu mà đi cho đúng. Thiên Chúa đă bộc lộ
chính ḿnh Ngài ra. Ngài đích thân chỉ cho chúng ta thấy đường đi nước
bước. Chúng ta biết được ư muốn của Ngài và cùng với ư muốn này biết
được sự thật hệ trọng trong đời sống của chúng ta. Thiên Chúa phán với
chúng ta hai điều: Một đàng Ngài đă tỏ bản thân ḿnh ra và tỏ cho chúng
ta thấy đường ngay nẻo chính; đàng khác Thiên Chúa là một Vị Thiên Chúa
lắng nghe, Đấng gần gũi với chúng ta, Đấng đáp ứng chúng ta và hướng dẫn
chúng ta. Đến đây chúng ta cũng chạm tới cả chủ đề về sự tinh tuyền, ở
chỗ, Ngài sẽ thanh tẩy chúng ta, việc Ngài gần gũi hướng dẫn chúng ta.
Tôi nghĩ cũng cần phải suy niệm một chút về niềm hân hoan của dân Yến
Duyên đối với sự kiện họ nhận biết được ư muốn của Thiên Chúa nhờ đó
lănh nhận tặng ân khôn ngoan là những ǵ chữa lành chúng ta và là những
ǵ chúng ta không thể tự ḿnh t́m thấy được. Có hay chăng trong chúng ta
đây, trong Giáo Hội hôm nay đây, một cảm giác tương tự như thế về niềm
vui đối với sự gần gũi của Thiên Chúa cũng như về tặng ân Lời Ngài? Bất
cứ ai muốn chứng tỏ một thứ cảm giác như thế lập tức bị cáo giác là có
thái độ ngạo giáo. Tuy nhiên, thực sự không phải khả năng chúng ta có
thể cho chúng ta thấy đâu là ư muốn của Thiên Chúa. Nó là một tặng ân
nhưng không làm cho chúng ta đồng thời khiêm nhượng và hạnh phúc. Nếu
chúng ta suy niệm về t́nh trạng lúng túng của thế giới này trước những
vấn đề lớn lao của hiện tại và tương lai, th́ bấy giờ trong chúng ta
cũng lại nổi lên niềm vui ở chỗ Thiên Chúa đă tự nguyện tỏ cho chúng ta
thấy dung nhan của Ngài, ư muốn của Ngài, bản thân của Ngài. Nếu niềm
vui này xuất hiện trong chúng ta, nó cũng sẽ chạm tới tâm can của thành
phần vô tín ngưỡng. Không có niềm vui này, chúng ta không phải là thành
phần có sức chinh phục. Tuy nhiên, ở đâu có niềm vui này th́ ở đó quyền
lực truyền giáo cho dù không muốn. Thật thế, nó làm nổi lên trong con
người vấn nạn này: đường lối không thực sự là đây hay sao – niềm vui này
không thực sự hiệu năng trong việc giúp con người thấy được những dấu
vết của chính Thiên Chúa hay sao?
Tất cả những điều ấy được nói tới hơn nữa nơi đoạn Thư của Thánh Giacôbê
được Giáo Hội nêu lên cho chúng ta hôm nay. Tôi thích Thư Thánh Giacôbê
trước hết là v́ nhờ bức thư này chúng ta có thể có ư nghĩ về ḷng đạo
hạnh của gia đ́nh Chúa Giêsu. Gia đ́nh này là một gia đ́nh đạo hạnh. Đạo
hạnh ở chỗ gia đ́nh này đă sống niềm vui theo chiều hướng Sách Đệ Nhị
Luật v́ sự gần gũi của Thiên Chúa, sự gần gũi được cống hiến cho chúng
ta nơi Lời của Ngài và giới răn của Ngài. Đây là một thứ tuân giữ hoàn
toàn khác với thứ tuân giữ chúng ta thấy nơi thành phần Pharisiêu trong
Phúc Âm, thành phần làm cho việc tuân giữ này thành một hệ thống bề
ngoài hóa và lệ thuộc. Nó cũng là một thứ tuân giữ khác với thứ tuân giữ
của Phaolô, như một tôn sư, người đă học biết rằng: đó là – như chúng ta
thấy trong các bức thư của ngài – việc tuân giữ bởi một chuyên viên biết
hết mọi sự; con người tỏ ra hănh diện về kiến thức của ḿnh và công minh
của ḿnh, tuy nhiên, lại là người phải chịu gánh nặng của những qui định
ấy, bởi đó Lề Luật dường như không c̣n là một hướng đạo viên hoan hỉ đẫn
đến cùng Thiên Chúa, mà là một thứ nhu cầu cấp bách cuối cùng vẫn không
thể nào được toại nguyện.
Trong bức Thư của Thánh Giacôbê chúng ta thấy việc tuân giữ này không
chuyên chú nh́n ḿnh, mà hân hoan hướng tới Vị Thiên Chúa gần gũi, Vị
hiến cho chúng ta việc gần gữi của Ngài và cho chúng ta thấy đường ngay
nẻo chính. Bởi thế Thư của Thánh Giacôbê nói về thứ Luật tự do trọn lành
cùng với cách thức có thể hiểu biết mới mẻ và sâu xa hơn Lề Luật được
Cha ban cho chúng ta. Đối với Thánh Giacôbê th́ Lề Luật không phải là
một thứ nhu cầu cấp bách quá đ̣i buộc chúng ta, một thứ nhu cầu cấp bách
trước mắt chúng ta từ bên ngoài và không bao giờ được thỏa đáng. Thánh
nhân ám chỉ tới quan điểm chúng ta thấy trong một câu nơi những lời giă
biệt của Chúa Giêsu: “Thày không c̣n gọi các con là tôi tớ nữa, v́ tôi
tớ không biết được những ǵ chủ đang làm; nhưng Thày gọi các con là bạn
hữu v́ tất cả những ǵ Thày đă nghe thấy từ Cha Thày th́ Thày đều tỏ ra
cho các con” (Jn 15:15).
Ai được mọi sự
tỏ ra cho th́ thuộc về gia đ́nh này; họ không c̣n là người tôi tớ mà
được tự do, v́, chính họ thực sự trở thành một phần tử của gia đ́nh ấy.
Một thứ dẫn nhập mở đầu tương tự như nơi ư nghĩ về bản thân Thiên Chúa
đă xẩy ra cho dân Yến Duyên ở Núi Sinai. Điều này đă xẩy ra một cách cao
cả và tối hậu ở Nhà Tiệc Ly, và nói chung qua việc làm, đời sống, khổ
nạn và phục sinh của Chúa Giêsu; nơi Người, Thiên Chúa đă ban cho chúng
ta hết mọi sự, Ngài đă hoàn toàn tỏ ḿnh ra. Chúng ta không c̣n là thành
phần tôi tớ mà là những người bạn hữu. Lề Luật không c̣n là một mệnh
lệnh đối với những con người không sống tự do nhưng liên hệ với t́nh yêu
của Thiên Chúa – đang được đưa đến chỗ trở thành phần tử của gia đ́nh
này, tác động làm cho chúng ta tự do và “trọn hảo”. Chính ở nơi ư nghĩa
này Thánh Giacôbê đă nói với chúng ta trong bài đọc hôm nay rằng Chúa đă
sinh ra chúng ta bằng Lời của Ngài, Ngài đă gieo trồng Lời của Ngài
trong tâm khảm của chúng ta như như là một sức sống. Cả ở nơi đây nữa
cũng liên quan tới vấn đề về thứ “tôn giáo tinh tuyền” bao gồm việc yêu
thương tha nhân – nhất là kẻ mồ côi và góa bụa, những ai cần đến chúng
ta nhất – cũng như việc thoát được những kiểu cách của thế gian này là
những ǵ làm cho chúng tar a ô nhơ. Lề Luật, như ngôn từ của yêu thương,
không mâu thuẫn với tự do, thế nhưng là một thứ canh tân từ bên trong
nhờ t́nh thân hữu với Thiên Chúa.
Cũng có một
cái ǵ đó tương tự được bộc lộ khi Chúa Giêsu nói cùng các môn đệ của
Người trong bài Người nói về cây nho: “Các con đă được thanh sạch rồi
nhờ lời Thày nói cùng các con” (Jn 15:3). Và cũng thế, một lần nữa, lại
xuất hiện sau đó trong lời cầu nguyện tư tế: Xin hăy thánh hóa họ trong
chân lư (cf Jn 17:17-19). Bởi thế chúng ta giờ đây thấy được cái cấu
trúc đúng đắn của tiến tŕnh thanh tẩy cũng như của sự tinh tuyền: Chúng
ta không phải là thành phần tạo nên những ǵ là tốt lành thiện hảo –
điều này sẽ chỉ là một thứ duy luân thường đạo lư – trái lại, chính Chân
Lư đến gặp gỡ chúng ta – Ngài, Đấng là Chân Lư và T́nh Yêu – cầm lấy tay
chúng ta và ḥa tan với hữu thể của chúng ta. Theo mức độ chúng ta để
cho Ngài đụng chạm tới chúng ta, để cho cuộc hội ngộ trở thành thân t́nh
và yêu mến, chúng ta, xuất phát từ sự tinh tuyền của Ngài, trở thành
những con người tinh tuyền rồi thành những con người yêu thương bằng
t́nh yêu của Ngài, những con người dẫn kẻ khác vào sự tinh tuyền của
Ngài và t́nh yêu của Ngài. Thánh Âu Quốc Tinh đă tóm gọn tất cả tiến
tŕnh này trong lời phát biểu tuyệt vời sau đây: “Da quod iubes et iube
quod vis – hăy cung cấp những ǵ các bạn truyền khiến rồi hăy truyền
khiến những ǵ các bạn muốn”.
Vậy chúng ta
hăy mang lời thỉnh nguyện này đến cùng Chúa mà nguyện cầu rằng: Vâng,
xin hăy thanh tẩy chúng con trong chân lư. Chúa là Chân Lư thanh tẩy
chúng con. Nhờ t́nh thân hữu với Chúa, chớ ǵ chúng con trở nên thanh
thoát và nhờ đó trở nên con cái thực sự của Thiên Chúa, xin làm cho
chúng con có thể ngồi ở bàn của Chúa và làm lan tràn trên thế gian này
ánh sáng của sự tinh tuyền và thiện hảo của Chúa. Amen.
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
15/9/2009
|
|