“Hăy để cho ḿnh hoàn toàn được Chúa Kitô chiếm đoạt!”
Đức
Giáo Hoàng Biển
Đức
XVI: Bài Giảng
cho Giờ
Kinh Tối
Lễ
Thánh Tâm Chúa Thứ
Sáu 19/6/2009
để
khai mạc
Năm
Cho Linh Mục
Anh Chị Em thân mến,
Một chút nữa đây chúng ta sẽ đọc câu Tiền Xướng cho bài Ca Vịnh Ngợi
Khen: “Chúa đă tiếp nhận / lôi kéo chúng ta vào Ḷng của Ngài – Suscepi
nos Dominus in simym et cor suum”. Trái tim của Thiên Chúa, được coi là
một bộ phận của ư muốn Ngài, là từ ngữ được đề cập tới 26 lần trong Cựu
Ước.
Con người được phán quyết tùy theo Tấm Ḷng của Thiên Chúa. V́ ḷng của
Ngài cảm thấy đớn đau bởi tội lỗi của con người, Thiên Chúa đă cho lụt
hồng thủy, thế nhưng sau đó Ngài đă cảm thấy thương cảm trước nỗi yếu
đuối của con người mà thứ tha cho họ.
Bởi vậy có một đoạn Cựu Ước chất chứa vấn đề về Tấm Ḷng của Thiên Chúa
được diễn tả hết sức rơ ràng, đó là chương 11 Sách Tiên Tri Hosea, trong
đó những câu đầu tiên diễn tả chiều kích của một t́nh yêu được Chúa tỏ
ra với dân Yến-Duyên (Israel) vào lúc hừng đông lịch sử của họ: “Khi
Yến-Duyên c̣n là một đứa bé, Ta đă yêu thương nó, và Ta đă gọi con Ta ra
khỏi Ai Cập” (Hos 11:1). Thật vậy, Yến Duyên đáp lại hồng ân liên lỉ này
của Thiên Chúa bằng nỗi dửng dưng lạnh lùng, thậm chí bằng tấm ḷng hoàn
toàn vong ân bội nghĩa.
Chúa đă buộc phải nh́n nhận rằng: “Ta càng gọi chúng th́ chúng lại càng
xa Ta” (câu 2). Tuy nhiên, Ngài đă không bao giờ bỏ rơi Yến Duyên trong
tay kẻ thù, v́ như Đấng Hóa Công của vũ trụ này cảm nhận, “Ta cảm thấy
rộn lên trong ḷng, nỗi cảm thương của Ta trở nên ấm áp và mềm dịu” (câu
8).
Trái Tim của Thiên Chúa đập nhịp cảm thương!
Vào ngày Lễ Trọng Kính Thánh tâm Chúa hôm nay đây, Giáo Hội cống hiến
cho chúng ta mầu nhiệm này để chiêm ngưỡng, mầu nhiệm của Con Tim của
một Vị Thiên Chúa cảm thấy xót thương và tuôn đổ tất cả t́nh yêu của
Ngài xuống trên nhân loại. Nó là một
t́nh yêu huyền diệu, một t́nh yêu, nơi các bản văn Tân Ước, được tỏ cho
chúng ta thấy như là t́nh yêu khôn lường của Thiên Chúa đối với nhân
loại. Ngài đă không chịu thua trước ḷng vô ơn bội nghĩa hay trước việc
ruồng bỏ của thành phần Dân được Ngài tuyển chọn; trái lại, bằng t́nh
thương vô biên Ngài đă sai Người Con Duy Nhất của ḿnh vào trần gian để
tự gánh vác lấy gánh nặng của t́nh yêu bị sát hại để bằng việc chế ngự
các quyền lực của sự dữ và sự chết Người có thể phục hồi phẩm vị làm con
cái của Thiên Chúa cho loài người bị tội lỗi thống trị.
Tất cả những điều ấy xẩy ra bằng một giá cao phải trả, đó là cái giá
Người Con Duy Nhất của Cha hiến tế trên Thánh Giá, “khi yêu thương những
kẻ thuộc về ḿnh th́ Người đă yêu thương họ cho đến cùng”
(cf Jn 13:1).
Biểu hiệu cho t́nh yêu này vượt ra ngoài cả cái chết nữa đó là cạnh sườn
của Người, bị lưỡi đ̣ng đâm thâu. Về vấn đề này Thánh Tông Đồ Gioan, một
chứng nhân, cho biết rằng “một trong những người lính lấy lưỡi đ̣ng đâm
vào cạnh sườn của Người, và lập tức máu cùng nước chảy ra” (cf Jn
19:34).
(hai
đoạn ngắn ngỏ lời cám ơn và chào…)
Anh chị em thân mến, chúng ta hăy cùng nhau lắng đọng để chiêm ngưỡng
Trái Tim bị đâm thâu của Đấng Tử Giá. Chúng ta vừa nghe lại trong Bài
Đọc ngắn từ Thư của Thánh Phaolô gửi Êphêsô, rằng “Thiên Chúa, Đấng giầu
ḷng thương xót, v́ t́nh yêu thương bao la đối với chúng ta, thậm chí cả
khi chúng ta đă chết bởi những vi phạm của chúng ta, đă làm cho chúng ta
cùng sống với Chúa Kitô… và làm cho chúng ta sống lại với Người, cùng
làm cho chúng ta được ngồi với Người tại những chỗ trên thiên cung trong
Chúa Giêsu Kitô” (Eph 2:4-6). Việc ở trong Chúa Kitô là việc được ngự ở
trên trời rồi vậy.
Cái nhân tâm thiết yếu của Kitô giáo được bày tỏ nơi Trái Tim Chúa
Giêsu; nơi Chúa Kitô toàn thể tính chất mới mẻ cách mạng của Phúc Âm
được tỏ hiện và cống hiến cho chúng ta: T́nh Yêu là những
ǵ cứu độ chúng ta và làm cho chúng ta sống trong cơi vĩnh hằng của
Thiên Chúa.
Thánh Kư Gioan viết: “V́ Thiên Chúa quá yêu thương thế gian đến ban
Người Con duy nhất của ḿnh để ai tin vào Con th́ không phải chết nhưng
được sự sống đời đời” (3:16). Bởi thế, Trái Tim thần
linh của ngài kêu gọi trái tim chúng ta, mời gọi chúng ta hăy ra khỏi
bản thân ḿnh, hăy từ bỏ những cái vững chắc của ḿnh mà tin tưởng nơi
ngài, và theo gương ngài, hăy hoàn toàn làm cho ḿnh thành một tặng vật
yêu thương.
Nếu thực sự lời Chúa Giêsu mời gọi chúng ta “hăy ở trong t́nh yêu của
Thày” (Jn 15:9) được ngỏ cùng hết mọi người lănh nhận phép rửa, vào Lễ
Thánh Tâm Chúa Giêsu, Ngày cầu cho việc thánh hóa linh mục, th́ lời kêu
gọi này đang mạnh mẽ vang vọng cho linh mục chúng ta, đặc biệt là tối
hôm nay vào lúc long trọng khai mạc Năm Cho Linh Mục, một năm tôi muốn
được cử hành nhân dịp kỷ niệm 150 năm qua đời của Vị Cha Sở Thánh của Họ
A.
Một trong những lời nói tuyệt vời và cảm kích của ngài, được trích lại
trong Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, liền nẩy lên trong tâm trí của
tôi, đó là câu “vai tṛ linh mục
là t́nh yêu của Trái Tim Chúa Giêsu”
(số 1589).
Làm sao chúng ta lại không cảm kích nhớ rằng tặng ân thừa tác vụ linh
mục của chúng ta trực tiếp xuất phát từ Trái Tim này chứ? Làm sao chúng
ta có thể quên rằng linh mục chúng ta được thánh hiến để khiêm nhượng và
uy tín phục vụ thiên chức linh mục chung của tín hữu chứ?
Sứ vụ của chúng ta là một sứ vụ bất khả thiếu, cho Giáo Hội và cho thế
giới, một sứ vụ đ̣i phải hoàn toàn trung thành với Chúa Kitô và trong
mối hiệp nhất không ngừng với Người này để ở lại trong t́nh yêu của
Người nghĩa là chúng ta cần phải liên lỉ nỗ lực nên thánh, nỗ lực đạt
được mối hiệp nhất này, như Thánh Giang Mai-Hoa Viễn-Linh (John Mary
Vianney) đă làm.
Trong Bức Thư tôi ngỏ cùng anh em cho Năm đặc biệt này, anh em linh mục
thân mến, tôi muốn đề cao một số khía cạnh thích đáng nơi thức tác vụ
của chúng ta, liên quan tới gương lành và giáo huấn của Vị Cha Sở Thánh
họ A, vị là mô phạm và là vị bảo hộ của tất cả linh mục chúng ta, nhất
là các linh mục coi xứ.
Chớ ǵ bức thư của tôi trở thành một hỗ trợ và niềm phấn khích cho anh
em trong việc làm cho Năm
này trở thành cơ hội thuận lợi để gia tăng t́nh thân mật với Chúa Giêsu,
Đấng tin tưởng nơi chúng ta là các thừa tác viên của Người, trong việc
làm lan truyền và củng cố Vương Quốc của Người, trong việc chiếu tỏa
t́nh yêu của Người, chân lư của Người.
Bởi thế, Bức Thư của tôi đă kết lại như sau “theo chân của
Cha Sở Họ A, chúng ta hăy cảm thấy được Người lôi cuốn. Nhờ đó cả anh em
nữa trở thành những người loan báo tin vui hy vọng, ḥa giải và an b́nh
cho thế giới của thời đại chúng ta”
(L'Osservatore Romano, English edition, see p. 5).
Hăy để cho ḿnh hoàn toàn được Chúa Kitô chiếm đoạt! Đó là mục đích của
tất cả đời sống của Thánh Phaolô là vị chúng ta đă lưu tâm tới trong Năm
Thánh Phaolô là năm giờ đây đang khép lại; đó cũng là mục đích cho toàn
thể thừa tác vụ của Cha Sở Họ A, vị chúng ta sẽ đặc biệt kêu cầu trong
Năm Cho Linh Mục; chớ ǵ nó cũng là mục tiêu chính cho từng người chúng
ta nữa.
Để làm những thừa tác viên phục vụ cho Phúc Âm th́ việc học hỏi và việc
được cẩn thận liên tục đào luyện về mục vụ và thần học dĩ nhiên là hữu
dụng và cần thiết, thế nhưng, c̣n cần hơn thế nữa vấn đề “kiến thức yêu
thương” là những ǵ chỉ có thể học được nơi việc “ḷng kề ḷng” với Chúa
Kitô.
Thật vậy, chính Người là Đấng kêu gọi chúng ta bẻ Tấm Bánh t́nh yêu của
Người, tha thứ tội lỗi và hướng dẫn đàn chiên nhân danh Người. V́ chính
lư do này chúng ta không bao giờ được tách khỏi nguồn mạch T́nh
Yêu là Trái Tim của Người đă bị đâm thâu trên Thánh Giá.
Chỉ có thể chúng ta mới có thể hợp tác một cách hiệu nghiệm vào “dự án
mầu nhiệm của Cha” là “làm cho Chúa Kitô trở thành Con Tim của thế
giới!” này.
Dự án ấy đang được thực hiện trong lịch sử, khi Chúa Giêsu từ từ trở nên
Con Tim của các con tim nhân loại, bắt đầu nơi các con tim của những ai
được kêu gọi gần gũi Người nhất đó chính là các linh mục.
Chúng ta được nhắc nhở về việc liên lỉ dấn thân này bởi “các lời hứa
linh mục” chúng ta thực hiện vào ngày thụ phong của chúng ta và là những
lời hứa chúng ta lập lại hằng năm vào Thứ Năm Tuần Thánh trong Thánh Lễ
Truyền Dầu. Ngay cả những thiếu sót của chúng ta, những hạn hữu
của chúng ta và những yếu hèn của chúng ta cũng cần phải dẫn chúng ta về
với Trái Tim của Chúa Giêsu.
Thật vậy, nếu thực sự là các tội nhân, khi chiêm ngưỡng Người, cần phải
học từ Người “nỗi đau buồn v́ tội lỗi” cần thiết là những ǵ dẫn họ trở
về cùng Cha, th́ lại càng hơn thế nữa đối với các thừa tác viên thánh.
Về vấn đề này làm thế nào chúng ta lại có thể quên rằng chẳng có
ǵ làm cho Giáo Hội, cho Thân Ḿnh Chúa Kitô, khổ đau hơn là những tội
lỗi gây ra bởi các mục tử của Giáo Hội, nhất là những tội của những ai
bị biến thành “một kẻ trộm và một tên cướp” chiên (cf. Jn
10:1ff), hay những ai lệch lạc khỏi Giáo Hội theo những giáo huấn
riêng của ḿnh, hoặc những ai đang làm cho Giáo Hội bị rơi vào cạm bẫy
tội lỗi và chết chóc?
(Biệt chú của người dịch: về câu ĐTC nói “nhất là những tội của những ai
bị biến thành ‘một kẻ trộm và một tên cướp’ chiên”, người dịch cũng đă
được hân hạnh đề cập tới trong bài “V́ Tôi Là Linh Mục” năm 2008 như
sau: “Phải chăng một thiểu số trong thành phần linh mục Hoa Kỳ đă gây ra
nỗi nhục nhă và t́nh trạng đầy tai hại này cho Giáo Hội ở Hoa Kỳ nói
riêng và Giáo Hội hoàn vũ nói chung là h́nh ảnh của thành phần mục tử
được Chúa Kitô nói rằng ‘không qua cửa mà vào chuồng chiên, song trèo
qua ngơ khác mà vào’ (Jn 10:1). Và chính v́ lư do đó mà, cũng căn cứ vào
ư nghĩa của lời Chúa Giêsu phán dạy, hậu quả xẩy ra là các vị giáo sĩ vô
phúc song đáng thương ấy đă trở thành ‘một kẻ ăn trộm và là một tay
cướp bóc’ (Jn 10:1). T́nh trạng linh mục lạm dụng t́nh dục vị thành
niên ở Hoa Kỳ được bùng phát từ Tổng Giáo Phận Boston từ đầu năm 2002
quả thực đă ứng nghiệm chí lư và chi li về thiểu số linh mục Hoa Kỳ liên
quan tới vụ việc tai tiếng này đúng là ‘hành phần trộm cắp đến là để
đánh cắp và hủy hoại’ (Jn 10:10). Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây
là, có vị linh mục nào chủ ư muốn được thụ phong linh mục ‘là để đánh
cắp và hủy hoại’ như một tay trộm cướp hay chăng? Có vị giám
đốc chủng viện nào khi biết được chắc chắn mưu đồ xấu xa như thế nơi một
thanh niên nào muốn xin học làm linh mục mà lại nhận làm ứng sinh linh
mục hay chăng? Và có vị giám mục nào khi biết được chắc chắn ư đồ gian
ác này nơi vị phó tế chuyển tiếp trước khi họ lănh chức linh mục mà lại
đồng ư truyền chức linh mục cho họ hay chăng? Ai dám nói là cũng có thể
lắm!?”)
Các linh mục thân mến, tiếng gọi hoán cải và chạy đến với Ḷng Thương
Xót Chúa cũng áp dụng cho cả chúng ta nữa, và chúng ta cũng phải khiêm
nhượng ngỏ lời van xin chân thành liên lỉ cùng Trái Tim Chúa Giêsu trong
việc giữ chúng ta khỏi cái nguy cơ khủng khiếp của việc gây tác hại cho
những ai chúng ta cần phải cứu độ.
Tôi vừa có dịp kính viếng Nguyện Đường Ca Đoàn hài tích của Cha Sở Thánh
Họ A đó là trái tim của ngài. Đó là một trái tim bừng cháy t́nh yêu thần
linh, một trái tim được tác động bởi ư nghĩ về phẩm giá của linh mục và
nói với tín hữu bằng một giọng điệu cảm kích và cao vời khi khẳng định
rằng “Sau Thiên Chúa, linh mục là tất cả!... Chỉ ở trên trời linh mục
mới hoàn toàn nhận thức được ḿnh là ǵ” (cf. Letter, Year for Priests,
p. 3).
Chư Huynh thân mến, chúng ta hăy vun trồng cảm xúc này để thực thi thừa
tác vụ của chúng ta cách quảng đại và dấn thân, hay để bảo tŕ trong tâm
hồn chúng ta “ḷng kính sợ Thiên Chúa” thực sự: một niềm hăi sợ trong
việc có thể làm hụt hẫng đi quá nhiều thiện hảo, v́ việc khinh xuất hay
lầm lỗi của chúng ta, đối với các linh hồn được trao phó cho chúng ta,
hay Thiên Chúa cấm tác hại tới họ.
Giáo Hội cần đến các vị linh mục thánh đức;
các thừa
tác viên có thể giúp cho tín hữu cảm nghiệm được t́nh yêu nhân hậu của
Chúa và là những chứng nhân xác tín của Người.
Trong việc Tôn Thờ Thánh Thể sau khi cử hành Giờ Kinh Tối này, chúng
ta hăy xin Chúa hăy làm bùng cháy con tim của
hết mọi linh mục bằng “đức bác ái mục vụ” là những ǵ giúp ngài có thể
đồng hóa “cái tôi” của ḿnh với cái tôi của Chúa Giêsu Thượng Phẩm,
nhờ
đó ngài có thể bắt chước Chúa Giêsu trong việc hoàn toàn hy hiến bản
thân ḿnh nhất.
(Biệt
chú: huấn dụ của ĐTC/BĐXVI cho các vị linh mục về vấn đề “đồng hóa ‘cái
tôi’ của ḿnh với cái tôi của Chúa Giêsu Thượng Phẩm, nhờ đó ngài có thể
bắt chước Chúa Giêsu trong việc hoàn toàn hy hiến bản thân ḿnh nhất”,
là những ǵ không ngờ người dịch hân hạnh đă đề cập tới trong buổi phát
thanh Tin Mừng Sự Sống 458, Thứ Sáu 19/6/2009, như sau
“về
quyền chức linh mục, cho dù các vị linh mục có nên một với Chúa Kitô hơn
cả Mẹ Maria, ở chỗ các vị trở nên một ‘cái tôi’ với Chúa Kitô,
một Chúa Kitô sống động trên bàn thờ khi các vị đọc lời thánh hiến Bánh
nên ‘ày là Ḿnh Thày’ chứ không phải ‘Này Là Ḿnh Chúa Kitô’, và Chén
Rượu nên ‘Này là Chén Máu Thày’ chứ không phải ‘Này là Chén Máu Chúa
Kitô’, hay khi các vị đọc lời tha tội trong ṭa giải tội cũng thế, cũng
với ‘cái tôi’ Chúa Kitô Thượng Tế, Đấng duy nhất có quyền tha tội
trên trần gian này”, cũng như trong điện thư gửi cho các vị linh mục
trong Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ cùng ngày như sau: “vào lúc
này đây, trong khi bên Ṭa Thánh Vatican đang khai mạc Năm Cho Linh Mục,
chúng con xin hiệp nhau dâng lời nguyện cầu cho riêng Quí Cha. Xin
‘Cái Tôi Thần
Linh’
của Chúa Kitô chẳng những hiện thân nơi các Cha khi các Cha cử hành và
ban phát Mầu Nhiệm Thánh, mà c̣n là ‘Cái Tôi Thần
Linh’
hoàn toàn làm chủ bản thân của các Cha trong mọi hoạt động mục vụ và đời
sống xă hội của các Cha, để các Cha có thể nói như Chúa Giêsu: ‘Chiên
Tôi th́ nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi’ (Jn 10:27)”.)
Chớ ǵ Trinh Nữ Maria, vị chúng ta sẽ chiêm ngưỡng bằng đức tin sống
động ngày mai Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội, xin cho chúng ta ân sủng
này. Cha Sở
Thánh Họ A có một ḷng tôn sùng con thảo với Mẹ, rất sâu xa đến nỗi vào
năm 1836, trong niềm trông đợi việc tuyên bố Tín Điều Hoài Thai Vô
Nhiễm, ngài đă tận hiến giáo xứ của ngài cho Mẹ Maria “được hoài thai vô
nhiễm tội”.
Ngài đă tiếp tục việc năng tái hiến dâng này cho Đức Trinh Nữ, khi dạy
tín hữu rằng “để được nhận lời chỉ cần ngỏ lời cùng Mẹ”, v́ lư do đơn
giản là Mẹ “trước hết muốn thấy chúng ta được hạnh phúc”.
Chớ ǵ Đức Trinh Nữ Mẹ chúng ta hỗ trợ chúng ta trong Năm Cho Linh Mục
chúng ta đang bắt đầu hôm nay đây, nhờ đó chúng ta có thể là những hướng
dẫn viên lành mạnh và khôn ngoan cho tín hữu là thành phần Chúa đă trao
phó cho chúng ta chăm sóc về mục vụ. Amen!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit
phổ biến ngày 25/6/2009
(những chỗ
được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những
điểm chính yếu quan trọng)
|