Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI:

Bài Ging m màn cho Mùa Vng trong Gi Kinh Ti Th By 28/11/2009

Mùa Vọng - Một Sự Hiện Diện Thần Linh

 

 

Anh chị em thân mến,

 

Với việc cử hành tối hôm nay, chúng ta tiến vào thời điểm phụng vụ của Mùa Vọng. Nơi bài đọc Thánh Kinh chúng ta vừa nghe, trích từ Thư Thứ Nhất gửi giáo đoàn Thessalonica, Thánh Tông Đồ Phaolô mời gọi chúng ta hăy sửa soạn cho “Đức Giêsu Kitô là Chúa của chúng ta đến” (5:23), giữ ḿnh chân chính với ơn Chúa giúp. Thật vậy, Thánh Phaolô sử dụng chữ “đến”, theo tiếng Latinh là adventus từ đó mới có chữ Advent là Mùa Vọng.

 

Chúng ta hăy vắn tắt suy nghĩ về ư nghĩa của chữ này, một chữ có thể được chuyển dịch thành “sự hiện diện” (presence), “sự tới đến” (arrival), “sự đang đến” (coming). Theo ngôn ngữ của thế giới cổ xưa th́ nó là một chữ chuyên môn được dùng để ám chỉ việc tới đến của một chức sắc hay cuộc viếng thăm của một ông vua hay hoàng đế ở một khu vực nào đó. Thế nhưng nó cũng nói đến việc đến của thần linh, vị thần linh tỏ ḿnh ra cách uy quyền, hay vị thần linh được cử hành như hiện diện trong việc tôn thờ. Kitô hữu lấy chữ “advent” để bày tỏ mối liên hệ của ḿnh với Chúa Giêsu Kitô: Chúa Giêsu là Vua, Đấng đă tiến vào trong “khu vực” nghèo hèn được gọi là trái đất để viếng thăm hết mọi người; Người giúp cho được tham dự vào việc đến của Người những ai tin tưởng nơi Người, tất cả những ai tin tưởng vào sự hiện diện của Người nơi cộng đồng phụng vụ. Với chữ adventus có thể nói một cách chính yếu rằng: Thiên Chúa đang ở nơi đây, Ngài không lẫn tránh thế giới, Ngài đă không để chúng ta một ḿnh. Mặc dù chúng ta không thể xem thấy hay đụng chạm tới Ngài, như nơi một thực tại cụ thể, Ngài hiện đang ở đây và đến viếng thăm chúng ta bằng nghiều cách thức.

 

Ư nghĩa diễn tả của “advent” bởi thế cũng bao gồm cả ư nghĩa visitation, với ư nghĩa thuần túy và thích đáng là “viếng thăm”; nơi trường hợp này nó là cuộc viếng thăm của Thiên Chúa: Ngài tiến vào đời sống của tôi và muốn nói với tôi. Tất cả chúng ta đều cảm nghiệm thấy trong đời sống hằng ngày có ít giờ đối với Chúa và ít giờ đối với chính chúng ta. Chúng ta đi tới chỗ bị thu hút vào “việc làm”. Không phải hay sao hoạt động thường bao chiếm chúng ta, xă hội với nhiều thứ hào hứng độc chiếm tâm trí chúng ta? Không phải hay sao chúng ta giành nhiều giờ cho những thứ tiêu khiển và thư giăn đủ thứ? Đôi khi những sự vật “đánh bẫy” chúng ta. 

 

Mùa Vọng, thời điểm phụng vụ nghiêm trọng chúng ta đang bắt đầu đây, mời gọi chúng ta hăy âm thầm dừng lại để nắm bắt được một sự hiện diện. Nó là một lời mời gọi để hiểu rằng hết mọi biến cố trong ngày sống đều là một cử chỉ Thiên Chúa tỏ ra cho chúng ta, một dấu hiệu Ngài tỏ ra chăm sóc từng người chúng ta. Biết bao nhiêu lần Thiên Chúa làm cho chúng ta nhận thấy một cái ǵ đó của t́nh Ngài yêu thương! Có thể nói thực hiện một thứ “nhật kư nội tâm” về t́nh yêu này sẽ là một công việc tuyệt vời và lợi ích cho đời sống của chúng ta! Mùa Vọng mời gọi và phấn khích chúng ta hăy chiêm ngưỡng Chúa là Đấng đang hiện diện. Niềm tin tưởng này về sự hiện diện của Ngài lại không giúp chúng ta thấy được thế giới này bằng cặp mắt khác hay sao? Nó chẳng giúp cho chúng ta thấy tất cả cuộc đời của chúng ta như là một “cuộc thăm viếng”, như là một con đường Ngài sử dụng để đến với chúng ta và gần gũi với chúng ta trong từng hoàn cảnh một hay sao?

 

(tiếp)


Một khía cạnh khác thiết yếu của Mùa Vọng là sự trông đợi, thứ trông đợi đồng thời cũng là niềm hy vọng. Mùa Vọng đưa chúng ta đến chỗ hiểu được ư nghĩa của thời gian và của lịch sử như là “kairos’, như một cơ hội thuận lợi cho phần rỗi của chúng ta. Chúa Giêsu đă dẫn giải thực tại mầu nhiệm này bằng nhiều dụ ngôn: trong tŕnh thuật về thành phần tôi tớ được kêu gọi chờ đợi chủ ḿnh trở về; nơi dụ ngôn các trinh nữ chờ đợi chàng rể; hay nơi những dụ ngôn về việc gieo văi và gặt hái. Con người sống liên lỉ đợi chờ trong đời sống của ḿnh: Khi c̣n là một đứa bé họ muốn lớn lên, khi là một người lớn họ có khuynh hướng hiện thực hóa ḿnh và thành đạt, khi luống tuổi họ mong được nghỉ ngơi đàng hoàng tử tế. Tuy nhiên sẽ tới lúc họ khám phá ra rằng họ đă đợi chờ quá ít, nếu, ngoài nghề nghiệp và vị thế trong xă hội của ḿnh, họ đă không c̣n chọn lựa nào khác ngoài việc đợi chờ. Niềm hy vọng là đặc tính của đường lối loài người, thế nhưng, đối với Kitô hữu, niềm hy vọng này được tác động bởi một niềm tin tưởng, đó là Chúa đang hiện diện nơi gịng đời của chúng ta, Ngài đồng hành với chúng ta và một ngày kia Ngài cũng sẽ lau khô các giọt lệ của chúng ta. Vào một ngày không xa lắm, hết mọi sự sẽ được viên trọn trong Vương Quốc của Thiên Chúa, Vương Quốc của công lư và an b́nh.

 

Tuy nhiên, có rất nhiều cách thức đợi chờ. Nếu thời gian không được tràn đầy bởi một sự hiện diện đầy ư nghĩa th́ việc đợi chờ này có nguy cơ đi tới chỗ không thể tồn tại; nếu trông đợi một điều ǵ đó, thế nhưng vào lúc này đây lại không có ǵ cả, tức là chẳng có một sự hiện diện nào, th́ hết mọi giây phút qua đi dường như quá ư là dài, và việc đợi chờ bị biến thành một chồng chất quá nặng nề v́ tương lại hoàn toàn bất định. Trái lại, khi thời gian tràn đầy ư nghĩa và chúng ta thấy nơi hết mọi giây phút một cái ǵ đó đặc biệt và giá trị, th́ niềm vui của việc đợi chờ làm cho việc hiện diện này trở thành quí hóa hơn nữa.

 

Anh chị em thân mến, chúng ta hăy thiết tha sống sự hiện diện này, khi chúng ta có được những tặng ân của Chúa, chúng ta hăy sống nó hướng về tương lai, một tương lai tràn đầy hy vọng. Mùa Vọng Kitô Giáo như thế trở thành một cơ hội để tái thức tỉnh nơi chúng ta ư nghĩa đích thực của việc chờ đợi. của việc trở về với tâm điểm đức tin của chúng ta đó là mầu nhiệm Chúa Kitô, Đấng Thiên Sai được ngóng trông qua bao nhiêu là thế kỷ và được hạ sinh bần cùng ở Bêlem. Đến giữa chúng ta, Người đă mang đến cho chúng ta và tiếp tục cống hiến cho chúng ta tặng ân t́nh yêu thương của Người cùng với ơn cứu độ của Người. Hiện diện giữa chúng ta, Người nói với chúng ta bằng nhiều cách thức: nơi Thánh Kinh, qua phụng niên, nơi các thánh, qua những biến cố thường nhật của cuộc đời, nơi toàn thể thiên nhiên tạo vật là những ǵ thay đổi diện mạo tùy theo Người có ở đằng sau nó hay nó bị mờ ảo bởi sương mù của một nguồn gốc bất định và một tương lai bất định. Trái lại, chúng ta có thể nói với Người, dâng lên Người những khổ đau hành hạ chúng ta, nỗi bất nhẫn, các vấn nạn xuất phát từ tâm can. Chúng ta tin tưởng rằng Người bao giờ cũng lắng nghe chúng ta! Và nếu Chúa Giêsu hiện diện, th́ không có lúc nào mất đi ư nghĩa hay trở thành trống rỗng hết. Và nếu Người hiện diện th́ chúng ta có thể tiếp tục đợi chờ, cả khi người khác không nâng đỡ chúng ta, thậm chí cả lúc sự hiện diện này tàn phai.

 

Các bạn thân mến, Mùa Vọng là thời điểm của sự hiện diện và của niềm trông đợi những ǵ là vĩnh hằng. Chính v́ lư do này mà Mùa Vọng là thời điểm đặc biệt hân hoan, không một khổ đau nào có thể xóa mờ. Niềm hân hoan v́ sự kiện là Thiên Chúa đă trở thành một con trẻ. Niềm vui này, hiện diện một cách vô h́nh nơi chúng ta, phấn khích chúng ta tin tưởng tiến bước. Mô phạm và sự hỗ trợ của niềm vui sâu đậm này đó là Trinh Nữ Maria là vị nhờ đó Con Trẻ Giêsu đă được ban cho chúng ta. Chớ ǵ Mẹ, người môn đệ trung thành của Con Mẹ, xin cho chúng ta ơn sống thời điểm phụng vụ này trong niềm trông đợi sáng suốt và thiết tha. Amen.

   
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 30/11/2009