ĐTC Biển Đức XVI

về Vấn Đề Nhân Quyền với Giáo Hoàng Học Viện Các Khoa Xă Hội Học

4/5/2009 ở Sảnh Đường Consistory

 

 

Quí Huynh trong Hàng Giáo Phẩm và Linh Mục thân mến,

Quí Tôn Vị Nữ Nam,

 

Trong khi anh chị em họp nhau cho Đại Hội lần thứ 15 của Giáo Hoàng Học Viện về Các Khoa Xă Hội Học, tôi hân hoan có được cơ hội để gặp gỡ anh chị em và để khuyến khích anh chị em trong sứ vụ dẫn giải và lan truyền giáo huấn về xă hội của Giáo Hội nơi các lănh vực về luật pháp, kinh tế, chính trị và những khoa xă hội học khác nhau. Cám ơn Giáo Sư Mary Ann Glendon về những lời chào mừng thân ái của bà. Tôi hứa nguyện cầu để việc dấn thân của anh chị em được tiếp tục sinh hoa kết trái hầu chứng thực cho ư nghĩa lâu bền của giáo huấn Công giáo về xă hội trong một thế giới đang thay đổi mau chóng này.

 

Sauk hi học hỏi về vấn đề việc làm, dân chủ, toàn cầu hóa, t́nh đoàn kết và tính phù trợ liên quan tới giáo huấn về xă hội của Giáo Hội, Học Viện của anh chị em đă muốn trở về với vấn đề chính yếu là phẩm giá của con người và nhân quyền, một điểm gặp gỡ giữa giáo huấn của Giáo Hội và xă hội đương thời.

 

Các đại tôn giáo và triết lư đă làm sáng tỏ một số khía cạnh về những thứ nhân quyền này, những khía cạnh được diễn tả một cách cô đọng nơi “qui luật vàng” trong Phúc Âm: “Các con hăy làm cho người khác những ǵ các con muốn họ làm cho các con” (Lk 6:31; cf. Mt 7:12). Giáo Hội luôn khẳng định rằng các thứ quyền lợi căn bản, vượt lên trên và vượt ra ngoài những đường lối khác nhau, trong đó chúng được thành h́nh và có được những tầm mức quan trọng khác nhau nơi những môi trường văn  hóa khác nhau, cần phải được ủng hộ và phù hợp với việc nh́n nhận chung, v́ chúng là những ǵ bẩm sinh nơi chính bản tính của con người, thành phần được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự như Thiên Chúa. Nếu tất cả loài người được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự như Thiên Chúa, th́ họ đầu có cùng một bản tính chung thắt kết họ lại với nhau và cần phải được tôn trọng chung. Giáo Hội, bằng việc thấm nhiễm giáo huấn của Chúa Kitô, đă coi con người như “vật đáng giá nhất về tự nhiên” (Thánh Tôma Aquinas, De potential, 9,3) và đă dạy rằng cấp trật về đạo lư và chính trị chi phối những mối liên hệ giữa những con người t́m thấy nguồn gốc của ḿnh nơi chính cấu trúc của hữu thể con người. Việc khám phá ra Mỹ Châu và cuộc tranh luận về nhân loại học xẩy ra từ đó ở Âu Châu vào thế kỷ 16 và 17 đă dẫn đến một ư thức cao độ về nhân quyền như thế cũng như về tính chất phổ quát của chúng (ius gentium). Giai đoạn tân tiến ấy đă giúp h́nh thành tư tưởng được sứ điệp của Chúa Kitô – v́ dạy rằng Thiên Chúa yêu thương hết mọi con người nam nữ và hết mọi người đều được kêu gọi tự do yêu mến Thiên Chúa – chứng tỏ là hết mọi người, tùy theo thân phận về xă hội và văn hóa của ḿnh, tự ḿnh xứng đáng sống tự do. Đồng thời chúng ta cần phải luôn nhớ rằng “chính tự do cũng cần phải được giải phóng. Chính Chúa Kitô giải phóng nó” (Veritatis Splendor, 86).

 

Vào giữa thế kỷ vừa rồi, sau t́nh trạng khổ đau khủng khiếp gây ra bởi hai thế chiến rùng rợn cùng với những tội ác khôn lường gây ra bởi những ư hệ độc tài chuyên chế, cộng đồng quốc tế đă có được một hệ thống về luật lệ quốc tế mới căn cứ vào nhân quyền. Sự kiện này dường như đă tác hành theo sứ điệp được vị tiền nhiệm của tôi là Giáo Hoàng Biển Đức XV loan báo khi ngài kêu gọi những phe tham chiến Thế Chiến Thứ Nhất hăy ‘biến quyền lực vũ khí về vật chất thành quyền lực luật pháp về luân lư” (“Note to the Heads of the Belligerent Peoples”, 1 August 1917).

 

Nhân quyền đă trở thành điểm tựa cho một nét đặc trưng phổ quát chung – ít là ở mức độ ước vọng – đối với hầu hết loài người. Những thứ quyền lợi này đă được công nhận bởi hầu hết mọi Quốc Gia trên thế giới. Công Đồng Chung Vaticanô II, trong Tuyên Ngôn Dignitatis Humanae, cũng như theo các vị tiền nhiệm của tôi là Phaolô VI và Gioan Phaolô II, đă mănh liệt  nói tới quyền sống và quyền tự do theo lương tâm và tôn giáo như là trọng tâm của các quyền lợi xuất phát từ chính bản tính của con người.

 

Noí đúng ra th́ những thứ nhân quyền này không phải là các chân lư của đức tin, cho dù chúng có thể nhận biết – và thực sự hoàn toàn sáng tỏ – nơi sứ điệp của Chúa Kitô, Đấng “tỏ cho con người biết chính ḿnh” (Gaudium et Spes, 22). Chúng được sự xác nhận hơn nữa từ đức tin. Tuy nhiên cần phải biết là khi sống động và tác hành trong thế giới thể lư như là những hữu thể linh thiêng, con người nam nữ chắc chắn biết được sự hiện diện thấm đậm của một logos giúp họ có thể phân biệt chẳng những giữa chân giả, mà c̣n thiện ác, tốt xấu, chính đáng và bất chính đáng nữa. “Khả năng nhận thức” này – tác lực căn gốc này – giúp cho con người có khả năng nắm bắt được “luật tự nhiên”, một thứ lệ luật tham dự vào luật vĩnh hằng: “unde… lex naturalis nihil aliud es quam participation legis aeternae in rationali creatura” (Thánh Tôma Aquinas, ST, I-II, 91,2). Luật tự nhiên là một hướng dẫn phổ quát được mọi người nh́n nhận, căn cứ vào những ǵ được tất cả mọi người có thể hiểu biết nhau và yêu thương nhau. Bởi thế, nhân quyền được bắt nguồn tối hậu nơi việc tham dự với Thiên Chúa, Đấng đă dựng nên mỗi một người có trí khôn và tự do. Nếu cái nền tảng vững chắc này về đạo lư và chính trị bị coi thường th́ quyền lợi của con người vẫn ở trong t́nh trạng mong manh mỏng ḍn v́ chúng hụt hẫng mất cái nền tảng lành mạnh của chúng.

 

Hoạt động của Giáo Hội trong việc cổ vơ nhân quyền, bởi thế, được nâng đỡ bởi suy tư hữu lư, đến độ những thứ quyền lợi này có thể được tŕnh bày cho tất cả mọi người thiện chí, không liên hệ ǵ tới bất cứ dính dáng nào về tôn giáo của họ. Tuy nhiên, như tôi đă nhận định trong các Thông Điệp của ḿnh, một đàng, trí khôn của con người cần phải liên lỉ trải qua cuộc thanh tẩy của đức tin, v́ nó luôn luôn có nguy cơ bị mù quáng về luân lư gây ra bởi những đam mê hỗn loạn và tội lỗi; đàng khác, v́ nhân quyền cần phải được tái chiếm đoạt bởi hết mọi thế hệ cũng như bởi mỗi cá nhân, và v́ tự do của con người – một tự do tiến hành bởi một chuỗi theo nhau những việc tự do chọn lựa – bao giờ cũng là những ǵ mỏng ḍn, con người cần đến một niềm hy vọng và t́nh yêu vô tư là những ǵ chỉ có thể được t́m thấy duy nơi Thiên Chúa và dẫn đến chỗ tham dự vào sự công chính và ḷng quảng đại của Thiên Chúa đối với người khác (cf. Deus Caritas Est 18, và Spe Salvi, 24).

 

Quan điểm này gây chú ư đến một số những vấn đề khẩn trương nhất về xă hội trong những thập niên gần đây, chẳng hạn như việc gia tăng nhận thức – một thứ gia tăng một phần gây ra theo chiều hướng toàn cầu hóa và cuộc khủng hoảng về kinh tế hiệnn nay – về một thứ tương phản tỏ tường giữa việc phân phối b́nh đẳng về quyền lợi với cách thức chênh lệch về phương tiện để đạt được những thứ quyền lợi ấy. Đối với Kitô hữu là thành phần thường xin Thiên Chúa “cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”, th́ thật là một thảm trạng đáng xấu hổ khi xẩy ra 1/5 nhân loại vẫn c̣n bị đói khổ. Việc bảo đảm cong cấp đầy đủ lương thực, cũng như việc bảo vệ những nguồn nhiên liệu quan trọng như nước và năng lực, đ̣i tất cả mọi nhà lănh đạo quốc tế hợp tác để chứng tỏ cho thấy ḿnh sẵn sàng tin tưởng hoạt động, tỏ ra tôn trọng lề luật tự nhiên và cổ vơ t́nh đoàn kết và sự phụ trợ với các miền đất và dân tộc yếu kém nhất trên trái đất này như là chiến lược hiệu nghiệm nhất để loại trừ những chênh lệch về xă hội giữa các xứ sở và xă hội cũng như để gia tăng t́nh trạng an ninh toàn cầu.

 

Các bạn thân mến, các Hàn Lâm Gia thân mến, khi kêu gọi các bạn, trong việc nghiên cứu và suy nghĩ của các bạn, hăy trở nên khả tín và là những chứng nhân nhất trí cho vấn đề bênh vực và bảo vệ những thứ nhân quyền bất khả bàn căi này, những thứ nhân quyền được t́m thấy nơi lề luật thần linh, tôi hết ḷng ban Phép Lành Ṭa Thánh cho các bạn.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2009/may/documents/hf_ben-xvi_spe_20090504_social-sciences_en.html