Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI vi Linh Mc ti Nhà Th Cha Piô và vi Bnh Nhân ti Bnh Vin Cha Piô ngày Chúa Nht 21/6/2009

 

 

………….

 

Với các linh mục

 

Các linh mục thân mến, như ngày hôm kia, ngày Lễ Trọng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và ngày cầu cho việc nên thánh của các linh mục, hung ta đă bắt đầu Năm Linh Mục, một năm chúng ta sẽ trân trọng và cảm mến nhắc lại 150 năm qua đời của Thánh Giang Mai-Hoa Viễn-Linh (Gioan Maria Vianney), Cha Sở thánh của Họ A. Trong thư tôi đă viết vào dịp này, tôi muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thánh đức nơi các vị linh mục cho đời sống và sứ vụ của Giáo Hội. Như Cha Sở Họ A, Cha Piô cũng nhắc nhở chúng ta về phẩm giá và trách nhiệm của thừa tác vụ linh mục. Ai lại không cảm nhận sâu xa trước ḷng sốt mến được ngài tái sống lại Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô ở mọi cuộc cử hành Thánh Thể? Từ t́nh yêu này của ḿnh với Thánh Thể đă xuất phát nơi ngài như nơi Cha Sở Họ A một tấm ḷng sẵn sàng tiếp nhận tín hữu, nhất là tội nhân. Cũng thế, nếu Thánh Giang Mai-Hoa Viễn-Linh, trong một thời điểm rắc rối và khó khăn, đă cố gắng hết sức để giúp cho giáo dân trong xứ đạo tái khám phá ra ư nghĩa và vẻ đẹp của việc thống hối về bí tích thế nào th́ đối với thày ḍng thánh đức ở Gargano này cũng thế, việc chăm sóc các linh hồn và việc hoán cái các tội nhân là ước vọng đă làm cho ngài tiêu hao đi cho đến chết. Biết bao nhiêu là người đă thay đổi cuộc sống nhờ thừa tác vụ linh mục nhẫn nại của ngài, với rất nhiều giờ ngồi trong ṭa giải tội! Như Cha Sở Họ A, chính thừa tác vụ như một vị giải tội là những ǵ làm nên danh xưng cao cả nhất về đặc tính vinh quang và chuyên biệt của người tu sĩ Capuchin thánh thiện này. Bởi vậy làm sao chúng ta không nhận thức được tầm quan trọng của việc tham dự vào việc cử hành Thánh Thể một cách sốt sắng và thường xuyên bằng việc lănh nhận bí tích xưng tội? Thậm chí bí tích thống hối này c̣n phải được đặc biệt coi trọng hơn nữa, và các vị linh mục không bao giờ được thoái lui khi thấy ṭa giải tội của ḿnh trống vắng hay khi chỉ thấy thái độ rụt rè nhút nhát của tín hữu đối với nguồn mạch đặc biệt cho t́nh trạng thanh thản và an b́nh này.

 

C̣n một bài học quan trọng khác chúng ta cần học từ cuộc đời của Cha Piô, đó là giá trị và cần thiết của việc cầu nguyện. Với bất cứ ai hỏi về chính bản thân ngài, ngài thường trả lời là: “Tôi chỉ là một người thày ḍng hèn mọn nguyện cầu”. Và ngài thực sự đă cầu nguyện ở mọi lúc và mọi nơi một cách khiêm tốn, tin tưởng và kiên tŕ. Đây là then chốt chẳng những liên quan tới linh đạo của linh mục mà c̣n tới linh đạo của hết mọi Kitô hữu nữa, thậm chí c̣n hơn thế nữa cho anh chị em, anh chị em tu sĩ nam nữ thân mến, thành phần được tuyển chọn theo sát Chúa Kitô hơn qua việc thực hành các lời khấn khó nghèo, thanh tịnh và tuân phục. Đôi khi người ta có thể bị thất đảm trước t́nh trạng yếu kém và thậm chí loại bỏ đức tin đang xẩy ra trong xă hội của chúng ta. Chắc chắn chúng ta cần phải t́m những đường lối mới mẻ để truyền đạt sứ điệp của Phúc Âm cho con người nam nữ của thời đại chúng ta, thế nhưng v́ yếu tính của sứ điệp Kitô giáo bao giờ cũng như thế, nên cần phải trở về với nguồn mạch nguyên thủy của nó, với Chúa Giêsu Kitô, Đấng “vẫn như thế hôm qua, hôm nay và ngày mai” (Heb 13:8). Đời sống con người và thiêng liêng của Cha Piô dạy rằng chỉ có linh hồn nào sâu xa liên kết với Đấng Tử Giá mối có thể truyền đạt niềm vui và sự phong phú của Phúc Âm thậm chí cho những kẻ ở xa.

 

……………….

 

Với các bệnh nhân

 

Trong cuộc tôi viếng thăm San Giovanni Rotondo đây, tôi không thể bỏ qua không dừng lại ở Casa Sollievo della Sofferenza, nơi được phác họa và x6ay cất bởi Thánh Piô của Pietrelcina như là “nơi của việc cầu nguyện và khoa học d8ể nhân loại t́m thấy ḿnh lại trong Đức Kitô Tử Giá như là một đàn chiên duy nhất với vị chủ chiên duy nhất”. Chính v́ lư do ấy mà ngài đă muốn kư thác nó cho việc hỗ trợ về vật chất và tinh thần của các nhóm cầu nguyện, thành phần có được ở nơi đây một trung tâm cho sứ vụ của ḿnh phục vụ Giáo Hội. Cha Piô đă mong ước rằng nơi bệnh viện được trang bị đàng hoàng này việc dấn thân của khoa học trong vấn đề chữa trị bệnh nhân không bao giờ được tách ĺa khỏi niềm tin tưởng của con cái nơi Thiên Chúa, Đấng vô cùng êm ái và xót thương. Khánh thành vào ngày 5/5/1956, ngài đă gọi nó là “một tạo vật của Đấng Quan Pḥng” và nói về cơ cấu này như là “một hạt giống được Thiên Chúa gieo trồng trên trái đất, một hạt giống Người sẽ sưởi ấm bắng những tia yêu thương của Người”.

……………

 

Bệnh hoạn, tỏ hiện qua nhiều h́nh thức và xẩy ra qua những cách thức khác nhau, gây nên những vấn đề phiền toái: Tại sao chúng ta chịu khổ đau? Cảm nghiệm khổ đau có thể được coi là những ǵ tích cực hay chăng? Ai có thể giải thoát chúng ta khỏi khổ đau và chết chóc? Những câu hỏi về sự hiện hữu này, những câu hỏi thường không có câu trả lời theo loài người, v́ đau khổ là một mầu nhiệm khôn ḍ đối với trí khôn của chúng ta. Khổ đau là những ǵ thuộc về chính mầu nhiệm con người. Và đó là những ǵ tôi đă nhấn mạnh đến trong bức thông điệp “Spe Salvi”, với nhận định là “một mặt th́ nó xuất phát từ t́nh trạng hữu hạn của chúng ta, mặt khác, từ khối tội lỗi đă chồng chất khắp gịng lịch sử và thậm chí vào lúc này đây vẫn c̣n tiếp tục không thể ngừng lại của nó”. Rồi tôi nói thêm “chúng ta thật sự cần phải làm mọi sự có thể để giảm bớt khổ đau… thế nhưng việc hoàn toàn loại trừ nó khỏi thế giới này th́ không thuộc về khả năng của chúng ta chỉ v́… không ai trong chúng ta có thể loại trừ được quyền lực của sự dữ … liên tục là nguồn mạch của khổ đau” (khoản 36).

 

Chỉ có một ḿnh Thiên Chúa mới có thể loại trừ được quyền lực của sự dữ. Chính v́ sự kiện này mà Chúa Giêsu Kitô đă đến thế gian để tỏ dự án thần linh cứu độ, mà đức tin giúp chúng ta thấu suốt được ư nghĩa của tất cả những ǵ là nhân loại và v́ thế cả những ǵ là khổ đau. Thế nên, có một liên hệ sâu xa giữa Thánh Giá của Chúa Giêsu – một biểu hiệu tột độ của khổ đau và là cái giá trả cho tự do của chúng ta – với nỗi đớn đau của chúng ta, một đớn đau được biến đổi và siêu việt hóa khi nó được sống một cách ư thức về sự gần gũi và liên kết của Thiên Chúa.  Cha Piô đă hiểu sự thật sâu xa này, và vào dịp kỷ niệm lần đầu tiên của công cuộc này, đă nói rằng nơi nó “những ai khổ đau cần phải sống t́nh yêu của Thiên Chúa bằng việc khôn ngoan chấp nhận nỗi đớn đau của họ, bằng việc thanh thản suy niệm về về định mệnh của ḿnh với Người” (Meeting of May 5, 1957).

…………..

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/6/2009

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)