Văn Thư của Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin về việc Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
sẽ ban hành Tông Hiến mở đường cho Tín Hữu Anh Giáo Gia Nhập Giáo Hội
Công Giáo
Thật vậy, Văn Pḥng Báo Chí
của Ṭa Thánh, hôm Thứ Ba, 20/10/2009, qua Đức Hồng Y Tổng Trưởng Thánh
Bộ Tín Lư Đức Tin là William Levada, đă loan báo rằng, Đức Thánh Cha
Biển Đức XVI sẽ ban hành một Tông Hiến (Apostolic Constitution), cho
phép tín hữu thuộc Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo (Anglican Communion)
gia nhập Giáo Hội Công Giáo mà vẫn giữ truyền thống Anh Giáo hợp với Đức
Tin Công Giáo.
Tông Hiến sắp ban hành này
là tác động đáp ứng của Đức Thánh Cha trước những yêu cầu của tín đồ Anh
Giáo, trong đó có khoảng 20-30 vị giám mục, trong thời điểm Truyền Thống
Anh Giáo tiếp tục truyền chức linh mục và giám mục cho nữ giới và nam
giới đồng tính luyến ái, cùng với việc làm phép cho những cặp hôn nhân
đồng tính.
Bản văn của Thánh Bộ Tín Lư
Đức Tin công bố về sự kiện Tông Hiến mở đường này cho biết: “Đức Thánh
Cha đă mở ra một cấu trúc về luật phép giúp cho việc tái hiệp nhất tập
thể như vậy bằng cách thiết lập những
Personal
Ordinariates cho phép thành phần tín hữu Anh Giáo trước đó được hoàn
toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo trong khi vẫn giữ các yếu tố
thuộc gia sản thiêng liêng và phụng vụ đặc biệt của Anh Giáo”.
Những nhóm
tín hữu Anh Giáo trở về hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo này sẽ được
coi sóc và dẫn dắt bởi Personal Ordinariate (Bản Phận) thường được lănh
đạo bởi vị nguyên giáo sĩ Anh Giáo.
Về vấn đề
linh mục Anh Giáo đă có gia đ́nh, bản văn của Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin
cho biết rằng Tông Hiến sắp ban hành “cho phép thụ phong như là linh mục
Công Giáo vị nguyên giáo sĩ Anh Giáo”.
Bản văn làm
sáng tỏ vấn đề là “những lư do về lịch sử và đại kết loại trừ việc
truyền chức cho người nam đă lập gia đ́nh làm giám mục ở cả Giáo Hội
Công Giáo lẫn Chính Thống Giáo”.
Bởi thế, Tông
Hiến sắp ban hành sẽ qui định là vị lănh đạo Bản Phận (Personal
Ordinariate) “hoặc là một vị linh mục hay là một giám mục không lập gia
đ́nh”.
Đối với các
vị linh mục tương lai, bản văn kiện cho biết: “Các chủng sinh ở Bản Phận
(Personal Ordinariate) cần phải được dọn ḿnh theo như các chủng sinh
Công Giáo khác, cho dù bản phận này có thể thiết lập một nhà huấn luyện
để giải quyết các nhu cầu riêng biệt của việc huấn luyện liên quan tới
gia sản Anh Giáo. Như thế, Tông Hiến t́m cách làm cân bằng một đàng là
mối quan tâm muốn bảo tŕ gia sản về phụng vụ và thiêng liêng của Anh
Giáo, một đàng là mối quan tâm hội nhập vào Giáo Hội Công Giáo của những
nhóm này cùng với hàng giáo sĩ của họ”.
Bản văn của
Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin nhấn mạnh đến khía cạnh Tông Hiến “đáp ứng một
cách hợp lư và thậm chí cần thiết” cho những ǵ được gọi là “một hiện
tượng toàn cầu”. Tông Hiến này cống hiến “một mô thức duy nhất về luật
phép cho Giáo Hội hoàn vũ là những ǵ có thể thích ứng với những trường
hợp địa phương khác nhau và hợp t́nh hợp lư với thành phần nguyên Anh
Giáo trong việc áp dụng phổ quát của nó”.
Về vấn đề
“Bản Phận” được thiết lập một cách nào đó như trong quân đội là lănh vực
có một vị giám mục thi hành thẩm quyền giáo hội trên thành phần quân
nhân cùng gia đ́nh của họ, bất kể không gian họ ở. Trên thực tế th́ đă
có nhiều cá nhân tín hữu Anh Giáo hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công
Giáo. Đôi khi có những nhóm Anh Giáo gia nhập Công Giáo mà vẫn giữ một
số cấu trúc “tập thể”, như trường hợp một giáo phận Anh Giáo ở Ấn Độ và
một vài giáo xứ ở Hoa Kỳ.
Bản văn của
Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin cho biết: “trong những trường hợp này, Giáo Hội
Công Giáo thường châm chước vấn đề buộc sống độc thân và cho phép vị
giáo sĩ Anh Giáo có gia đ́nh muốn tiếp tục thừa tác vụ như linh mục Công
Giáo được lănh chức linh mục trong Giáo Hội Công Giáo”.
Đức Hồng Y
Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin cho biết rằng: “Đức Thánh Cha Biển
Đức XVI hy vọng rằng hàng giáo sĩ và tín hữu Anh Giáo muốn hiệp nhất với
Giáo Hội Công Giáo sẽ thấy được nơi cấu trúc về luật phép này cơ hội để
duy tŕ những truyền thống Anh Giáo quí báu đối với họ và hợp với đức
tin Công Giáo. V́ những truyền thống này bày tỏ một cách đặc biệt đức
tin được tuân giữ chung, chúng là một tặng ân cần được chia sẻ trong cả
Giáo Hội. Mối hiệp nhất của Giáo Hội không đ̣i hỏi một thứ đồng loạt gạt
bỏ tính chất đa dạng về văn hóa, như lịch sử của Kitô Giáo cho thấy. […]
Bởi thế, mối hiệp thông của chúng ta được gia tăng bởi tính chất đa dạng
hợp lệ này, và như thế chúng tôi cảm thấy hân hoan vui mừng khi thấy
rằng những con người nam nữ ấy mang theo họ những đóng góp riêng biệt
cho đời sống đức tin chung của chúng ta”.
Đaminh Maria Cao
Tấn Tĩnh, BVL, tổng lược theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
20/10/2009
|