|
Đức
Giáo Hoàng Biển
Đức
XVI: Buổi
Triều
Kiến
Chung hằng
tuần
Thứ
Tư
3/6/2009 – Bài Giáo Lư 84 trong Loạt
bài về
Giáo Hội
Hiệp
Thông Tông Truyền:
Đan
Sĩ
Rabanus Maurus
Anh chị em thân mến:
Hôm nay tôi muốn nói về một nhân vật thực là đặc biệt ở Tây phương
Latinh đó là đan sĩ Robanus Maurus. Cùng với những con người như Thánh
Isidore ở Seville, Đấng Đáng Kính Bede và Thánh Ambrose Auperto, những
vị đă được tôi nói tới ở các bài giáo lư trước đây, đan sĩ Robanus
Maurus biết cách liên hệ với nền văn hóa lớn của những vị học giả cổ xưa
và những giáo phụ của Giáo Hội trong các thế kỷ thuộc Thời Trung Cổ.
Thường được nhớ đến như là “praeceptor Germaniae”, đan sĩ Robanus Maurus
là một người xuất bản rất nhiều. Với khả năng làm việc hết sức ngoại
trhường của ḿnh, có lẽ ngài là một con người đă đóng góp nhiều nhất
trong việc bảo tồn nền văn hóa về thần học, chú giải thánh kinh và
thiêng liêng, một nền văn hóa vẫn được các thế hệ sau đó dựa vào. Những
con người nổi tiếng trong thế giới đan sĩ, như Thánh Phêrô Đamianô, Đấng
Đáng Kính Phêrô và Thánh Bênađô Clairvaux, đều căn cứ vào vị đan sĩ này,
cũng như hằng loạt thành phần “giáo sĩ” triều, sống ở thế kỷ 12 và 13,
đă làm sinh động cho một mùa nở hoa tuyệt vời và sinh hoa kết trái nhất
này của tư tưởng con người.
Được sinh ra ở Mainz khoảng năm 780, Robanus đă gia nhập đan viện khi
ngài vẫn c̣n rất trẻ: tên Maurus được gán cho ngài chính là v́ muốn ám
chỉ đến con người trẻ Maurus, một con người, theo cuốn “Những Cuộc Đối
Thoại” thứ hai của Thánh Grêgôriô Cả, đă được cha mẹ là những người Rôma
danh giá trao phó khi c̣n rất nhỏ cho Đan Viện Phụ Biển Đức ở Nursia.
Việc gia nhập sớm sủa này của Robanus như là một “puer oblatus” vào thế
giới đan tu Biển Đức, cùng với những hoa trái được việc gia nhập sớm sủa
này cống hiến cho việc tăng trưởng về nhân bản, văn hóa và thiêng liêng
của con người này, đă mở ra những tiềm năng rất hay chẳng những cho đời
sống của các đan sĩ mà c̣n cho ṭa thể xă hội thời của ngài, thường liên
quan tới thành phần dân “Corolingian”. Nói về họ, hay đúng hơn về chính
ḿnh, đan sĩ Robanus Maurus viết: “Có một số người được may mắn dẫn tới
kiến thức về Thánh Kinh khi tuổi c̣n rất trẻ (‘a cunabulis suis’) và đă
được nuôi dưỡng quá tốt đẹp bởi thứ lương thực do Hội Thánh cống hiến
nhờ đó họ tiến thân, bằng một cuộc giáo dục đầy đủ thích hợp, tới những
thánh chức thăng hoa nhất” (PL 107, col 419BC).
Thứ văn hóa đặc biệt làm đan sĩ Robanus Maurus trở thành nổi nag rất
nhanh này đă lôi kéo chú ư của những chức bậc thời của ngài bấy giờ.
Ngài đă làm cố vấn cho các vị hoàng thân. Ngài dấn thân bảo vệ mối hiệp
nhất của đế quốc, và ở một lănh vực văn hóa rộng lớn hơn, ngài không bao
giờ từ chối ai muốn có một câu trả lời khôn ngoan, nhất là câu trả lời
được soi động bởi Thánh Kinh cũng như căn cứ vào các bản văn của những
vị giáo phụ thánh đức. Bất kể sự kiện là ngài vừa được bầu làm đan viện
phụ của đan viện nổi tiếng Fulda và sau đó là tổng giám mục ở thành phố
sinh quán Mainz của ḿnh, ngài cũng không bỏ qua những việc nghiên cứu
học hỏi của ḿnh, chứng tỏ cho thấy bằng tấm gương sống của ngài là
người ta có thể vừa trở nên thuận lợi cho kẻ khác mà lại không v́ thế mà
lơ là bỏ bê thời gian thích hợp để phản tỉnh, nghiên cứu và suy niệm.
Nhờ đó, đan sĩ Robanus Maurus đă trở thành một nhà chú giải thánh kinh,
một triết gia, một thi sĩ, một mục tử và là một con người của Thiên
Chúa. Những giáo phận Fulda, Mainz, Limburgo và Breslau tôn kính ngài
như là một vị thánh hay chân phước. Các tác phẩm của ngài được gom thành
6 bộ “Patrologia Latina” ở Migne. Có lẽ ngài đă sáng tác một trong
những bài thánh ca tuyệt vời nhất và nổi tiếng nhất của Giáo Hội Latinh,
đó là bài “Veni Creator Spiritus”, một tổng luận đặc biệt về thánh linh
học của Kitô giáo. Thật vậy, việc xuất thân đầu tiên về thần học của đan
sĩ Robanus Maurus được bày tỏ nơi h́nh thức thi ca và về chủ đề mầu
nhiệm thánh giá trong tác phẩm tựa đề “De Laudibus Sanctae Crucis”, một
tác phẩm được thai nghén chẳng những có nội dung về tư tưởng mà c̣n cả
những cảm hứng tinh xảo về nghệ thuật qua việc sử dụng vừa h́nh thức thi
ca lẫn h́nh thức ảnh tượng trong cùng bộ sách chép tay. Về phương diện
ảnh tượng, khi đề cập tới h́nh ảnh của Chúa Kitô bị đóng đanh, ngài
viết: “Đây là h́nh ảnh của Chúa Cứu Thế, Đấng, qua vị thế của các phần
thể của ḿnh, đă làm linh thánh cho chúng ta h́nh thức ngọt ngào và thân
thương nhất của thập giá, nhờ đó, khi tin vào danh Người và tuân giữ các
lệnh truyền của Người, chúng ta chiếm được sự sống trường sinh nhờ cuộc
khổ nạn của Người. V́ thế, mỗi lần chúng ta hướng mắt của chúng ta về
thập giá, chúng ta nhớ đến Đấng đă chịu khổ v́ chúng ta để cứu chúng ta
khỏi quyền lực tội lỗi, khi Người chấp nhận cái chết để làm cho chúng ta
trở nên thành phần thừa hưởng sự sống đời đời
(Lib. 1, Fig. 1, PL 107 col 151 C).
Phương pháp nhân bản hóa này đối với tất cả mọi thứ nghệ thuật, trí
khôn, cơi ḷng và t́nh cảm, một phương pháp xuất phát từ Đông phương, đă
được phát triển mạnh ở Tây phương, lên đến tột đỉnh bất khả với tới ở
những bộ sách Thánh Kinh chép tay quí báu cũng như ở những tác phẩm khác
về đức tin và nghệ thuật, những ǵ triển nở ở Âu Châu cho đến khi máy in
được phát minh và thậm chí sau đó nữa. Dù sao nó cũng cho thấy rằng
đan sĩ Robanus Maurus có một nhận thức đặc biệt về nhu cầu cần phải bao
gồm vào cảm nghiệm đức tin
chẳng những trí khôn và cơi ḷng, mà c̣n cả t́nh cảm qua những yếu tố có
mầu sắc nghệ thuật và cảm quan nhân bản có thể làm cho con người hoan
hưởng sự thâä bằng cả con người của ḿnh, bao gồm “tâm thần, linh hồn và
xác thể”. Điều này là những ǵ quan trọng, ở chỗ, đức tin không phải chỉ
là ư nghĩ; đức tin chạm tới toàn thể con người. Nếu Thiên Chúa đă hóa
thân làm người có huyết nhục và đă sống trong thế giới hữu h́nh này, th́
chúng ta cũng phải gặp gỡ Thiên Chúa bằng tất cả mọi chiều kích của con
người chúng ta. Nhờ đó, thực tại về Thiên Chúa, qua đức tin, mới thấm
nhập con người của chúng ta và biến đổi nó.
V́ lư do này,
đan sĩ Robanus Maurus đă tập trung chuyên chú của ḿnh trước hết vào một
phụng vụ như là tổng hợp tất cả mọi chiều kích nơi nhận định của chúng
ta về thực tại. Cái trực giác này của đan sĩ Robanus Maurus làm cho ngài
trở thành thích hợp với thời đại của chúng ta. Ngài cũng lưu lại những
đề án “Carmina” để sử dụng trước hết trong các cuộc cử hành phụng vụ.
Thật vậy, ḷng mến chuộc của Rabanus đối với phụng vụ hoàn toàn là những
ǵ tự nhiên thậm chi ngay cả trước khi ngài là một đan sĩ nữa. Tuy
nhiên, ngài đă không dấn thân cho nghệ thuật thi ca như tự nó là cùng
đích, mà ngài sử dụng nghệ thuật cùng với bất cứ loại kiến thức nào là
để đi sâu hơn vào Lời Chúa. V́ thế, ngài đă hết sức cố gắng và triệt để
mang thành phần đồng thời với ngài, nhất là các vị thừa tác viên (giám
mục, linh mục và phó tế) đến chỗ hiểu biết ư nghĩa sâu xa về thần học và
thiêng liêng của tất cả mọi yếu tố của việc cử hành phụng vụ.
Như thế, ngài đă cố gắng hiểu biết và tŕnh bày cho người khác những ư
nghĩa về thần học được ẩn nấp nơi những lễ nghi, căn cứ vào Thánh Kinh
và truyền thống của các vị giáo phụ. Ngài đă không ngừng thành tín trích
dẫn cũng như làm cho những dẫn giải của ngài sáng giá hơn dựa vào các
giáo phụ là nguồn kiến thức của ngài. Ngài đă sự dụng chúng một cách
thanh thản và bằng việc thận trọng nhận thuưc, ngài tiếp tục khai triển
tư tưởng của các vị giáo phụ. Ở cuối “Thư Thứ Nhất”, ngỏ cùng một vị
giám mục ở Giáo Phận Mainz chẳng hạn, sau khi đă trả lời cho những yêu
cầu để làm sáng tỏ hành vi cần phải có trong khi thi hành trách nhiệm
mục vụ, ngài viết: “Chúng tôi phải viết cho đức cha tất cả những điều
này như chúng tôi suy diễn từ Thánh Kinh cũng như từ các qui tắc của
những vị giáo phụ. Bởi vậy, giờ đây, hỡi đức cha là con người rất thánh,
hăy quyết định hết sức có thể, tùy từng trường hợp, cố gắng ôn ḥa việc
thẩm định của đức cha để bảo đảm được sự khôn ngoan trong hết mọi sự, v́
khôn ngoan là mẹ của tất cả mọi nhân đức”
("Epistulae", I, PL 112, col 1510 C). Có thế mới thấy được tính cách
liên tục của đức tin Kitô giáo, một đức tin bắt nguồn từ Lời Chúa: tuy
nhiên bao giờ cũng là một đức tin sống động, phát triển và thể hiện bằng
những đường lối mới mẻ, luôn ḥa hợp với toàn cấu trúc, toàn lâu đài của
đức tin.
V́ lời Chúa là một phần trọn vẹn của cử hành phụng vụ
đan sĩ Robanus Maurus đă hết sức dấn thân cho việc cử hành phụng vụ suốt
cuộc đời của ngài. Ngài đă viết ra những lời thích nghĩa chú giải cho
hầu hết tất cả các sách Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước với một mục tiêu
tỏ tường về mục vụ, những ǵ được ngài minh chứng bằng những lời như thế
này: “Tôi đă viết vấn đề này,… tổng hợp những lời giải nghĩa và gợi ư
của nhiều người khác, để giúp cho thành phần độc giả nghèo không có
nhiều sách vở trong tay, nhưng cũng giúp cho những ai hoàn toàn không
hiểu các ư nghĩa được những vị giáo phụ khám phá ra”
("Commentariorum in Matthaeum praefatio," PL 107, col. 727D). Thật vậy,
trong viễc dẫn giải các bản văn thánh kinh ngài đă rất thường căn cứ vào
các vị giáo phụ xưa, nhất là Thánh Giêrônimô, Thánh Ambrôsiô, Thánh Âu
Quốc Tinh và Thánh Grêgôriô Cả.
Cảm quan sắc bén nhậy cảm về mục vụ của ngài sau đó đă đưa ngài tới chỡ
đương đầu với một trong những vấn đề được thành phần tín hữu và các vị
thánh chức thời của nmgài lưu tâm nhất, đó là vấn đề thống hối. Ngài đă
thu thập những “Penitentials” – những ǵ được ngài gọi như thế – trong
đó, theo những cảm thức của thới bấy giờ, ngài đă liệt kê những thứ tội
lỗi cùng với việc thống hối tương hợp của chúng, sử dụng bao nhiêu có
thể những lư do được căn cứ từ Thánh Kinh, từ những quyết định của các
công đồng cũng như từ các sắc lệnh của những vị giáo hoàng. Theo ư hướng
của ngài th́ theo những văn bản ấy “Corolingians” cũng hữu dụng trong
việc canh tân Giáo Hội và xă hội. Những tác phẩm như "De disciplina
ecclesiastica" và "De institutione clericorum" đều là những ǵ đáp ứng
mục tiêu về mục vụ nàt. Trong hai cuốn ấy, trích dẫn hơn hết từ Thánh Âu
Quốc Tinh,
đan sĩ Robanus Maurus đă giải thích cho thành phần b́nh dân cũng như
hàng giáo sĩ của giáo phận ngài những yếu tố chính yếu của đức tin Kitô
giáo: Những yếu tố ấy như kiểu các thứ tiểu giáo lư.
Tôi muốn kết thúc việc tŕnh bày “con người của Giáo Hội” cao cả này
bằng việc trính dẫn những lời phản ảnh niềm xác tín sâu xa của ngài: “Ai
bỏ bê việc chiêm niệm th́ bị hụt hẫng nhăn quan về ánh sáng của Thiên
Chúa; ai lo lắng thi hành và để cho những ư nghĩ của ḿnh bị đè bẹp bởi
cái náo động của sự việc thế gian th́ chắc chắn không thể nào có thể
thấu nhập được các bí mật của Vị Thiên Chúa vô h́nh”
(Lib. I, PL 112, col. 1263A). Tôi tin rằng
đan sĩ Robanus Maurus đă ngỏ những lời này cho cả chúng ta hôm nay nữa,
đó là trong khi làm việc, với những nhịp sống cuồng nhiệt, và trong khi
nghỉ hè, chúng ta cần phải giành giờ cho Thiên Chúa. Chúng ta cần phải
hướng cuộc sống của ḿnh về Ngài, hướng tư tưởng về Ngài, bằng việc suy
tư, bằng một lời nguyện ngắn. Nhất là chúng ta không được quên rằng Chúa
Nhật là ngày của Chúa, ngày của phụng vụ, ngày để nhận thấy được vẻ đẹp
nơi những thánh đường của chúng ta, nơi thánh nhạc cũng như nơi Lời
Chúa, cùng một vẻ đẹp của Thiên Chúa chúng ta, để Ngài có thể tiến vào
cuộc đời của chúng ta. Chỉ có thế đời sống của chúng ta mới cao cả; nó
mới thực sự là một cuộc sống.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ
biến ngày 6/5/2009
|
|