Thánh Biển Đức, t phụ đan vin tu Tây phương

 

Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Bui Triu Kiến Chung hng tun Th Tư 17/5/2008 – Bài Giáo Lư 70 trong Lot bài v Giáo Hi Hip Thông Tông Truyn

 

 

Anh chị em thân mến,

 

Hôm nay tôi muốn nói về Thánh Biển Đức, tổ phụ của đan viện tu Tây phương, và cũng là thánh quan thày của vai tṛ giáo hoàng của tôi. Tôi sẽ bắt đầu bằng mấy lời của Thánh Giáo Hoàng Grêgory Cả, vị đă viết những lời sau đây về Thánh Biển Đức: “Con người của Thiên Chúa này, vị đă chiếu tỏa trên trái đất này rất nhiều phép lạ, chiếu tỏa cũng không kém về tài hùng biện được ngài sử dụng trong việc tŕnh bày giáo huấn của ḿnh” (Dial., II, 36).

 

Vị Đại Giáo Hoàng này đă viết những lời ấy vào năm 592: vị đan sĩ thánh thiện này đă qua đời non 50 năm trước và vẫn sống trong kư ức của dân chúng và nhất là nơi hội ḍng triển nở được ngài sáng lập. Thánh Biển Đức, qua đời sống và hoạt động của ngài, đă gây ảnh hưởng sâu xa đến việc phát triển văn minh và văn hóa Âu Châu.

 

Nguồn tín liệu quan trọng nhất về đời sống của ngài là cuốc sách thứ hai của Dialogues do Giáo Hoàng Gregorio Cả viết. Nó không phải là một cuốn tiểu sử như thế. Theo các tư tưởng của thời bấy giờ, ngài đă muốn chứng tỏ cho thấy, bằng việc sử dụng một con người thực sự – Thánh Biển Đức – làm thế nào một người phó ḿnh cho Thiên Chúa có thể tiến tới đỉnh cao chiêm niệm. Ngài cống hiến cho chúng ta một mô phạm của cuộc sống con người mang tính chất như là một cuộc thăng tiến lên đỉnh trọn lành.

 

Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả đă nói với chúng ta trong cuốn sách Những Cuộc Đối Thoại này nhiều phép lạ vị thánh này thực hiện. Cả ở đây nữa, vị giáo hoàng này không chỉ thuật lại một biến cố lạ lùng, mà chứng tỏ cho thấy cách thức Thiên Chúa, bằng việc cảnh báo, hỗ trợ và thậm chí trừng phạt, rat ay can thiệp vào những trường hợp cụ thể trong đời sống của con người. Vị giáo hoàng muốn chứng tỏ rằng Thiên Chúa không phải là một giả thuyết xa cách ngay từ ban đầu của thế giới này, trái lại, Ngài hiện diện nơi đời sống của con người, của tất cả mọi người.

 

Quan niệm về “tiểu sử” này cũng được sáng tỏ theo chiều hướng của bối cảnh chung vào những thời buổi ấy, ở chỗ, giữa thế kỷ thứ năm và thứ sáu, thế giới đă trải qua một cuộc khủng hoảng trầm trọng về các thứ giá trị và cơ cấu, gây ra bởi t́nh trạng sụp đổ của Đế Quốc Rôma, bởi cuộc xâm lược của thành phần dân tộc mới và t́nh trạng suy thoái về các tập tục. Bằng việc tŕnh bày về Thánh Biển Đức như là một “ánh sáng chiếu rạng ngời”, Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô muốn cho thấy đường lối vượt thoát khỏi “đêm đen lịch sử ấy” (cfr. John Paul II, Teachings, II/1, 1979, p. 1158), một t́nh trạng khủng khiếp xẩy ra ở thành phố Rôma này.

 

Thật thế, hoạt động của Thánh Biển Đức và bộ luật của ngài đặc biệt là những ǵ chất chứa một thứ hỗn loạn về tinh thần thực sự, những ǵ đă làm thay đổi bộ mặt Âu Châu qua các thế kỷ và tác dụng của những điều này vượt ngoài thời điểm của ngài và biên giới quốc gia của ngài. Theo sau cuộc sụp đổ của mối hiệp nhất về chính trị do Đế Quốc Rôma kiến tạo, Âu Châu đă sống lại một mối hiệp nhất mới về tinh thần cũng như văn hóa – mối hiệp nhất của đức tin Kitô giáo, một mối hiệp nhất được chia sẻ nơi nhân dân của châu lục này. Đó là cách thức Âu Châu được xuất phát như chúng ta thấy hôm nay đây.

 

Thánh Biển Đức được sinh ra vào khoảng năm 480. Theo Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả th́ ngài đă được sinh ra “ex provincial Nursiae” – ở miền Norcia. Cha mẹ của ngài là người khá giả nên đă gửi ngài đi học ở Rôma. Tuy nhiên, ngài đă không ở lâu nơi thành phố vĩnh cửu này. Đức Giáo Hoàng Grêgôriô đă cống hiến cho chúng ta rất cá thể xẩy ra về sự kiện này. Vị giáo hoàng cho thấy rằng con người trẻ Biển Đức nổi bật về cách sống trong số nhiều học sinh của ḿnh, những học sinh sống đời buông thả và ngài không muốn rơi vào cùng một cạm bẫy. Ngài chỉ muốn làm hài ḷng Thiên Chúa “soli Deo placere desiderans” (II Dial., Prol 1).

 

Bởi thế, ngay cả trước khi ngài hoàn tất việc học vấn của ḿnh, Thánh Biển Đức đă bỏ Rôma để rút lui vào nơi cô tịch ở những rặng núi phía tây thành phố Rôma. Đầu tiên ngài đă ở khu làng Effide (hiện nay là Affile), nơi thỉnh thoảng ngài có liên kết với một “công đồng tu tŕ” của các đan sĩ, và sau đó đă trở thành một ẩn sĩ sống ở Subiaco gần đó. Ngài đă sống hoàn toàn một ḿnh trọn 3 năm trong một hang động ở đó. Vào lúc Cao Điểm Thời Trung Cổ,  hang động này đă trở thành “tâm điểm” của một đan viện Biển Đức được gọi là “Sacro Speco”. Thời gian ngài ở Subiaco là một giai đoạn  âm thầm sống với Thiên Chúa và đối với Thánh Biển Đức là một thời gian giúp ngài trở nên chín chắn.

 

Ở đó, ngài đă trải qua và thắng vượt 3 cuộc cám dỗ chính yếu về con người, đó là cám dỗ về việc tự quyết và muốn đặt ḿnh làm tâm điểm của các sự vật; cám dỗ về các cảm quan; và sau hết, cám dỗ về ḷng giận dữ và trả thù.

 

Thánh Biển Đức mạnh mẽ tin tưởng rằng chỉ sau khi chiến thắng được 3 chước cám dỗ này ngài mới có thể nói rằng bất cứ điều ǵ đều có lợi cho người đang thiếu thốn. Và như thế, được bằng an trong tâm hồn, ngài đă hoàn toàn có thể kiểm soát được động lực lấy ḿnh làm nhất, mà trở thành một con người kiến tạo ḥa b́nh. Chỉ cho tới lúc ấy ngài mới quyết định thành lập đan viện đầu tiên của ngài ở thung lung Anio, gần Subiaco.

 

Vào năm 529, ngài đă bỏ Subiaco để tự ḿnh thiết lập ở Montecassino. Một số người cho rằng việc di chuyển này như là một cuộc thoát chạy cho khỏi việc can thiệp của một vị giáo sĩ ghen tương địa phương, thế nhưng điều này có thể không đúng, v́ cái chết bất ngờ của vị linh mục này cũng không làm cho Thánh Biển Đức trở về lại đó (II Dial. 8). Thật vậy, ngài đă quyết định như thế là v́ ngài đă tiến vào một giai đoạn mới về kinh nghiệm đan tu và t́nh trạng trưởng thành bản thân.

 

Theo Thánh Grêgôriô Cả th́ cuộc xuất hành này từ một thung lũng xa xôi vùng Anio tới Mount Cassio – nơi chủ trị các đồng bằng rộng lớn chung quanh ḿnh – là biểu hiệu cho tính chất của ngài. Một đời sống lẻ loi đan tu có chỗ đứng của nó, thế nhưng một đan viện cũng có mục đích công cộng trong đời sống của Giáo Hội và chung xă hội. Nó phải giúp vào việc làm cho đức tin trở thành hữu h́nh như là một năng lực của đời sống. Thật vậy, khi Thánh Biển Đức chết vào ngày 21/3/547, nhờ bộ luật của ngài và đan viện Biển Đức do ngài thành lập, ngài đă lưu lại cho chúng ta một di sản sinh hoa kết trái khắp thế giới ở những thế kỷ sau đó, và vẫn tiếp tục cho tới ngày hôm nay đây. 

 

Trong tất cả tập thứ hai của cuốn Dialogues, Thánh Giáo Hoàng Grêgôry đă cho chúng ta thấy cách thức đời sống của Thánh Biển Đức được ch́m đắm trong một bầu khí cầu nguyện, nền tảng cho đời sống của ngài. Không cầu nguyện anh chị em không thể nào cảm nghiệm được Thiên Chúa. Linh đạo của Thánh Biển Đức không phải là linh đạo tách ĺa khỏi thực tại. Trong t́nh trạng hỗn loạn và lẫn lộn vào những thời ấy, Thánh Biển Đức đă sống dưới ánh mắt của Thiên Chúa. Ngài không bao giờ quên sót các nhiệm vụ của cuộc sống hằng ngày cùng với các nhu cầu của ngài. Khi nh́n ngắm Thiên Chúa, ngài hiểu được thực tại của con người cà sứ vụ của ngài. Nơi Bộ Luật của ḿnh, ngài đă giải thích là đời sống đan tu như là “một trường học phục vụ Chúa” (Prol 45), và ngài đă xin các đan sĩ của ḿnh “đừng coi bất cứ sự ǵ trước công việc của Thiên Chúa!” (tức là những việc Thần Vụ và Phụng Vụ Giờ Kinh) (43,3). Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh là tác động cầu nguyện trước hết là tác động lắng nghe (Prol 9-11), sau đó chuyển thành tác động cụ thể. “Ngày nào Thiên Chúa cũng muốn chúng ta đáp ứng lại giáo huấn thánh hảo của Ngài bằng hành động” (Prol 35).

 

Bởi thế mà đời sống của một đan sĩ trở thành một cộng sinh nẩy nở giữa hoạt động và chiêm niệm, “nhờ đó Thiên Chúa được tôn vinh trong mọi sự” (57,9). Ngược lại với một thứ tự viên trọn vị kỷ và dễ dàng, thường được ca tụng ngày nay, th́ nhiệm vụ đầu tiên và bất khả kháng cho một người môn đệ của Thánh Biển Đức đó là việc chân thành t́m kiếm Thiên Chúa (58,7) trên con đường được vạch vẽ bởi Chúa Kitô khiêm nhượng và tuân phục (5,13), t́m kiếm t́nh yêu của Đấng không ǵ được phép gây trở ngại (4,21;72,11).

 

Chính nhờ vậy, nhờ việc phục vụ người khác, mà Thánh Biển Đức trở thành một con người phục vụ và ḥa b́nh. Bằng việc tỏ ra tuân phục qua những hành động của một đức tin được đưa mến tác động (5,2), vị đan sĩ chiếm được ḷng khiêm nhượng (5,1), một nhân đức được Bộ Luật hiến cả một chương để nói về (7). Có thế, con người mới trở nên giống Chúa Kitô hơn và đạt tới tầm vóc viên trọn thực sự như là một tạo vật giống h́nh ảnh Thiên Chúa.

 

Đức tuân phục của người môn đệ cần phải cân xứng với sự khôn ngoan của Đan Viện Phụ, vị “đóng vai Chúa Kitô” (2,2;63,13) trong đan viện. Vai tṛ của vị đan viện phụ, một vai tṛ chính yếu được phác họa trong chương thứ hai của Sách Luật, với một diễn tả về vẻ đẹp thiêng liêng và việc dấn thân cần thiết, có thể được coi là phản ảnh Thánh Biển Đức, v́ như Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả viết, “Vị Thánh này không thể dạy những ǵ chính ngài không sống” (Dila II, 36). Vị đan viện phụ cần phải vừa là một người cha yêu thương vừa là một bậc thày nghiêm ngặt (2,24), một nhà giáo dục đích thực.

 

Tỏ ra cứng rắn khi xẩy ra những tính mê nết xấu, vị đan viện phụ được kêu gọi bắt chước tính hiền dịu của Vị Mục Tử Nhân Lành (27,8) trong việc “trợ giúp hơn là thống trị” (64,8), trong việc “chỉ vẽ bằng hành động hơn là tất cả những lời lẽ tốt đẹp và thánh hảo”, cũng như trong việc “làm sáng tỏ các giới lệnh thần linh bằng cách nêu lên một gương mẫu” (2,12).

 

Để có thể thực hiện những quyết định hữu trách, vị đan viện phụ cũng cần phải là con người biết lắng nghe “lời khuyên của anh em ḿnh” (3,2), v́ “Thiên Chúa thường tỏ cho biết việc giải quyết sáng suốt nhất cho con người trẻ trung nhất” 3,3). Thái độ này làm cho cuốn Sách Luật, được viết gần 15 thế kỷ trước đây trở thành rất hiện đại! Một con người mang trách nhiệm chung, cho dù ở trong những môi trường nhỏ bé, lúc nào cũng phải là một con người biết cac1h lắng nghe và học hỏi từ những ǵ nghe thấy.

 

Thánh Biển Đức đă diễn tả Bộ Luật như là “một phác họa tối thiểu, chính đáng và khởi đầu” 73,8); tuy nhiên, thực tế cho thấy nó cống hiến một lời khuyên nhủ hữu ích chẳng những cho các đan sĩ mà c̣n cho bất cứ ai muốn được chỉ đạo trên con đường đến cùng Thiên Chúa. Nhờ khả năng của ngài, ḷng khiêm nhượng của ngài, và khả năng tinh tường của ngài trong việc nhận thức giữa những ǵ là thiết yếu và những ǵ là thứ yếu trong đời sống thiêng liêng mà ngài vẫn đang là một ánh sáng soi dẫn cho cả đến ngày hôm nay.

 

Đức Phaolô VI, bằng việc công bố Thánh Biển Đức là thánh quan thày của Âu Châu vào ngày 24/10/1964, đă công nhận hoạt động tuyệt vời được hoàn thành bởi vị thánh này qua Bộ Luật nhắm đến chỗ kiến tạo nên nền văn minh và văn hóa của Âu Châu.

 

Ngày nay, Âu Châu – bị thương tích trầm trọng trong thế kỷ qua bởi hai cuộc thế chiến và cuộc sụp đổ của các đại ư hệ giờ đây đang cho thấy những thứ ảo tưởng thảm thương – đang t́m kiếm căn tính của ḿnh. Chắc chắn là một cơ cấu chặt chẽ về chính trị, kinh tế và pháp lư là những ǵ quan trọng trong việc kiến tạo nên một t́nh trạng mới mẻ, liên kết và bền vững, thế nhưng chúng ta cũng cần canh tân những thứ giá trị về đạo lư và thiêng liêng rút tỉa từ những căn gốc Kitô giáo của Châu Lục này, bằng không, chúng ta không thể nào kiến tạo nên được một tân Âu Châu.

 

Không có gịng huyết mạch chính này, con người vẫn chiều theo chước cám dỗ cổ xưa trong việc tự cứu ḿnh – một ảo tưởng đă gây ra qua những cách thức khác nhau ở Âu Châu của thế kỷ 20, như được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho biết là “một thứ thoái bộ chưa từng có trong lịch sử quằn quại của nhân loại” (Teachings, XIII/a, 1990, p.58).

 

Trong việc t́m kiếm sự tiến bộ thực sự, chúng ta hăy lắng nghe Bộ Luật của Thánh Biển Đức và coi nó như là một ánh sáng soi dẫn cho cuộc hành tŕnh của chúng ta. Vị đại đan sĩ này vẫn là một bậc thày thực sự mà nơi học đường của ngài chúng ta có thể học được nghệ thuật sống một thứ nhân bản đích thực.

  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17/5/2008