Đại Kết Kitô Giáo cho Sứ
Vụ Truyền Giáo
ĐTC BĐXVI
- Bài Giáo Lư cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ
Tư
23/1/2008 về
Mối
Hiệp
Nhất
Kitô Giáo
Anh Chị Em
thân mến,
Chúng ta
đang cử hành Tuần Lễ Nguyện Cầu Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo là tuần lễ
sẽ kết thúc vào Thứ Sáu 25/1. Ngày này đánh dấu cuộc trở lại của Thánh
Phaolô Tông Đồ. Kitô hữu thuộc các giáo hội khác nhau và những cộng đồng
giáo hội khác nhau cùng qui tụ lại vào thời điểm này để nhất trí kêu xin
cùng Chúa Giêsu ơn tái thiết mối hiệp nhất giữa thành phần môn đệ của
Người.
Nó là một
lời van nài đồng loạt được đồng tâm nhất trí dâng lên để đáp lại ước
muốn của Chúa Cứu Thế, Đấng đă hướng về Cha trong Bữa Tiệc Ly mà thân
thưa: “Con chẳng những cầu xin cho họ mà c̣n cho những ai sẽ tin tưởng
nơi Con nhờ lời của họ, để chúng được nên một, như Cha ở trong Con và
như Con ở trong Cha, nhờ đó họ được nên một trong Chúng Ta, để thế gian
tin rằng Cha đă sai Con” (Jn 17:20-21). Khi cầu xin tặng ân hiệp nhất,
Kitô hữu liên kết với lời nguyện cầu của Chúa Kitô và dấn thân chủ động
hoạt động để nhờ đó toàn thể nhân loại có thể đón nhận và nhận biết Chúa
Kitô là Vị Chủ Chiên và là Chúa duy nhất của chúng ta, hầu cảm nghiệm
được niềm vui của t́nh Người yêu thương.
Năm
nay, Tuần
Lễ
Nguyện
Cầu
cho Mối
Hiệp
Nhất
Kitô Giáo có một
giá trị
và ư nghĩa
đặc
biệt,
v́ nó cử
hành mừng
kỷ
niệm
100 năm
của
nó.
Từ thuở ban đầu th́ tuần lễ này đă thực sự là một trực giác đầy hoa trái.
Nó
được
bắt
đầu
vào năm
1908: Cha Paul Wattson, một
người
Mỹ
Anh Giáo, sáng lập
viên của
“Hội
Chuộc
Tội”
(cộng đồng của Anh Chị Em Chuộc Tội), cùng với
một
tín
đồ
Episcopalian là Cha Spencer Jones,
đă
khởi
sự
cho ư nghĩ
khôn ngoan về
tuần
bát nhật
nguyện
cầu
cho mối
hiệp
nhất
của
thành phần
Kitô hữu
này. Ư nghĩ
ấy
đă
được
đức
tổng
giám mục
Nữu
Ước
và khâm sứ
ṭa thánh hoan nghênh
đón
nhận.
Thế rồi,
vào năm
1916,
lời
kêu gọi
nguyện
cầu
cho mối
hiệp
nhất
được
lan rộng
khắp
Giáo Hội
Công Giáo, nhờ
việc
can thiệp
của
vị
tiền
nhiệm
đáng
kính của
tôi là
Đức
Giáo Hoàng Biển
Đức
XV, qua bức
văn
thư
ngắn
"At Perpetuam Rei Memoriam."
Việc khởi động ấy đă gây nên nhiều hào hứng và dần dần được thiết lập ở
khắp mọi nơi, hoàn chỉnh cấu trúc của nó theo gịng thời gian, và cũng
được tiến triển nhờ việc đóng góp của Đan Viện Phụ Couturier (1936).
Sau đó, khi làn gió khôn ngoan được
Công
Đồng Chung Vaticanô II
thổi
lên, nhu cầu cho mối hiệp nhất lại càng trở nên khẩn trương hơn nữa.
Sau công đồng này, cuộc hành tŕnh ấy đă được tiếp tục với việc nhẫn nại
t́m kiếm mối hiệp thông trọn vẹn giữa tất cả mọi Kitô hữu, một cuộc hành
tŕnh đại kết từ năm này qua năm khác đă có được những thời điểm ấn định
và hữu ích nhất ở Tuần Lễ Nguyện Cầu Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo.
Một trăm năm sau
của tiếng kêu gọi cùng nhau nguyện cầu cho hiệp nhất, Tuần
Lễ Nguyện Cầu này giờ đây đă trở thành một truyền thống vững chắc, ở
việc bảo tŕ được tinh thần và ngày tháng như Cha Wattson chọn lựa.
Thật vậy, ngài
đă chọn chúng theo ư nghĩa tiêu biểu của chúng.
Theo lịch
thời bấy giờ th́ ngày 18/1 là ngày lễ Ngai Ṭa Thánh Phêrô, một ngai toà
là nền tảng vững chắc và là một bảo đảm cho mối hiệp nhất của dân Chúa,
trong khi đó ngày 25/1, như ở vào thời điểm hiện tại đây, phụng vụ cử
hành cuộc trở lại của Thánh Phaolô.
Trong khi chúng ta dâng lời tạ ơn Chúa về 100 năm nguyện cầu này cũng
như về việc dấn thân chung nơi nhiều người môn đệ của Chúa Kitô, chúng
ta cũng biết ơn nhớ đến vị tác giả của cái sáng kiến thiêng liêng quan
pḥng này là Cha Wattson, và cùng với ngài, tất cả những ai phát động và
làm phong phú nó b ằng những đóng góp của họ, làm cho nó trở thành một
điều được tất cả Kitô hữu cùng có được.
Tôi vừa nói với anh chị em rằng Công Đồng Chung Vaticanô II đă giành
nhiều thời gian và chú trọng đến chủ đề hiệp nhất Kitô giáo, nhất là qua
sắc lệnh về Giáo Hội (“Unitatis Redintegratio”), trong đó, ngoài những
điều khác, th́ tầm quan trọng của việc nguyện cầu để cổ vơ hiệp nhất
được đặc biệt nhấn mạnh. Cầu nguyện là chính cốt lơi của tất cả đời sống
Giáo Hội. “Việc
thay đổi cơi ḷng và đời sống thánh thiện, cùng với việc chung riêng cầu
nguyện cho mối hiệp nhất của thành phần Kitô hữu, phải được coi là hồn
sống của tất cả phong trào đại kết”
(UR, 8).
Nhờ việc đại kết thiêng liêng này – tức nhờ đời sống thánh thiện, nhờ
việc hoán cải cơi ḷng và việc nguyện cầu chung riêng – việc liên kết
theo đuổi mối hiệp nhất đă đạt được những bước tiến trong thập niên vừa
qua và đă được đa dạng hóa qua nhiều khởi động;
từ việc làm quen và gặp gỡ các phần tử thuộc những giáo hội khác nhau và
những cộng đồng giáo hội khác nhau; đến những cuộc đoàm thoại và hợp
tác giữa các ngành khác nhau càng ngày càng trở nên thân thiện; đến
những cuộc bàn luận về thần học một cách cụ thể chúng ta nhờ đó có thể
liên kết với nhau và hợp tác với nhau.
Với những ǵ đă có được và tiếp tục cống hiến, th́ sự sống cho cuộc hành
tŕnh hướng tới mối hiệp thông trọn vẹn cho tất cả mọi Kitô hữu ấy trước
hết và trên hết là việc cầu nguyện. “Hăy nguyện cầu không ngừng” (1Thes
5:17 ) là đề tài cho Tuần Lễ Nguyện Cầu năm nay. Đồng thời nó là một
lời mời gọi là đừng bao giờ thôi vang vọng trong các cộng đồng của chúng
ta, v́ nguyện cầu là ánh sáng, là sức mạnh, là hướng đạo việc cho đường
đi nước bước của chúng ta khi chúng ta biết khiêm tốn lắng nghe Thiên
Chúa của chúng ta, Vị Thiên Chúa của tất cả chúng ta.
Sau nữa, Công Đồng này c̣n nhấn mạnh đến việc cầu nguyện chung, đến việc
liên kết nguyện cầu giữa người Công Giáo và các Kitô hữu khác hướng về
Vị Cha chung trên trời. Bởi thế, Sắc Lệnh về Vấn Đề Đại Kết đă khẳng
định rằng: “Những lời nguyện cầu được cùng nhau dâng lên này chắc chắn
là cách thức rất hiệu nghiệm đối với việc khẩn cầu cho mối hiệp nhất
Kitô Giáo” (UR, 8). Nơi
việc cầu nguyện chung, các cộng đồng Kitô hữu hiệp nhất trước nhan Chúa,
họ ư thức được những thứ mâu thuẫn xuất phát từ t́nh trạng chia rẽ, và
họ cho thấy ư muốn tuân theo ước vọng của Chúa, trung thành hướng về
Người để xin ơn hỗ trợ toàn năng của Người.
Ngoài ra, sắc lệnh này c̣n thêm rằng những lời cầu nguyện như thế là
“việc biểu lộ chân thực những mối liên kết mà người Công giáo tiếp tục
muốn thắt kết với những người anh chị em phân ly của ḿnh” (ibid.)
Đại Kết Kitô Giáo cho Sứ Vụ Truyền Giáo
Bởi
thế, việc cầu nguyện chung không phải là một tác động có tính cách thiện
nguyện hay chỉ thuần tính cách xă hội, mà là việc thể hiện đức tin liên
kết tất cả môi người môn đệ của Chúa Kitô.
Qua
năm tháng việc chủ động hợp tác đă được thiết lập về phương diện này, và
từ năm 1968, Văn Pḥng Hiệp Nhâá Kitô Giáo bấy giờ, một
văn pḥng đă trở thành Hội Đồng Ṭa Thánh đặc trách Việc Cổ Vơ
Hiệp Nhất Kitô Giáo, và Hội Đồng Đại Kết của Chư Giáo Hội, cùng nhau
soạn thảo những hướng dẫn cho Tuần Lễ Nguyện Cầu Cho Mối Hiệp Nhất Kitô
Giáo, những điều hướng dẫn sau đó được phổ biến cho thế giới tới
những miền đất mà không có công cuộc chung này sẽ chẳng hề hay biết ǵ.
Sắc
lệnh của Công Đồng về vấn đề đại kết này đă đề cập tới việc cầu nguyện
cho mối hiệp nhất ở vào phần cuối khi khẳng định rằng Công Đồng biết
rằng “việc đề xuất này trong vấn đề ḥa giải tất cả mọi Kitô hữu trong
mối hiệp nhất của Giáo Hội Chúa Kitô, một Giáo Hội duy nhất, là những ǵ
vượt quá tất cả mọi nỗ lực và trao tặng của loài người. Bởi thế, Công
Đồng đặt tất cả niềm hy vọng của ḿnh v ào lời nguyện cầu của Chúa Kitô
cho Giáo Hội” (UR 24).
Chính
v́ ư thức được những giới hạn loài người của chúng ta đă thúc đẩy chúng
ta phó ḿnh vào bàn tay của Chúa cách trọn vẹn tin tưởng. Chúng ta chỉ
thấy được hết sức rơ ràng ư nghĩa đích thực ấy của Tuần Lễ Cầu Nguyện
này; khi cậy dựa vào lời nguyện cầu của Chúa Kitô, Đấng tiếp tục nguyện
cầu trong Giáo Hội của Người cho “tất cả được nên một… nhờ đó thế gian
tin” (Jn 17:21).
Ngày
nay sự thật của những lời này thực sự là hợp thời. Thế giới này
đang khổ đau v́ vắng bóng Thiên Chúa, v́ không thể tới được với Thiên
Chúa; nó đang nỗ lực nhận biết dung nhan của Thiên Chúa. Thế nhưng làm
thế nào để con người ngày nay gặp được dung nhan của Thiên Chúa nơi dung
nhan của Chúa Giêsu Kitô, nếu chúng ta là thành phần Kitô hữu lại phân
rẽ nhau, nếu một bộ giáo huấn này phản nghịch lại với bộ giáo huấn kia?
Chỉ
có liên kết với nhau chúng ta mới thực sự có thể tỏ cho thế giới – một
thế giới đang cần đến – dung nhan của Thiên Chúa, dung nhan của Chúa
Kitô.
Cho
dù việc đối thoại và tất cả những ǵ chúng ta làm đều rất ư là cần
thiết, th́ vấn đề cũng hiển nhiên là không phải bằng những phương sách
riêng của chúng ta mà chúng ta có thể chiếm đạt được mối hiệp nhất.
Những ǵ chúng ta có thể đạt tới đó là tính cách sẵn sàng và khả năng
đón nhận mối hiệp nhất này khi Chúa ban nó cho chúng ta. Đó là ư
nghĩa của việc cầu nguyện, đó là mở ḷng của chúng ta ra, là kiến tạo
nên trong chúng ta cái sẵn sàng là yếu tố mở đường cho Chúa Kitô.
Trong
phụng vụ của Giáo Hội xa xưa, sau bài giảng của vị chủ tế – vị giám mục
hay vị chủ sự của việc cử hành này – thường có câu: “consersi ad
Dominum” (hăy hướng về Chúa). Sau đó ngài và hết mọi người khác đứng lên
và hướng về phía Đông. Tất cả đều muốn hướng tới Chúa Kitô. Chỉ khi nào
biết hoán cải, chi nhờ việc hoàn cải về với Chúa Kitô này, nơi cái nh́n
chung vào Chúa Kitô ấy, chúng ta mới có thể t́m được tặng ân hiệp nhất
mà thôi.
Chúng
ta có thể nói rằng chính nhờ việc nguyện cầu cho mối hiệp nhất đă
làm bừng lên những giai đoạn khác nhau của phong trào đại kết, nhất là
từ Công Đồng Chung Vaticanô II. Trong giai đoạn này, Giáo Hội
Công Giáo đă giao tiếp với với các Giáo Hội khác nhau và các cộng đồng
giáo hội khác nhau thuộc Đông phương lẫn Tây phương qua những h́nh thức
đối thoại khác nhau, chạm trán với họ về các vấn đề thần học và lịch sử
đă khơi lên qua các thế kỷ và đă làm nên những yếu tố cho t́nh trạng
phân rẽ. Chúa đă khiến cho những liên hệ thân t́nh ấy xẩy ra để cải tiến
việc hiểu biết hỗ tương và gia tăng mối hiệp thông, đồng thời cống hiến
một nhận định rơ ràng hơn về những trục trặc vẫn c̣n tồn tại cùng với
những căn nguyên chia rẽ.
Hôm
nay, trong tuần lễ này, chúng ta hăy dâng lời tạ ơn Thiên Chúa là Đấng
đă bảo tŕ và hướng dẫn cuộc hành tŕnh này cho tới nay; một cuộc hành
tŕnh phong phú được sắc lệnh của Công Đồng về đại kết diễn tả như “xuất
phát bởi ơn Chúa Thánh Thần” và “hằng ngày gia tăng một cách lớn mạnh
hơn” (UR, 1).
Anh
chị em thân mến, chúng ta hăy chấp nhận lời mời gọi “hăy liên lỉ nguyện
cầu” được Thánh Tông Đồ Phaolô ngỏ cùng các Kitô hữu tiên khởi ở
Thessalonica, một cộng đồng do chính ngài thành lập. V́ biết rằng t́nh
trạng bất ḥa bắt dầu xẩy ra, ngài đă van xin họ hăy nhẫn nại với mọi
người, đừng lấy ác báo ác, song hăy nh́n đến dự thiện hảo tốt lành giữa
họ với mọi người, và hăy vui thỏa ở mọi hoàn cảnh, vui thỏa, v́ Chúa ở
gần chúng ta. Bài giảng của Thánh Phaolô cho Kitô hữu Thessalonica có
thể giúp hướng dẫn hành vi cử chỉ của thành phần Kitô hữu trong mối liên
hệ đại kết ngày nay.
Trên
hết, ngài đă nói rằng: “Hăy sống thuận ḥa giữa anh chị em với nhau”.
Rồi “Hăy nguyện cầu không ngừng, và trong hết mọi hoàn cảnh, hăy dâng
lời tạ ơn” (cf. 1Thes 5:13-18). Chúng ta cũng hăy đón nhận lời khẩn cầu
này từ vị tông đồ ấy, vừa để tạ ơn Chúa về sự tiến bộ đạt được trong
phong trào đại kết và vừa kêu xin cho mối hiệp nhất trọn vẹn.
Xin
Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội, giúp cho tất cả mọi thành phần môn đệ của
Người Con thần linh Mẹ có thể sống thuận ḥa và tương ái, như là một mô
phạm đích thực trước toàn thế giới, và làm cho dung nhan của Thiên Chúa
trở nên khả thức nơi dung nhan của Chúa Kitô, Đấng là Thiên Chúa ở với
chúng ta, là Thiên Chúa của an b́nh và hoệp nhất.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ
biến ngày 23/1/2008
(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi
bật những điểm chính yếu quan trọng)
|