Đại Kết Kitô Giáo với ĐTC Biển Đức XVI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 477 Thứ Sáu 30/10/2009

 

 

Một biến cố vừa xẩy ra làm cho Kitô giáo nói chung và Giáo Hội Công giáo chúng ta nói riêng cảm thấy hết sức vui mừng phấn khởi. Đó là tin vui liên quan tới việc Đức Thánh Cha sắp mở đường cho khoảng 20-30 vị giám mục thuộc Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo đă ngỏ ư muốn trở về cùng Giáo Hội Công Giáo từ 2 năm nay, thời khoảng bên Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo bắt đầu đi đến chỗ truyền chức linh mục và giám mục cho nữ giới cũng như cho thành phần đồng tính, và làm phép cho các cặp hôn nhân đồng tính. Vậy Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ mở đường bằng cách nào, chẳng những cho thành phần cao cấp thuộc Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo mà c̣n cho một cộng đồng ly khai khác là Huynh Đoàn Linh Mục Thánh Piô X của Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre từ năm 1988? Chúng ta hăy cùng nhau t́m hiểu về việc làm đặc biệt khẩn thiết này của vị Giáo Hoàng ngay từ đầu giáo triều của ḿnh, ngày 20/4/2005, đă công khai tuyên bố với hồng y đoàn về một trong những ưu tiên hàng đầu của ngài là vấn đề “đại kết Kitô Giáo” như sau:

 

Bằng tất cả ư thức và vào lúc mở đầu cho thừa tác vụ của ḿnh ở Giáo Hội Rôma là nơi Thánh Phêrô đă tắm máu, vị Thừa Kế này lănh nhận, như là quyết tâm chính yếu của ḿnh, quyết tâm không ngừng hoạt động hướng đến việc tái thiết mối hiệp nhất trọn vẹn và hữu h́nh của tất cả mọi thành phần môn đệ Chúa Kitô”.

 

Cũng trong bài chia sẻ đầu tiên này với hồng y đoàn, Vị Giáo Hoàng Biển Đức XVI của chúng ta c̣n nói đến cách thức ngài sẽ thực hiện trong giáo triều của ngài để có thể đạt được tối đa nguyện vọng của ngài về vấn đề “Đại Kết Kitô Giáo”:

 

Đó là tham vọng của ngài, đó là nhiệm vụ bó buộc của ngài. Ngài biết rằng, để làm điều này, những bày tỏ về cảm t́nh thiện cảm mà thôi chưa đủ. Cần phải có những cử chỉ cụ thể để thấm nhập các tâm hồn và đánh động lương tâm, phấn khích mọi người tiến đến chỗ hoán cải nội tâm là điều căn bản cho tất cả mọi thứ tiến bộ trên con đường đại kết. Những cuộc đối thoại về thần học là những ǵ cần phải có. Cũng không thể châm chước bỏ qua việc khảo sát kỹ lưỡng những nguyên do lịch sử đă gây ra những việc quyết định trong quá khứ. Thế nhưng, khẩn thiết hơn thế nữa là việc ‘thanh tẩy kư ức’, một việc đă thường được Đức Gioan Phaolô II gợi lên, và là một việc duy nhất có thể sửa soạn cho các tâm hồn đón nhận tất cả sự thật của Chúa Kitô… Vị Thừa Kế Thánh Phêrô đây tự cảm thấy chính ḿnh liên quan đến vấn đề này và sẵn sàng làm tất cả những ǵ trong khả năng của ḿnh để cổ vơ lợi ích chính yếu cho việc đại kết. Theo những vị tiền nhiệm của ḿnh, ngài nhất định quyết tâm nâng đỡ bất cứ sáng kiến nào có vẻ thích hợp với việc đẩy mạnh vấn đề giao tiếp và thỏa hiệp với những vị đại diện thuộc các Giáo Hội khác và các cộng đồng giáo hội khác”. 

 

 

Văn Thư của Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin về Tông Hiến của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mở đường cho Tín Hữu Anh Giáo Tái Hiệp Nhất với Giáo Hội Công Giáo

 

 

Đường lối và phương pháp được cho rằng hiệu lực giúp tiến đến t́nh trạng “đại kết Kitô Giáo” như ngài bày tỏ ngay từ đầu giáo triều của ḿnh trên đây, đó là “cần phải có những cử chỉ cụ thể để thấm nhập các tâm hồn và đánh động lương tâm, phấn khích mọi người tiến đến chỗ hoán cải nội tâm là điều căn bản cho tất cả mọi thứ tiến bộ trên con đường đại kết”, “nhất định quyết tâm nâng đỡ bất cứ sáng kiến nào có vẻ thích hợp với việc đẩy mạnh vấn đề giao tiếp và thỏa hiệp với những vị đại diện thuộc các Giáo Hội khác và các cộng đồng giáo hội khác”.

 

Vậy trong trường hợp của Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă làm như thế nào, nếu không phải là việc ngài sẽ ban hành một văn kiện hay một Tông Hiến vừa có tính cách đáp ứng vừa mở đường cho bất cứ tín hữu Anh Giáo nào, nhất là thành phần cao cấp thuộc phẩm trật của cộng đồng này, muốn trở về tái hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội mà, từ năm 1535, họ đă tách khỏi bởi vụ Vua Henry VIII  liên quan tới đời sống hôn nhân tư riêng gây gương mù trầm trọng của vị vua có 6 đời vợ này. Sau đây, chúng ta hăy cùng nhau theo dơi những ǵ sẽ được ban hành trong Tông Hiến mở đường “Đại Kết Kitô Giáo” với các tín hữu thuộc Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo này.

 

Thật vậy, Văn Pḥng Báo Chí của Ṭa Thánh, hôm Thứ Ba, 20/10/2009, qua Đức Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin là William Levada, đă loan báo rằng, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ ban hành một Tông Hiến (Apostolic Constitution), cho phép tín hữu thuộc Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo (Anglican Communion) gia nhập Giáo Hội Công Giáo mà vẫn giữ truyền thống Anh Giáo hợp với Đức Tin Công Giáo.

 

Tông Hiến sắp ban hành này là tác động đáp ứng của Đức Thánh Cha trước những yêu cầu của tín đồ Anh Giáo, trong đó có khoảng 20-30 vị giám mục, trong thời điểm Truyền Thống Anh Giáo tiếp tục truyền chức linh mục và giám mục cho nữ giới và nam giới đồng tính luyến ái, cùng với việc làm phép cho những cặp hôn nhân đồng tính.

 

Bản văn của Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin công bố về sự kiện Tông Hiến mở đường này cho biết: “Đức Thánh Cha đă mở ra một cấu trúc về luật phép giúp cho việc tái hiệp nhất tập thể như vậy bằng cách thiết lập những bản quyền riêng (personal ordinariates) cho phép thành phần tín hữu Anh Giáo trước đó được hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo trong khi vẫn giữ các yếu tố thuộc gia sản thiêng liêng và phụng vụ đặc biệt của Anh Giáo”.

 

Những nhóm tín hữu Anh Giáo trở về hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo này sẽ được coi sóc và dẫn dắt bởi Personal Ordinariate là cấu trúc thường được lănh đạo bởi vị nguyên giáo sĩ Anh Giáo.

 

Về vấn đề linh mục Anh Giáo đă có gia đ́nh, bản văn của Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin cho biết rằng Tông Hiến sắp ban hành “cho phép vị nguyên giáo sĩ Anh Giáo được thụ phong như là linh mục Công Giáo”.

 

Bản văn làm sáng tỏ vấn đề là “những lư do về lịch sử và đại kết loại trừ việc truyền chức cho người nam đă lập gia đ́nh làm giám mục ở cả Giáo Hội Công Giáo lẫn Chính Thống Giáo”.

 

Bởi thế, Tông Hiến sắp ban hành sẽ qui định là vị lănh đạo bản quyền riêng (personal ordinariate) “hoặc là một vị linh mục hay là một giám mục không lập gia đ́nh”.

 

Đối với các vị linh mục tương lai, bản văn kiện cho biết: “Các chủng sinh ở bản quyền riêng (personal ordinariate) cần phải được dọn ḿnh theo như các chủng sinh Công Giáo khác, cho dù bản quyền riêng (personal ordinariate) này có thể thiết lập một nhà huấn luyện để giải quyết các nhu cầu riêng biệt của việc huấn luyện liên quan tới gia sản Anh Giáo. Như thế, Tông Hiến t́m cách làm cân bằng một đàng là mối quan tâm muốn bảo tŕ gia sản về phụng vụ và thiêng liêng của Anh Giáo, một đàng là mối quan tâm hội nhập vào Giáo Hội Công Giáo của những nhóm này cùng với hàng giáo sĩ của họ”.

 

Bản văn của Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin nhấn mạnh đến khía cạnh Tông Hiến “đáp ứng một cách hợp lư và thậm chí cần thiết” cho những ǵ được gọi là “một hiện tượng toàn cầu”. Tông Hiến này cống hiến “một mô thức duy nhất về luật phép cho Giáo Hội hoàn vũ là những ǵ có thể thích ứng với những trường hợp địa phương khác nhau và hợp t́nh hợp lư với thành phần nguyên Anh Giáo trong việc áp dụng phổ quát của nó”.

 

Về vấn đề những bản quyền riêng (personal ordinariates) được thiết lập một cách nào đó giống như trong quân đội là lănh vực có một vị giám mục thi hành thẩm quyền giáo hội trên thành phần quân nhân cùng gia đ́nh của họ, bất kể không gian họ ở. Trên thực tế th́ đă có nhiều cá nhân tín hữu Anh Giáo hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Đôi khi có những nhóm Anh Giáo gia nhập Công Giáo mà vẫn giữ một số cấu trúc “tập thể”, như trường hợp một giáo phận Anh Giáo ở Ấn Độ và một vài giáo xứ ở Hoa Kỳ.

 

Bản văn của Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin cho biết: “trong những trường hợp này, Giáo Hội Công Giáo thường châm chước vấn đề buộc sống độc thân và cho phép vị giáo sĩ Anh Giáo có gia đ́nh muốn tiếp tục thừa tác vụ như linh mục Công Giáo được lănh chức linh mục trong Giáo Hội Công Giáo”.

 

Đức Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin cho biết rằng: “Đức Thánh Cha Biển Đức XVI hy vọng rằng hàng giáo sĩ và tín hữu Anh Giáo muốn hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo sẽ thấy được nơi cấu trúc về luật phép này cơ hội để duy tŕ những truyền thống Anh Giáo quí báu đối với họ và hợp với đức tin Công Giáo. V́ những truyền thống này bày tỏ một cách đặc biệt đức tin được tuân giữ chung, chúng là một tặng ân cần được chia sẻ trong cả Giáo Hội. Mối hiệp nhất của Giáo Hội không đ̣i hỏi một thứ đồng loạt gạt bỏ tính chất đa dạng về văn hóa, như lịch sử của Kitô Giáo cho thấy. […] Bởi thế, mối hiệp thông của chúng ta được gia tăng bởi tính chất đa dạng hợp lệ này, và như thế chúng tôi cảm thấy hân hoan vui mừng khi thấy rằng những con người nam nữ ấy mang theo họ những đóng góp riêng biệt cho đời sống đức tin chung của chúng ta”. 

 

 

Bức Thư của ĐTC Biển Đức XVI về việc Tha Vạ Tuyệt Thông

cho 4 Giám Mục của Nhóm Ly Giáo Lefebvre

 

Đối với Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo, vị Giáo Hoàng quyết tâm “Đại Kết Kitô Giáo” Biển Đức XVI của chúng ta đă “có những cử chỉ cụ thể” và “đẩy mạnh việc giao tiếp và thỏa hiệp”, bằng một văn kiện là Tông Hiến sắp được ban hành, với những điều kiện hết sức cởi mở và rộng lượng, như Đức Tổng Giám Mục Anh Giáo John Hepworth, vị lănh đạo Giáo Phận Úc Đại Lợi, phát biểu cùng ngày 20/10/2009, như sau:

 

Xin cho tôi trước hết được nói rằng đây là một hành động thật tốt lành về phía Đức Thánh Cha. Ngài đă giành giáo triều của ngài cho lư tưởng hiệp nhất. Hành động này đáp ứng hơn cả những ǵ chúng tôi dám mơ ước trong lời thỉnh nguyện của chúng tôi hai năm trước đây. Hành động ấy đáp ứng hơn cả những lời cầu nguyện của chúng tôi nữa”.

 

C̣n đối với Huynh Đoàn Linh Mục Thánh Piô X của Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre th́ sao? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă đối xử như thế nào, nếu không phải việc Đức Thánh Cha tha vạ tuyệt thông cho 4 vị giám mục đă được tấn phong năm 1988 bởi ĐTGM Lefebvre, một cử chỉ được Đức Hồng Y Giovanni Battista Re đề cập tới trong sắc lệnh ngày 21/1/2009 với quyền tổng trưởng Thánh Bộ Giám Mục:

 

Theo năng quyền được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI minh nhiên ủy cho tôi, bằng sắc lệnh này, tôi hủy bỏ cho các vị Giám Mục Bernard Fellay, Bernard Tissier de Mallarais, Richard Willamson và Alfonso de Galarreta vạ tuyệt thông tiền kết được tuyên bố bởi thánh bộ này ngày 1/7/1988, và tuyên bố vô hiệu hóa những hậu quả về pháp lư bắt đầu từ hôm nay trong sắc lệnh được phổ biến vào lúc bấy giờ”.

 

Tuy nhiên, tiếc thay, nghĩa cử này của Đức Thánh Cha không ngờ lại bị phản kháng và chống đối nhất là từ trong nội bộ của Giáo Hội Công Giáo, đến nỗi, vào ngày 10/3/2009, chính Đức Thánh Cha đă phải chính thức lên tiếng trong một văn thư, trong đó, ngài chẳng những làm sáng tỏ thêm vấn đề tha vạ tuyệt thông, mà c̣n cả lư do sâu xa trong việc làm quan trọng này của ngài. Sau đây, chúng ta hăy theo dơi các trích đoạn chính yếu liên quan tới vấn đề gay go ấy.

 

“Chư huynh thân mến trong thừa tác vụ giáo phẩm.

 

“Việc tha vạ tuyệt thông cho 4 vị Giám Mục được ĐTGM Lefebvre tấn phong năm 1988 không được phép của Ṭa Thánh, v́ nhiều lư do, đă gây ra, cả trong lẫn ngoài Giáo Hội Công Giáo, một cuộc tranh luận nóng bỏng hơn bất cứ những ǵ chúng ta chứng kiến thấy qua một thời gian dài. Nhiều vị giám mục cảm thấy bối rối trước một biến cố không ngờ xẩy ra và khó ḷng thấy được một cách tích cực theo chiều hướng của các vấn đề và công việc Giáo Hội đang phải đối diện ngày nay. Mặc dù nhiều vị giám mục và các phần tử trong tín hữu theo nguyên tắc có một cái nh́n tích cực về mối quan tâm của Giáo Hoàng đối với việc ḥa giải, th́ vấn nạn vẫn là ở chỗ một cử chỉ như vậy có xứng hợp với những đ̣i hỏi khẩn trương chân thực của đời sống đức tin trong thời đại của chúng ta hay chăng. Đàng khác, lại có một số nhóm người công khai buộc tội vị Giáo Hoàng này là muốn vặn ngược kim đồng hồ đối với Công Đồng: bởi thế mới xẩy ra dồn dập những chống đối gây ra những vết thương đau c̣n sâu hơn là những vết thương của lúc này đây. Thế nên, quí huynh thân mến, tôi cảm thấy buộc phải lên tiếng để làm sáng tỏ vấn đề này cùng quí huynh, những ǵ cần phải giúp cho quí huynh hiểu được những quan tâm khiến tôi cùng các phân bộ có thẩm quyền của Ṭa Thánh thực hiện việc làm ấy. Nhờ đó, tôi hy vọng sẽ góp phần vào việc xây dựng niềm an b́nh trong Giáo Hội.

 

Làm sáng tỏ thêm vấn đề tha vạ tuyệt thông

 

“Một điều chẳng may không thấy trước được đă xẩy ra cho tôi đó là sự kiện gây ra bởi vụ Williamson đứng đầu việc tha vạ tuyệt thông. Cử chỉ nhân hậu thận trọng này đới với 4 vị giám mục được tấn phong thành nhưng không hợp lệ đột nhiên xuất hiện như là một điều ǵ đó hoàn toàn khác hẳn: như một thứ thoái thác về mối ḥa giải giữa Kitô hữu và Do Thái, và do đó như là một thứ đảo ngược những ǵ được Công Đồng đặt định về vấn đề này để hướng dẫn đường đi nước bước của Giáo Hội. Một cử chỉ ḥa giải với một nhóm thuộc giáo hội dính dáng tới một tiến tŕnh phân rẽ như thế đă trở thành chính cái phản đề của nó, thành một bước rơ ràng thoái bộ trước tất cả những bước tiến ḥa giải giữa người Kitô hữu và Do Thái được thực hiện từ Công Đồng – những bước tiến được chính công việc của tôi với tư cách là thần học gia đă t́m kiếm từ ban đầu trong việc tham phần và ủng hộ. Cái chồng chéo với hai tiến tŕnh này đă xẩy ra và hiện nay gây xáo động giữa Kitô hữu và người Do Thái, cũng như trong Giáo Hội là những ǵ khiến tôi chỉ biết hết sức hối tiếc. Tôi đă được bảo rằng việc tham khảo tin tức sẵn có trên mạng điện toán toàn cầu có thể giúp thấy được vấn đề sớm hơn. Tôi đă học được một bài học mà trong tương lai nơi Ṭa Thánh chúng tôi sẽ phải chú trọng hơn nữa tới các nguồn tín liệu. Tôi cảm thấy buồn trước sự kiện là ngay cả người Công giáo, thành phần mặc dù có thể hiểu biết hơn về trường hợp này, họ vẫn hận thù tấn công tôi một cách công khai. Chính v́ lư do này mà tôi càng phải cám ơn tất cả mọi người bạn Do Thái hơn nữa, những người đă mau chóng làm sáng tỏ vấn đề hiểu lầm và phục hồi bầu khí thân t́nh và tin tưởng mà – như trong thời của Đức Gioan Phaolô II – cũng đă hiện hữu suốt giáo triều của tôi và nhờ ơn Chúa vẫn c̣n tiếp tục tồn tại.

 

“Một lầm lẫn nữa tôi cảm thấy hết sức hối tiếc đó là sự kiện liên quan tới mức độ và giới hạn của những ǵ vào lúc ban hành ngày 21/1/2009 chưa được giải thích rơ ràng và đầy đủ. Vạ tuyệt thông có tác dụng cho cá nhân mà thôi chứ không cho các cơ cấu. Việc tấn phong giám mục không được giáo hoàng chuẩn nhận gây ra mối nguy hiểm ly giáo, v́ nó nguy hại đến mối hiệp nhất của Giám Mục Đoàn với Giáo Hoàng. Bởi thế Giáo Hội cần phải phản ứng bằng việc sử dụng h́nh phạt trầm trọng nhất là vạ tuyệt thông với mục đích kêu gọi những ai bị phạt như thế thống hối mà trở về với mối hiệp nhất này. Hai mươi năm sau cuộc tấn phong ấy, mục đích này rất tiếc chưa đạt được. Việc tha vạ tuyệt thông cũng có cùng một mục đích như của h́nh phạt, tức là một lần nữa mời gọi 4 vị giám mục này hăy trở về. Cử chỉ này là những ǵ khả dĩ một khi các phần tử trong cuộc đă bày tỏ việc họ nh́n nhận về nguyên tắc Giáo Hoàng và quyền bính Mục Tử của ngài, mặc dù c̣n một số trù trừ về phương diện tuân phục thẩm quyền tín lư của ngài cũng như thẩm quyền của Công Đồng. Ở đây tôi trở lại với việc phân biệt giữa cá nhân với cơ cấu. Việc tha vạ tuyệt thông là phương cách thực hiện trong lănh vực kỷ luật của giáo hội, ở chỗ, cá nhân được khỏi gánh nặng lương tâm gây ra bởi h́nh phạt nặng nhất của giáo hội. Cần phải phân biệt lănh vực kỷ luật này với lănh vực tín lư.  Sự kiện Hội Thánh Piô X không có chỗ đứng về giáo luật trong Giáo Hội thực ra không phải là căn cứ vào lư do kỷ luật mà là lư do tín lư. Bao lâu tổ chức này không có vị thế về giáo luật trong Giáo Hội th́ các vị thừa tác viên của tổ chức ấy không thi hành các thừa tác vụ hợp lệ trong Giáo Hội. Vậy cần phải phân biệt giữa lănh vực kỷ luật liên quan tới cá nhân như thế, với lănh vực tín lư liên quan tới thừa tác vụ và cơ cấu. Để làm sáng tỏ vấn đề này một lần nữa th́ cho tới khi các vấn đề về tín lư được sáng tỏ, th́ tổ chức này vẫn không có vị thế về giáo luật trong Giáo Hội, và các thừa tác viên của tổ chức ấy – cho dù có được khỏi h́nh phạt của giáo hội – vẫn không thi hành hợp pháp bất cứ thừa tác vụ này trong Giáo Hội…”

 

Lư do sâu xa trong việc tha vạ tuyệt thông

 

“Có cần đến biện pháp này hay chăng? Phải chăng nó thực sự là những ǵ ưu tiên? Những điều khác chẳng lẽ chẳng quan trọng hơn hay sao? Dĩ nhiên là có những vấn đề khác quan trọng hơn và khẩn thiết hơn. Tôi tin rằng tôi đă rơ ràng đề ra những ưu tiên cho giáo triều của tôi qua những bài tôi nói ngay từ ban đầu giáo triều này. Vậy hết những ǵ tôi đă nói sẽ tiếp tục không thay đổi trong dự định hoạt động của tôi. Ưu tiên đầu tiên đối với Vị Thừa Kế Thánh Phêrô đă được Chúa Kitô đề ra ở Căn Thượng Lầu bằng những từ ngữ rơ ràng nhất: ‘Con… làm kiên cường anh em của con’. Chính Thánh Phêrô đă phác họa ưu tiên này lại một lần nữa trong Bức Thư thứ nhất của ngài: ‘Hăy luôn sẵn sàng biện chứng cho bất cứ ai muốn biết về niềm hy vọng nơi anh em’. Trong thời đại của chúng ta đây, khi mà trong những vùng rộng lớn trên thế giới đức tin đang có nguy cơ chết đi như một ngọn lửa không c̣n dầu, th́ cái ưu tiên hơn hết đó là làm cho Thiên Chúa hiện diện trên thế giới này và cho con người nam nữ thấy được đường lối đến cùng Thiên Chúa. Không phải là bất cứ một vị thần linh nào mà là Vị Thiên Chúa nói trên Núi Sinai; đến với Vị Thiên Chúa có dung nhan chúng ta thấy được nơi một t́nh yêu ‘cho đến cùng’ – nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng tử giá và phục sinh. Vấn đề thực sự trong lúc này đây của lịch sử chúng ta đó là Thiên Chúa đang biến mất khỏi chân trời của loài người, và nơi cái mờ mịt về thứ ánh sáng xuất phát từ Thiên Chúa ấy, nhân loại đang mất đi sức chịu đựng của ḿnh, được chứng tỏ bằng những hậu quả hủy hoại hiển nhiên đang càng ngày càng gia tăng. 

 

“Việc dẫn con người nam nữ đến cùng Thiên Chúa, đến cùng Vị Thiên Chúa phán trong Thánh Kinh, đó là ưu tiên tối thượng và chính yếu của Giáo Hội cũng như của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô vào lúc này đây. Kết luận hữu lư của vấn đề này đó là chúng ta cần phải thiết tha với mối hiệp nhất của tất cả mọi tín hữu. T́nh trạng chia rẽ, những bất đồng nơi họ, là những ǵ gây trở ngại cho uy tín việc làm của Chúa nơi họ. Bởi thế, nỗ lực cổ vơ một chứng từ chung của Kitô hữu cho niềm tin của ḿnh – việc đại kết – là những ǵ thuộc về mối ưu tiên tối thượng này. Ngoài ra, tất cả những ai tin vào Thiên Chúa cũng cần phải hợp nhau để t́m kiếm ḥa b́nh, để cố gắng xích lại gần nhau, và để cùng nhau hành tŕnh, cho dù tin vào những h́nh ảnh khác nhau về Thiên Chúa, tiến đến nguồn mạch của Ánh Sáng – đó là cuộc đối thoại liên tôn. Bất cứ ai công bố Thiên Chúa là T́nh Yêu ‘cho đến cùng’ cần phải làm chứng cho t́nh yêu: trong việc ưu ái dấn thân cho người đau khổ, trong việc loại trừ oán ghét hận thù – đó là khía cạnh về xă hội của niềm tin Kitô giáo là những ǵ tôi đă nói đến trong Thông Điệp ‘Thiên Chúa là t́nh yêu’.

 

“Bởi vậy nếu công việc gian khổ của vấn đề hoạt động cho đức tin, đức cậy và đức mến trong thế giới hiện nay (và ở những cách thức khác nhau bao giờ cũng thế) là ưu tiên chính yếu của Giáo Hội, th́ một phần của nó cũng bao gồm cả tác động ḥa giải nữa, nhỏ và không nhỏ lắm. Một cử chỉ âm thầm giơ bàn tay ra ấy đă gây ra ồn ào náo động cả thể, từ đó thực sự đă trở thành những ǵ phản ngược lại với một cử chỉ ḥa giải, là sự kiện chúng ta cần phải chấp nhận. Thế nhưng, giờ đây tôi muốn hỏi là: Phải chăng nó đă hay đang là những ǵ thực sự sai lầm trong trường hợp tiến đến gặp gỡ người anh em ‘có điều ǵ phạm dến các con’ và t́m cách ḥa giải hay chăng? Không phải hay sao xă hội dân sự cũng cố gắng để chặn đứng những h́nh thức của chủ nghĩa cực đoan cũng như để sát nhập những thành phần cuối cùng phục tùng – ở mức độ có thể – vào những hướng đi cao cả làm nên đời sống xă hội, nhờ đó tránh gây ra cảnh cô lập hóa họ cùng với tất cả những hậu quả sau đó nữa? Có thể nào lại hoàn toàn sai lầm khi thực hiện việc phá vỡ những ǵ là ngoan cố và hẹp ḥi để dọn chỗ cho những ǵ là tích cực và khả dĩ phục hồi cho toàn khối hay chăng? Chính tôi đă thấy, trong những năm sau 1988, việc những cộng đồng đă từng tách khỏi Rôma trở lại khi thay đổi những thái độ nội tâm của họ; tôi đă thấy việc trở lại cùng Giáo Hội rộng lớn hơn này giúp cho họ có thể vượt ra ngoài những vị thế đơn phương và phá đổ t́nh trạng mắc nghẹn để có thể vươn vào toàn khối những năng lực tích cực. Chúng ta có thể nào lạnh lùng dửng dưng về một cộng đồng có 491 vị linh mục, 215 chủng sinh, 6 chủng viện, 88 học đường, 2 tổ chức cấp đại học, 117 nam tu, 164 nữ tu và hằng ngàn giáo dân hay chăng? Chúng ta có muốn ngẫu nhiên để cho họ càng xa ĺa Giáo Hội hơn nữa hay chăng? Chẳng hạn tôi đang nghĩ đến 491 vị linh mục. Chúng ta không thể nào biết được những động lực của họ lẫn lộn như thế nào? Cũng thế, tôi không nghĩ rằng họ chọn thiên chức linh mục nếu, song song với những yếu tố méo mó và bệnh hoạn khác nhau, họ không có một t́nh yêu mến đối với Chúa Kitô và một ước vọng muốn loan truyền Người, và với Người, loan truyền Vị Thiên Chúa hằng sống. Có thể nào chúng ta lại loại trừ họ là thành phần đại diện của một cánh thủ cựu, khỏi việc họ theo đuổi mối ḥa giải và hiệp nhất hay chăng? Vậy th́ họ trở thành những ǵ đây?”

 

Vai tṛ và sứ vụ thời đại của vị Giáo Hoàng chủ trương ưu tiên hàng đầu việc “Đại Kết Kitô Giáo”.

 

Kính thưa quí vị, qua hai việc làm hết sức thực tế, cởi mở và đầy hứa hẹn trên đây về vấn đề quyết tâm thực hiện “Đại Kết Kitô Giáo” của vị đương kim Giáo Hoàng 265 của chúng ta, có thể nói, nếu qu thc Đức Gioan Phaolô II được sai đến t mt nước cng sn Balan như mt tác nhân chính góp phn vào biến c gii th chế độ Cng Sn Đông Âu cui năm 1989, nh đó làm sp đổ Bc Tường Bá Linh là biu tượng cho mt Âu Châu Kitô Giáo chia rẽ, và nếu v tha kế ngài không ng li xut thân t quc gia ca Bc Tường Bá Linh này, mt quc gia đồng thi cũng là nơi xut phát phong trào Th Phn Tin Lành t thế k 16, v giáo hoàng quyết tâm thc hin vic Đại Kết Kitô Giáo như là một trong 4 ưu tiên tối hậu của giáo triều ḿnh là Biển Đức XVI, như ngài đă mạnh mẽ khẳng định với Hồng Y Đoàn ngày 20/4/2005, cũng được Chúa dùng để giúp cho Âu Châu thc s tr thành mt Khi Hip Nht, không phi bng quyền lực chính tr và kinh tế, mà bng tinh thần Đại Kết Kitô Giáo.

 

Biết đâu biến c gii th Cng Sn Đông Âu cui năm 1989 có tính cách giây chuyn một cách hết sức bất ngờ y cũng s xy ra cho s kin Đại Kết Kitô Giáo Âu Châu, mà m màn là t Cng Đồng Hip Thông Anh Giáo? Ngay sau s kin Anh Giáo này chỉ duy có một ngày, tin tc li cho thy nhú lên mt du ch thi đại phn khi khác t Chính Thng Giáo, đó là ư hướng tha thiết mun thc s hip nht vi Giáo Hi Công Giáo Rôma của Đức Giám Mc Tichon, Giáo Ch Giáo Hội Chính Thống Giáo Bulgaria, ngày Th Tư 21/10/2009, như được t L'Osservatore Romano trích dn những li ngài phát biểu như sau: “Cuc đối thoi v thn hc đang tiến trin trong nhng ngày này Cyprus thc s là nhng ǵ quan trng, nhưng chúng tôi không sợ phi nói rng chúng ta cn phi t́m cách cùng nhau c hành sm bao nhiêu có th”. V giám mc này khng định là ngài s “không b qua mt n lc nào” để mau chóng phc hi “mi hip thông gia người Công giáo và Chính Thng giáo”. 

 

 

“Vị giáo hoàng của Bữa Tiệc Ly … liên quan đến Hiệp Nhất Kitô giáo”

 

Trong bài viết mang tựa đề “Vị Tân Giáo Hoàng 265 có thể là một hồng y người Pháp gốc Ba Lan Do Thái hay một hồng y thuộc ḍng Phanxicô...”, được phổ biến trên mạng điện toán toàn cầu thoidiemmaria.net ngày 19/4/2005, và là bài cũng đă được mạng điện toán toàn cầu dongcong.net lấy phổ biến vào cùng ngày, ngay trước khi có tân giáo hoàng. Tuy những chi tiết ở đầu đề cho bài viết hoàn toàn sai bét. Thế nhưng, nếu ai đă đọc bài này trước khi có tân giáo hoàng, và đem áp dụng những chi tiết khác trong bài này, sẽ thấy dường như thích hợp với vị tân giáo hoàng, như những chi tiết sau đây: (xem cuốn “Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Vị Giáo Hoàng của Hiệp Nhất Kitô Giáo và cho Một Tân Âu Châu”, 5/2005, Chương 1: “Vị Giáo Hoàng của Bữa Tiệc Ly… Hiệp Nhất”)

 

“Chính v́ vị giáo hoàng 264 vừa quá cố này không phải là người Ư trong ṿng 455 năm đă được chọn như thế mà lần này, dư luận cũng hướng về những vị hồng y nổi tiếng ở các châu lục khác ngoài Âu Châu, chẳng hạn như Phi Châu với hồng y Francis Arinze nước Nigeria, và Châu Mỹ Latinh với hồng y Claudio Hummes người Ba Tây. Tuy nhiên, báo chí, hầu hết ở Âu Châu, vẫn quanh quẩn với những vị nổi tiếng ở Âu Châu, cách riêng ở Ư. Chẳng hạn như vị hồng y Dionigi Tettamanzi, ở TGP Milan, nơi đă có mấy đời giáo hoàng. Họ cũng đề cập đến 1 vị ngoài nước Ư là vị hồng y người Pháp Jean-Marie Lustiger, và vị hồng y người Đức hết sức nổi tiếng đang giữ vai tṛ trưởng hồng y đoàn kiêm tổng trưởng tín lư đức tin là Joseph Ratzinger.

 

“Riêng tôi, để có thể suy đoán về vị tân giáo hoàng, cần căn cứ vào diễn tiến lịch sử của Giáo Hội...  Bởi vậy, theo chiều hướng này, chúng ta cần phải lưu ư tới những ǵ Đức Gioan Phaolô II đă làm, kể cả và nhất là những ǵ chưa hoàn tất, để phỏng đoán. Đức Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng xuất phát từ một nước Cộng Sản đă hiển nhiên được Chúa dùng để làm sụp đổ Cộng Sản ở Âu Châu, và đang cố gắng hết sức để giúp cho Âu Châu thực sự trở thành một Khối Hiệp Nhất Âu Châu theo căn gốc Kitô giáo của ḿnh. Thế nhưng, cho tới khi ngài qua đời, Khối Hiệp Nhất Âu Châu này, chủ chốt là Pháp, nơi Giáo Hội vẫn được gọi là trưởng nữ của Giáo Hội, vẫn muốn phủ nhận căn gốc Kitô giáo làm nên văn hóa Âu Châu và căn tính Âu Châu của ḿnh, và cũng chính v́ không ‘trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa’ (x Mt 22:21), bằng việc nh́n nhận căn tính Kitô giáo của ḿnh như thế, châu lục này đă sống như không có Thiên Chúa, và đang bị khủng hoảng đức tin rất ư là trầm trọng, nơi đă cả hơn ngàn năm làm cho hạt giống Kitô giáo phát triển và truyền bá đi khắp nơi trên thế giới, nhưng đồng thời lại là nơi có những phân rẽ trong nội bộ Kitô giáo từ thế kỷ 16, với hai cuộc ly giáo liền vào tiền bán thế kỷ này là Thệ Phản (1519) và Anh Giáo (1535).

 

“Trong khi đó, theo chiều hướng tự do tôn giáo ở Âu Châu, làn sóng di dân của những người Hồi giáo Ả Rập, trước t́nh h́nh càng ngày càng khủng hoảng ở Trung Đông là vùng đất của họ, đă tràn vào Âu Châu và đă phát triển càng ngày càng mạnh, nhất là ở Pháp. Nếu cứ đà này, Kitô giáo ở Âu Châu càng ngày càng xuống dốc, trong khi Hồi giáo càng ngày càng thịnh, mà Hồi giáo, theo lịch sử cho thấy, bao giờ cũng kị Kitô giáo, và đă từng triệt hạ Kitô giáo trước đây, thậm chí cho tới nay ở các quốc gia Hồi giáo của họ, th́ Giáo Hội Công giáo là tâm điểm của Âu Châu về quyền lực tôn giáo này cần phải đứng vững hơn bao giờ hết, không phải chỉ v́ sợ Hồi giáo lấn át, cho bằng tái phúc âm hóa Khối Hiệp Nhất Âu Châu theo tinh thần Kitô giáo (chứ không phải chỉ bằng và nhờ nguyên kinh tế và chính trị như khối này đang chủ trương).

“Khối Hiệp Nhất Âu Châu có thực sự trở về với căn gốc Kitô giáo của ḿnh, cho đến độ tiến đến chỗ Đại Kết Kitô giáo, Kitô giáo mới có thể là chứng nhân truyền bá phúc âm hóa phần thế giới chưa nhận biết Chúa Kitô, nhất là ở Á Châu, mới có thể tái phúc âm hóa cho cả thế giới Kitô giáo ở toàn Mỹ Châu, nhất là Bắc Mỹ, nơi cũng đang quằn quại trong nền văn hóa sự chết, và mới có thể làm cho cả Do Thái giáo đang càng ngày càng gần hơn với Kitô giáo qua Giáo Hội Công giáo từ thời Đức Gioan Phaolô II, qua chứng từ hiệp nhất Kitô giáo như thế, nhận biết Đấng Thiên Sai của họ chính là Đức Giêsu Kitô, giáo tổ Kitô giáo.

 

“Với vai tṛ và vị thế quan trọng như thế của Âu Châu đối với vận mệnh và sứ mệnh của Giáo Hội Công giáo trước mắt như thế, những ǵ đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă cố thực hiện mà chưa hoàn thành, th́ vị giáo hoàng 265 cần phải là vị giáo hoàng vẫn thuộc về Âu Châu…

 

“Có thể nói, nếu giáo triều Gioan Phaolô II là giáo triều huy hoàng nhất lịch sử Giáo Hội Công giáo, chẳng khác nào như Chúa Kitô tiến vào thành thánh Giêrusalem, th́ vị giáo hoàng sau ngài sẽ là vị giáo hoàng của Bữa Tiệc Ly (có thể đó là lư do Năm Thánh Thể chưa kết thúc, liên quan đến Hiệp Nhất Kitô giáo, theo lời nguyện kết thúc Bữa Tiệc Ly của Chúa Kitô), vị giáo hoàng của Vườn Nhiệt (với những nhức nhối nội bộ) và của Khổ Nạn (gây ra bởi cả dân Chúa lẫn thế giới)…”

 

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô Lời Nhập Thể,

Chúa đă đến để qui tụ đàn chiên Chúa đang phân tán khắp nơi về một đàn chiên theo một chủ chiên.

Chúa đă không mong muốn ǵ hơn là mong sao cho tất cả được hiệp nhất nên một,

như Cha ở trong Chúa và như Chúa ở trong Cha.

Xin Thánh Thần Hiện Xuống trên Giáo Hội ngay từ ban đầu

luôn sống động trong Nhiệm Thể Chúa Kitô,

để măi măi Kitô giáo chúng con chỉ có

“một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”.

Amen.