|
Năm Thánh 2010 của Giáo Hội ở Việt Nam
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 480 Thứ Sáu
20/11/2009
Theo chủ quan, thời gian chẳng có nghĩa ǵ với đất đá, cỏ cây và muông
thú.
Chỉ duy
loài “linh ư vạn vật” là con người có hồn thiêng mới thấy được giá trị
của thời gian. Thế nhưng, thực tế cho thấy, đối với không ít người, thời
gian đă trở thành hoang phí và uổng phí, với cuộc sống hầu như hoàn toàn
vô nghĩa của họ, để rồi cuộc đời của họ được kết thúc bằng những cái
chết vô cùng nghiệt ngă, như trường hợp chán đời tự tử. Thậm chí đối với
cả thành phần Kitô hữu tin có đời sau, không ít người đă sống như thành
phần dân ngoại không có đức tin, đến nỗi, theo cảm giác tự nhiên sợ chết
như mọi phàm nhân khác, họ tỏ ra run sợ và kinh hoàng không muốn tiến
đến giây phút tột đỉnh cho cuộc hành tŕnh đức tin của họ, giây phút họ
đạt tới cùng đích của ḿnh, giây phút họ được gặp gỡ chính Đấng đă Dựng
Nên họ, Cứu Chuộc họ và Thánh Hóa họ. Thời gian chỉ có ư nghĩa hưởng thụ
đối với những ai t́m kiếm thiên đường trần gian, v́ theo họ chết là hết.
Thế nhưng, chính cái cảm giác sợ chết của họ, và việc t́m hết cách để
được sống khỏe, sống vui, sống măi v.v. vẫn là những ǵ cho thấy nỗi
khắc khoải khôn nguôi của một thụ tạo được dựng nên cho đời sau, cho
vĩnh hằng và vinh phúc.
V́ lịch
sử của loài người đă trở thành Lịch Sử Cứu Độ, nhất là sau biến cố Nhập
Thể và Vượt Qua của Đấng Thiên Sai Cứu Thế, Vị Thiên Chúa là Thần Linh
đầy quan pḥng yêu thương ở trên trời vẫn linh thiêng hiện diện và hoạt
động nơi lịch sử loài người để hướng dẫn chung loài người và riêng từng
người về Nhà Cha với Ngài. Cha trên trời có nhiều cách nhắc nhở con cái
ḿnh về sự sống vĩnh phúc dọc suốt cuộc hành tŕnh đức tin của họ: trước
hết và trên hết là Thánh Thể, Bánh từ trời xuống ban sự sống cho thế
gian (x Jn 6:51) và là một hy tế mà họ được kêu gọi “hăy làm việc này mà
nhớ đến Thày” (Lk 19:21); sau nữa là thánh giá đau khổ, để nhờ đó họ
sống ở thế gian mà không thuộc về thế gian (x Jn 17:11,14), và cũng nhờ
đó họ trở thành một hạt lúa miến mục nát đi cho muôn vàn hoa trái được
trổ sinh (x Jn 12:24); ngoài ra c̣n bao gồm cả các biến cố lịch sử
thiêng liêng như là những mốc điểm thời gian cho cuộc hành tŕnh đức tin
của chung cộng đồng Dân Chúa, được gọi là các Năm Thánh, một thời điểm
hồng ân để mỗi Kitô hữu, cùng với cộng đồng đức tin của ḿnh, nhớ lại
hồng ân Chúa ban để nhờ đó có thể sống xứng đáng với hồng ân của Ngài.
Qua các
phương tiện truyền thông hiện đại, nhất là các mạng điện toán toàn cầu
Công Giáo Việt ngữ và các nguyệt san Công Giáo, hầu như người Công Giáo
Việt Nam chúng ta đầu biết rằng hàng Giáo Phẩm Việt Nam đă quyết định và
phát động tổ chức Năm Thánh 2010, bắt đầu từ Lễ Các Thánh Tử Đạo,
24/11/2009, đến Lễ Hiển Linh 6/1/2011. Trước hết, để biết được đâu là lư
do, mục đích và nội dung của Năm Thánh Việt Nam 2010 này, chúng ta hăy
xem chính bức Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam kư ngày 9/10/2009
trước khi bế mạc phiên họp thường niên của các vị tại Xuân Lộc ngày
10/10/2009. Sau nữa, để làm sao có thể hưởng ơn ích của Năm Thánh Việt
Nam 2010, chúng ta hăy đọc thông báo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về
việc Ơn Toàn Xá trong Năm Thánh; và sau hết, để thông công với Năm Thánh
Việt Nam này, chúng ta hăy đọc bản kinh Cầu Cho Năm Thánh của Hội Đồng
Giám Mục Việt Nam, kèm theo tài liệu vắn gọn về nơi khai mạc Năm Thánh.
THƯ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA
CÔNG BỐ NĂM THÁNH 2010
(những tiểu đề do người biên soạn thêm vào)
Thưa Anh Chị Em,
1.
Năm 2010 ghi dấu những
sự kiện quan trọng trong lịch sử Giáo Hội tại Việt Nam : 350 năm thiết
lập hai giáo phận tông toà Đàng Ngoài và Đàng Trong (1659-2009), 50 năm
thiết lập hàng giáo phẩm tại Việt Nam (1960-2010). Đây là thời điểm cho
chúng ta nh́n lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học của lịch sử,
nh́n vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nh́n tới
tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng
thánh ư Thiên Chúa. Qua văn thư của Toà An Giải Tối Cao, kư ngày
11-2-2009, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đă chấp thuận đơn xin của HĐGMVN,
cho phép chúng ta mở Năm Thánh đặc biệt từ Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
24-11-2009 đến Lễ Hiển Linh 6-1-2011.
Năm Thánh: Thời Điểm Khai Mạc và Bế Mạc - Lư do tại sao chọn 2 thời điểm
này?
2.
Năm Thánh 2010 sẽ được khai mạc trọng thể tại Sở Kiện thuộc Tổng giáo
phận Hà Nội vào ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24-11-2009. Các Thánh
Tử Đạo đă nhiệt tâm làm chứng cho đức tin đến độ dám hi sinh cả mạng
sống. Máu các ngài đổ ra đă tưới thắm mảnh đất quê hương, trở nên hạt
giống làm nẩy sinh nhiều cộng đoàn tín hữu trên đất nước Việt Nam. Khai
mạc Năm Thánh vào ngày lễ Các Thánh Tử Đạo mời gọi chúng ta tạ ơn Chúa
về hồng ân đức tin đă lănh nhận, tri ân các bậc tiền nhân, các ân nhân
và chứng nhân đă gieo văi và vun trồng hạt giống đức tin trên quê hương
đất nước này, đồng thời ư thức giá trị cao quư của hồng ân đức tin để
sống và làm chứng cho Tin Mừng, tích cực xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô
trong môi trường Chúa sai chúng ta đến. Ngoài lễ khai mạc chung, mỗi
giáo phận sẽ tổ chức lễ khai mạc trong giáo phận để tất cả anh chị em
tín hữu có thể tham dự tích cực hơn.
Trong Năm Thánh, Anh Chị Em được hưởng ơn toàn xá vào những dịp sau đây
:
- khi tham dự những ngày lễ đă được ấn định
(xem phụ lục),
- khi tham dự các thánh lễ trọng thể do Đức giám mục chủ sự,
- khi đi hành hương tại những địa điểm được Đức giám mục giáo
phận chỉ định.
Lễ Bế mạc Năm Thánh sẽ được cử hành tại Linh Địa La Vang, Tổng giáo phận
Huế, vào lễ Hiển Linh 6-1-2011. Hiển Linh là mầu nhiệm Thiên Chúa tỏ
ḿnh cho dân ngoại. Bế mạc Năm Thánh vào ngày lễ Hiển Linh nói lên quyết
tâm của Giáo Hội trong việc thi hành sứ mạng truyền giáo, chia sẻ niềm
vui đức tin cho anh chị em đồng bào của ḿnh, lấy ánh sáng đức tin soi
chiếu các thực tại trần thế, hăng say góp phần xây dựng xă hội theo tinh
thần Tin Mừng.
Năm Thánh:
cơ hội thuận lợi học hỏi về mầu nhiệm, mối hiệp thông, sứ vụ của Giáo
Hội
3.
Năm Thánh 2010 là cơ hội thuận lợi cho chúng ta học hỏi về Giáo Hội mầu
nhiệm, hiệp thông, sứ vụ. Chúng tôi sẽ gửi đến các giáo phận, giáo xứ và
cộng đoàn ḍng tu tài liệu học hỏi về Năm Thánh, để tất cả chúng ta cùng
tích cực tham gia. Việc học hỏi về mầu nhiệm Giáo Hội không chỉ nhằm mục
đích cung cấp một số kiến thức lư thuyết, nhưng c̣n nhằm thúc đẩy sự
tham gia của tất cả Dân Chúa vào đời sống Giáo Hội. V́ thế, khi cùng
nhau t́m hiểu và suy nghĩ về mầu nhiệm Giáo Hội, xin anh chị em mạnh dạn
và chân thành đóng góp ư kiến xây dựng của ḿnh. Những ư kiến đóng góp
của anh chị em sẽ là chất liệu cần thiết và phong phú cho Đại hội Dân
Chúa, được tổ chức tại Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày
21-11 đến 25-11-2010. Đại hội này quy tụ các đại diện của mọi thành phần
Dân Chúa để cùng với hàng giáo phẩm cầu nguyện, suy tư, trao đổi, nhằm
xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô trên quê hương Việt Nam, một Giáo Hội hiệp
thông và tham gia, một Giáo Hội hiện diện v́ loài người, một Giáo Hội
ước muốn chu toàn sứ vụ yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô trong môi
trường ḿnh đang sống.
Năm Thánh: Chiều Hướng Xây Dựng Giáo Hội Hiệp Thông và Dự Phần
4.
Trong Năm Thánh, chúng ta hăy cùng nhau xây dựng Giáo Hội theo mô h́nh
Hiệp thông và Tham gia. Tự bản chất, Giáo Hội là hiệp thông, bắt nguồn
từ chính mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúa Ba Ngôi vừa là suối nguồn
vừa là mẫu mực và cùng đích của sự hiệp thông trong Giáo Hội. Chính v́
thế, Giáo Hội được gọi là Dân Thiên Chúa, Thân Ḿnh Chúa Kitô, Đền Thờ
Chúa Thánh Thần. Cũng v́ thế, chúng ta được mời gọi xây dựng Giáo Hội
không phải bằng những đường lối và tính toán của người đời, nhưng trước
hết bằng cách vun trồng sự hiệp thông sâu xa với Chúa trong đời sống ân
sủng. Năm Thánh phải là cơ hội thuận lợi cho mỗi chúng ta canh tân đời
sống nhờ lắng nghe Lời Chúa, chuyên chăm cầu nguyện và lănh nhận các bí
tích, nhất là bí tích Thánh Thể.
Nhờ hiệp thông với Chúa, chúng ta được hiệp thông với nhau trong t́nh
yêu và chân lư, được bày tỏ trọn vẹn nơi Chúa Kitô. Sự hiệp thông này
thúc đẩy mọi thành phần Dân Chúa tham gia tích cực vào đời sống Giáo Hội,
bằng cách phát huy những đặc sủng Chúa ban theo ơn gọi và bậc sống của
ḿnh. Để phát huy sự hiệp thông trong Giáo Hội, Đức Thánh Cha Bênêđictô
XVI kêu gọi chúng ta quan tâm đặc biệt đến một số lănh vực. Trước hết,
phải quan tâm đến việc giáo dục đời sống đức tin và nâng cao tŕnh độ
văn hoá của mọi thành phần Dân Chúa. Kế đến, phải thúc đẩy việc thực thi
bác ái vốn là nét đặc thù của Giáo Hội Chúa Kitô. Sau nữa, phải chăm sóc
đặc biệt cho giới trẻ, nhất là giới trẻ nông thôn đang đổ dồn về các
thành phố lớn để học hành và t́m kiếm công ăn việc làm.
Năm Thánh: Chiều Hướng Xây Dựng Xă Hội Trần Thế
5.
Cũng trong ḍng chảy hiệp thông, chúng ta được mời gọi góp phần xây dựng
xă hội trần thế. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắn nhủ chúng ta rằng sứ
mạng chính yếu của Giáo Hội là loan báo Tin Mừng Chúa Kitô, và chính khi
chu toàn sứ mạng loan báo Tin Mừng là Giáo Hội đóng góp vào việc phát
triển con người, không những về mặt nhân bản và thiêng liêng, mà cả về
mặt xă hội. V́ thế, khi xây dựng đời sống ḿnh trên nền tảng những giá
trị Tin Mừng như bác ái, liêm chính và quư trọng công ích, Anh Chị Em
chính là những công dân tốt, tích cực tham gia vào việc xây dựng một xă
hội công bằng, liên đới và b́nh đẳng. Qua Anh Chị Em, Giáo Hội đóng góp
phần ḿnh vào việc phát triển con người và xă hội cách toàn diện, trong
tinh thần đối thoại chân thành, hợp tác lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau.
Cuối cùng, Năm Thánh 2010 phải là động lực thúc đẩy chúng ta hăng say
chia sẻ niềm vui đức tin với tất cả mọi người dân Việt. Để thực hiện
được điều này, cần phải khơi dậy hồng ân đức tin đă lănh nhận nhưng v́
hoàn cảnh khách quan hoặc những yếu tố chủ quan, hồng ân ấy có thể đă bị
phai mờ, lăng quên hay mai một. Ngoài ra, cần canh tân các phương thức
truyền giáo nhằm đáp ứng những biến chuyển nhanh chóng của thời đại; tuy
nhiên nên nhớ rằng chứng tá đời sống vẫn luôn là cách thế cụ thể và
thuyết phục nhất trong việc làm chứng cho Tin Mừng và giới thiệu Chúa
cho người khác. Đồng thời, nhu cầu bao la trong việc truyền giáo đ̣i hỏi
phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành phần Dân Chúa, giữa các giáo
phận với nhau cũng như giữa các giáo phận và các ḍng tu.
Năm Thánh:
để tạ ơn, sám hối, canh tân và hoà giải
Thưa Anh Chị Em,
Chúng ta cử hành Năm Thánh 2010 để tạ ơn, sám hối, canh tân và hoà giải.
Chúng tôi tin rằng nếu chúng ta bước vào Năm Thánh với tâm t́nh và thái
độ như thế, Năm Thánh sẽ mang lại nhiều hoa trái tốt lành cho mỗi người,
mỗi gia đ́nh, mỗi cộng đoàn cũng như cho tất cả Giáo Hội Việt Nam.
Ngày chính thức khai mạc Năm Thánh không c̣n xa, chúng tôi xin Anh Chị
Em cầu nguyện đặc biệt cho Giáo Hội Việt Nam. Cách cụ thể, chúng tôi đề
nghị tất cả Dân Chúa sẽ cùng làm Tuần Cửu Nhật (từ ngày 15 đến
23-11-2009), cầu nguyện cho mọi sinh hoạt trong Năm Thánh được tiến hành
tốt đẹp và mang lại nhiều ích lợi thiêng liêng cho mọi người.
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Cả Giuse và Các Thánh
Tử Đạo Việt Nam, xin Chúa chúc lành cho Anh Chị Em.
Về việc hưởng ơn Toàn xá trong Năm Thánh
1.
Trích Văn thư số 882/08/I của Ṭa Ân giải Tối cao ngày 11-02-2009:
Ṭa Ân
giải Tối cao, thừa lệnh Đức Thánh Cha, ban ơn Toàn Xá, theo các
điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý
Đức Giáo Hoàng) được chu toàn đúng phép, cho các Kitô hữu thực
tâm thống hối, trong tất cả và từng nhà thờ và nhà nguyện ở
Việt Nam ; họ cũng có thể nhường ân xá cho các linh hồn ở
luyện ngục:
a.-
trong các ngày 24 tháng 11 năm 2009 và 02 tháng 01 năm 2011, tức
ngày khai mạc và kết thúc trọng thể Năm Thánh mừng Kim Khánh
Hàng Giáo Phẩm tại Việt Nam ;
b.-
trong mọi ngày dành cho các mục đích tôn giáo chung cho toàn thế
giới hoặc theo thói quen ở Việt Nam, như được xác định trong thư
xin (xem số 2 dưới đây);
c.-
trong các ngày có cử hành nghi lễ trọng thể do Đức Giám Mục
Giáo Phận hoặc Đức Giám Mục khác thay thế ngài chủ sự ;
d.-
mỗi lần, vì lý do đạo đức, họ đi hành hương, từng cá nhân hay
theo đoàn thể, đến Nhà thờ Chính tòa hoặc một Đền thánh được
chỉ định trong Năm Thánh.
Những
người cao tuổi, đau yếu và những ai có lý do hợp pháp không ra
khỏi nhà được, có thể hưởng ơn Toàn Xá nếu chung lòng hợp ý
với những người đang tham dự phụng vụ hoặc hành hương Năm Thánh,
sốt sắng đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính và lời khẩn cầu Đức
Trinh Nữ Maria trước ảnh tượng của Người, thực lòng ghét bỏ
mọi tội lỗi, và khi có thể thì giữ ba điều kiện thông thường.
Các
tín hữu Việt Nam ở hải ngoại cũng sẽ được hưởng ơn Toàn Xá
trong các ngày và tại các nơi thánh được xác định đúng phép,
với sự đồng ý của các Đấng Bản Quyền Giáo Phận.
2. Các ngày cử hành đặc biệt trong Năm Thánh 2010 do Đức cha Phêrô
Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGMVN, liệt kê trong thư xin mở Năm
Thánh:
1 |
24-11-2009 |
Khai mạc Năm Thánh tại TGP Hà Nội |
2 |
24-11-2009 |
Khai mạc Năm Thánh tại mỗi giáo phận |
3 |
03-12-2009 |
Lễ Thánh Phanxicô Xaviê, Bổn mạng các Xứ truyền giáo |
4 |
27-12-2009 |
Lễ Thánh Gia Thất |
5 |
10-01-2010 |
Ngày quốc tế di dân |
6 |
02-02-2010 |
Lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh,
Ngày quốc tế Đời sống thánh hiến |
7 |
11-02-2010 |
Lễ Đức Mẹ Lộ Đức, Ngày quốc tế Bệnh nhân |
8 |
14 – 16-02-2010 |
Tết Nguyên Đán |
9 |
19-03-2010 |
Lễ Thánh Giuse, Bổn mạng Hội Thánh và Giáo Hội Việt Nam |
10 |
28-03-2010 |
Lễ Lá, Ngày quốc tế Giới trẻ |
11 |
25-04-2010 |
Chúa nhật IV Phục Sinh,
Ngày quốc tế cầu nguyện cho các Ơn gọi |
13 |
01-05-2010 |
Kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (1980)
|
14 |
16-05-2010 |
Lễ Chúa Thăng Thiên |
15 |
23-05-2010 |
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống |
16 |
11-06-2010 |
Lễ Thánh Tâm, Ngày thế giới cầu xin ơn Thánh hóa linh mục.
Nhớ ngày tấn phong Giám mục Việt Nam tiên khởi,
Đức cha Gioan B. Nguyễn Bá Ṭng (1933) |
17 |
29-06-2010 |
Lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, Tông Đồ |
18 |
26-07-2010 |
Lễ Chân phước Anrê Phú Yên,
Bổn mạng các Giảng viên giáo lư Việt Nam |
19 |
15-08-2010 |
Lễ Đức Mẹ lên trời, Thánh Mẫu La Vang |
20 |
09-09-2010 |
Kỷ niệm 350 năm thành lập
hai Đại diện Tông Ṭa Đàng Trong và Đàng Ngoài
|
21 |
14-09-2010 |
Lễ Suy tôn Thánh Giá, Lễ Tước hiệu các Hội ḍng Mến Thánh
Giá |
22 |
01-10-2010 |
Lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Bổn mạng các Xứ truyền giáo |
23 |
11-10-2010 |
Kỷ niệm ngày Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII kư Tông hiến
“Venerabilium Nostrorum” thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam
|
24 |
24-10-2010 |
Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc truyền giáo
|
25 |
22 – 25-11-2010 |
Đại hội Dân Chúa Việt Nam tại TGP TP.HCM |
26 |
03-12-2010 |
Lễ Thánh Phanxicô Xaviê, Bổn mạng các Xứ truyền giáo |
27 |
26-12-2010 |
Lễ Thánh Gia Thất |
28 |
6-1-2011 |
Bế mạc Năm Thánh tại mỗi giáo phận |
29 |
6-1-2011 |
Lễ Hiển Linh, Bế mạc Năm Thánh tại Lavang, TGP Huế |
Kinh Năm Thánh 2010
Lạy
Cha là Chúa cả trời đất, v́ ḷng từ ái xót thương, Cha đă tạo thành
và cứu độ muôn loài.
Cha đă
sai Con Một xuống thế làm người, chia sẻ thân phận yếu hèn của chúng
con, xả thân loan báo Tin Mừng cứu độ và phục vụ sự sống con người.
Người đă chịu khổ h́nh, chịu chết và sống lại để những ai tin nhận Người,
đều được qui tụ trong Nước Cha là Nước sự thật và sự sống, yêu thương và
an b́nh.
Cha đă
sai Thánh Thần xuống liên kết các tín hữu thành cộng đồng nhân loại mới
nên muối men và ánh sáng giữa ḷng thế giới hôm nay.
Chúng
con tạ ơn Cha đă thương gởi các nhà truyền giáo đến gieo hạt giống Tin
Mừng và chăm sóc cho hạt giống ấy phát triển xanh tươi trên đất nước
Việt Nam.
Chúng
con tạ ơn Cha đă thương ban cho chúng con nhiều chứng nhân đức tin anh
dũng và những bậc tiền nhân luôn hy sinh quảng đại, dày công vun tưới
cho hạt giống Tin Mừng sinh hoa kết quả dồi dào trên quê hương chúng
con.
Chúng
con nài xin Cha tha thứ mọi lỗi lầm thiếu sót đối với Cha và mọi người,
trong quá khứ cũng như hiện tại. Xin Cha giúp chúng con biết tránh xa
tội lỗi và chung sức xây dựng cuộc sống gia đ́nh, xă hội và đất nước
ngày càng tốt đẹp hơn.
Xin Cha
dùng ơn Thánh Thần soi sáng dẫn dắt chúng con bước theo Chúa Giêsu, loan
báo Tin Mừng cứu độ, tận t́nh phục vụ sự sống của đồng bào và đồng loại.
Xin dạy chúng con biết san sẻ của cải vật chất và tinh thần cho mọi
người, nhất là những người nghèo khổ.
Lạy Cha,
xin thắp sáng ngọn lửa tin cậy mến trong ḷng chúng con, để chúng con
noi gương các vị chứng nhân đức tin biết củng cố và lưu truyền gia sản
đức tin cho các thế hệ tương lai.
Sau hết,
nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Cả Giuse và các thánh
Tử Đạo Việt Nam xin Cha ban ơn trợ giúp chúng con biết quyết tâm xây
dựng Giáo Hội Việt Nam thành một gia đ́nh: là con một Cha, anh em một
nhà cùng nhau tiếp nối sứ vụ của Chúa Kitô là yêu thương đến cùng và
khiêm tốn phục vụ để mọi người trên đất nước chúng con, và cả thế giới
mau đón nhận T́nh Yêu cứu độ của Cha. Amen.
Kẻ Sở, Nơi khai mạc Năm Thánh
Năm Thánh kỷ niệm năm mươi năm thành lập Hàng giáo phẩm Công giáo Việt
Nam sẽ được khai mạc trọng thể tại Kẻ Sở, cũng c̣n được gọi là Sở Kiện [tên
của hai làng Sở và Kiện ghép lại], nằm trong thị trấn Kiện Khê, huyện
Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội.
Kẻ Sở là một trong những giáo xứ lớn của Tổng giáo phận Hà Nội hiện nay
với gần 9 ngàn tín hữu, và nhất là với một truyền thống công giáo lâu
đời.
Trụ sở của Địa phận
Kẻ Sở đă từng là thủ phủ của Địa phận Tây Đàng Ngoài cho tới khi Ṭa
giám mục được dời về Hà Nội[1]. Sau khi Kẻ Vĩnh (Vĩnh Trị),
nơi đặt trụ sở của Địa phận Tây Đàng Ngoài từ hơn một thế kỷ, bị phá
b́nh địa vào tháng 6.1858, và khi đạo bắt đầu được tự do (theo Ḥa ước
tháng 6.1862), Kẻ Sở đă được chọn làm trung tâm của Địa phận…
Là trụ sở của địa phận, Kẻ Sở có Đại chủng viện, trường latinh, trường
thầy giảng, sở quản lí nhà in và nhà thờ lớn, nhà ḍng Mến Thánh giá,
trường học, bệnh viện… Những cơ sở cần thiết để xây dựng nền móng cho
một giáo hội tại một xứ truyền giáo.
Nhà thờ Kẻ Sở
Được khởi công xây năm 1877, hoàn tất năm năm sau, tức vào năm 1882. Nhà
thờ là một công tŕnh kiến trúc đồ sộ: “Bốn hàng cột chia ḷng nhà thờ
thành năm gian dọc, dài 67m, rộng 31m, cao 23m, có thể chứa từ 4 đến 5
ngh́n người, không có ghế. Cửa sổ lắp kính màu. Bàn thờ sơn son thếp
vàng, vách cung thánh bằng gỗ chạm trổ tinh vi. Nhà thờ được xây trên
một nền bằng gỗ lim”[3].
Nhà thờ Kẻ Sở đă là nơi diễn ra các ngày lễ lớn, như lễ tấn phong các
giám mục chánh và phó Địa phận Tây Đàng Ngoài-Hà Nội, - ĐGM Gendreau
(1887), ĐGM phó Bigolet (1912), và ĐGM phó Chaize (1925), người kế vị
ĐGM Gendreau năm 1935. Đây là dịp quy tụ lớn, như lễ tấn phong Đức Cha
Gendreau (Đông), ngày 16-10-1887, theo sử sách ghi lại th́ đă có 32 thừa
sai, 43 linh mục, 200 chủng sinh và gần 20 ngh́n giáo dân tới dự. Một
con số khá lớn vào thời này.
Nhà thờ Kẻ Sở cũng là nơi an nghỉ của một số giám mục: Đức cha Retord (Đức
cha Liêu), Đức cha Theurel (Đức cha Chiêu). Đức cha Puginier-Phước, tuy
mất ở Hà Nội, nhưng linh cữu đă được đưa về an táng trong nhà thờ Kẻ Sở.
Công đồng Kẻ Sở
Kẻ Sở cũng c̣n là nơi họp Công đồng miền Đàng Ngoài lần thứ hai
vào năm 1912. Công đồng đă do Đức giám mục Gendreau-Đông, với tư cách
niên trưởng các giám mục, triệu tập theo thư đề ngày 16-7-1911, quy tụ 5
giám mục đại diện tông ṭa và hai linh mục quyền đại diện tông ṭa. Tham
dự Công đồng này c̣n có một giám mục và mười linh mục khác được mời
nhưng không được quyền biểu quyết. Công đồng Kẻ Sở nối tiếp công việc
của công đồng Kẻ Sặt. … Công đồng đă xây dựng các điều khoản về nhân sự,
về tài sản của địa phận, về các bí tích và về việc coi sóc bổn đạo. Các
điều khoản này đă được Ṭa Thánh phê duyệt. Công đồng Kẻ Sở như vậy đă
góp phần củng cố sự phát triển của giáo hội.
Lạy
Chúa Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể hằng ở cùng Cha ngay từ ban đầu,
Chúa
là Alpha và Omega, là nguyên ủy và là cùng đích của tất cả mọi sự.
Chúa
hôm qua, hôm nay và cho đến muôn đời vẫn là một.
Chúa
đă tỏ ḿnh ra trong thời gian qua những biến cố của lịch sử loài người,
để
biến đổi lịch sử trần gian của loài người thành Lịch Sử Cứu Độ của Chúa.
Xin
cho Kitô hữu chúng con luôn biết chẳng những nhận ra các dấu chỉ thời
đại
mà
c̣n biết mau mắn hưởng ứng và đáp ứng những Dự Án Thần Linh của Chúa,
cho
“Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như
trên trời”.
Amen.
|
|