Đức
Giáo Hoàng Biển
Đức
XVI: Sứ
Điệp
Giáng Sinh 25/12/2009
(Video)
Anh
Chị Em thân mến ở Rôma và khắp thế giới,
và
tất cả mọi con người nam nữ được Chúa yêu thương!
“Lux fulgebit hodie super nos,
quia natus est nobis Dominus.
Hôm nay ánh sáng sẽ chiếu tỏa trên chúng ta.
Chúa đă sinh ra cho chúng ta»
(Sách Lễ Rôma, Lễ Giáng Sinh, Ca Nhập Lễ cho lễ Rạng Đông)
Phụng vụ của Thánh Lễ Rạng Đông đă nhắc nhở chúng ta rằng giờ đây
đêm đă qua ngày bắt đầu; ánh sáng chiếu tỏa trên chúng ta từ hang
Bêlem.
Tuy nhiên, Thánh Kinh và Phụng Vụ không nói với chúng ta về một thứ
ánh sáng tự nhiên, mà là một thứ ánh sáng khác đặc biệt một cách nào
đó nhắm đến chúng ta và tập trung vào «chúng ta» là thành phần
«chúng ta» được Con Trẻ Bêlem «sinh ra» cho. « Cái «chúng ta» đây là
Giáo Hội, là đại gia đ́nh toàn cầu của những ai tin vào Chúa Kitô,
thánh phần đă hy vọng trông đợi việc hạ sinh của Đấng Cứu Thế, và là
thành phần hôm nay đây đang cử hành một cách mầu nhiệm ư nghĩa bất
diệt của biến cố này.
Trước hết, bên cạnh máng cỏ ở Bêlem, cái «chúng ta» ấy hầu như bất
khả nhận thấy trước con mắt của nhân loại. Như Phúc Âm Thánh Luca
tŕnh thuật, nó bao gồm, ngoài Mẹ Maria và Thánh Giuse, một số ít
mục đồng hèn mọn đến hang đá này sau khi nghe được sứ điệp của các
Thiên Thần. Ánh sáng của Ngày Sinh Nhật đầu tiên ấy giống như một
ngọn lửa được thắp lên trong đêm tối. Trong khi tất cả chỉ là tăm
tối th́ ở hang đá này tỏa ra một ánh sáng thật «chiếu soi hết mọi
người» (Jn 1:9). Tuy nhiên, Tất cả những điều ấy xẩy ra một cách đơn
sơ giản dị và âm thầm kín đáo, theo cách thức Thiên Chúa hành động
trong suốt gịng lịch sử cứu độ. Thiên Chúa thích thắp sáng những
tia sáng nho nhỏ, để rồi nhờ đó tỏa chiếu những khoảng không gian
rộng lớn. Sự Thật, và T́nh Yêu, là nội dung của của nó, những ǵ
được thắp lên bất cứ ở nơi nào ánh sáng ấy được đón nhận; bấy giờ
chúng chiếu tỏa ra, theo những ṿng tṛn đồng tâm, như thể nhờ giao
tiếp, nơi tâm trí của tất cả những ai, tự nguyện cởi mở ḿnh ra
trước ánh quang của nó, chính họ trở thành các nguồn sáng. Lịch sử
Giáo Hội là như thế đó: Giáo Hội bắt đầu cuộc hành tŕnh của ḿnh ở
hang đá thấp hèn Bêlem, và qua gịng lịch sử Giáo Hội đă trở nên một
Dân Tộc và nguồn sáng cho nhân loại. Cả ngày nay nữa, nơi những ai
gặp gỡ Con Trẻ ấy, Thiên Chúa vẫn thắp lên những ngọn lửa trong đêm
trường của thế giới, kêu gọi những con người nam nữ khắp nơi hăy
nhận biết ở Chúa Giêsu «dấu hiệu» của việc Ngài hiện diện cứu độ và
giải phóng cũng như hăy nới rộng cái «chúng ta» của những ai tin vào
Chúa Kitô đến toàn thể nhân loại.
Bất cứ ở đâu có một thứ «chúng ta» đón nhận t́nh yêu của Thiên Chúa,
th́ ở đó ánh sáng của Chúa Kitô chiếu tỏa, thậm chí trong cả những
trường hợp khó khăn nhất. Giáo Hội, như Trinh Nữ Maria, cống hiến
cho thế giới Chúa Giêsu, Người Con, Đấng mà chính Mẹ đă lănh nhận
như là một tặng ân, Đấng đến để giải phóng loài người khỏi làm tôi
tội lỗi. Như Mẹ Maria, Giáo Hội không sợ, v́ Con Trẻ ấy là sức mạnh
của Giáo Hội. Thế nhưng, Giáo Hội không giữ lấy Người cho riêng bản
thân ḿnh: Giáo Hội cống hiến Người cho tất cả những ai t́m kiếm
Người bằng một con tim chân thành, cho thành phần thấp hèn và đau
buồn trên thế gian, cho những nạn nhân của bạo lực, cũng như cho tất
cả những ai mong mỏi ḥa b́nh. Cả ngày nay nữa, nhân danh một gia
đ́nh nhân loại đang bị tác dụng sâu nặng bởi cuộc khủng hoảng tài
chính trầm trọng, tuy nhiên bị tác dụng trầm trọng hơn nữa bởi một
cuộc khủng hoảng về luân lư, và bởi những vết thương đớn đau gây ra
bởi chiến tranh và các cuộc xung đột, Giáo Hội, bằng t́nh đoàn kết
gắn bó với nhân loại, cùng với8 các mục đồng lập lại rằng : «Nào
chúng ta hăy đến Bêlem» (Lk 2 :15), v́ ở nơi đó chúng ta sẽ t́m thấy
niềm hy vọng.
Cái «chúng ta» của Giáo Hội đang sống động ở nơi Chúa Giêsu hạ sinh,
thuộcv Thánh Địa, kêu gọi dân chúng của ḿnh hăy từ bỏ hết mọi lập
luận của bạo lực và trả thù, và hăy dấn thần bằng nghị lực và ḷng
quảng đại mới trong tiến tŕnh dẫn đến việc chung sống an b́nh. Cái
«chúng ta» của Giáo Hội đang hiện diện ở các xứ sở khác thuộc vùng
Trung Đông. Làm sao chúng ta có thể quên được t́nh trạng rắc rối
trục trặc ở Iraq và «đàn nhỏ» Kitô hữu đang sống ở miền đất này? Có
những lúc nó phải chịu bạo lực và bất công, thế nhưng nó vẫn cương
quyết góp phần vào việc xây dựng một xă hội chống lại thứ lư lẽ của
xung đột và loại trừ tha nhân. Cái «chúng ta» của Giáo Hội đang sinh
động ở Sri Lanka, ở bán đảo Triều Tiên và ở Phi Luật tân, cũng như ở
các xứ sở Á Châu khác, như một thứ men ḥa giải và ḥa b́nh. Ở lục
địa Phi Châu, Giáo Hội không ngừng dâng lên Thiên Chúa tiếng nói của
ḿnh, van nài cho việc chấm dứt hết mọi bất công ở Cộng Ḥa Dân Chủ
Congo; Giáo Hội kêu gọi các người cong dân ở Guinea và Niger hăy tôn
trọng quyền lợi của hết mọi người và hăy đối thoại; Giáo Hội van xin
những ai ở Madagascar hăy thắng vượt những chia rẽ nội bộ của ḿnh
và hăy chấp nhận nhau ; và Giáo Hội nhắc nhở cùng tất cả mọi con
người nam nữ rằng họ được kêu gọi hăy hy vọng, bất chấp những thảm
trạng, những thử thách và những khó khăn vẫn chi phối họ. Ở Âu Châu
và Bắc Mỹ, cái «chúng ta» của Giáo Hội đang thôi thúc dân chúng hăy
bỏ lại sau lưng cái tâm thứ vị kỷ và duy kỹ thuật, để thăng tiến
công ích và tỏ ra tôn trọng những con người bất khả tự vệ nhất, bắt
đầu từ trẻ chưa sinh. Ở Hunduras, Giáo Hội đă trợ giúp tiến tŕnh
tái thiết những cơ cấu ; ở khắp Mỹ Châu Latinh, cái «chúng ta» của
Giáo Hội đang là nguồn mạch của căn tính, của một tầm vóc trọn vẹn
của sự thật và bác ái không một ư hệ nào có thể thay thế, của lời
hiệu triệu hăy tôn trọng các quyền lợi bất khả phân ly của mỗi một
con người cùng với việc phát triển toàn vẹn của họ, của một việc
loan truyền công lư và t́nh huynh đệ, của nguồn hiệp nhất.
Trung thành với lệnh truyền của Đấng Sáng Lập, Giáo Hội tỏ ra đoàn
kết gắn bó với các nạn nhân của những cuộc thiên tai và nghèo khổ,
thậm chí trong cả những xă hội giàu thịnh. Trước cuộc xuất hành của
tất cả những ai di dân từ quê hương xứ sở của họ và bị đẩy đi vị đói
khổ, v́ t́nh trạng bất bao dung hay v́ môi trường bị suy thoái, Giáo
Hội là một hiện diện kêu gọi những người khác hăy có thái độ chấp
nhận và đón nhận. Tắt một lời, Giáo Hội ở bất cứ nơi đâu đều loan
báo Phúc Âm của Chúa Kitô, bất chấp bách hại, kỳ thị, tấn công và có
những lúc dửng dưng hận thù. Thật vậy, những sự ấy giúp Giáo Hội có
thể chia sẽ với thân phận của Thày ḿnh và Chúa của ḿnh.
Anh Chị Em thân mến, thật là một tặng ân cao cả được thuộc về một
mối hiệp thông hướng về hết mọi người! Nó là mối hiệp thông của
Thiên Chúa Ba Ngôi, từ cung ḷng của mối hiệp thông này mà Emmanuel,
Chúa Giêsu, «Thiên Chúa ở với chúng ta» đă đến trong thế gian. Như
các mục đồng ở Bêlem, chúng ta hăy chiêm ngưỡng mầu nhiệm yêu thương
và ánh sáng này với tràn đầy ngỡ ngàng và tri ân cảm tạ! Chúc mừng
Giáng Sinh cho tất cả mọi người!
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán
toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/urbi/documents/hf_ben-xvi_mes_20091225_urbi_en.html