Tiến tŕnh Hiệp Nhất Kitô Giáo đă đi tới đâu rồi?

 Thành Đạt ra sao?

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh,  tổng hợp

 

 

Hôm nay, 25/1, là Lễ kính Thánh Phaolô trở lại, cũng là ngày theo truyền thống kết thúc Tuần Bát Nhật Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo hằng năm của Giáo Hội. Nguồn gốc của Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo này đă diễn tiến như sau: Năm 1894, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đă khuyến khích thực hành Tuần Bát Nhật Cầu Nguyện Cho Hiệp Nhất trong bối cảnh Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Năm 1958, Tổ chức Hiệp Nhất Kitô Giáo ở Lyon, Pháp, cùng với Ủy Ban Đức Tin và Cấp Trật của Hội Đồng Chư Giáo Hội Thế Giới bắt đầu hợp tác soạn thảo những tài liệu cho Tuần Lễ Cầu Nguyện. Năm 1964, Ủy Ban Đức Tin và Cấp Trật của Hội Đồng Chư Giáo Hội Thế Giới và Hội Đồng Ṭa Thánh Cổ Vơ Hiệp Nhất Kitô Giáo bắt đầu cùng nhau soạn thảo văn bản cho Tuần Lễ Hiệp Nhất này, và từ năm 1968 đề tài được soạn thảo này bắt đầu chính thức được sử dụng học hỏi cho Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo. Đề tài cho năm 2007 là ‘Người làm cho kẻ điếc nghe thấy và người câm nói được’ (Mk 7:37). Thế nhưng, chúng ta chắc ai cũng muốn biết tiến tŕnh Hiệp Nhất Kitô Giáo đă đi tới đâu rồi, thành đạt ra sao?

 

Với Giáo Hội Chính Thống Giáo Constantinopoli Thổ Nhĩ Kỳ: “Chúng tôi không thể không nhắc tới tác động long trọng có tính cách giáo hội trong việc xóa bỏ kư ức của những thứ tuyệt thông xưa kia”

 

Bản Tuyên Ngôn Chung được kư kết giữa Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI và Đức Thượng Phụ Bartholomew I ở Phanar, Istanbul 30/11/2006, trong đó, có đặc biệt nhắc tới việc xóa bỏ kư ức của những thứ tuyệt thông cho nhau ngày 7/12/1965:

 

Chúng tôi đă tri ân nhớ lại những cuộc gặp gỡ của các vị tiền nhiệm của chúng tôi, những cuộc gặp gỡ được Chúa chúc phúc, những vị đă tỏ cho thế giới thấy nhu cầu khẩn trương của mối hiệp nhất và t́m kiếm những đường lối vững chắc để đạt tới m ối hiệp nhất này, bằng việc đối thoại, nguyện cầu và bằng cuộc sống hằng ngày của Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras I đă đến Giêrusalem như những người hành hương, đến chính nơi Chúa Giêsu đă chết và sống lại v́ phần rỗi của thế giới, và các vị cũng đă gặp nhau một lần nữa ở Phanar đây cũng như ở Rôma. Các vị đă để lại cho chúng ta một bản tuyên ngôn chung vẫn c̣n nguyên  tất cả giá trị của nó; nó nhấn mạnh rằng việc thực sự đối thoại với nhau trong bác ái cần phải làm sao để có thể duy tŕ và tác động tất cả mọi liên hệ giữa cá nhân với nhau cũng như giữa các Giáo Hội với nhau, và nó ‘phải được bắt nguồn từ việc hoàn toàn trung thành với một Chúa Giêsu Kitô duy nhất và từ việc tương kính truyền thống riêng của nhau’ ("Tomos Agapis," 195). Chúng tôi c ũng không quên những cuộc viếng thăm nhau giữa Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Đức Thượng Phụ Dimitrios I. Chính trong cuộc viếng thăm của Đuưc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, chuyến viếng thăm đầu tiên về đại kết của ngài, đă xẩy ra việc loan báo vấn đề thành h́nh Ủy Ban Hỗn Hợp cho việc đối thoại về thần học giữa  Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Chính Thống. Việc này đă làm cho hai Giáo Hội của chúng ta tiến lại với nhau trong cùng một mục đích được ấn định là việc tái thiết mối hiệp thông trọn vẹn. Đối với vấn đề liên hệ giữa Giáo Hội Rôma và Giáo Hội Constantinople, chúng tôi không thể không nhắc tới tác động long trọng có tính cách giáo hội trong việc xóa bỏ kư ức của những thứ tuyệt thông xưa kia là những ǵ đă từng gây tác dụng tiêu cực qua các thế kỷ đối với hai Giáo Hội của chúng ta. Chúng ta vẫn chưa rút tỉa được từ hành động này tất cả mọi thành quả tích cực xuất phát từ đó cho việc tiến bộ của chúng ta hướng tới mối hiệp nhất trọn vẹn, những thành quả mà Ủy Ban Hỗn Hợp được kêu gọi để thực hiện việc đóng góp quan trọng. Chúng tôi kêu gọi tín hữu của chúng tôi hăy tích cực tham gia vào tiến tŕnh này, bằng việc nguyện cầu và bằng những cử chỉ ư nghĩa”.

 

Với Cộng Đồng Luthêrô Thế Giới Đức Quốc 10/1999: “Mỗi một cộng đồng tin tưởng chủ trương nơi những sự thật nền tảng về khoản tín lư Công Chính Hóa … không tương khắc với nhau

 

Ngày 31-10-1999, Đức Hồng Y Edward I Cassidy, Chủ Tịch Hội Đồng Ṭa Thánh Phụ Trách Cổ Động Hiệp Nhất Kitô Giáo, cũng là vị đại diện Giáo Hội Công Giáo, cùng với Giám Mục Christain Krause, đại diện Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới, chính thức kư vào Bản Tuyên Ngôn Chung về Tín Lư Công Chính Hóa tại Augsburg, nước Đức. Đức Hồng Y Edward I Cassidy đă tŕnh bày cho biết rơ ràng về tiến tŕnh và nội dung của văn kiện này trong tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, phát hành ngày 24/11/1999, trang VI và VII, với điểm chính yếu sau đây:

 

Bản Tuyên Ngôn Chung không phải là một lời Tuyên Xưng mới, cũng không phải là một văn kiện dung ḥa. Bản Tuyên Xưng Chung đây muốn tóm tắt những thành quả đối thoại sau một thời đoạn kéo dài 30 năm trời giữa Luthêrô và Công Giáo Rôma về khoản tín lư này, bằng cách nói lên những ǵ được mỗi một cộng đồng tin tưởng chủ trương nơi những sự thật nền tảng về khoản tín lư ấy, cũng như cho thấy việc hai bên cắt nghĩa về những sự thật nền tảng ấy không tương khắc với nhau…”

 

Với Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo 5/2005: “Chúng ta tin rằng không có lư do thần học nào nữa về việc chia rẽ giáo hội liên quan tới các vấn đề này’.

 

Cuộc đối thoại đại kết Kitô Giáo giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo này, một cuộc đối thoại trước hết được Đức Phaolô VI và ĐTGM Michael Ramsey ở Canterbury năm 1966 kêu gọi thực hiện, và được thiết lập vào năm 1970. Giai đoạn đầu tiên của hoạt động do ủy ban ARCIC thực hiện (1970-1981) mang lại những bản văn về Thánh Thể, về thừa tác vụ và về hai bản công bố liên quan tới quyền bính trong Giáo Hội. Giai đoạn thứ hai của ARCIC (1983-2005) bao gồm những công bố về ơn cứu độ và đức công chính, về bản tính của Giáo Hội, về những điều luân lư, về thẩm quyền trong Giáo Hội một lần nữa, cuối cùng đến vai tṛ của Đức Trinh Nữ Maria nơi tín lư và đời sống Giáo Hội. Giai đoạn thứ ba chưa được bắt đầu, nhất là lại có những diễn tiến bất lợi từ phía Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo, như được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI thẳng thắn nhận định và nêu lên, cũng trong cùng bài đáp từ của ngài ngỏ cùng vị Giáo Chủ Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo là Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams ngày 23/11/2006 như sau:

 

“Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, và nhất là trong một thế giới Tây phương bị tục hóa này, thành phần Kitô hữu và các cộng đồng Kitô Giáo đang bị chi phối rất nhiều bởi những ảnh hưởng và áp đảo tiêu cực. Trên 3 năm qua, ngài đă công khai nói về những trạng thái căng thẳng và những khó khăn cứ ám ảnh Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo, gây ra t́nh trạng bất định cho tương lai của chung Cộng Đồng Hiệp Thông này. Những diễn tiến mới đây, đặc biệt liên quan tới vấn đề thừa tác vụ thánh chức (biệt chú: phải chăng ở đây Đức Thánh Cha có ư nói tới việc truyền chức linh mục và giám mục cho nữ giới?) và một số giáo huấn về luân lư (biệt chú: phải chăng ở đây Đức Thánh Cha muốn nói tới vấn đề tấn phong giám mục đồng tính luyến ái ở Hoa Kỳ?), đă chi phối chẳng những các mối liện hệ nội bộ của Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo mà c̣n cả các mối liên hệ giữa Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo và Giáo Hội Công Giáo nữa”.

 

Dù sao tiến tŕnh đại kết Kitô Giáo giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo, một Cộng Đồng Kitô Giáo Anh Quốc, v́ vấn đề cá nhân Vua Henry VII, đă tách khỏi Giáo Hội Công Giáo Rôma từ năm 1535, và là một Giáo Hội vẫn bất đồng với Giáo Hội Công Giáo về hai tín điều Thánh Mẫu là Tín Điều Vô Nhiễm Nguyên Tội và Tín Điều Mông Triệu, cũng như về việc tôn sùng Thánh Mẫu của những người Công giáo, lại đạt được thành quả không ngờ về lănh vực Thánh Mẫu Học. Thật vậy, Ủy Ban Quốc Tế Anh Giáo và Công Giáo Rôma (ARCIC: Anglican Roman Catholic International Commission), bao gồm 18 thần học gia thuộc 10 quốc gia của cả hai bên, hôm Thứ Hai 16/5/2005, ở Seattle Hoa Kỳ, đă phổ biến văn kiện đúc kết 6 năm bàn luận về h́nh ảnh Đức Maria, với tựa đề “Đức Maria: Ân Sủng và Hy Vọng trong Chúa Kitô”, trong đó có câu kết luận như sau:

 

“Cùng nhau xác nhận một cách ư thức vai tṛ trung gian duy nhất của Đức Kitô, một vai tṛ mang lại hoa trái trong đời sống của Giáo Hội, chúng ta không coi việc kêu xin Đức Maria và các thánh nguyện cầu cho chúng ta như là một việc chia rẽ mối hiệp thông của chúng ta… chúng ta tin rằng không có lư do thần học nào nữa về việc chia rẽ giáo hội liên quan tới các vấn đề này”.  

 

Với Cộng Đồng Kitô Giáo Luthêrô Phần Lan 5/2005: “Những người Luthêrô Phần Lan chúng tôi muốn trở thành phần tử thuộc Giáo Hội Công Giáo”

 

Chưa hết, dấu hiệu hiệp nhất phải nói là rạng ngời nhất được phát hiện từ Cộng Đồng Kitô Giáo Luthêrô. Thật vậy, trong Hội Nghị Thánh Thể Ư Quốc ở Bari, nơi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đến để bế mạc hội nghị này vào Chúa Nhật 29/5/2005, th́ hôm Thứ Tư, 25/5/2005, ngày hội nghị giành để bàn về vấn đề đại kết Kitô giáo, có một vị Giám Mục Luthêrô ở Helsinki là Eoro Huovinen đă bày tỏ trong hội nghị này là các người Luthêrô Phần Lan muốn trở thành phần tử thuộc Giáo Hội Công Giáo của Chúa Kitô. Thật vậy, sau khi giải thích rằng Martin Luthêrô không muốn thành lập một giáo hội mới mà chỉ muốn canh tân giáo hội thôi, vị giám mục này đă nói:

 

Những người Luthêrô Phần Lan chúng tôi muốn trở thành phần tử thuộc Giáo Hội Công Giáo của Chúa Kitô”. Đối với đề tài về Chúa Nhật của Hội Nghị Thánh Thể này, vị giám mục Luthêrô nói rằng người ta không thể nào sống “không có bí tích Thánh Thể, không có Chúa Kitô và không có Thiên Chúa. Chúa Nhật là ngày Chúa Kitô phục sinh. Thánh Thể là bí tích của việc Chúa Kitô thực sự hiện diện. Hiệp nhất không có hiệu lực khi thiếu sự thật… Tận đáy ḷng của ḿnh, tôi muốn tham dự vào ngày mà người Luthêrô và Công giáo cùng nhau hiệp nhất một cách hữu h́nh”.  

 

Với Cộng Đồng Kitô Giáo Tin Lành Á Căn Đ́nh 7/2005: “Hôm nay đây, những người tin lành và Công giáo, được canh tân bởi Thánh Linh, thống hối về những thứ chia rẽ của ḿnh và những việc xúc phạm lẫn nhau, nên xin nhau tha thứ”

 

Trong thời khoảng 2-4/7/2005, ở Buenos Aires Á Căn Đ́nh đă diễn ra một cuộc Gặp Gỡ Huynh Đệ lần 2 được gọi là Mối Hiệp Thông Mới Giữa Tin Lành Và Công Giáo Trong Thần Linh CRECES (Renewed Communion of Evangelicals and Catholics in the Spirit). Trong cuộc Gặp Gỡ này, các nhân vật Công giáo và tin lành t́m thấy một lănh vực mới của việc hiệp ư chung, đó là nhu cầu cần tha thứ cho nhau về những bất đồng của ḿnh.  Niềm hy vọng của các phần tử tham dự Mối Hiệp Thông Mới Giữa Tin Lành Và Công Giáo Trong Thần Linh được phản ảnh qua Bản Tuyên Ngôn Chung ngày 2/7, một bản tuyên ngôn c ó những lời lẽ chính yếu như sau:

 

Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, dù là tin lành hay Công giáo, đều là con của cùng Cha, và v́ thế là anh em của nhau. Chúa Kitô chỉ muốn một Giáo Hội duy nhất, và ngài muốn Giáo Hội của Người bộc lộ trong thế giới mối hiệp nhất và thánh đức là những ǵ làm nên đặc tính của Thiên Chúa. Hôm nay đây, những người tin lành và Công giáo, được canh tân bởi Thánh Linh, thống hối về những thứ chia rẽ của ḿnh và những việc xúc phạm lẫn nhau, nên xin nhau tha thứ…. Chúng tôi nh́n nhận rằng tội lỗi lớn nhất của chúng tôi đó là không yêu thương nhau như Chúa Kitô dạy chúng ta”.

 

Với Cộng Đồng Methodist Thế Giới 7/2006: Nếu Hội Đồng Methodist Thế Giới tỏ ư muốn tham gia vào bản tuyên ngôn chung này… sẽ là một bước quan trọng tiến tới mục tiêu hiệp nhất trọn vẹn hữu h́nh trong đức tin vậy”.

 

Hội Nghị Methodist Thế Giới này được tổ chức ở Seoul vào thời khoảng 20-24/7/2006, trong đó có sự tham dự của Đức Hồng Y Chủ Tịch Hội Đồng này của Ṭa Thánh là Walter Kasper. Hội nghị này được triệu tập 8 năm một lần, đem các Kitô hữu khắp thế giới thuộc truyền thống Wesley về lại với nhau. Phong trào Methodist bắt nguồn từ Anh Quốc do John Wesley (1703-1791) thành lập. Trong tuần lễ của Hội Nghị Methodist Thế Giới này, nghi thức bao gồm việc tham dự của Kitô hữu Methodist vào bản tuyên ngôn 1999 diễn ra trong khi long trọng cử hành Lời Chúa, trước sự hiện diện của Đức Hồng Y Kasper và của Tiến Sĩ Khả Kính Ishmael Noko, tổng thư kư của Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới. Tín lư công chính hóa đă là nguyên nhân đưa đến phong trào Cải Cách Luthêrô từ năm 1517. Vào cuối năm vừa rồi, khi gặp gỡ phái đoàn đại biểu Hội Đồng Methodist Thế Giới được dẫn đầu bởi Giám Mục Sunday Mbang ở Nigeria, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă đề cập tới ư hướng của hội đồng này trong việc cũng muốn tham dự vào bản tuyên ngôn chung về tín lư công chính hóa, như sau:

 

Nếu Hội Đồng Methodist Thế Giới tỏ ư muốn tham gia vào bản tuyên ngôn chung này th́ là việc góp phần vào vấn đề ḥa giải chúng ta thiết tha mong ước và sẽ là một bước quan trọng tiến tới mục tiêu hiệp nhất trọn vẹn hữu h́nh trong đức tin vậy”.

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI - Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 17/1/2007 về Tuần Lễ Hiệp Nhất Kitô Giáo: “Dĩ nhiên là con đường dẫn đến mối hiệp nhất vẫn c̣n dài và khó khăn, tuy nhiên, chúng ta không được chán nản và cần phải tiếp tục thẳng tiến”

 

Dĩ nhiên là con đường dẫn đến mối hiệp nhất vẫn c̣n dài và khó khăn, tuy nhiên, chúng ta không được chán nản và cần phải tiếp tục thẳng tiến, cậy dựa trước hết vào sự nâng đỡ vững chắc của Đấng trước khi lên trời đă hứa với các môn đệ của ḿnh rằng: ‘Này đây Thày ở cùng các con luôn măi cho đến tận thế’ (Mt 28:20). Mối hiệp nhất là quà tặng của Thiên Chúa và là hoa trái của việc Thần Linh tác động. Bởi thế, cần phải nguyện cầu. Chúng ta càng đến gần với Chúa Kitô, càng trở về với t́nh yêu của Người, th́ chúng ta càng đến gần nhau hơn... Tuy nhiên, lời cầu nguyện cho mối hiệp nhất Kitô Giáo không thể nào chỉ vỏn vẹn có một tuần lễ trong năm. Việc hợp lời nguyện cầu cùng Chúa, để xin Người mang lại, khi nào và ra sao chỉ có Người biết, mối hiệp nhất trọn vẹn của tất cả mọi thành phần môn đệ của Người, là những ǵ cần phải kéo dài mỗi ngày trong năm”.

 

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 24/1/2007 – Về Các Biến Cố Hiệp Nhất Kitô Giáo trong Năm 2006 (chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 24/1/2007)

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo sẽ kết thúc vào ngày mai, một tuần lễ năm nay có chủ đề bằng những lời theo Phúc Âm Thánh Marcô: ‘Người làm cho kẻ điếc nghe thấy và người câm nói được’ (7:37). Chúng ta cũng có thể lập lại những lời này, những lời bày tỏ cái ngỡ ngàng của thành phần dân chúng đă chứng kiến thấy việc chữa lành của con người không thể nghe hay nói được ấy, khi thấy được việc phát triển lạ lùng của cuộc dấn thân cho vấn đề tái thiết mối hiệp nhất Kitô Giáo. Khi ôn lại cuộc hành tŕnh 40 năm  qua, chúng ta cảm thấy ngỡ ngàng về những ǵ Chúa đă làm cho chúng ta bừng lên khỏi t́nh trạng hôn mê của niềm tự măn và lạnh lùng dửng dưng; những ǵ Ngài đă làm cho chúng ta hơn bao giờ hết có thể ‘lắng nghe nhau’ chứ không phải chỉ ‘nghe ḿnh’ thôi; những ǵ Ngài đă làm cho môi miệng của chúng ta mở ra để lời nguyện c ầu chúng ta dâng lên Ngài trở thành một quyền  lực mạnh mẽ của niềm tin tưởng trước thế giới.

 

Phải, đúng thế, Chúa đă ban cho tôi nhiều ơn, và trong ánh sáng của Thần Linh, đă làm sáng tỏ nhiều chứng từ. Những chứng từ ấy đă là những ǵ cho thấy rằng hết mọi sự đều có thể chiếm đạt bằng việc nguyện cầu, khi chúng ta biết tin tưởn g tuân phục và khiêm tốn trước lệnh truyền thần linh về t́nh yêu thương và gắn bó với niềm mong mỏi của Chúa Kitô đối với mối hiệp nhất của tất cả mọi thành phần môn đệ của Người.

 

Công Đồng Chung Vaticanô II đă xác nhận rằng: Việc chiếm đạt mối hiệp nhất là mối quan tâm của toàn thể Giáo Hội, cả tín hữu lẫn các vị chủ chăn. Mối quan tâm này liên quan tới hết mọi người, tùy theo khả năng của họ, cho dù nó được thể hiện trong đời sống Kitô hữu thường nhật, hay trong cuộc nghiên  cứu thần học hay lịch sử của họ’ (Unitatis Redintegratio, 5).

 

Phần sự chung đầu tiên đó là cầu nguyện. Nhờ việc nguyện cầu, và cùng nhau nguyện cầu, Kitô hữu có được một ư thức hơn nữa về t́nh trạng huynh đệ của ḿnh, cho dù vẫn  c̣n chi rẽ; và nhờ việc nguyện cầu chúng ta biết lắng nghe Chúa hơn, v́ chúng ta chỉ có thể t́m thấy con đường tiến đến  hiệp nhất bằng việc lắng nghe Chúa và theo tiếng của Người mà thôi.

 

Đại kết thực sự là một tiến tŕnh chầm chậm, có những lúc thậm chí c̣n chán nản nữa, khi người ta đầu hành trước khuynh hướng ‘nghe’ mà không ‘lắng nghe’, trong việc nói lên không trọn các sự thật, thay v́ can đảm công bố những sự thật ấy. Không dễ ǵ để thoát ra khỏi t́nh trạng ‘điếc lác dễ chịu’, như thể Phúc Âm bất đổi thay không có khả năng để tái nở hoa, tái khẳng định ḿnh như là một thứ men thuận lợi cho việc hoán cải và canh tân thiêng liêng cho mỗi một người trong chúng ta. 

 

Đại kết, như tôi đă nói, là một tiến tŕnh chầm chậm; nó là một hành tŕnh từ từ đi lên, khi tất cả là cuộc hành tŕnh thống hối hoán cải. Tuy nhiên, nó là một cuộc hành tŕnh mà, sau những khó khăn ban đầu và thực sự là nơi những khó khăn ấy, cũng có những lúc rất hân hoan vui sướng, những lúc dừng bước nghỉ ngơi, và để cho con người được hoàn toàn thở hít mầu khí rất trong lành của mối hiệp thông trọn vẹn.

 

Kinh nghiệm của những thập niên này, sau Công Đồng Chung Vaticanô II, cho thấy rằng việc t́m kiếm mối hiệp nhất Kitô Giáo là những ǵ được hiện thực ở các mức độ khác nhau và trong vô số những trường hợp, như ở các giáo xứ, các bệnh viện, các cuộc giao tiếp giữa dân chúng, trong cuộc hợp tác giữa các cộng đồng địa phương ở tất cả mọi phần đất trên thế giới, và nhất là nơi những miền cần thực hiện những cử chỉ thiện chí thuận lợi cho một người anh em nào đó cần nhiều nỗ lực hơn cũng như cần đến việc thanh tẩy kư ức.

 

Trong bối cảnh của niềm hy vọng ấy, một bối cảnh lốm đốm những bước tiến cụ thể hướng đến mối trọn vẹn hiệp thông Kitô hữu này, c̣n có cả những cuộc gặp gỡ và những biến cố liên lỉ làm nên nhịp điệu nơi thừa tác vụ của tôi, thừa tác vụ của Vị Giám Mục Rôma, vị chủ chăn của Giáo Hội hoàn vũ. Giờ đây tôi muốn ôn lại những biến cố quan trọng nhất đă diễn ra tron g năm 2006, những ǵ trở thành  nguồn vui và niềm tri ân cảm tạ Chúa.

 

Năm 2006 được bắt đầu bằng cuộc chính thức viếng thăm của Liên Hiệp Thế Giới Chư Giáo Hội Cải Cách. Ủy Ban quốc tế giữa Giáo Hội Công Giáo và Chư Giáo Hội Cải Cách đă tŕnh bày một văn kiện, về việc cứu xét tới các thẩm quyền  riêng, một văn kiện đă kết thúc tiến tŕnh đối thoại được khởi sự từ năm 1970, một văn kiện bởi thế đă kéo dài 36 năm trời. Bản văn kiện này mang tựa đề ‘Giáo Hội như Cộng Đồng Cho Chứng Từ Chung của Vương Quốc Thiên Chúa’.

 

Vào ngày 25/1/2006, một năm trước đây, nhân dịp long trọng kết thúc Tuần  Lễ Cầu Nguyện Cho Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo, các vị đại biểu cho vấn đề đại kết ở Âu Châu, đă được tiệu tập bởi Hội Đồng của Chư Hội Giám Mục Âu Châu và Hội Đồng Chư Giáo Hội Âu Châuđể tham dự vào giai đoạn đầu tiên cho tiến tŕnh của Hội Nghị Đại Kết Âu Châu lần thứ ba sẽ được tổ chức ở phần đất Chính Thống Giáo là Sibiu vào Tháng 9 cùng năm.

 

Vào những buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần, tôi đă được tiếp các phái đoàn đại biểu thuộc Liên Minh Baptist Thế Giới cũng như thuộc Giáo Hội Luthêrô Tin Lành ở Hiệp Chủng Quốc, một giáo hội trung thành thực hiện những cuộc viếng thăm Rôma định kỳ. Ngoài ra, tôi cũng có dịp gặp gỡ các vị lănh đạo Giáo Hội Chính Thống ở Georgia, một Giáo Hội tôi ân cần theo dơi việc tiếp tục mối liên hệ thân hữu đă nối kết Đức LLia II với vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II.

 

Tiếp nối với diễn tiến biên niên của những cuộc gặp gỡ đại kết năm ngoái là cuộc thượng nghị của các vị lănh đạo tôn giáo được tổ chức ở Moscow vào tháng 7/2006. Đức Thượng Phụ Alexy II ở Moscow và Toàn Dân Nga, trong một sứ điệp đặc biệt, đă yêu cầu hăy gắn bó với Ṭa Thánh. Sau đó là cuộc viếng thăm hữu ích của ĐTGM Kirill thuộc Ṭa Thượng Phụ Moscow, vị đă bày tỏ ư định muốn tiến đến một cuộc b́nh thường hóa minh nhiên hơn trong các mối liên hệ song phương của chúng ta.

 

Cũng đáng cảm nhận là cuộc viếng thăm của các vị linh mục và sinh viên thuộc Đại Học Diakonia Apostolica của Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp. Tôi cũng muốn nhắc lại là ở cuộc đại hội của ḿnh ở Porto Alegre, Hội Đồng Thế Giới Chư Giáo Hội đă giành một chỗ đặc biệt cho việc tham sự của Giáo Hội Công Giáo. Vào dịp này, tôi có gửi một sứ điệp đặc biệt.

 

Tôi cũng đă gửi một sứ điệp đến đại hội của Hội Đồng Thế Giới Methodist ở Seoul. Tôi cũng hân hoan nhớ lại cuộc viếng thăm thân t́nh của các vị tổng thư kư thuộc các Cộng Đồng Hiệp Thông Thế Giới Kitô Giáo, một tổ chức thông tin và liên hệ hỗ tương giữa các niềm tin khác nhau. 

 

Tiếp nối ngày tháng của năm 2006, chúng ta tiến tới cuộc viếng thăm chính thức vào tháng 11 vừa rồi của ĐTGM Canterbury và là v ị Giáo Chủ của Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo. Tôi đă chia sẻ với ngài và đoàn tùy tùng của ngài giây phút nguyện cầu quan trọng ở Nguyện Đường Mẹ Chúa Cứu Thể trong Tông Dinh Giáo Hoàng.

 

Về chuyến  tông du không thể nào quên  được ở Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc gặp gỡ Đức Bartholomew I, tôi vui mừng nhắc lại nhiều cử chỉ c̣n tác động hơn cả lời nói. Tôi đă lợi dụng dịp này để một lần nữa chào Đức Bartholomew I và tôi cám ơn ngài về bức thư ngàu đă viết cho tôi khi tôi trở về Rôma.

 

Tôi hứa nguyện cầu cho ngài và quyết tâm của tôi trong việc hành động để bảo đảm những thành quả của cái việc ôm hôn ḥa b́nh chúng tôi đă trao cho nhau trong Giờ Kinh Thần Vụ tại nhà thờ Thánh George ở  Phanar.

 

Năm ấy đă kết thúc bằng cuộc chính thức viếng thăm Rôma của ĐTGM Nhă Điển và Ṭan Dân Hy Lạp là Đức  Christodoulos là vị đă cùng tôi trao đổi quà tặng cần thiết, đó là những bức ảnh ‘Panaghia’, Toàn Thánh, và bức ảnh Hai Thánh Phêrô và Phaolô ôm nhau.

 

Những biến cố  trên đây không phải là những trường hợp chất chứa những giá trị thiêng liêng cao quí, những giây phút hân hoan, những ư nghĩa cao cả trong cuộc thăng tiến chầm chậm đến  mối hiệp nhất được tôi nói tới hay sao? Những giây phút ấy làm sáng tỏ ḷng quyết tâm, thường âm thầm song thiết tha, là những ǵ nối kết chúng ta trong việc t́m cầu mối hiệp nhất. Chúng phấn khích chúng ta thực hiện nỗ lực bao nhiêu có thể để tiếp tục cuộc thăng tiến chầm chậm nhưng quan trọng này.

 

Chúng ta hăy kư thác bản thân ḿnh cho việc chuyển cầu liên lỉ của Mẹ Thiên Chúa cũng như cho các vị thánh bảo hộ của chúng ta, để các vị nâng đỡ và trợ giúp chúng ta kiên tŕ với những ư hướng tốt lành của chúng ta, nhờ đó các vị sẽ phấn  khích chúng ta gia tăng mọi nỗ lực, bằng nguyện cầu cũng như bằng việc cậy trông hoạt động, tin tưởng rằng Thánh Thần sẽ là Đấng làm những ǵ c̣n lại. Ngài sẽ ban cho chúng ta mối hiệp nhất trọn vẹn vào lúc nào và bằng cách nào tùy ư của Ngài. Và, được kiên cường bằng niềm tin tưởng cậy trông ấy, chúng ta hăy tiến bước trên con đường tin  tưởng, cậy trông và yêu mến. Chúa là Đấng đang dẫn dắt chúng ta.