Là Tông Thư được mọi người ,mọi giới, mọi dân tộc, tôn giáo nóng ḷng chờ đợi, sau vài lần bị đ́nh hoăn do những thay đổi về kinh tế trên thế giới, đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính vẫn kéo dài đến nay, Tông Thư BÁC ÁI TRONG CHÂN LƯ đă được Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI cho công bố ngày 07.07, một hôm trước Hội Nghị Thượng Đỉnh Nhóm G-8 diễn ra tại Ư từ 08 đến 10.07.

BTGH xin kính gửi bản tóm tắt các ư tưởng chính trong Tông Thư về Xă Hội nầy. Kính mong tiếp tục theo dơi những phản ảnh,phản ứng về Tông thư nầy mà BTGH sẽ gửi đến Quư Vị.  

TÓM LƯỢC TÔNG THƯ

 

BÁC ÁI TRONG CHÂN LƯ

 

Sau đây là những đoạn nỗi bật trong Tông Thư Bác Ái trong Chân Lư dành riêng cho sự phát triển con người trọn vẹn (gồm: dẫn nhập, sáu chương và kết luận). Trong phần dẫn nhập, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI nhắc lại rằng bác ái là con đường vương giả  của học thuyết xă hội Giáo Hội, kể cả khi nó bị hiểu sai và không được bao gồm trong vốn liếng hiểu biết về đạo đức học. Thế nhưng, ”một Kitô giáo sống bác ái mà không có chân lư, th́ có nguy cơ chỉ là một danh mục liệt kê những t́nh cảm tốt đẹp, có ích cho sự sống xă hội, nhưng vẫn nằm ở bên lề… Sự phát triển cần phải có chân lư” và Đức Thánh Cha giữ lại hai tiêu chí hành động đạo đức xuất phát từ khái niệm Bác Ái trong Chân Lư. Công Bằng và công ích. Mọi Kitô hữu được mời gọi sống bác ái, cả trong vai tṛ xă hội của họ”.

 

Chương thứ nhất lấy lại thông điệp của Tông thư Populorum Progressio và tái khẳng định tầm quan trọng căn bản của Phúc Âm đối với một xă hội có tự do và công bằng. “Đức tin nói về sự phát triển mà không dựa vào những đặc quyền hoặc một quyền lực…nhưng dựa trên Chúa Kitô mà thôi…Những nguyên nhân của sự kém phát triển không phải chỉ là về mặt vất chất”. Chúng cũng phát sinh từ thiếu t́nh huynh đệ giữa con người và giữa các dân tộc với nhau. Sự phát triển là chủ đề được triển khai trong chương thứ hai. “Việc kiếm t́m duy nhất những ǵ có lợi cho ḿnh làm cạn kiết sự giàu có và tạo nên sự nghèo khó”. Như vậy một nền tài chính đầu cơ là một trong các nguyên do dẫn tới kém phát triển. Những làn sóng di dân, ”thường bị gây ra rồi quản lư tồi, cũng như khai thác vô tội vạ các tài nguyên đất đai làm cho hiện tượng nầy thêm trầm trọng. Đối mặt với những vấn nạn trộn lẫn nầy, Đức Thánh Cha đưa ra một cái nh́n mới có tính nhân bản và soạn thảo tỉ mỉ một kế hoạch phát triển mới, bởi v́ sự tăng trưởng giàu có trên thế giới, chỉ bằng lời lẽ đơn thuần tuyệt đối, th́ chỉ làm gia tăng những bất công, tạo nên những sự nghèo đói mới”.

 

Về b́nh diện văn hoá, những mối tương tác mở ra những viễn cảnh đối thoại mới, nhưng không phải là không có những nguy cơ, một chủ nghĩa chiết trung văn hoá [ tính chất trung hoà một cách máy móc những quan điểm khác hẳn nhau. Chủ nghĩa chiết trung cố dung hoà duy tâm và duy vật. BTGH], trong đó các nền văn hoá đều có giá trị ngang nhau, một sự hạ thấp văn hoá ở bất cứ phong cách sống nào. Về sự nghèo đói đáng hổ thẹn, Đức Thánh Cha kêu gọi một cuộc cải cách ruộng đất đúng đắn và công bằng trong các quốc gia đang phát triển. Sau đó, Người nhấn mạnh rằng tôn trọng sự sống không thể nào tách rời khỏi vần đề phát triển. “Khi một xă hội có xu hướng nghi ngờ tính chất thiêng liêng của sự sống và vạch ra kế hoạch loại bỏ sự sống để không phải đảm đương việc phục vụ con người”, th́ nó phản bội sự phát triển trong chân lư. Khuynh hướng nầy có thể dẫn tới sự phủ nhận quyền tự do tôn giáo, một tính chất bạo lực cũng đạt đến cực điểm trong chủ nghĩa khủng bố hành động theo chủ nghĩa cực đoan.

 

Chương thứ ba được dành cho chủ đề t́nh huynh đệ, sự phát triển kinh tế và xă hội dân sự. Mở đầu là ca ngợi sự trao tặng, thường khó nhận thức được “do sự sống chỉ được nh́n về mặt sinh lợi và vị lợi một cách đặc thù. Phát triển, theo Đức Thánh Cha, vốn “phải thật sự nhân bản, th́ phải cho nguyên tắc nhưng không vị trí của nó”. Về mặt thị trường, cái lô-gic coi trọng buôn bán phải ‘chịu phục tùng cái nh́n về công ích, là những ǵ thuộc về trách nhiệm đầu tiên của giới chính trị”. Tông Thư Centesimus Annus (Năm Thứ Một Trăm) khẳng định sự cần thiết phải có một hệ thống đặt nền tảng trên thị trường, quốc gia và xă hội, và hướng về một nền văn minh kinh tế. Người ta c̣n thiếu những nguyên tắc một nền kinh tế liên đới, trong khi thị trường và chính trị lại cần đến những người hoạt động được đào tạo tinh thần liên đới. Toàn cầu hoá không nên hiểu như một tiến tŕnh kinh tế xă hội đơn thuần, khi nó cần có “một định hướng văn hoá cá nhân cũng như cộng đồng, mở ra cho sự thăng hoa và có khả năng sửa sai”.

 

Phát triển các dân tộc, các quyền và các bổn phận đối diện với môi trường cấu thành những lập luận của chương thứ tư. Các chính phủ và những thực thể quốc tế không thể sao nhăng tính chất khách quan và tính bất khả xâm phạm của các quyền, huống chi chúng càng quan trọng khi được liên kết với sự tăng trưởng dân số. Và tiếp đó, do t́nh dục không được hạ thấp thành ‘chủ nghĩa khoái lạc và giải trí”, các quốc gia được “kêu gọi áp dụng những chính sách lấy gia đ́nh làm trung tâm” và được toàn xă hội chú ư quan tâm. Một cách tổng quát hơn, kinh tế cần đến đạo đức học để có thể vận hành tốt, “nhưng là một đạo đức học tôn trọng con người…mà việc đặt con người làm trung tâm phải luôn là điểm quy chiếu cho mọi hoạt động phát triển, đặc biệt về mặt hợp tác quốc tế…Những cơ quan quốc tế có bổn phận phải đặt vấn đề về tính hiệu nghiệm của các cấu trúc chuyên biệt, thường là rất đắt đỏ tốn kém”.

 

Sau đó, Đức Thánh Cha nói lên vấn đề năng lượng. Việc vơ vét chiếm đoạt những tài nguyên thiên nhiên dó một số quốc gia hoặc nhóm quyền lực tạo thành “một cản trở nghiêm trọng cho việc phát triển của các nước nghèo… Những xă hội tiên tiến có thể và phải giảm bớt nhu cầu về năng lượng…và gia tăng việc t́m kiếm các nguồn năng lượng có thể phục hồi”.

 

Ở chương thứ năm, Đức Thánh Cha đề cập đến vấn đề cộng tác. “Sự phát triển của các dân tộc tùy thuộc trước hết vào sự nhận thức mọi người đều thuộc về một gia đ́nh nhân loại duy nhất”, từ đó vai tṛ mà Kitô giáo phải giữ trong khi nhấn mạnh đến một sự phát triền vốn chỉ ‘có thể có được nếu Thiên Chúa có được vị trí của Người trong lĩnh vực công”. Sau đó, Đức Thánh Cha gợi lên nguyên tắc bổ trợ nhằm giúp đỡ con người “trong quyền tự chủ đối với những thực thể trung gian”, bởi v́ nguyên tắc nầy là “phương thuốc [giải độc] tốt nhất chống lại chủ nghĩa cứu trợ…và là tác nhân nhân bản hoá và toàn cầu hoá tốt nhất”. Đức Thánh Cha khuyến khích các nước giàu dành một phần tổng thu nhập lớn hơn cho công cuộc phát triển,tôn trọng những cam kết của họ. Nhưng cũng phải có được một tiếp cận rộng răi hơn về giáo dục, về phát triển con người, bởi v́ nhượng bộ thuyết tương đối là một cách bần cùng hoá chắc chắn nhất, mà ta thấy biểu lộ đến tận sự xấu xa đồi trụy của du lịch t́nh dục. “Thật đáng buồn khi nhận thấy rằng du lịch t́nh dục thường phát triển với túi tiền của các chính quyền địa phương”. Cuối cùng, Đức Thánh Cha nêu ra những hiện tượng di dân, để nhắc nhở rằng mỗi một người di dân đều có mọi quyền con người, và những quyền ấy cũng phải được tôn trọng hoàn ṭan, và Người đặt lư lẽ nầy trong bối cảnh rộng lớn hơn, là việc cần thiết phải cải tổ Liên Hiệp Quốc như “công tŕnh kiến trúc kinh tế và tài chính thế giới”.

 

Chương cuối cùng của Tông thư nầy đề cập đến sự phát triển các dân tộc đối diện với công nghệ và cảnh tỉnh chống lại cám dỗ cậy vào sức người, cho rằng “có thể tạo lập lại nhân loại nhờ vào những phép mầu công nghệ”, trong khi công nghệ không có được tự do tuyệt đối… Phạm vi đầu tiên của cuộc chiến văn hoá giữa sự chuyên chế tuyệt đối của công nghệ và trách nhiệm đạo đức của con người là đạo đức sinh học. Lư trí không có đức tin sẽ chỉ c̣n là ảo tưởng quyền bá chủ”. Vấn đề xă hội mang tính nhân loại học, như việc nghiên cứu bằng các phôi hoặc nhân bản vô tính, được phát triển bởi một nền văn hoá cho rằng đă khám phá mọi điều bí mật”. Đức Thánh Cha lo ngại “một kế hoạch ưu sinh, và kết luận Tông Thư với việc khẳng định rằng sự phát triển con người     “ cần đến những Kitô hữu hướng về Thiên Chúa, với cầu nguyện, đầy tràn t́nh thương yêu và tha thừ, từ bỏ ḿnh và đón tiếp tha nhân, công lư và hoà b́nh”.

 

VIS, 07.07. 2009

BTGH chuyển ngữ