V́ Tôi là Linh Mục …

theo chiều hướng ĐTC Biển Đức XVI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Viết theo Chuyến Tông Du Hoa Kỳ của ĐTC Biển Đức XVI (15-20/4/2008).

 

 

“Kẻ không qua cửa để vào với đàn chiên…” (Jn 10:1)

- Linh Mục Lạm Dụng T́nh Dục Thiếu Niên

 

Trong chuyến tông du của ĐTC Biển Đức XVI 6 ngày ở Hoa Kỳ, ngài đă đề cập tới vấn đề linh mục lạm dụng t́nh dục và chủ trương “cần linh mục tốt lành hơn là nhiều linh mục”. Vậy, theo Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, làm thế nào để có thể, về mặt tiêu cực, tránh được nạn linh mục làm ô nhục Giáo Hội , và về phần tích cực, có được những vị linh mục tốt lành?

 

Thật vậy, trong chuyến tông du 6 ngày (15-20/4/2008) của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ở Hoa Kỳ, ngài đă không ngần ngại “moi” ra vụ linh mục lạm dụng t́nh dục trẻ em, tất cả là 3 lần, lần đầu trong cuộc phỏng vấn của thành phần phóng viên kư giả ngày 15/4 ở trên máy bay trong đoạn đường ngài bay sang Hoa Kỳ, lần hai trong cuộc gặp gỡ với các vị giám mục thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ngày Thứ Tư 16/4 tại National Shrine of the Immaculate Conception ở Washington, D.C., và trong Thánh Lễ Đại Trào ngày Thứ Năm 17/4/2008 tại Washington Nationals Stadium.

 

Trong lần thứ nhất, ngài đă trả lời câu hỏi của kư giả John Allen, với tư cách như là một nhận định gia của Ṭa Thánh Vatican ở Hoa Kỳ, được đặt ra là: “Giáo Hội mà Đức Thánh Cha sẽ thấy ở Hiệp Chủng Quốc là một Giáo Hội lớn, một Giáo Hội sống động, thế nhưng cũng là một Giáo Hội, ở một nghĩa nào đó, đang chịu đựng nhất là v́ cuộc khủng hoảng mới đây gây ra bởi những cuộc lạm dụng t́nh dục. Nhân dân hoa kỳ đang đợi chờ lời lẽ của Đức Thánh Cha, một nhắn nhủ về cuộc khủng hoảng này. Đức Thánh Cha sẽ nói ǵ cho Giáo Hội đang khổ đau này?” Đức Thánh Cha đă trả lời vị kư giả này liên quan tới ba lănh vực cần phải thực hiện một cách hoàn chỉnh như sau (những chỗ in nghiêng và đậm ở câu trích dẫn này cũng như trong cả bài viết này là do người viết tự ư làm để làm nổi bật chi tiết chính yếu và tầm quan trọng vấn đề):

 

       Thật là một nỗi đớn đau cả thể đối với Giáo Hội ở Hiệp Chủng Quốc cũng như với chung Giáo Hội, với cả bản thân tôi, khi điều ấy lại có thể xẩy ra. Căn cứ vào diễn tiến của vụ việc, tôi cảm thấy khó hiểu là làm thế nào các vị linh mục lại lâm vào t́nh trạng không thể thực hiện sứ vụ chữa lành, sứ vụ mang t́nh yêu thương của Thiên Chúa đến cho những trẻ em ấy. Tôi cảm thấy xấu hổ nhục nhă và chúng ta sẽ làm mọi sự có thể để bảo đảm rằng điều này không xẩy ra trong tương lai nữa. Tôi nghĩ chúng ta cần phải thực hiện ở 3 lănh vực: trước hết là ở lănh vực công lư và lănh vực chính trị. Ở đây tôi sẽ không nói về vấn đề đồng tính luyến ái: đó là một vấn đề khác. Chúng ta chắc chắn sẽ loại trừ những loại người pedophiles ra khỏi thừa tác vụ thánh; họ hoàn toàn không xứng hợp và ai thật sự lỗi phạm tới vấn đề pedophile th́ không thể làm linh mục. Bởi vậy, ở lănh vực thứ nhất chúng ta có thể thực hiện vấn đề công lư và trợ giúp cho thành phần nạn nhân, v́ họ bị tác hại trầm trọng; hai phương diện của công lư ở đây đó là thành phần pedophiles không thể nào làm linh mục và thành phần nạn nhân cần phải trợ giúp bao nhiêu có thể. Thế rồi tới lănh vực mục vụ. Thành phần nạn nhân cần phải được chữa lành cùng hỗ trợ và  giúp đáp cùng ḥa giải: đây là một cuộc dấn thân mục vụ lớn lao và tôi biết rằng các vị giám mục cũng như linh mục cùng toàn thể dân Công Giáo ở Hiệp Chủng Quốc sẽ làm mọi sự có thể để hỗ trợ, giúp đáp, chữa lành. Chúng ta đă thực hiện cuộc viếng thăm các chủng viện và chúng ta sẽ làm tất cả những ǵ có thể trong việc đào luyện chủng sinh sâu xa về phương diện thiêng liêng, nhân bản và tri thức. Chỉ những con người lành mạnh mới có thể lănh chức linh mục và chỉ có những con người sống thân t́nh với Chúa Kitô cũng như những con người có một đời sống thiết tha với các bí tích mà thôi. Bởi vậy tôi biết rằng các vị linh mục và các vị giám đốc chủng viện sẽ làm mọi sự có thể để có được một nhận thức mănh liệt, v́ vấn đề quan trọng ở đây là cần có các vị linh mục tốt lành hơn là có nhiều linh mục. Đó cũng là lănh vực thứ ba, và chúng ta hy vọng rằng chúng ta có thể làm và chúng ta đă từng làm và chúng ta sẽ làm trong tương lai tất cả những ǵ có thể để chữa lành những vết thương đó”.  

 

Vào lần thứ hai, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă nói với các vị giám mục Hoa Kỳ về vấn đề tác dụng của t́nh trạng linh mục lạm dụng t́nh dục vị thành niên nơi chính giới linh mục cần được các vị giám mục nâng đỡ để thấy được giữa con khốn khó việc hiện diện của Chúa Kitô là niềm hy vọng như sau.

 

       Trong số những dấu hiệu phản khắc với Phúc Âm sự sống xuất hiện ở Ḥa Kỳ và ở những nơi khác nữa đó là những ǵ gây ra một nỗi hết sức nhục nhă xấu hổ: việc làm dụng t́nh dục vị thành niên. Nhiều người trong chư huynh đă nói với tôi về nỗi đớn đau cả thể mà cộng đồng của chư huynh phải chịu khi những vị giáo sĩ đă phản bội những trách nhiệm và nghĩa vụ linh mục của ḿnh bằng hành vi cử chỉ vô luân nặng nề ấy… Cả các vị linh mục nữa cũng cần đến việc hướng dẫn và gần gũi của quí huynh trong lúc khốn khó này. Họ cảm thấy xấu hổ về những ǵ đă xẩy ra, và có một số cảm thấy họ bị mất đi niềm tin tưởng và trọng kính mà họ đă từng có được. Không phải là ít vị đang cảm thấy gần gũi với Chúa Kitô hơn trong cuộc Khổ Nạn của Người khi họ phải đối chọi để có thể chấm dứt những hậu quả của cuộc khủng hoảng ấy. Là cha, là anh và là bạn đối với thành phần linh mục của ḿnh, Vị Giám mục có thể giúp họ cho họ gặt hái được hoa trái thiêng liêng từ mối hiệp nhất này với Chúa Kitô, bằng việc làm cho họ nhận ra sự hiện diện ủi an của Chúa Kitô giữa nỗi đau khổ của họ, cũng như bằng việc khuyến khích họ hăy bước đi với Chúa Kitô trên con đường hy vọng (x Spe Salvi, 39). Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă nhận địch 6 năm  trước đây là ‘chúng ta cần phải tin tưởng rằng thời gian thử thách này sẽ mang lại việc thanh tẩy toàn thể cộng đồng Công giáo’, dẫn tới ‘một thiên chức linh mục thánh hảo hơn, một hàng giáo phẩm thánh đức hơn và một Giáo Hội thánh thiện hơn’ (Address to the Cardinals of the United States, 23 April 2002, 4). Có nhiều dấu hiệu cho thấy trong giai đoạn can thiệp này đă diễn ra t́nh trạng thanh tẩy ấy. Việc hiện diện ủi an của Chúa Kitô giữa nỗi đớn đau của chúng ta dần dần đang biến đổi tối tăm của chúng ta thành ánh sáng: tất cả mọi sự thật sự được làm nên mới trong Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của chúng ta”.  

 

Vào lần thứ ba, Đức Thánh Cha đă nói chung cách công khai với cộng đồng tín hữu Công Giáo Hoa Kỳ trong bài giảng của ngài, trong đó, ngài cố ư lợi dụng cái tiêu cực dể khuyên dụ cộng đồng tín hữu hăy bởi thế càng gắn bó nguyện cầu và tin tưởng hơn trong việc hoán cải và nên thánh hơn như sau:

 

       “Chính trong chiều hướng của niềm hy vọng xuất phát từ t́nh yêu và ḷng trung thành của Thiên Chúa tôi đă nhận thấy được nỗi đớn đau mà Giáo Hội ở Hoa Kỳ đă trải qua gây ra bởi việc lạm dụng t́nh dục trẻ em. Tôi không thể nào diễn tả hết nỗi đớn đau và tai hại gây ra bởi việc lạm dụng này. Những ai chịu đựng khổ đau bởi việc lạm dụng này cần phải nhận được niền ưu ái chú trọng về mục vụ. Tôi cũng không thể nào diễn tả cho đủ các tai hại đă xẩy ra trong cộng đồng Giáo Hội này. Nhiều nỗ lực đă được thực hiện để thành thực và công bằng giải quyết t́nh trạng thê thảm này và để bảo đảm rằng trẻ em – thành phần được Chúa Kitrô yêu quí (x Mk 10:14) và là kho tàng lớn lao nhất của chúng ta – có thể lớn lên trong một môi trường an toàn. Cần phải tiếp tục những nỗ lực bảo vệ trẻ em như thế. Hôm qua tôi đă nói với các vị Giám Mục về vấn đề này rồi. Hôm nay tôi khuyến  khích từng người trong anh chị em hăy làm những ǵ có thể để nuôi dưỡng việc chữa lành và ḥa giải, cùng hỗ trợ những ai bị đớn đau. Tôi cũng xin anh chị em hăy quí mến các vị linh mục của ḿnh và hăy công nhận với các vị về hoạt động tuyệt vời của các vị. Nhất là cầu xin Thánh linh tuôn đổ các tặng ân của Ngài xuống trên Giáo Hội, những tặng ân dẫn tới việc hoán cải, thứ tha và lớn lên trong thánh đức. Thánh Phaolô nói, như chúng ta đă nghe trong bài đọc 2, về một thứ cầu nguyện xuất phát từ đáy ḷng của chúng ta bằng những lời lẽ sâu xa như ‘những lời rên xiết’ (Rm 8:26) được Thần Linh tác động. Đó là lời cầu nguyện khát mong ở giữa cuộc thanh trừng để xin Thiên Chúa hoàn thành những lời hứa hẹn của Ngài. Đó là lời cầu của niềm hy vọng không nản chí, song cũng là một niềm hy vọng của việc nhẫn nại chịu đựng và thường được kèm theo bằng nỗi khổ đau v́ chân lư. Nhờ lời nguyện cầu này, chúng ta được tham dự vào mầu nhiệm yếu hèn và khổ đau của Chúa Kitô, trong khi mạnh mẽ tin tưởng vào sự chiến thắng của Thập Tự Giá. Với lời cầu nguyện ấy, chớ ǵ Giáo Hội ở Hoa Kỳ thiết tha hơn với những đường lối hoán cải và trung thành với những đ̣i hỏi của Phúc Âm. Và chớ ǵ tất cả mọi người Công Giáo cảm được sự ủi an của niềm hy vọng, cùng với những tặng ân vui mừng và mạnh mẽ của Thần Linh”.

 

Phải chăng một thiểu số trong thành phần linh mục Hoa Kỳ đă gây ra nỗi nhục nhă và t́nh trạng đầy tai hại này cho Giáo Hội ở Hoa Kỳ nói riêng và Giáo Hội hoàn vũ nói chung là h́nh ảnh của thành phần mục tử được Chúa Kitô nói rằng “không qua cửa mà vào chuồng chiên, song trèo qua ngơ khác mà vào” (Jn 10:1). Và chính v́ lư do đó mà, cũng căn cứ vào ư nghĩa của lời Chúa Giêsu phán dạy, hậu quả xẩy ra là các vị giáo sĩ vô phúc song đáng thương ấy đă trở thành “một kẻ ăn trộm và là một tay cướp bóc” (Jn 10:1). T́nh trạng linh mục lạm dụng t́nh dục vị thành niên ở Hoa Kỳ được bùng phát từ Tổng Giáo Phận Boston từ đầu năm 2002 quả thực đă ứng nghiệm chí lư và chi li về thiểu số linh mục Hoa Kỳ liên quan tới vụ việc tai tiếng này đúng là “thành phần trộm cắp đến là để đánh cắp và hủy hoại” (Jn 10:10).

 

Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là, có vị linh mục nào chủ ư muốn được thụ phong linh mục “là để đánh cắp và hủy hoại” như một tay trộm cướp hay chăng? Có vị giám đốc chủng viện nào khi biết được chắc chắn mưu đồ xấu xa như thế nơi một thanh niên nào muốn xin học làm linh mục mà lại nhận làm ứng sinh linh mục hay chăng? Và có vị giám mục nào khi biết được chắc chắn ư đồ gian ác này nơi vị phó tế chuyển tiếp trước khi họ lănh chức linh mục mà lại đồng ư truyền chức linh mục cho họ hay chăng? Ai dám nói là cũng có thể lắm!? Tuy nhiên, nếu có đi chăng nữa th́ chỉ là chuyện xẩy ra v́ con người bất cẩn trước mưu lược thâm độc của quỉ ma mà thôi: “V́ con rắn đánh lừa tôi nên tôi đă ăn” (Gen 3:13). Phải chăng nạn linh mục lạm dụng t́nh dục vị thành niên ở Hoa Kỳ là một điển h́nh cho thấy Bí Mật La Salette được tiết lộ từ năm 1878 sau 31 năm Biến Cố La Salette (16/9/1846) ở Pháp quốc, đă và đang thực sự trở nên hiện thực:

 

       “Vào năm 1865 sẽ có một cuộc tục hóa các nơi thánh. Trong các viện tu, những bông hoa của Giáo Hội sẽ tàn lụi và ma qủi sẽ làm vua cai trị mọi con tim. Những ai mang trách nhiệm ở các viện tu hăy cẩn trọng đối với những người mà họ phải nhận vào, v́ ma qủi sẽ vận dụng tất cả những mưu mô gian trá của hắn để đưa các tội nhân vào tu viện, v́ sự lệch lạc và v́ t́nh yêu khoái cảm nhục dục sẽ lan tràn khắp nơi trên mặt đất….”

 

 

“Tôi là mục tử nhân lành” (Jn 10:10) –

- Not Anti Christ But Another Christ / Alter Christus

 

 

Bởi thế, vấn đề chính yếu ở đây là làm sao có thể tỉnh thức, không phải chỉ ở nơi thành phần có trách nhiệm đào tạo linh mục mà c̣n ở chính các ứng sinh linh mục và cả nơi các vị đă làm linh mục nữa. Nếu tự mỗi người đều tỉnh thức th́ làm ǵ có t́nh trạng bị tấn công đến tang hoang nhà cửa thật là thảm thương tiêu biểu và điển h́nh như ở Hoa Kỳ đến thế. Chúa Giêsu đă khẳng định nguyên tắc cũng là chiến lược thiêng liêng rất thích hợp với lập luận và tâm lư tự nhiên này khi quả quyết là đối thủ của chúng ta chỉ có thể thắng thế khi bản thân của kẻ bị tấn công là chúng ta bị yếu thế mà thôi:

 

       “Khi một người mạnh trang bị đầy đủ khí giới canh chừng th́ nhà cửa cùng sản vật của họ được an tồn. Thế nhưng nếu cĩ kẻ mạnh hơn xuất hiện khơng chế họ th́ người này tước đoạt vũ khí của họ và phân chia các thứ chiếm phẩm” (Luca 11:22).

 

Vậy th́ làm sao để có thể luôn ở trong t́nh trạng ưu thế và thắng thế, không bị đối phương tấn công và khống chế đến phá sản? Nếu áp dụng vào trường hợp theo chiều hướng của những ǵ đang tŕnh bày ở đây th́ có nghĩa là làm sao để có thể luôn là một vị mục tử như thuở ban đầu sốt sắng cương quyết dấn thân theo Chúa như một thừa tác viên ban phát kho tàng ân sủng và mầu nhiệm thần linh, mà không từ từ biến thành hay trở thành một tay trộm cướp, đến để hủy hoại hơn là xây dựng, đến để hưởng thụ hơn là phục vụ (x Mt 20:28), tới độ hoàn toàn bị lột xác hay biến tính, không c̣n là một Chúa Kitô Khác – Alter Christus / Another Christ nữa, mà là một Anti Christ (xem Mt 16: 23; 1Jn 2:19), v́ họ chẳng những không theo hay không c̣n mà thậm chí sống nghịch lại với tinh thần “đi trước chiên” (Jn 10:4) của Đấng “là Cửa Đàn Chiên” (x Jn 10:7), Đấng v́ “là cửa” (Jn 10:9), tức là khuôn mẫu để nhờ noi gương bắt chước Người họ mới thực sự và đích thực là mục tử nhân lành như Người, nhờ đó họ mới có thể khẳng định như Người: “Tôi biết các chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi” (Jn 10:14); “chiên của tôi th́ nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi” (Jn 10:27).

 

Căn cứ vào lời Chúa dạy ở đây th́ phải nói rằng: vị giám mục nào hay linh mục nào không biết đến chiên của ḿnh, không hiểu được chiên của ḿnh, th́ cũng không thể chăn chiên của ḿnh được, và chiên, dù có muốn theo các vị đi nữa, cuối cùng cũng đành phải bỏ cuộc v́ cảm thấy các vị như là “một kẻ lạ mặt” (Jn 10:5), không giống như vị mục tử nhân lành của họ, Đấng thậm chí trở thành lương thực cho chiên “được sống và sống viên trọn” (Jn 10:10), thay v́ chiên bị các vị lợi dụng ăn thịt ngon lành, điển h́nh nhất là trường hợp nạn linh mục lạm dụng t́nh dục thiếu niên ở Hoa Kỳ được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI thẳng thắn nói tới trong chuyến tông du Hoa Kỳ lần đầu tiên của ngài. Thánh Âu Quốc Tinh, trong một  bài giảng “Về Các Vị Mục Tử” đă đề cập đến vấn đề chủ chiên đích thân rat ay sát hại chiên của ḿnh như sau:

 

       Thành phần chủ chiên gian ác không tha cho chiên. Họ bỏ bê những chiên yếu đau, những chiên lạc đàn và thất tung. Thậm chí họ c̣n sát hại những chiên mạnh khỏe và tốt lành nữa trong quyền hạn của họ. Thế nhưng, thành phần chiên này vẫn sống; phải, nhờ t́nh thương của Thiên Chúa, chúng vẫn sống. Song đối với chính thành phần chủ chiên gian ác th́ họ đă sát hại chiên. Anh chị em hỏi rằng ‘Họ sát hại chiên ra sao?’ Bằng đời sống tồi bại của họ và bằng việc gây ra gương mù…. Thành phần chủ chiên sống một đời đồi bại trước dân chúng là người sát hại chiên mà họ có nhiệm vụ chăm sóc của họ. Vị chủ chiên ấy đừng có mà nói rằng chiên có chết đâu, v́ cho dù nó vẫn c̣n sống, th́ họ là một một kẻ sát hại – giống như một nam nhân dâm dục thèm khát nh́n ngắm một phụ nữ th́ cho dù người nữ này vẫn c̣n thanh sạch th́ nam nhân ấy cũng đă phạm tội ngoại t́nh rồi… Anh ta không lên giường với nàng, song anh ta đă cưỡng hiếp nàng ngay trong căn pḥng ngủ tâm can của anh ta rồi vậy. Bởi thế, bất cứ ai sống đồi bại trước những người họ có nhiệm vụ chăm sóc th́ về phía bản thân ḿnh họ đă sát hại thậm chí cả người mạnh khỏe. Bất cứ người nào bắt chước họ th́ chết; c̣n người nào không bắt chước vẫn sống. Thế nhưng, đối với họ th́ họ đă sát hại cả hai. ‘Các người sát hại những ǵ là lạnh mạnh và các người không chăn dắt chiên của Ta’”. (Bài giảng thứ 46, đoạn 9, CCL, 41, 535-536)

 

Ngoài ra, ngoài yếu tố biết chiên liên quan đến nội tâm của vị mục tử ra, c̣n một yếu tố bề ngoài nữa, một yếu tố chặt chẽ gắn liền với yếu tố nội tâm này nơi người mục tử nhân lành, đó là yếu tố “đi trước chiên”, chứ không phải đi sau chiên, đi theo một con chiên “dễ thương” đặc biệt nào đó, thậm chí ŕnh xem con chiên nào bắt mắt nhất để xơi tái.

 

“Đi trước chiên” đây có nghĩa là đừng có thái độ mục vụ thụ động “chúng cần th́ đến với tao, chứ tao không có giờ đến với chúng”, kiểu mục vụ mua bán giữa khách hàng và chủ tiệm, kiểu mục vụ có tính cách dịch vụ xă hội hơn là phục vụ thiêng liêng, coi việc chơi chứng khoán, sáng tác nhạc hay thực hiện mạng điện toán toàn cầu hoặc những ǵ ḿnh ham thích… ưu tiên hơn lợi ích siêu nhiên của chiên.

 

“Đi trước chiên” rơ ràng nhất nghĩa là pro-active, ở chỗ thậm chí biết trước được cả những ǵ chiên cần thiết và thiếu thốn nhiều khi ngần ngại không dám nói ra hay xin xỏ, để tự động và mau mắn đáp ứng, chứ không cần chiên phải ngỏ ư mới biết được nhu cầu thiêng liêng của chiên, và chính v́ không “đi trước chiên” ở thái độ mau mắn sẵn sàng quên ḿnh sống cho chiên, nên dù có được chiên tỏ ra nhu cầu của chiên rồi, thành phần chủ chiên bất đắc dĩ này vẫn c̣n tỏ ra lưỡng lự không muốn đáp ứng, thậm chí ngay cả trong vấn đề giải tội khẩn trương và trong việc ban phép bí tích cuối cùng.

 

“Đi trước chiên” đây c̣n có nghĩa là khôn ngoan biết được đích điểm để dẫn chiên tới, và cách thức dẫn chiên tiến bước để làm sao cả đàn đến được đích điểm của chúng, chứ không rơi xuống hố bởi một thứ linh hướng mù ḷa (Mt 15:14), như thành phần lănh đạo mù quáng trong dân Do Thái bị Chúa thậm tệ quở trách xưa (x Mt 23:16,24).

 

“Đi trước chiên” ở đây cũng cho thấy thái độ anh hùng không sợ gian nguy khốn khó của vị chủ chiên nhân lành, thậm chí dám liều mạng bảo vệ chiên, chứ không như thành phần chăn chiên thuê mướn v́ lợi lộc của ḿnh nên vừa khi thấy bóng sói xuất hiện liền tức tốc bỏ chiên chạy trốn để cứu lấy mạng sống của ḿnh (x Jn 10:12), mặc chiên ở trong cảnh nguy tử “bay chết mặc bay”.

 

“Đi trước chiên” ngoài ra c̣n bao gồm cả sứ vụ của thành phần chủ chiên đối với thành phần “chiên chưa thuộc về đàn” nữa (Jn 10:16). V́ chiên có khả năng nghe thấy tiếng chủ chiên của ḿnh (x Jn 10:16,27), nên chỉ cần Kitô hữu nói chung và những vị giáo sĩ nói riêng làm sao để cố gắng “qua cửa mà vào”, tức là sống theo tinh thần hy sinh phục vụ của Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành, một tinh thần được phản ảnh qua dụ ngôn người Samaritanô nhân lành, chứ không phải thái độ kỳ thị “ai là cận nhân của tôi” của vị tư tế và thày Levi Do Thái trước một kẻ xa lạ họ thấy đang quằn quại trên đường (x Lk 10:25-37), th́ chắc chắn ước vọng của Chúa Kitô về “một đàn chiên và một chủ chiên duy nhất” (Jn 10:16) cuối cùng sẽ được hiện thực.

 

Phải, h́nh ảnh đích thực và sống động về “vị chủ chiên nhân lành” (Jn 10:14) là ở chỗ vị chủ chiên nhân lành chân chính là vị chủ chiên bề trong th́ “biết chiên” và bề ngoài th́ “đi trước chiên”. Bất cứ vị giám mục và linh mục nào hội đủ hai điều kiện bất khả thiếu và bất khả phân ly này đều có thể “qua cửa mà vào với đàn chiên” (Jn 10:2), tức qua Chúa Kitô “là cửa đàn chiên, là cửa” (Jn 10:7,9), ở chỗ hoàn toàn theo tinh thần và đường lối chăn chiên của Chúa Kitô, chứ “không trèo qua lối khác mà vào” (Jn 10:1), theo kiểu chăn chiên theo ư riêng của ḿnh hay đường lối thế gian. V́  họ đích thực “là chủ chiên”, chứ không phải “kẻ trộm cướp” (Jn 10:1,8), hay “kẻ lạ mặt” (Jn 10:5), hoặc “kẻ chăn thuê” (Jn 10:12). Và chính v́ các vị là chủ chiên, các vị mới được “người giữ cửa mở cổng cho vào” (Jn 10:3), mới được “chiên nghe tiếng họ” (Jn 10:3), để rồi về phần ḿnh, “họ gọi tên từng con và dẫn chúng ra” (Jn 10:3).  

 

Vấn đề ở đây là phải làm sao để có thể đă là giám mục và linh mục bao giờ cũng là một vị chủ chiên nhân lành, phản ảnh Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành. Khi làm các phép bí tích, nhất là khi cử hành Thánh Thể và ban bí tích Giải Tội, vị giám mục và linh mục thực sự là một Alter Christus – Another Khác, là một Chúa Kitô Khác. Bằng không, lời truyền phép “Này là Ḿnh Thày”, “Này là Chén Máu Thày”, “Thày tha tội cho con” v.v. sẽ chẳng bao giờ thành, v́ các vị cũng là một giáo dân b́nh thường trong cộng đồng Dân Chúa thôi, cũng chỉ đóng vai tṛ tư tế tổng quát nhờ bí tích rửa tội, chứ không phải tư tế thừa tác nhờ bí tích truyền chức thánh. Tuy nhiên, cho dù các vị giám mục và linh mục có hằng ngày và liên lỉ được tham dự vào mầu nhiệm thánh, mầu nhiệm cực linh với tư cách Chúa Kitô về quyền linh tư tế thừa tác như thế, đến độ dù các vị có mắc trọng tội th́ việc cử hành mầu nhiệm thánh của các ngài và việc thông ban ơn thánh của các ngài vẫn hiệu thành như thường, dù các ngài có tội.

 

Thân phận linh mục là ở chỗ đó, ở chỗ cứu được người mà không thể cứu được ḿnh. Các ngài vẫn yếu đuối và cần được thứ tha qua bí tích giải tội như một người giáo dân được các vị tha tội cho. Các ngài vẫn phải nên thánh như bất cứ một người môn đệ nào của Chúa Kitô, và càng cần phải nên thánh hơn ai hết và hơn bao giờ hết v́ các ngài hằng ngày giao tiếp và cử hành mầu nhiệm thánh. Bằng không, tất cả những ǵ là cao siêu mầu nhiệm đều chẳng c̣n nghĩa lư ǵ với các ngài nữa, dần dần tất cả sẽ trở thành máy móc và gánh nặng, chẳng c̣n hứng thú và tin tưởng ǵ nữa, đến độ chỉ muốn trút bỏ chứ không thể tiếp tục theo đuổi, hay có theo đuổi cũng bất đắc dĩ và gây họa nhiều hơn sinh lợi theo vai tṛ chủ chăn của ḿnh. Trong khi đó, các vị giám mục và linh mục cần phải chẳng những làm sao để các vị là một Alter Christus nhất là trên bàn thờ hay trong Ṭa Giải Tội, mà c̣n là một Hiện Thân của Ḷng Thương Xót Chúa nữa (x Lk 24:46-48; Jn 20:22), là một Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành sống động thực sự trong cuộc đời của các vị, khi các vị giao tiếp và làm việc mục vụ của các vị.

 

Thế nhưng, các vị không thể nào tiếp tục là Alter Christus một cách bền bỉ và xứng đáng nếu các vị không cố gắng trở thành Hiện Thân của Ḷng Thương Xót Chúa. Đời sống tu đức của các vị phải thật sự khít khao ăn khớp với thừa tác vụ thánh của các vị, đến nỗi đời sống tu đức của các vị phải làm sao hoàn toàn phản ảnh và kéo dài tác động giao tiếp thần linh của các vị trong phụng vụ thánh, như Moisen sau khi được giao tiếp thần linh với Thiên Chúa trên Núi Sinai để lănh nhận hai bia đá lề luật thánh th́ dung nhan của ông trở nên rạng ngời trước cộng đồng dân Chúa vậy (x Ex 34:29-30).

 

Chính cảm nghiệm thần linh nơi đời sống tu đức của các vị càng ngày càng sâu đậm nét Chúa Kitô, dung nhan Chúa Kitô và tinh thần Chúa Kitô này, lại càng giúp cho việc các vị cử hành và rao giảng mầu nhiệm thần linh trong phụng vụ thánh thêm sống động và thu hút, đến độ, khi các vị đọc lời truyền phép “Này là Ḿnh Thày sẽ bị nộp v́ các con” và “Này là chén Máu Thày… sẽ đổ ra cho các con và cho mọi người được ơn tha tội”, họ chẳng những cảm nghiệm được một cách thấm thía cuộc Khổ Nạn và Tử Giá của Chúa Kitô, mà ngay lúc bấy giờ chính bản thân các vị c̣n sống tâm t́nh Đồng Công của Mẹ Maria dưới chân thập giá Chúa Kitô nữa. Để rồi, cùng với việc cử hành phụng vụ thánh, cuộc đời của các vị liên lỉ là một đáp ứng lời truyền dạy được Giáo Hội hiểu là lời chức linh mục của Chúa Kitô đó là: “Các con hăy làm việc này mà nhớ đến Thày”. Các vị không phải chỉ “làm việc này mà nhớ đến Thày” trong phụng vụ Thánh Thể c̣n trong cả cuộc sống của các vị nữa. Ở chỗ, các vị Sống Mầu Nhiệm Thánh Thể, mầu nhiệm hy tế cứu độ. Cuộc đời của các vị chính là một Thánh Lễ kéo dài, v́ Chúa Kitô Vượt Qua tiếp tục sống động trong các vị, chẳng những qua thừa tác vụ tư tế của các vị mà c̣n qua chính bản thân của các vị, qua hoạt động tông đồ bác ái không thiếu khổ đau đến chết đi được của các vị, để mạc khải Người ra cho thế gian.

 

 

“Tôi là Cửa Đàn Chiên” (Jn 10:7) – 

Sống Mầu Nhiệm Thánh / Mầu Nhiệm Chúa Kitô

 

 

Để đạt được mục đích này, là trở thành Hiện Thân của Ḷng Thương Xót Chúa qua đời sống và hoạt động mục vụ của ḿnh giữa cộng đồng dân Chúa và xă hội, vị giám mục và linh mục, trên hết và trước hết, cần phải làm sao đường đường chính chính đến với đàn chiên qua cửa, chứ đừng trèo qua lối khác, và cửa đàn chiên đây là chính Chúa Kitô, nên các vị cần phải làm sao hết sức nên giống Chúa Kitô bao nhiêu có thể, một tiến tŕnh biến đổi thần linh được thể hiện qua đời sống tu đức nội tâm của các vị. Đến độ, mầu nhiệm thánh, mầu nhiệm Chúa Kitô được các vị cử hành trong phụng vụ và ban phát qua phụng vụ, được tiếp nối và sống động nơi đời sống tu đức của các vị.

 

Tuy nhiên, các vị chỉ có thể sống mầu nhiệm thánh, mầu nhiệm Chúa Kitô bằng đời sống nội tâm sâu xa thân t́nh với Chúa Kitô, đến độ có cùng một tâm ngôn hành như Người, để có thể làm chứng về Người. Mà đời sống nội tâm của các vị càng ngày càng được biến đổi nên giống Chúa Kitô ấy không thể nào thiếu việc liên lỉ nguyện cầu với Người, nghiền gẫm Lời ban sự sống của Người, năng chịu các phép bí tích tràn đầy Thần Linh của Người, và thực hiện những việc hăm ḿnh khổ chế cần thiết để có thể như Người sẵn sàng đáp ứng ư muốn tối cao đầy kỳ nhiệm của Cha trên trời bất cứ lúc nào.

 

Đó chính là những ǵ quan thiết trọng yếu đối với thành phần chủ chiên trong vai tṛ giám mục và linh mục được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI thẳng thắn và thiết tha nhắc nhở các vị trong chuyến tông du Hoa Kỳ của ngài vào thời điểm Giáo Hội ở Hiệp Chủng Quốc mừng 200 năm phát triển từ một giáo phận tiên khởi duy nhất thêm 4 giáo phận nữa, những giáo phận ban đầu này tất cả 4 đă trở thành tổng giáo phận, trong đó Tổng Giáo Phận Boston là nơi đă bùng lên cuộc khủng hoảng nạn linh mục lạm dụng t́nh dục vị thành niên từ đầu năm 2002.

 

Với một trang bị đầy đủ và sung sức như vậy, như vừa được tóm gọn trên đây, hợp với những ǵ được Đức Thánh Biển Đức XVI nhắc nhủ và kêu gọi dưới đây, th́ không một địch thủ nào có thể tự nhiên xông vào nhà của các vị để làm cho cuộc đời của các vị bị lâm vào t́nh trạng khai phá sản như đă từng xẩy ra cho không ít giáo phận ở Hoa Kỳ trong thời gian khủng hoảng v́ nạn linh mục lạm dụng t́nh dục thiếu niên 6 năm vừa rồi.

 

Trước hết, với các vị mục tử giám mục, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă nhắc nhủ các vị trong buổi gặp gỡ với các vị sau Giờ Kinh Tối tại Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Washington ngày 16/4/2008 như sau:

 

       Không bao giờ được bỏ thời gian cầu nguyện, cho dù có bề bộn với đủ thứ phận vụ khẩn trương. Việc tôn thờ Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh là những ǵ kéo dài và gia tăng mối hiệp nhất với Người từ việc cử hành Thánh Thể (cf. Sacramentum Caritatis, 66). Việc chiêm ngắm các mầu nhiệm Mân Côi là việc làm xuất phát ra tất cả quyền năng cứu độ của những mầu nhiệm này, và việc chiêm ngắm ấy làm cho chúng ta nên giống, hiệp nhất và thánh hiến cho Chúa Giêsu Kitô (cf. Rosarium Virginis Mariae, 11, 15). Việc trung thành với Phụng Vụ Giờ Kinh là những ǵ bảo đảm rằng tất cả ngày sống của chúng ta được thánh hóa và tiếp tục nhắc nhở chúng ta về việc caân phải tập trung vào việc hoạt động cho công cuộc của Thiên Chúa, cho dù công việc đang làm gây ra đầy những áp đặt và chia trí. Như thế, ḷng đạo hạnh của chúng ta giúp cho chúng ta nói năng và tác hành nhân danh Chúa Kitô -  in persona Christi, trong việc giảng dạy, quản trị và thánh hóa tín hữu nhân danh Chúa Giêsu, trong việc mang ơn ḥa giải của Người, việc chữa lành của Người và t́nh yêu thương của Người cho tất cả mọi anh chị em yêu dấu của Người. Việc sâu xa nên giống Chúa Kitô, Vị Mục Tử Nhân Lành, là cốt lơi cho việc thừa tác mục vụ của chúng ta, và nếu chúng ta mở ḷng ra trước quyền năng của Thần Linh, bằng việc nguyện cầu, ngài sẽ ban cho chúng ta những tặng ân chúng ta cần để thi hành công việc gay go này, nhờ đó chúng ta không bao giờ được ‘lo lắng về cách thức phải nói và những ǵ  cần nói’ (Mt 10:19)”.

 

Sau nữa, với các vị mục tử linh mục, qua bài huấn từ với giới trẻ và thành phần chủng sinh Hoa Kỳ ngày Thứ Bảy 19/4/2008 tại Chủng Viện Thánh Giuse ở Yonkers Nữu Ước, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă linh hướng cho họ một đời sống để họ có thể thực sự trở thành những vị mục tử đích thực chăn dắt đàn chiên Chúa theo gương mẫu Chúa Kitô là cửa, chứ không trèo rào, một đường lối “cao-bồi” đă từng gây ra cuộc khủng hoảng đầy ô nhục cho Giáo Hội ở Hoa Kỳ nói riêng và Giáo Hội hoàn vũ nói chung.

 

       Điều quan trọng nhất ở đây đó là các bạn hăy gia tăng mối liên hệ riêng tư của các bạn với Thiên Chúa. Mối liên hệ này được thể hiện nơi việc cầu nguyện. Tự chính bản tính của ḿnh Thiên Chúa là Đấng đang nói năng, lắng nghe và đáp ứng. Thật vậy, Thánh Phaolô đă nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta có thể và cần phải ‘nguyện cầu liên lỉ’ (1Thes 5:17). Với việc cầu nguyện, chúng ta không rút lui vào bản thân ḿnh hay tránh né những thăng trầm của cuộc sống, mà hướng về Thiên Chúa và qua Ngài về nhau, bao gồm cả thành phần sống bên lề xă hội và những ai không theo đường lối của Thiên Chúa (x Spe Salvi, 33). Như các thánh nhân dạy cho chúng ta biết một cách sống động th́ việc cầu nguyện trở thành niềm hy vọng đang tiến hành. Chúa Kitô luôn là đồng bạn của họ, Đấng mà họ trao đổi ở mọi bước đường hành tŕnh cho kẻ khác của họ.

 

Một chiều kích khác của việc cầu nguyện chúng ta cần phải nhớ nữa đó là việc âm thầm chiêm niệm. Thánh Gioan chẳng hạn, nói với chúng ta rằng để thấu nhập mạc khải của Thiên Chúa, trước hết chúng ta cần phải lắng nghe, rồi đáp lại bằng việc loan báo những ǵ chúng ta đă nghe và đă thấy (x 1Jn 1:2-3; Hiến Chế về Mạc Khải Dei Verbum, 1). Phải chăng chúng ta có lẽ đă bị mất đi một cái ǵ đó nơi nghệ thuật lắng nghe? Các bạn có giành chỗ cho việc lắng nghe tiếng nói th́ thào của Thiên Chúa, kêu gọi các bạn đến với sự thiện hảo hay chăng? Hỡi các bạn, đừng sợ thinh lặng hay tĩnh lặng, hăy lắng nghe Thiên Chúa, hăy tôn thờ Người trong Thánh Thể. Hăy để lời của Người uốn nắn cuộc hành tŕnh của các bạn thành một cuộc triển nở thánh đức

 

“Nơi phụng vụ chúng ta thấy được toàn thể Giáo Hội nguyện cầu. Chữ phụng vụ có nghĩa là việc tham dự của dân Chúa vào ‘công cuộc của Chúa Kitô Tư Tế và của Thân Ḿnh của Người là Giáo Hội’ (Tông Thư Sacrosanctum Concilium, 7). Công cuộc này là công cuộc nào đây? Trước hết nó ám chỉ Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, Cái Chết và Cuộc Phục Sinh của Người, và việc Người Thăng Thiên – những ǵ chúng ta gọi là Mầu Nhiệm Vượt Qua. Nó cũng ám chỉ chính việc cử hành phụng vụ nữa. Thật sự hai ư nghĩa này liên hệ với nhau bất khả phân ly, v́ ‘công cuộc của Chúa Giêsu’ này là nội dung thực sự của phụng vụ. Qua phụng vụ, ‘công cuộc của Chúa Giêsu’ được tiếp tục tiếp cận với lịch sử; với đời sống của chúng ta để h́nh thành nó. Ở đây chúng ta có một thoáng nh́n khác về tính cách uy nghi cao cả nơi đức tin Kitô giáo của chúng ta. Bất cứ khi nào các bạn qui tụ lại để dâng Lễ, khi các bạn đi Xưng Tội, khi các bạn cử hành bất cứ một bí tích nào th́ Chúa Giêsu cũng đều tác hành. Nhờ Thánh Linh, Người lôi kéo các bạn tới với Người, vào t́nh yêu hy hiến của Người dâng lên Chúa Cha và cho tất cả mọi người. Bởi thế chúng ta thấy rằng phụng vụ của Giáo Hội là một thừa tác vụ của niềm hy vọng cho nhân loại. Việc các bạn trung thành tham dự là một niềm hy vọng chủ động giúp cho thế giới – bao gồm cả thánh nhân lẫn tội nhân – hướng về Thiên Chúa; đó là niềm hy vọng thực sự của nhân loại mà chúng ta cống hiến cho hết mọi người (x Spe Salvi, 34).

 

Việc nguyện cầu tư riêng của các bạn, thời gian các bạn thinh lặng chiêm niệm, và việc các bạn tham dự vào phụng vụ của Giáo Hội, mang các bạn đến gần với Thiên Chúa hơn và đồng thời cũng sửa soạn cho các bạn trong việc phục vụ người khác. Các vị thánh đang đồng hành với chúng ta tối hôm nay cho chúng ta thấy rằng đời sống đức tin và đức cậy cũng là một đời sống đức mến. Khi chiêm ngưỡng Chúa Giêsu trên Thập Giá chúng ta thấy được t́nh yêu ở một thể thức sâu đậm nhất. Chúng ta có thể bắt đầu nghĩ tưởng tới con đường yêu thương chúng ta cần phải đi theo này (x Deus Caritatas Est, 12). Có đầy những cơ hội để thực hiện con đường này. Hăy nh́n các bạn bằng đôi mắt của Chúa Giêsu, hăy lắng nghe bằng đôi tai của Người, hăy cảm nhận và suy nghĩ bằng tâm trí của Người. Các bạn có sẵn sàng cống hiến tất cả mọi sự như Người đă làm v́ chân lư và công lư hay chăng? Nhiều trường hợp của người khổ đau được các vị thánh của chúng ta đáp ứng bằng ḷng cảm thương là những ǵ vẫn c̣n hiện hữu ở trong và ngoài thành phố này. Rồi những bất công mới xẩy ra: một số th́ phức tạp, xuất phát từ việc khai thác tâm can và từ việc mạo dụng trí tuệ; thậm chí cả đến nơi cư ngụ chung của chúng ta là chính trái đất này, cũng đang quằn quại rên xiết dưới sức ép của ḷng tham lam duy hưởng thụ và việc khai thác vô trách nhiệm. Chúng ta cần phải lắng nghe một cách sâu xa. Chúng ta cần phải đáp ứng bằng một hành động xă hội mới xuất phát từ t́nh yêu phổ quát vô hạn. Có thế, chúng ta mới bảo đảm được rằng các hoạt động xót thương và công lư của chúng ta mới trở thành niềm hy vọng đang tiến hành cho người khác….

 

Dân Chúa mong thấy được các bạn là những vị linh mục thánh thiện, trong cuộc hành tŕnh hoán cải hằng ngày, gợi lên nơi kẻ khác ước muốn tiến vào sâu hơn  cuộc sống Giáo Hội của người tín hữu. Tôi tha thiết xin các bạn hăy sống sâu xa hơn mối liên hệ giữa các bạn với Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành. Hăy trao đổi tâm t́nh với Người. Hăy loại trừ đi khuynh hướng phô trương, ham danh, tự phụ. Hăy cố gắng thực hiện một mẫu sống thực sự mang tính chất bác ái, thanh tịnh và khiêm hạ theo gương Chúa Kitô, Vị Thượng Tế Đời Đời là Đấng các bạn cần phải trở nên h́nh ảnh sống động (cf. Pastores Dabo Vobis, 33). Các chủng sinh thân mến, tôi hằng ngày cầu cho các bạn. Hăy nhớ rằng cái đáng kể trước nhan Chúa đó là được ở trong t́nh yêu của Người và làm cho người khác thấy được t́nh yêu của Người”.

 

 

Tóm lại,

 

1.      V́ tôi là linh mục: tôi được tuyển chọn để làm mục tử nhân lành chứ không phải kẻ chăn thuê.

 

2.      V́ tôi là linh mục: tôi không thể đến với chiên bằng cách trèo rào song qua cửa là Chúa Kitô.

 

3.      V́ tôi là linh mục: “tôi biết các chiên tôi và các chiên tôi biết tôi”. 

 

4.      V́ tôi là linh mục: tôi bao giờ cũng phải “đi trước chiên” và sẵn sàng thí mạng sống v́ chiên.

 

5.      V́ tôi là linh mục: “tôi c̣n các chiên khác chưa thuộc về đàn, tôi cần phải chăn dẫn chúng nữa”

 

6.      V́ tôi là linh mục: tôi là một Alter Christus cử hành, ban phát và loan truyền các mầu nhiệm thánh.

 

7.      V́ tôi là linh mục: tôi không thể là một Anti Christ đến để trộm cướp và phá hoại đàn chiên Chúa.

 

8.      V́ tôi là linh mục: tôi vừa là chứng nhân vừa là thừa tác viên cho Ḷng Thương Xót Chúa.

 

9.      V́ tôi là linh mục: tôi dù cứu được người song không cứu được ḿnh nên rất cần được xót thương.

 

10.  V́ tôi là linh mục: tôi phải sống chính mầu nhiệm thánh như tôi cử hành trong phụng vụ thánh.