“Gia đ́nh trở thành một nơi đầu tiên loan truyền đức tin cho con cái”

 

 

“Gia Đ́nh được gọi là giáo hội tại gia”, cho dù gia đ́nh đă “trở thành một cộng đồng ân sủng và cầu nguyện” và “một trường dạy nhân đức làm người và Kitô giáo”, vẫn chưa hoàn toàn và trọn vẹn là một “giáo hội tại gia”, nếu thiếu chiều kích thứ ba, liên quan tới vấn đề giáo dục, có tính cách tông đồ và truyền giáo tại gia, đó là chiều kích làm sao để “gia đ́nh trở thành nơi đầu tiên loan truyền đức tin cho con cái” nữa.

 

“Gia đ́nh trở thành nơi đầu tiên loan truyền đức tin cho con cái” – với Giáo Hội

 

Đúng thế, theo Công Đồng Chung Vaticanô II, qua Sắc Lệnh về Hoạt Động Truyền Giáo “Cho Muôn Dân – Ad Gentes”, ở đầu đoạn 2, đă ư thức và tuyên bố rằng “tự bản chất của ḿnh Giáo Hội là truyền giáo”. Nghĩa là nếu không truyền giáo Giáo Hội không c̣n là và phải là Giáo Hội nữa, như ánh sáng tự bản chất là chiếu soi mà không coi chiếu th́ không c̣n là và phải là ánh sáng vậy. Theo lời Đấng Sáng Lập của ḿnh nói về thành phần chứng nhân tiên khởi bấy giờ là các tông đồ khi mở đầu Bài Giảng Phúc Đức Trọn Lành trên núi của Người, ở Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 5 câu 14, “các con là ánh sáng thế gian. Một thành xây trên núi không khuất được nữa”, Giáo Hội cũng thực sự ư thức được vai tṛ truyền giáo bất khả thiếu của ḿnh qua Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội mang tựa đề “Ánh Sáng Muôn Dân – Lumen Gentium”, ở ngay câu mở đầu như sau: “Ánh sáng muôn dân chính là Chúa Kitô, nên Thánh Công Đồng đang nhóm họp trong Chúa Thánh Thần hết ḷng mong ước soi dẫn mọi người bằng ánh sáng của Chúa phản chiếu trên dung nhan Giáo Hội, bằng việc rao truyền Phúc Âm cho mọi tạo vật (x. Mc 16,15)”.

 

Thật vậy, nếu yếu tố chính yếu làm nên Giáo Hội là Thánh Thể, nguồn mạch và là tột đỉnh của mọi hoạt động của Giáo Hội, đến nỗi không có Thánh Thể không có Giáo Hội (với thiên chức tư tế thừa tác nói chung và hàng giáo phẩm nói riêng), nhưng Thánh Thể không phải chỉ là Hiện Diện Thần Linh của Chúa Kitô ở cùng Giáo Hội cho tới tận thế (xem Mt 28:20) mà c̣n là Hy Tế Cứu Độ được kư thác cho Giáo Hội và Giáo Hội được lệnh (xem Luca 22:19) cử hành và hiện thực qua phụng vụ Thánh Thể nói riêng và các Bí Tích Thánh nói chung trên trần gian và cho trần gian, th́ quả thực, tự bản chất Giáo Hội là truyền giáo, là mang ơn cứu độ đến cho nhân loại, là qui tụ tất cả nhân loại lại nơi ḿnh để sửa soạn nghênh đón Người lại đến trong vinh quang (xem Rev 21:2).

 

“Gia đ́nh trở thành nơi đầu tiên loan truyền đức tin cho con cái” – v sự sống

 

Cũng thế, “gia đ́nh trở thành một cộng đồng ân sủng và cầu nguyện” và “trở thành một trường dạy nhân đức làm người và Kitô giáo” để làm ǵ, nếu không phải để “trở thành nơi đầu tiên loan truyền đức tin cho con cái”. Gia đ́nh không phải chỉ có vợ chồng mà c̣n bao gồm cả con cái nữa. Một trong các mục đích chính yếu của đời sống hôn nhân gia đ́nh, đó là “sự sống” tâm linh nói chung và “sự sống” về thể lư nói riêng. Nếu “gia đ́nh là cộng đồng yêu thương và sự sống”, mà “yêu thương” trực tiếp liên quan trước hết và trên hết tới đời sống hôn nhân vợ chồng thế nào th́ “sự sống” về thể lư cũng trực tiếp liên quan đến con cái như thế. Theo dự án thần linh về hôn nhân gia đ́nh của Thiên Chúa Hóa Công con người được dựng nên “có nam có nữ” (Gen 1:27) không phải chỉ để “yêu thương” nhau giữa hai con người trở thành vợ chồng này, mà c̣n nhờ họ “yêu thương” nhau, “nên một xác thịt” (Gen 2:24) với nhau, “sự sống” xuất hiện nơi thành phần con cái là hoa trái “yêu thương” của họ. Đó là lư do, ngay sau khi ghi nhận sự kiện Thiên Chúa Hóa Công đă dựng nên con người “có nam có nữ” ở đoạn 1 câu 27, Sách Khởi Nguyên liền thuật lại ở câu 28 cùng đoạn, tác động ngay sau đó của Ngài là chúc phúc cho họ mà truyền cho hai con người nam nữ này “sinh sôi nẩy nở cho đầy mặt đất và làm chủ nó”. Không phải hay sao, chính hữu thể của từng con người nam nữ này đă cho thấy ơn gọi liên quan tới “sự sống” hay sao, qua vai tṛ làm cha hay làm mẹ của họ? Phải nói rằng v́ ơn gọi làm cha mà một người trong họ đă được dựng nên là người nam, với những bộ phận về thể lư xứng với một nam nhân cùng với tâm lư của một nam tính. Cũng thế, v́ ơn gọi làm mẹ mà một người trong họ đă được dựng nên là người nữ, với những bộ phận về thể lư xứng với một nữ nhân cùng với tâm lư của một nữ nhân.

 

Tuy nhiên, “sự sống” là hoa trái của “yêu thương” giữa hai con người nam nữ vợ chồng không phải chỉ là thứ “sự sống” về thể lư nơi con cái, giống như “sự sống” nơi con cái của loài thú, mà c̣n là và phải là “sự sống” tâm linh và siêu nhiên nơi thành phần con cái của họ nữa. Nếu Thiên Chúa dựng nên con người theo h́nh ảnh và tương tự như Ngài (xem Gen 1:26) trên trần gian này là để loài tạo vật “nhân linh ư vạn vật” này được muôn đời hiệp thông thần linh với Ngài, chứ không phải để họ “sống để mà ăn” như con vật trên đời này rồi cuối cùng “chết là hết”, th́ “sự sống” tâm linh, nhất là “sự sống” siêu nhiên, “sự sống” thần linh mới là ơn gọi chính yếu của chung con người và là sứ vụ khẩn thiết của thành phần làm cha mẹ đối với con cái của ḿnh. Có thể nói và phải nói rằng định mệnh đời đời của con cái trực tiếp liên quan tới số phận đời đời của cha mẹ. Có thể nào xẩy ra chuyện cha mẹ làm hư con cái mà lại được rỗi trong khi chúng bị đời đời hư đi hay chăng?

 

“Gia đ́nh trở thành nơi đầu tiên loan truyền đức tin cho con cái” ở đây không phải là vấn đề con cái chưa có đức tin như người ngoài Kitô giáo, mà là thành phần đă lănh nhận đức tin qua Phép Rửa khi c̣n là một em bé sơ sinh nằm trên tay mẹ. Thế nhưng, đức tin này mới là một hạt giống được gieo vào thửa ruộng của chung nhân tính và của riêng linh hồn của em, rất dễ bị chết đi hay không thể lớn lên được bởi cỏ lùng trong thửa ruộng nhân tính của em là các mầm mống tội lỗi của nguyên tội. Đúng vậy, Phép Rửa, nói chung, có tác dụng tha nguyên tội cùng với các h́nh phạt của nguyên tội, thậm chí tha cả tư tội cùng với các h́nh phạt của tư tội nữa, trong trường hợp người lớn lănh nhận bí tích này, nhờ đó, linh hồn vừa được lănh nhận Phép Rửa mà chết ngay sau đó, chưa kịp phạm một tội lỗi ǵ trong tư tưởng, lời nói và việc làm, sẽ được lên Thiên Đàng lập tức. Tuy nhiên, Phép Rửa vẫn không tiêu diệt các mầm mống của nguyên tội.

 

“Gia đ́nh trở thành nơi đầu tiên loan truyền đức tin cho con cái” – về con người

 

Chính mầm mống của nguyên tội này là những ǵ hằng gây trục trặc nơi nội tâm của mỗi người, như Thánh Tông Đồ Phaolô đă cảm nhận và diễn tả trong Thư Rôma ở đoạn 6 từ câu 14 đến 24, với lời than lên rằng: “Ôi tôi là một con người khốn nạn là chừng nào! Ai có thể cứu tôi khỏi thân xác bị quyền lực sự chết thống trị này đây?” Cuốn Toát Yếu Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo ở số 339 cũng đă đặt vấn đề “Tội lỗi đe dọa hôn nhân như thế nào?” và sau đó trả lời rằng: “V́ nguyên tội đă gây đổ vỡ cho sự hiệp thông, được Đấng Sáng Tạo ban tặng, giữa người nam và người nữ, nên sự kết hợp hôn nhân luôn bị đe dọa bởi bất hoà và sự không chung thuỷ. Tuy nhiên, với ḷng nhân từ vô bờ bến, Thiên Chúa ban cho người nam và người nữ ân sủng để họ thực hiện sự kết hợp đời sống của họ theo đúng ư định nguyên thủy của Ngài”.

 

Nếu mầm mống nguyên tội đă gây rắc rối cho chính bản thân mỗi người làm vợ làm chồng th́ c̣n trở thành một thách đố đến đâu nơi con cái nữa, với những đam mê nết xấu của chúng, đối với thành phần làm cha làm mẹ. Chưa hết, ngoài những đam mê nết xấu nơi bản thân ḿnh cũng như nơi con cái, những chướng ngại hầu như tự nhiên không thể vượt qua, nơi chính bản thân cha mẹ và con cái c̣n có những cá tính riêng, với những ư thích, chủ trương và ước muốn riêng, th́ vấn đề giáo dục con cái lại càng trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả, nhất là trong một thời đại văn minh nhân quyền ở Tây phương là nơi con cái được bênh vực và bảo vệ tối đa. Tuy nhiên, những ǵ con người không thể làm được th́ Thiên Chúa lại làm được. Bởi thế, chỉ cần làm sao cho “gia đ́nh trở thành cộng đồng ân sủng và cầu nguyện”, chiều kích đầu tiên trong ba chiều kích chính cho “gia đ́nh được gọi là giáo hội tại gia”, th́ không c̣n khó là bao trong việc làm cho “gia đ́nh trở thành một trường dạy nhân đức làm người và Kitô giáo”, tức làm cho thành phần làm cha làm mẹ “yêu thương” nhau chân thực hơn và trọn hảo hơn, để rồi từ đó và nhờ đó, họ có thể làm cho “gia đ́nh trở thành nơi đầu tiên loan truyền đức tin cho con cái”.

 

Trong việc “loan truyền đức tin cho con cái”, thành phần cha mẹ không phải chỉ truyền dạy kiến thức căn bản về giáo lư cho con cái, bảo/bắt chúng đọc kinh hằng ngày với gia đ́nh, thúc giục “giữ ngày Chúa Nhật” và “xưng tội một năm ít là một lần” v.v. Cũng trong việc “loan truyền đức tin cho con cái”, công việc của cha mẹ không phải chỉ quanh quẩn ở chỗ triệt để nhỏ những thứ cỏ dại nhú lên hay mọc lên trong đời sống của con cái ḿnh, bằng những luật lệ khe khắt, những nhiếc mắng thậm tệ, những cấm đoán ngột ngạt, những ḍ la bới móc, những so sánh nhục nhă v.v. Vấn đề chính yếu và quan trọng trong việc “loan truyền đức tin cho con cái” ở đây là làm sao cho chúng có thể sống vượt lên trên cả những thực hành đạo đức căn bản nữa, sống một cách tự do không sợ sệt, sống tự lập và ư thức, sống một cách thực sự trọn lành và thánh thiện. Ở chỗ, biết kính sợ Chúa và làm lành lánh dữ, biết phán đoán theo chân lư Phúc Âm, biết chọn lựa những ǵ tốt lành theo Ư Chúa, ở chỗ “không hưởng thụ nhưng phục vụ” (Mt 20:28), ở chỗ “vâng lời trọng hơn của lễ” (1Sam 15:22), ở chỗ “hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng” (Mt 11:29), ở chỗ quảng đại thứ tha v.v. Một khi con cái của chúng ta có một tấm ḷng đạo đức và đời sống lành thánh, chúng ta không c̣n phải lo sợ ǵ nữa, không phải lúc nào cũng cần phải theo dơi chúng, trái lại, chúng c̣n thúc giục chúng ta sống đạo và làm gương sống thánh cho chúng ta nữa là đàng khác. 

 

“Gia đ́nh trở thành nơi đầu tiên loan truyền đức tin cho con cái” – theo phương thức

 

Muốn “góp phần vào việc làm cho gia đ́nh trở thành nơi đầu tiên loan truyền đức tin cho con cái” như thế, thành phần cha mẹ cần phải làm sao “góp phần vào việc làm cho gia đ́nh trở thành một cộng đồng ân sủng và cầu nguyện” cũng như “góp phần vào việc làm cho gia đ́nh trở thành một trường dạy nhân đức làm người và Kitô giáo”.

 

Muốn “góp phần vào việc làm cho gia đ́nh trở thành nơi đầu tiên loan truyền đức tin cho con cái” như thế, thành phần cha mẹ cần phải làm sao “góp phần vào việc làm cho gia đ́nh trở thành một cộng đồng ân sủng và cầu nguyện”, điển h́nh nhất là trường hợp của gia đ́nh Thánh Giáo Hoàng Lêô Cả, vị Giáo Phụ được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, trong bài giáo lư cho buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần ngày 4/7/2007 đă nhận định rằng: “Ngài được sinh vào đời khoảng năm 330 trong một gia đ́nh của những vị thánh, ‘một Giáo Hội tại gia thực sự’, những con người đă sống trong một bầu không khí sâu sa đức tin”, một gia đ́nh 10 người trong đó có 5 vị thánh, bao gồm người cha là Thánh Basiliô the Elder, người mẹ là Thánh Nữ Emmelia, và hai người em là Thánh Nữ Macrina và Thánh Grêgôriô Nyssa.

 

Muốn “góp phần vào việc làm cho gia đ́nh trở thành nơi đầu tiên loan truyền đức tin cho con cái” như thế, thành phần cha mẹ cần phải làm sao “góp phần vào việc làm cho gia đ́nh trở thành một trường dạy nhân đức làm người và Kitô giáo”. Chẳng hạn trường hợp của Thánh Giáo Phụ Gioan Kim Khẩu, vị được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong bài giáo lư cho buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần ngày 19/9/2007 nhận định rằng “Ngài được sinh vào đời khoảng năm 349 ở Antiôkia xứ Syria (ngày nay là Antakya Nam Thổ Nhĩ Kỳ). Ngài đă bị mất cha ở tuổi c̣n thơ và đă sống với mẹ ngài là bà Anthusa, một người đă làm thấm nhập nơi ngài cái cảm quan nhân bản cao quí và một niềm tin sâu xa Kitô Giáo”. 

 

“Gia đ́nh trở thành nơi đầu tiên loan truyền đức tin cho con cái” – những trường hợp

 

Một khi quả thực “gia đ́nh trở thành nơi đầu tiên loan truyền đức tin cho con cái”, nhờ “gia đ́nh trở thành một cộng đồng ân sủng và cầu nguyện” cũng như “trở thành trường dạy nhân đức làm người và Kitô giáo”, “gia đ́nh được gọi là giáo hội tại gia” này chắc chắn sẽ sinh hoa kết trái phong phú, như nơi trường hợp gia đ́nh của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu và Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.

 

Về trường hợp của gia đ́nh Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, vào ngày 19/8/2008, ĐTC Biển Đức XVI đă phê chuẩn lễ nghi phong chân phước cho cha mẹ của chị là Louis và Zélie. Và ngày ấn định tôn phong chân phước cho nhị vị là ngày Khánh Nhật Truyền Giáo 19/10/2008. Đây là cặp vợ chồng thứ hai được Giáo Hội phong chân phước. Cặp vợ chồng đầu tiên là cặp người Ư Luigi (chết vào năm 1951) và Maria Beltrame Quattrocchi (chết năm 1965), được ĐTC Gioan Phaolô II tuyên phong vào Ngày Truyền Giáo Thế Giới 21/10/2001, 7 năm trước. Vào ngày 4/4/1957, Céline, bấy giờ đă là nữ tu Ḍng Kín Carmêlô với tên gọi là Géneviève Thánh Nhan, đă làm chứng trong tiến tŕnh phong chân phước cho cha mẹ ḿnh về một “vẻ đẹp của một đời sống phối ngẫu sống hoàn toàn cho một ḿnh Chúa nhân lành, không theo cái tôi hay vị kỷ. Nếu người tôi tớ Chúa muốn có nhiều con là để hoàn toàn hiến dâng chúng cho Thiên Chúa mà thôi. Tất cả những điều ấy đều xẩy ra một cách đơn thành của một cuộc sống b́nh thường, chịu khó làm việc và đầy những khốn khó được đón nhận bằng niềm phó thác và cậy trông nơi Ư Muốn Thần Linh”.

 

Về trường hợp của gia đ́nh Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong tác phẩm “Tặng Ân và Huyền Nhiệm” kỷ niệm 50 năm linh mục của ḿnh được phát hành 12/1996, ấn bản Anh Ngữ, trang 19, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă cho biết ảnh hưởng đầu tiên liên quan tới ơn gọi linh mục của ngài là gia đ́nh: “Việc chuẩn bị cho tôi lănh nhận thiên chức linh mục ở chủng viện, một cách nào đó, đă được gia đ́nh tôi chuẩn bị cho tôi trước đó, nhờ đời sống và gương sáng từ cha mẹ của tôi. Trước tiên, tôi phải biết ơn cha tôi góa vợ lúc ngài c̣n trẻ. Tôi đă mất me khi chưa được Rước Lễ Lần Đầu: khi ấy tôi mới gần chín tuổi đầu. Do đó tôi chưa ư thức được rơ cho lắm những ǵ mẹ tôi đă đóng góp, chắc hẳn là lớn lắm, vào việc giúp tôi sống đạo. Sau cái chết của mẹ, rồi đến cái chết của anh tôi, tôi đă sống một ḿnh với cha tôi, một người có ḷng đạo đức sâu xa. Hàng ngày tôi quan sát thấy lối sống khắc khổ của cha tôi. Cha tôi đă sống đời binh nghiệp, và sau khi mẹ tôi qua đời, cuộc sống của cha tôi trở thành một đời liên lỉ cầu nguyện. Đôi khi thức giấc nửa đêm, tôi thấy cha tôi đang quỳ cầu nguyện, như tôi vẫn thường thấy ông quỳ trong nguyện đường. Chúng tôi không bao giờ nói về ơn gọi linh mục, nhưng gương sáng của ngài một cách nào đó là chủng viện đầu tiên của tôi, một loại chủng viện tại gia”.

 

Áp dụng thực hành - “gia đ́nh trở thành nơi đầu tiên loan truyền đức tin cho con cái”

 

1.      Hăy luôn ư thức rằng con cái là của Chúa hơn là của ḿnh, thuộc về Chúa hơn về ḿnh là cha mẹ của chúng. V́ thành phần cha mẹ chúng ta không biết con cái ḿnh sẽ được thụ thai hay chăng khi chúng ta làm việc vợ chồng, hay có thụ thai th́ đích xác vào lúc nào, rồi sau đó thành h́nh ra sao trong ḷng mẹ, nam hay nữ, mặt mũi cùng tính nết chúng ra sao, tương lai chúng thế nào?...

 

2.      V́ con cái là của Chúa và thuộc về Chúa hơn là của ḿnh và thuộc về ḿnh như thế mà cha mẹ chúng ta cần phải dưỡng dục chúng theo ư Chúa hơn ư ḿnh, cho dù những ǵ xẩy ra cho chúng hay những ǵ chúng muốn trái nghịch với ư muốn của chúng ta là thành phần mất công dưỡng dục chúng. Trái lại, hăy dưỡng dục chúng làm sao để trọn vẹn trả chúng về cho Chúa và dâng lên Chúa như một của lễ đẹp ḷng Chúa nhất.

 

3.      Nếu có thể và cố gắng bao nhiêu có thể giành giờ đích thân dạy giáo lư cho con cái, nhất là chia sẻ Lời Chúa với con cái theo phụng vụ hằng tuần. Thảo luận về những biến cố hay vấn đề luân lư thời đại đang xẩy ra hay vừa xẩy ra trong xă hội. Cố gắng giải đáp những vấn nạn về đức tin và luân lư cho con cái bao nhiêu có thể, theo luật tự nhiên, theo Thánh Kinh và huấn quyền của Giáo Hội.

 

4.      Cố gắng làm gương tốt bao nhiêu có thể, nhất là về gương sống đức tin, đặc biệt qua những cuộc thử thách và gian nan khốn khó của gia đ́nh, và sẵn sàng xin lỗi con cái khi làm bất cứ điều ǵ gây gương mù gương xấu cho chúng. Hăy giáo dục con cái để làm sao chiều chúng - chúng vẫn không hư, phạt chúng - chúng vẫn không hận, lầm lỗi - chúng vẫn kính trọng.

 

5.      Làm sao để tạo cho con cái cảm thấy gia đ́nh thực sự là một tổ ấm, chứ không phải là một ngục tù, lúc nào cũng muốn vượt thoát. Làm sao cho con cái cảm thấy không đâu bằng ở nhà, đi đâu rồi cũng muốn về nhà, nhưng không phải chỉ biết có gia đ́nh ḿnh, không màng chi tới các gia đ́nh khác, trái lại, tích cực tham gia sinh hoạt cộng đoàn và các hội đoàn tông đồ.

 

6.      Hăy giáo dục con cái như một người lớn c̣n nhỏ (như trường hợp Chúa Giêsu bao giờ cũng cao cả trước mắt Mẹ Maria), sẽ dễ tôn trọng chúng hơn là như một đứa nhỏ chưa lớn dễ bị coi thường. Đừng để xẩy ra t́nh trạng lạc mất con ngay trong nhà của ḿnh. Con sống với ḿnh đó mà ḿnh vẫn không biết nó đang ở đâu, vẫn cứ đi t́m nó!  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL