NIỀM VUI ĐƯỢC CẮT TỈA

 

            Nghe tâm sự của Người sắp sửa ra đi để vào trong Mầu Nhiệm Phục Sinh, tôi cảm nhận niềm vui được cắt tỉa của Người, v́ cành nào sinh hoa trái th́ Cha Thầy là người trồng nho, cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn (Ga 15, 1-2).

           

Vị thánh sống “cuộc khổ nạn của Thiên Chúa” sâu xa nhất có lẽ là ngôn sứ Giêremia. Trong nhiều phương diện và trong nhiều trường hợp, ngài là h́nh bóng cho cuộc tử nạn của Chúa Giêsu. Đă có những lúc tâm hồn vị ngôn sứ đă tan chảy và trở nên một trong tâm hồn Thiên Chúa: khi ấy, tiếng than van, vừa đậm chất người vừa nặng tính thần linh, như vọng trước những lời năo nuột của Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu: “Ruột gan tôi, ôi ruột gan tôi, đau quá chừng quá đỗi. Trong lồng ngực tôi, tim đập th́nh th́nh. Tôi không thể làm thinh được, v́ tiếng tù và rúc, tiếng ḥ la xung trận, tôi đă nghe rơ cả” (Gr 4, 19).

           

Nỗi đau của vị ngôn sứ sao nghe cứ như tâm trạng của thánh Gioan trong Khải Huyền: “Tôi cầm lấy cuốn sách nhỏ từ tay thiên thần và nuốt đi. Trong miệng tôi nó ngọt ngào như mật ong, nhưng khi tôi nuốt rồi, th́ ḷng dạ tôi cay đắng. Và có tiếng bảo tôi: “Một lần nữa ông phải tuyên sấm về nhiều nước, nhiều dân, nhiều ngôn ngữ và vua chúa” (Kh 10, 10-11).

 

Từ cảm nghiệm này, tôi tin rằng niềm vui được cắt tỉa của mỗi người mỗi khác. Nhưng rồi, để được thông phần vào cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, để “ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em”, chung qui, người được cắt tỉa phải sống trong cuộc khổ nạn của t́nh yêu hầu “không thể làm thinh được’ hoặc “phải tuyên sấm” để đem lại niềm vui cho người khác.

 

Khởi đi từ sức mạnh của Đấng được cắt tỉa là Chúa Giêsu như Người đă mặc khải “v́ không có Thầy anh em chẳng làm ǵ được” (Ga 15, 5), tôi nh́n ra trong chương tŕnh “tin vui cho người bệnh nghèo” những cách thức Chúa đă cắt tỉa khác nhau.

 

- Có người, sau khi vượt qua bao nhiêu gian khổ mới sung sướng đến được miền đất ổn định nơi phương xa, đă nếm hưởng niềm hạnh phúc kể cả vật chất lẫn tinh thần. Họ đă thấu hiểu niềm vui chan chứa ấy do được là một cành sinh hoa trái nhờ sự tháp nhập vào cây nho như Đấng đă nói trước khi Phục Sinh: “Ta là cây nho thật”. Nhờ được lấy đi quả tim chai đá và thay vào đó là quả tim biết yêu thương của “Đấng bị treo lên cây gỗ” mà họ đă hướng về những người bệnh nghèo khổ nơi vùng đất trước kia họ đă ra đi. Họ đă phải trải qua cuộc đau khổ t́nh yêu như thế nào để rồi sau đó mới có thể để Chúa cắt tỉa đi những tích góp của ḿnh sau bao năm miệt mài với công việc của người được sinh hoa trái.

 

-                                                   - Có người, sau bao năm chịu đựng khốn khổ v́ bệnh tật, nhưng rồi nhờ sự nâng đỡ của những cành sinh hoa trái mà tự thân đă cảm thấu niềm vui được phục sinh từ những tang thương của cuộc đời trong quá khứ buồn bă. Họ đă được Chúa cắt tỉa đi những bệnh tật trước mắt và rồi niềm vui trong Chúa ̣a lên, lan tỏa trong nỗi sảng khoái chứa chan thành một tin vui đến với những người đồng cảnh ngộ khác.

 

- Có người như một cành sinh hoa trái v́ được “ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy”, nên Chúa đă cắt tỉa theo khả năng hiện có của họ. Họ đă dành nhiều thời gian hơn cho bệnh nhân thay v́ quan tâm đến gia đ́nh con cái. Họ t́m cách phổ biến tài liệu, hướng dẫn và ân cần phân phát dầu dừa chữa bệnh đến tay những người quản lư nhóm hay cộng đoàn, hay trực tiếp gắn bó với bệnh nhân nghèo trên vùng cao nguyên heo hút, nơi c̣n có quá nhiều những con người nghèo khổ. Như vậy, những người này cũng được Chúa cắt tỉa thời gian, công sức và tiền của để cùng chung tay vun xới cho tin vui được vươn xa như được sinh nhiều hoa trái.

 

Với thời gian, cây nho dần lớn lên. Cành sinh ra nhánh. Nhánh phát triển thành cành. Cứ thế, gốc tăng thêm sức sống cho cành và nhánh để rồi hoa trái dồi dào. Như vậy với thời gian ân sủng, tôi thâm tín rằng “tin vui cho người bệnh nghèo” sẽ tăng trưởng từ những loại cành được cắt tỉa và sinh hoa trái nêu trên cũng sẽ nẩy ra những nhánh, để rồi nhờ vào nhựa sống của gốc, mọi cành nhánh sẽ tiếp tục dựa vào nhau mà liên kết hiệp nhất hầu xứng đáng với lời tha thiết mời gọi mà Đấng sắp sửa ra đi đă để lại:

 

Chúa Cha đă yêu mến Thầy thế nào,

Thầy cũng yêu mến anh em như vậy.

Anh em hăy ở lại trong t́nh thương của Thầy” (Ga 15, 9).

 

Hạnh phúc thay, niềm vui được cắt tỉa!

 

Chúa Nhật V PS, 09/05/2009

Phêrô Vũ văn Quí CVK64

Email: peterquivu@gmail.com