Linh Mục Gương Mẫu

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Soạn dọn cho chương tŕnh phát thanh Tin Mừng Sự Sống 460 Thứ Sáu 3/7/2009

 

 

Như chúng ta đă biết, Năm Cho Linh Mục được khai mạc vào Lễ Trọng Kính Thánh Tâm Chúa và nhân dịp mừng kỷ niệm 150 năm qua đời của Vị Thánh Cha Sở Họ A là Thánh Gioan Maria Vianney. Qua sự kiện chọn lựa thời điểm mở Năm Cho Linh Mục liên quan tới cả Thánh Tâm Chúa và Thánh Gioan Maria Vianney này, chúng ta đă thấy được ư nghĩa sâu xa của Năm Cho Linh Mục hay mục đích của Năm Cho Linh Mục. Trong Bài Giảng cho Giờ Kinh Tối Lễ Thánh Tâm Chúa Thứ Sáu 19/6/2009 để khai mạc Năm Cho Linh Mục, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă nhắc lại Bức Thư ngài gửi các linh mục về Năm Cho Linh Mục như sau:

 

“Chớ ǵ bức thư của tôi trở thành một hỗ trợ và niềm phấn khích cho anh em trong việc làm cho Năm này trở thành cơ hội thuận lợi để gia tăng t́nh thân mật với Chúa Giêsu, Đấng tin tưởng nơi chúng ta là các thừa tác viên của Người, trong việc làm lan truyền và củng cố Vương Quốc của Người, trong việc chiếu tỏa t́nh yêu của Người, chân lư của Người. Bởi thế, Bức Thư của tôi đă kết lại như sau ‘theo chân của Cha Sở Họ A, chúng ta hăy cảm thấy được Người lôi cuốn. Nhờ đó cả anh em nữa trở thành những người loan báo tin vui hy vọng, ḥa giải và an b́nh cho thế giới của thời đại chúng ta’ (L'Osservatore Romano, English edition, see p. 5). Hăy để cho ḿnh hoàn toàn được Chúa Kitô chiếm đoạt! Đó là mục đích của tất cả đời sống của Thánh Phaolô là vị chúng ta đă lưu tâm tới trong Năm Thánh Phaolô là năm giờ đây đang khép lại; đó cũng là mục đích cho toàn thể thừa tác vụ của Cha Sở Họ A, vị chúng ta sẽ đặc biệt kêu cầu trong Năm Cho Linh Mục; chớ ǵ nó cũng là mục tiêu chính cho từng người chúng ta nữa”.

 

Vậy, trong tinh thần cầu nguyện cho các vị linh mục, cùng với Đức Thánh Cha, qua Bức Thư được ngài gửi Năm Cho Linh Mục, chúng ta hăy ôn lại con người và thừa tác vụ của Thánh Gioan Maria Vianney, Linh Mục Gương Mẫu.

 

Thánh Gioan Maria Vianney quả thực là một vị Linh Mục Gương Mẫu, vị vào đúng ngày qua đời 150 năm là 4/8/2009, sẽ được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tôn phong làm quan thày của các linh mục trên thế giới. Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao Thánh Gioan Vianney được chọn làm quan thày của các vị linh mục trên thế giới, mà không phải là một vị Thánh khác cũng thánh thiện không kém hay hơn cả thánh nhân nữa. Chẳng hạn như Cha Thánh Piô Năm Dấu.  Thật vậy, về Cha Thánh Piô Năm Dấu, trong bài huấn dụ các vị linh mục ở Nhà Thờ Cha Piô Chúa Nhật 21/6/2009 Giovanni Rotondo Ư quốc, sau khi khai mạc Năm Cho Linh Mục 2 ngày, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng đă phải công nhận rằng:

 

Như Cha Sở Họ A, Cha Piô cũng nhắc nhở chúng ta về phẩm giá và trách nhiệm của thừa tác vụ linh mục. Ai lại không cảm nhận sâu xa trước ḷng sốt mến được ngài tái sống lại Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô ở mọi cuộc cử hành Thánh Thể? Từ t́nh yêu này của ḿnh với Thánh Thể đă xuất phát nơi ngài, như nơi Cha Sở Họ A, một tấm ḷng sẵn sàng tiếp nhận tín hữu, nhất là tội nhân. Cũng thế, nếu Thánh Gioan Maria Vianney, trong một thời điểm rắc rối và khó khăn, đă cố gắng hết sức để giúp cho giáo dân ở xứ đạo tái khám phá ra ư nghĩa và vẻ đẹp của việc thống hối về bí tích thế nào th́ đối với thày ḍng thánh đức ở Gargano này cũng thế, việc chăm sóc các linh hồn và việc hoán cái các tội nhân là ước vọng đă làm cho ngài tiêu hao đi cho đến chết. Biết bao nhiêu là người đă thay đổi cuộc sống nhờ thừa tác vụ linh mục nhẫn nại của ngài, với rất nhiều giờ ngồi trong ṭa giải tội! Như Cha Sở Họ A, chính thừa tác vụ như một vị giải tội là những ǵ làm nên danh xưng cao cả nhất về đặc tính vinh quang và chuyên biệt của người tu sĩ Capuchin thánh thiện này”.

 

Phải chăng lư do Thánh Gioan Maria Vianney được chọn làm quan thày của các vị linh mục trên toàn thế giới hơn các vị thánh linh mục khác là v́ ngài là vị linh mục triều duy nhất được phong thánh và lại là vị linh mục coi xứ, là một vị mục tử đúng nghĩa với vai tṛ Cha Xứ của ngài? Thế nhưng, vấn đề thứ hai được đặt ra ở đây là

 

Tại sao lại mở Năm Cho Linh Mục? Tại sao lại tưởng nhớ tới Cha Sở Họ A thánh thiện này, vị bề ngoài không có ǵ là phi thường cả?”.

 

Vấn đề này được chính Đức Thánh Cha đặt ra trong buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 24/6/2009, sau khi Mở Năm Cho Linh Mục 5 ngày. Cũng trong cùng bài nói cho buổi triều kiến chung này, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI c̣n đặt thêm một vấn nạn nữa để trả lời những ǵ ngài đă đặt ra về lư do tại sao mở Năm Cho Linh Mục liên hệ với Thánh Gioan Maria Vianney. Ngài nói:

 

Thật sự th́ những điều kiện lịch sừ và xă hội mà Cha Sở Họ A trải qua đă đổi thay, và cũng đáng để hỏi ḿnh là linh mục đang sống trong một xă hội toàn cầu hóa làm sao có thể bắt chước ngài ở cách thức ngài đă đồng hóa bản thân ngài với thừa tác vụ của ngài”.

 

Đó là lư do, chúng ta cần phải nghe lại những ǵ Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói về Vị Cha Sở Thánh Thiện Họ A Gioan Maria Vianney, Linh Mục Gương Mẫu, liên quan tới vấn đề then chốt của các linh mục và cho từng linh mục, đó là vấn đề “cách thức ngài đă đồng hóa bản thân ngài với thừa tác vụ của ngài”  

 

 “Vai tṛ linh mục là t́nh yêu của trái tim Chúa Giêsu”

 

Giáo huấn và gương lành của Thánh Giang Mai-Hoa Viễn-Linh có thể trở thành một điểm qui chiếu quan trọng cho tất cả chúng ta. Cha Sở Họ A là một con người rất khiêm tốn, nhưng là linh mục, ngài ư thức được ḿnh là một tặng ân cao cả cho dân của ḿnh:

 

Một vị mục tử nhân lành, một mục tử theo trái tim của Thiên Chúa, là kho tàng lớn lao nhất được Chúa nhân lành ban cho một giáo xứ, và là một trong những tặng ân quí báu nhất của ḷng thương xót Chúa”.

 

Ngài đă nói về vai tṛ linh mục như thể bất khả thấu suốt được cái vĩ đại của tặng ân và công việc được trao phó cho một con người tạo vật này:

 

Ôi, vị linh mục cao cả biết bao!... Nếu vị linh mục nhận thức được ḿnh là ai th́ vị ấy sẽ chết mất thôi... Thiên Chúa tuân phục vị này, ở chỗ, vị ấy thốt lên mấy lời th́ Chúa, bởi lời vị ấy, từ trời xuống, ở trong một bánh thánh nhỏ mọn”.

 

Khi giải thích cho giáo dân trong xứ của ḿnh về Bí Tích này, ngài nói rằng:

 

Không có Bí Tích Truyền Chức Thánh, chúng ta sẽ không có Chúa. Ai sẽ đặt Người trong nhà tạm đây? Linh mục. Ai đă đón nhận linh hồn anh chị em vào lúc mở đầu cuộc sống của anh chị em đây? Linh mục. Ai dưỡng nuôi linh hồn anh chị em và ban cho nó sức mạnh trong cuộc hành tŕnh của nó đây? Linh mục. Ai sẽ sửa soạn cho nó đến trước ṭa Chúa, tắm gội cho nó lần cuối cùng trong máu Chúa Giêsu Kitô đây? Linh mục, luôn luôn là linh mục. Và nếu linh hồn ấy bị chết đi (bởi tội lỗi), ai sẽ làm cho nó sống lại, ai sẽ phục hồi cho nó t́nh trạng trầm lắng an b́nh đây? Cũng là linh mục… Sau Thiên Chúa, linh mục là tất cả mọi sự!... Chỉ có ở trên thiên đàng linh mục mới hoàn toàn nhận thức được những ǵ ḿnh là”.

 

Những lời lẽ này, phát xuất từ tâm can linh mục của một vị mục tử thánh thiện, có vẻ như quá đáng. Dầu sao chúng cũng cho thấy niềm trân trọng cao độ được ngài giành cho Bí Tích Linh Mục. Ngài dường như bị ngập ngụa bởi một cảm quan vô hạn về trách nhiệm:

 

Nếu chúng ta hoàn toàn nhận thức được linh mục là ǵ trên trái đất này th́ chúng ta sẽ chết mất thôi, không phải bởi khiếp sợ mà là v́ mến yêu… Không có linh mục th́ cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa chúng ta không c̣n trở nên thuận lợi nữa. Chính linh mục là người tiếp tục công cuộc cứu chuộc trên trái đất này… Có ích lợi ǵ một ngôi nhà đầy những vàng bạc châu báu mà lại chẳng có ai mở cửa của nó ra? Linh mục là người giữ ch́a khóa các kho báu thiên đ́nh: ngài là người mở cửa: ngài là quản lư viên của Chúa nhân lành; là quản trị viên của những sản vật của Chúa… Bỏ mặc cho một giáo xứ thiếu linh mục 20 năm, họ sẽ tiến đến chỗ tôn thờ các con thú ở đó… Linh mục không phải là linh mục cho bản thân ḿnh, ngài là vị linh mục cho anh chị em”. 

 

“Hăy hiệp lễ, hăy đến với Chúa Giêsu. Hăy đến sống bởi Người để được sống với Người”

 

Ngài đă đến Xứ A, một khu làng chỉ có 230 tâm hồn, nơi được vị giám mục của ngài báo trước cho biết rằng ngài sẽ gặp cảnh sống đạo tồi tệ: “Ở xứ ấy chẳng có ḷng mến Chúa là bao; cha sẽ là người đem ḷng mến Chúa đến đó”. Bởi thế, ngài thật sự nhận thức được rằng ngài cần phải đến đó để làm hiện thực việc hiện diện của Chúa Kitô và làm chứng cho t́nh thương cứu độ của Người:

 

Lạy Chúa, xin ban cho con ơn hoán cải giáo xứ của con; con sẵn ḷng chịu khổ bất cứ những ǵ Chúa muốn trọn cuộc sống của con!”. 

 

Với lời nguyện cầu ấy ngài đă bắt đầu sứ vụ của ḿnh. Vị Cha Sở này đă hoàn toàn hiến ḿnh cho việc hoán cải giáo xứ của ngài, đặt ưu tiên trên hết việc giáo dục Kitô giáo cho dân chúng được ngài coi sóc. Anh em linh mục thân mến, chúng ta hăy xin Chúa Giêsu ban cho chúng ta ơn học biết một cái ǵ đó nơi dự án mục vụ của Thánh Giang Mai-Hoa Viễn-Linh! Điều đầu tiên chúng ta cần học đó là việc hoàn toàn đồng hóa con người với thừa tác vụ của ḿnh. Nơi Chúa Giêsu, con người và sứ vụ có khuynh hướng trùng hợp, ở chỗ, tất cả mọi hoạt động cứu độ của Chúa Kitô là và đang là một thể hiện “ư thức con cái” của Người, một ư thức từ đời đời ở trước nhan Cha bằng một thái độ yêu mến thuận phục ư muốn của Ngài. Một cách khiêm nhượng nhưng chân thực, hết mọi vị linh mục cũng cần phải nhắm đến một thứ đồng nhất tương tự.

 

Thật ra không được quên rằng hiệu năng của thừa tác vụ là những ǵ biệt lập với sự thánh đức của thừa tác viên; thế nhưng, chúng ta cũng không thể coi thường hiệu quả ngoại lệ của việc gặp gỡ giữa sự thánh hảo khách quan của thừa tác vụ và sự thánh thiện chủ quan của thừa tác viên. Cha Sở Họ A lập tức thi hành công việc nhẫn nại và khiêm tốn trong việc ḥa hợp đời sống của ngài là một thừa tác viên với sự thánh hảo của thừa tác vụ ngài đă lănh nhận, bằng ḷng cương quyết “sống” về thể lư nơi ngôi thánh đường giáo xứ của ngài: Như tiểu sử gia đầu tiên của ngài cho chúng ta biết rằng: “Khi đến nơi, ngài đă chọn ngôi nhà thờ này làm nhà của ḿnh. Ngài đă tiến vào nhà thờ trước rạng đông và đă không ra khỏi đó cho tới sau Kinh Truyền Tin tối. Ở đó ngài đă được dân t́m kiếm bất cứ khi nào cần đến ngài”.

 

Thánh Giang Mai-Hoa Viễn-Linh đă dạy cho giáo dân xứ của ngài chính yếu bằng chứng từ đời sống của ngài. Chính từ gương sáng của ngài mà họ học biết cầu nguyện, thường xuyên ghé viếng thăm Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh trước nhà tạm. Vị Cha Sở này đă giải thích cho họ biết rằng:

 

Người ta không cần nói nhiều mới cầu nguyện hay. Chúng ta biết rằng Chúa Giêsu ở đó trong nhà tạm: chúng ta hăy mở lóng ḿnh ra cho Người, chúng ta hăy hoan hỉ trước sự hiện diện linh thánh của Người. Đó là việc cầu nguyện tuyệt nhất”.

 

Và ngài thúc giục họ rằng:

 

Anh chị em ơi hăy hiệp lễ, hăy đến với Chúa Giêsu. Hăy đến sống bởi Người để sống với Người… Dĩ nhiên anh chị em không xứng đáng với Người, nhưng anh chị em cần đến Người!”

 

Cách thức giáo dục tín hữu về sự hiện diện của Thánh Thể và về việc hiệp lễ đă trở nên hết sức hiệu nghiệm khi họ thấy ngài cử hành Thánh Lễ. Những người tham dự nói rằng “không thể nào thấy được một gương tôn thờ nào tốt đẹp hơn nữa… Ngài gắn mắt vào Bánh Thánh bằng một t́nh yêu bao la”. Ngài nói rằng:

 

Tất cả mọi việc lành cộng lại với nhau, cũng không bằng hy tế Thánh Lễ, v́ chúng là công việc của loài người, trong khi Thánh Lễ là công việc của Thiên Chúa”.

 

Ngài xác tín rằng ḷng sốt sắng của vị linh mục hoàn toàn lệ thuộc vào Thánh Lễ:

 

Lư do tại sao một vị linh mục trở nên lỏng lẽo là v́ vị ấy không chú ư tới Thánh Lễ! Chúa ơi, làm sao chúng con lại không thương cho một vị linh mục cử hành như thể làm một cái ǵ đó theo thói quen!”

 

Khi cử hành, ngài có thói quen cũng hiến dâng sự sống ḿnh nơi hy tế thánh lễ:

 

Tốt đẹp biết bao cho một vị linh mục mỗi sáng được dâng bản thân ḿnh cho Thiên Chúa nơi hy tế thánh lễ!

 

“Không phải là tội nhân trở về với Thiên Chúa … mà là chính Thiên Chúa chạy theo tội nhân”

 

Việc sâu xa đồng hóa bản thân ḿnh với Hy Tế Thập Giá đă dẫn ngài – bằng một tác động nội tâm duy nhất – từ bàn thờ tới ṭa giải tội. Các vị linh mục không bao giờ được thoái lui trước những ṭa giải tội trống vắng hay trước thái độ hiển nhiên thờ ơ của tín hữu đối với Bí Tích này. 

 

Ở Pháp, vào thời của Cha Sở Họ A này, vấn đề giải tội không dễ dàng và thường xuyên hơn như trong thời đại của chúng ta đây, v́ t́nh trạng biến động gây ra bởi cuộc cách mạng đă lâu ngày làm ngăn trở việc thực hành đạo đức này.  Tuy nhiên ngài đă t́m đủ mọi cách, bằng việc giảng dạy và bằng quyền lực thuyết phục của ngài để giúp cho giáo dân xứ của ngài tái khám phá ra ư nghĩa và vẻ đẹp của Bí Tích Thống Hối, nói về bí tích này như là một đ̣i hỏi vốn có cho việc hiện diện của Thánh Thể. Bởi thế ngài đă tạo nên một cái ṿng “nhân đức”. Bằng việc lâu giờ ở trước nhà tạm trong nhà thờ, ngài đă tác động tín hữu bắt chước ngài bằng việc đến viếng Chúa Giêsu với ư thức là vị linh mục coi xứ của họ sẽ có mặt ở đó, sẵn sàng lắng nghe và ban ơn tha thứ. Sau này, con số hối nhân gia tăng từ khắp Pháp quốc đă bắt ngài phải ngồi ṭa giải tội lên tới 16 tiếng một ngày. Phải nói rằng Họ A đă trở thành “một đại bệnh viện cho các linh hồn”. Tiểu sử gia đều tiên của ngài thuật lại rằng “ân sủng ngài được về việc hoán cải tội nhân rất mănh liệt đến độ ơn này theo đuổi họ, không ĺa bỏ họ một giây phút b́nh an nào!” Cha Sở thánh đức này đă chia sẻ một tư tưởng tương tự khi ngài nói:

 

Không phải là tội nhân trở về với Thiên Chúa để xin Người ơn tha thứ, mà là chính Thiên Chúa chạy theo tội nhân để làm cho họ trở lại với Người”.

 

“Vị Cứu Thế nhân lành này tràn đầy yêu thương tới độ Người t́m kiếm chúng ta ở khắp mọi nơi”.

 

Cha Sở Họ A này có những cách thức khác nhau tỏ ra với những hối nhân khác nhau. Những ai đến với ṭa giải tội của ngài bằng một niềm khát khao sâu xa và khiêm tốn muốn được Thiên Chúa thứ tha đều t́m thấy nơi ngài niềm phấn khích để gieo ḿnh vào “trận lụt của ḷng thương xót Chúa” là những ǵ cuốn trôi đi hết tất cả mọi sự bằng sức mạnh của nó. Nếu ai cảm thấy bối rối trước ư nghĩ về sự yếu hèn và bất nhất của ḿnh, và sợ lại tái phạm tội, th́ vị Cha Sở này sẽ vén mở ra mầu nhiệm t́nh yêu Thiên Chúa bằng những lời tuyệt vời và cảm kích này:

 

Chúa nhân lành biết hết mọi sự. Ngay cả trước khi con xưng thú, Người đă biết là con sẽ sa ngă phạm tội nữa, tuy nhiên Người vẫn thứ tha cho con. Ôi t́nh yêu của Thiên Chúa cao cả biết bao: Thậm chí Người buộc ḿnh phải tha thứ cả tương lai, nhờ đó Người mới có thể ban cho chúng ta ơn tha thứ của Người!

 

Thế nhưng, đối với những ai tỏ ra xưng thú tội lỗi một cách hâm hâm dở dở và thờ ơ th́ ngài tỏ ra rơ ràng cho thấy về thái độ “ghê gớm” này, với những giọt nước mắt đớn đau của ḿnh. Ngài sẽ nói rằng:

 

Cha khóc v́ con không khóc. Chẳng lẽ Chúa không tốt lành lắm hay sao! Nhưng Người rất nhân lành! Người ta phải là một con thú vật mới xử như thế với một Người Cha quá tốt lành này!

 

Ngài đă thức tỉnh ḷng thống hối nơi những tâm hồn hâm hâm dở dở bằng cách buộc họ phải thấy nỗi đớn đau của Thiên Chúa gây ra bởi tội lỗi của họ được phản ảnh nơi gương mặt của vị linh mục giải tội cho họ. C̣n đối với những ai đến với ngài mong muốn và thích ứng với một đời sống thiêng liêng sâu xa hơn, ngài mở toang vực thẳm của t́nh yêu Thiên Chúa ra, giải thích vẻ đẹp khôn tả của việc sống hiệp nhất với Người và ở trước sự hiện diện của Người:

 

Hết mọi sự đều ở trước nhan Thiên Chúa, hết mọi sự ở với Thiên Chúa, hết mọi sự làm hài ḷng Thiên Chúa… Tuyệt vời biết bao!”

 

Và ngài đă dạy họ cầu nguyện:

 

Chúa Trời con ơi, xin hăy ban cho con ơn mến yêu Chúa bao nhiêu con có thể”.

 

“Cha chẳng c̣n ǵ nữa. Chúa nhân lành có thể gọi cha bất cứ khi nào Người muốn!”.

 

Vào thời của ḿnh, vị Cha Sở Họ A này đă có thể biến đổi tâm can và đời sống của rất nhiều người, v́ ngài làm cho họ có thể cảm nghiệm được t́nh yêu nhân hậu của Chúa. Thời đại của chúng ta đây khẩn trương cần đến việc loan báo và chứng từ tương tự cho chân lư này của T́nh Yêu. Nhờ Lời Chúa và các Bí Tích của Chúa Giêsu, Thánh Giang Mai-Hoa Viễn-Linh đă xây dựng đàn chiên của ngài, mặc dù ngài thường rùng ḿnh bởi niềm xác tín về t́nh trạng bản thân bất toàn của ḿnh, và đă hơn một lần ngài muốn rút lui khỏi những trách nhiệm của thừa tác vụ giáo xứ v́ cảm giác bất xứng của ḿnh. Tuy nhiên, bằng đức vâng lời mẫu mực, ngài đă không bao giờ loại bỏ vai tṛ của ḿnh, một vai tṛ ngài bị tiêu hao bởi ḷng nhiệt thành tông đồ v́ phần rỗi của các linh hồn. Ngài đă t́m cách trọn vẹn trung thành với ơn gọi và sứ vụ của ḿnh bằng việc thực hành khổ chế. Ngài đă than lên rằng:

 

Cái bất hạnh lớn lao của linh mục coi xứ chúng ta đó là tâm hồn của chúng ta trở nên nhạt nhẽo hững hờ”; nghĩa là một vị mục tử có nguy cơ quen thuộc với t́nh trạng tội lỗi hay dửng dưng là t́nh trạng rất nhiều người trong đàn chiên của ngài trải qua. Chính ngài triệt để chế ngự thân xác của ḿnh, bằng canh thức và chay tịnh, kẻo nó nổi loạn chống lại tâm hồn linh mục của ngài. Ngài cũng không tránh lánh việc hăm ḿnh cho lợi ích của các linh hồn được ngài chăm sóc và như là một thứ trợ giúp để xóa bỏ nhiều tội lỗi ngài nghe thấy trong ṭa giải tội. Với một người anh em linh mục, ngài đă giải thích rằng: “Con sẽ nói với cha về phương dược của con, đó là con bảo các tội nhân làm một việc thống hối nho nhỏ rồi phần c̣n lại con làm thay cho họ”. Ngoài những việc ăn năn đền tội thực sự được Cha Sở Họ A này thực hành, c̣n cốt lơi của giáo huấn ngài dạy vẫn có giá trị đối với mỗi người chúng ta, ở chỗ, các linh hồn cần phải được chiếm đoạt bằng giá máu của Chúa Giêsu, và vị linh mục không thể dấn thân cho phần rỗi của họ nếu ngài từ chối đích thân tham phần vào “giá châu báu” cứu chuộc này.

 

Cha Sở Họ A đă sống “các lời khuyên phúc âm” này một cách xứng hợp với t́nh trạng linh mục của ḿnh. Đức khó nghèo của ngài không phải là đức khó nghèo của một tu sĩ hay đan sĩ, nhưng thích hợp với một vị linh mục, ở chỗ, trong khi sử dụng nhiều tiền (v́ thành phần hành hương giầu có thường quan tâm tới các hoạt động bác ái của ngài), ngài nhận thức rằng hết mọi sự đều được cúng cho nhà thờ của ngài, cho người nghèo của ngài, cho cô nhi của ngài, những đứa con gái của viện “Quan Pḥng”, những gia đ́nh thô sơ mộc mạc của ngài. Bởi thế, ngài “là người giầu có trong việc ban tặng cho kẻ khác và chính ḿnh sống rất nghèo nàn”. Như ngài đă giải thích rằng: “Bí quyết của tôi giản dị thôi, đó là ban tặng hết mọi sự; chẳng giữ lại ǵ hết”. Khi ngài thiếu tiền, ngài sẽ nói một cách thân t́nh với kẻ nghèo đến gơ cửa nhà ngài rằng: “Hôm nay cha nghèo như con vậy, cha là một người trong các con”. Vào cuối đời của ḿnh, ngài có thể nói hoàn toàn trầm tĩnh rằng: “Cha chẳng c̣n ǵ nữa. Chúa nhân lành có thể gọi cha bất cứ khi nào Người muốn!”

 

Đức thanh sạch của ngài nữa, là những ǵ cần thiết cho một vị linh mục thực hiện thừa tác vụ của ḿnh. Có thể nói rằng đó là một đức thanh sạch hợp với những ai hằng ngày va chạm với Thánh Thể, thành phần chiêm ngưỡng Thánh Thể một cách ngây ngất và cống hiến cho đàn chiên của ḿnh cái ngây ngất ấy. Người ta nói về ngài rằng “ngài đă chiếu sáng đức thanh tịnh”; tín hữu thấy được điều này khi ngài “hướng về và gắn chắt lấy nhà tạm bằng đôi mắt yêu mến”.

 

Sau hết, đức vâng lời của Thánh Giang Mai-Hoa Viễn-Linh được hoàn toàn hiện thực nơi việc ngài trung thành một cách ư thức những đ̣i hỏi thường nhật nơi thừa tác vụ của ngài. Chúng ta biết ngài đă bị dằn vặt bởi ư nghĩ về t́nh trạng bất toàn của ngài đối với thừa tác vụ giáo xứ và bởi ư muốn thoát ly “để than khóc cho cuộc đời khốn nạn của ḿnh ở nơi thanh vắng”. Chỉ v́ đức vâng lời và ḷng khao khát các linh hồn là những ǵ đă thuyết phục ngài trung thành với vai tṛ của ngài. Như ngài đă cắt nghĩa cho chính ḿnh cũng như cho đàn chiên của ngài rằng: “Không có vấn đề hai cách thức tốt lành để phụng sự Thiên Chúa. Chỉ có một mà thôi, đó là phụng sự Người như Người muốn được phụng sự”. Ngài đă coi đó là luật vàng cho một đời sống tuân phục: “Chỉ làm những ǵ có thể cống hiến cho Chúa nhân lành”.

 

“Chúa Giêsu Kitô c̣n muốn truyền lại cho chúng ta sở hữu qúi báu nhất của Người là Người Mẹ Diễm Phúc của Người”.

 

Anh em linh mục thân mến, việc cử hành 150 năm qua đời của Thánh Giang Mai-Hoa Viễn-Linh (1859) sau cuộc cử hành 150 năm kỷ niệm những cuộc hiện ra ở Lộ Đức (1858). Vào năm 1959, Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đă nhận định rằng “trước khi Cha Sở Họ A hoàn tất cuộc sống lâu dài và đáng ca ngợi của ḿnh ít lâu th́ Vị Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội đă hiện ra ở miền đất khác của Pháp quốc với một em gái mộc mạc và hèn mọn, và trao phó cho em một sứ điệp nguyện cầu và thống hối là những ǵ tiếp tục, thậm chí cả một thế kỷ sau, mang lại vô vàn hoa trái thiêng liêng.

 

Đời sống của vị linh mục thánh thiện này mà một trăm năm sau chúng ta đang tưởng niệm một cách thực sự đây đă cho thấy trước những chân lư siêu nhiên cao cả được truyền dạy cho thụ khải viên ở Massabielle. Ngài rất tôn sùng Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Thai; vào năm 1836 ngài đă dâng hiến ngôi nhà thờ giáo xứ của ngài cho Đức Mẹ đầu thai Vô Nhiễm Tội và ngài hết sức tin tưởng và hân hoan chào mừng việc định tín chân lư này vào năm 1854. Vị Cha Sở này luôn nhắc nhở tín hữu của ḿnh rằng “sau khi ban cho chúng ta tất cả những ǵ Người có, Chúa Giêsu Kitô c̣n muốn truyền lại cho chúng ta sở hữu qúi báu nhất của Người là Người Mẹ Diễm Phúc của Người”.

 

Lạy Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành,

Chúa đă đến cho chiên được sự sống và là một sự sống viên măn,

chẳng những bằng việc Nhập Thể và Vượt Qua của Chúa vào lúc thời gian nên trọn,

mà c̣n bằng chính Thánh Thể của Chúa ở cùng Giáo Hội cho tới tận thế,

qua thừa tác vụ cử hành và ban phát mầu nhiệm thánh của Chúa

được Chúa đặc biệt ban cho một số vị tư tế thừa tác trong Giáo Hội.

Xin Chúa tiếp tục chăn dắt đàn chiên của Chúa qua các vị tư tế mục tử

được Chúa thánh hóa trong tinh thần và chân lư

cho phần rỗi của chính các vị và phần rỗi của các linh hồn được Chúa kư thác nơi các vị.

Amen.