|
THƯ CỦA ĐỨC
THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI
GỞI CÁC LINH MỤC
NHẰM THIẾT LẬP NĂM LINH MỤC
NHÂN DỊP KỶ NIỆM LẦN THỨ 150
“NGÀY SINH” CỦA CHA SỞ HỌ ĐẠO ARS
Anh em linh mục quư mến,
Vào ngày lễ kính trọng thể Thánh Tâm Chúa Giêsu sắp đến, thứ Sáu ngày 19
tháng Sáu năm 2009 – ngày mà truyền thống dành riêng cho việc cầu nguyện
thánh hóa các linh mục –, tôi đă nghĩ khai mở cách chính thức một "Năm
linh mục" nhân dịp kỷ niệm 150 năm "dies natalis" (ngày sinh) của
cha Gioan-Maria Vianê, thánh bổn mạng của tất cả các cha sở trên thế
giới. [1] Một năm như thế, mà muốn đóng góp vào việc xúc tiến sự dấn
thân canh tân nội tâm tất cả các linh mục để làm cho chứng tá Tin Mừng
của họ trên thế giới hôm nay sâu sắc và mănh liệt hơn, sẽ kết thúc cùng
vào ngày lễ trọng thể của năm 2010. Cha Sở Thánh họ đạo Ars đă từng có
thói quen nói: "Thiên chức linh mục, đó là t́nh yêu của thánh tâm
Chúa Giêsu". [2] Kiểu nói cảm động này trước tiên cho phép chúng ta
gợi lên với ḷng tŕu mến và biết ơn hồng ân bao la là các linh mục
không chỉ cho Giáo Hội, nhưng c̣n cho chính nhân loại. Tôi nghĩ đến tất
cả các linh mục đang giới thiệu cho các tín hữu kitô và cho toàn thế
giới lễ vật khiêm tốn và thường ngày những lời nói và cử chỉ của Chúa
Kitô, đang nỗ lực gắn bó với Ngài bằng tư tưởng, ư chí, t́nh cảm và
phong cách của tất cả cuộc sống của họ. Làm sao mà tôi không thể làm nổi
bật sự vất vả tông đồ của họ, sự phục vụ dẻo dai và âm thầm của họ, đức
ái phổ quát của họ được ? Làm sao mà tôi không thể ca ngợi sự trung tín
can đảm của biết bao linh mục mà, cho dầu phải đối diện với những khó
khăn và những sự thiếu thông hiểu, vẫn trung thành với ơn gọi của ḿnh:
ơn gọi "làm bạn của Chúa Kitô", đă lănh nhận từ Ngài một ơn gọi đặc
biệt, đă được chọn gọi và sai đi ?
Chính tôi vẫn c̣n sống động mang trong tâm hồn kỷ niệm về vị cha sở đầu
tiên mà tôi đă thực hiện thừa tác vụ linh mục trẻ của tôi bên cạnh ngài:
ngài đă để lại cho tôi mẫu gương về sự tận tụy hoàn toàn với công việc
mục vụ của ngài, đến độ đă qua đời đang khi ngài đang mang của ăn đàng
cho một người bị bệnh nặng. Tôi cũng nhớ đến vô số anh em đồng nghiệp mà
tôi đă gặp gỡ và tiếp tục gặp gỡ, ngay cả trong suốt những chuyến tông
du mục vụ của tôi nơi nhiều nước khác nhau; tất cả đều quảng đại dấn
thân trong việc thực thi hằng ngày thừa tác vụ linh mục của họ. Nhưng
kiểu nói được Cha Sở Thánh sử dụng cũng gợi lên Trái Tim bị đâm thâu của
Chúa Kitô và ṿng gai trên đầu Ngài. Và như thế, tư tưởng của chúng ta
hướng đến vô số những hoàn cảnh đau khổ trong đó biết bao linh mục đang
đắm ḿnh, hoặc là bởi v́ chính họ chia sẻ kinh nghiệm đau khổ đa dạng
của con người, hoặc là bởi v́ họ không được thấu hiểu bởi những người
hưởng ích từ thừa tác vụ của họ: làm sao chúng ta không nhớ đến biết bao
linh mục bị nhạo báng trong phẩm giá của họ, bị ngăn cản thực hiện tác
vụ của ḿnh, thậm chí đôi khi bị bách hại cho đến độ cuối cùng làm chứng
bằng máu ḿnh ?
Bất hạnh thay, cũng tồn tại những hoàn cảnh, không bao giờ lấy làm tiếc
đủ, mà chính Giáo Hội phải chịu v́ sự bất trung của một số thừa tác viên
của ḿnh. Và đối với thế giới, đó là một cái cớ gương mù và khước từ.
Trong những trường hợp như thế, những ǵ có thể là ích lợi cho Giáo Hội,
đó không chỉ là nhận ra đầy đủ những yếu đuối của các thừa tác viên của
ḿnh, nhưng c̣n là một ư thức mới mẻ và phấn khởi về sự cao cả của ân
huệ của Thiên Chúa, được cụ thể hóa nơi những h́nh ảnh sáng ngời của
những mục tử quảng đại, những tu sĩ rực cháy t́nh yêu đối với Thiên Chúa
và các linh hồn, những vị linh hướng sáng suốt và kiên nhẫn. Về phương
diện này, những giáo huấn và những mẫu gương của thánh Gioan-Maria Vianê
có thể mang lại cho mọi người một điểm quy chiếu có ư nghĩa: Cha Sở họ
đạo Ars rất khiêm tốn, nhưng với tư cách là linh mục, ngài ư thức là một
ân huệ bao la cho dân của ngài: "Một mục tử nhân lành, một mục tử
theo ḷng Chúa mong ước, đó là kho tàng lớn lao nhất mà Thiên Chúa nhân
từ có thể ban cho một giáo xứ, và là một trong những ân huệ cao quư nhất
của ḷng thương xót của Thiên Chúa". [3] Ngài đă nói về thiên chức
linh mục như thể không thể ḍ thấu sự cao cả của ân huệ và nhiệm vụ được
giao phó cho một thụ tạo: "Ô ! Linh mục là điều ǵ đó cao cả biết bao
! Nếu ngài hiểu ḿnh, th́ ngài sẽ chết…Thiên Chúa vâng lệnh ngài: ngài
nói một vài lời th́ nghe tiếng ngài, Thiên Chúa từ trời ngự xuống và tự
giam ḿnh trong bánh thánh nhỏ bé…".[4] Và để giải thích cho các
giáo dân của ngài tầm quan trọng của các bí tích, ngài nói: "Nếu
chúng ta không có bí tích Truyền chức thánh, th́ chúng ta sẽ không có
Chúa. Ai đă đặt ngài ở đó, trong nhà tạm ? Linh mục. Ai đă đón nhận linh
hồn chúng ta lúc khởi đầu cuộc sống của nó ? Linh mục. Ai nuôi dưỡng
linh hồn và tăng sức mạnh cho nó trên cuộc hành tŕnh ? Linh mục. Ai sẽ
chuẩn bị cho nó xuất hiện trước nhan Thiên Chúa, bằng cách rửa linh hồn
này lần sau hết trong máu của Chúa Giêsu Kitô ? Linh mục, luôn là linh
mục. Và xảy ra là nếu linh hồn chết [v́ tội lỗi], ai sẽ làm cho nó sống
lại, ai sẽ làm cho nó thanh thản và b́nh an ? Vẫn là linh mục… Sau Thiên
Chúa, linh mục là mọi sự…Linh mục chỉ hiểu ḿnh đúng ở trên trời".
[5] Những lời khẳng định này, vọt lên từ tâm hồn linh mục của vị cha sở
thánh thiện, có thể dường như thái quá đối với chúng ta. Tuy nhiên,
chúng biểu lộ sự cao trọng mà ngài dành cho bí tích của thiên chức linh
mục. Dường như ngài đă bị ngập tràn bởi ư thức về một trách nhiệm vô
hạn: "Nếu người ta hiểu rơ linh mục ở trần gian, th́ người ta sẽ chết
không phải v́ sợ hăi, nhưng v́ t́nh yêu… Không có linh mục, cái chết và
cuộc thương khó của Chúa chúng ta sẽ chẳng có ích ǵ… Chính linh mục
tiếp tục công tŕnh Cứu chuộc trên trần gian… Dùng để làm ǵ một ngôi
nhà đầy vàng, nếu anh chị em không có ai để mở cửa ? Linh mục có ch́a
khóa của những kho tàng trên trời: chính ngài mở cửa; ngài là vị quản
gia của Thiên Chúa nhân lành, là người phân phát các của cải của Người…
Hăy để một giáo xứ vắng bóng linh mục trong hai mươi năm: ở đó người ta
sẽ thờ lạy các thú vật… Linh mục không phải là linh mục cho ḿnh…ngài là
cho anh chị em". [6]
Ngài đă đến họ đạo Ars, một ngôi làng nhỏ với 230 dân cư, mà vị Giám mục
báo trước là ngài sẽ gặp phải một hoàn cảnh tôn giáo bấp bênh: "Không
có nhiều t́nh yêu Thiên Chúa trong giáo xứ này, cha sẽ mang nó vào đó".
Bởi thế, ngài hoàn toàn ư thức rằng ngài phải đến đó để nhập thể sự hiện
diện của Chúa Kitô, làm chứng cho sự yêu thương cứu độ của Người: "[Lạy
Thiên Chúa của con], xin ban cho con sự hoán cải của giáo xứ này; con
bằng ḷng chịu đau khổ những ǵ mà Chúa muốn trong suốt đời con !" ,
chính bằng lời cầu nguyện này mà ngài đă bắt đầu sứ mệnh của ḿnh. [7]
Cha Sở Thánh đă hiến ḿnh cho sự hoán cải của giáo xứ của ngài bằng tất
cả sức lực, dành chỗ nhất trong những ưu tư của ḿnh cho việc đào tạo
kitô giáo dân được giao phó cho ngài. Anh em linh mục quư mến, chúng ta
cũng hăy cầu xin Chúa Giêsu ân sủng có thể học phương pháp mục vụ của
thánh Gioan-Maria Vianê ! Những ǵ chúng ta phải học hỏi trước tiên đó
là sự đồng nhất hóa hoàn toàn bản thân ngài với thừa tác vụ của ngài.
Trong Chúa Giêsu, Con người và Sứ mệnh hướng đến chỗ ăn khớp nhau: tất
cả hoạt động cứu độ của ngài đă và đang là sự diễn tả "Bản Ngă làm
con" ("Moi filial") của Ngài mà, từ đời đời, hiện diện trước nhan
Cha trong một thái độ tuân phục tràn đầy t́nh yêu với ư muốn của Cha.
Bằng một sự loại suy khiêm tốn nhưng hiện thực, linh mục cũng phải hướng
đến sự đồng nhất hóa này. Vấn đề rơ ràng không phải là quên rằng tính
hiệu lực chính yếu của thừa tác vụ vẫn độc lập với sự thánh thiện của
thừa tác viên; nhưng người ta cũng không thể không biết sự phong nhiêu
đặc biệt được sản sinh do sự gặp gỡ giữa sự thánh thiện khách quan của
thừa tác vụ và sự thánh thiện, chủ quan, của thừa tác viên. Cha Sở Thánh
họ đạo Ars đă tiến hành ngay công việc đồng nhất hóa khiêm tốn và kiên
nhẫn này giữa đời sống thừa tác viên của ḿnh và sự thánh thiện của thừa
tác vụ được giao phó cho ngài, đi đến chỗ quyết định "ở" về mặt vật chất
trong nhà thờ giáo xứ của ngài: Chúng ta có thể đọc thấy trong tiểu sử
đầu tiên của ngài: "Vừa đến nơi, ngài đă chọn nhà thờ làm nơi ở của
ḿnh…Ngài vào nhà thờ trước b́nh minh và chỉ ra khỏi đó sau Kinh Truyền
Tin buổi chiều. Chính ở đó mà phải t́m kiếm ngài nếu người ta cần đến
ngài".[8]
Sự thổi phồng đạo đức của người tận tâm soạn hạnh cách thánh không được
khiến chúng ta quên đi sự kiện rằng Cha Sở Thánh cũng đă biết "ở" cách
chủ động trong toàn địa hạt giáo xứ của ngài: ngài đă viếng thăm cách có
hệ thống tất cả các bệnh nhân và các gia đ́nh; ngài đă tổ chức những
tuần đại phúc cho dân chúng và những ngày lễ bổn mạng; ngài đă nhận được
và ban phát những tặng vật bằng bạc cho các công tŕnh từ thiện và
truyền giáo; ngài trang hoàng nhà thờ bằng cách trang bị cho nó những đồ
thánh; ngài đă chăm lo cho các bé gái mồ côi của nhà "Providence"
(Chúa Quan Pḥng - một Viện mà ngài đă thành lập) và những phụ nữ dạy dỗ
các em; ngài quan tâm đến viêc giáo dục trẻ em; ngài lập nên những hội
và mời gọi giáo dân cộng tác với ngài.
Mẫu gương của ngài thúc đẩy tôi gợi lên những không gian hợp tác mà
người ta phải luôn mở ra hơn cho các giáo dân, mà cùng với họ các linh
mục h́nh thành dân tư tế [9] duy nhất và các ngài ở giữa họ, v́ chức
linh mục thừa tác, "để dẫn dắt họ hết thảy đến sự hiệp nhất trong
t́nh yêu 'thương mến nhau với t́nh yêu huynh đệ, coi người khác trọng
hơn ḿnh' (Rm 12,10)".[10] Trong bối cảnh này, nên nhớ làm thế nào
Công đồng Vatican II đă nồng nhiệt khích lệ các linh mục "thành thật
nh́n nhận và thăng tiến phẩm giá và vai tṛ riêng của giáo dân trong sứ
mệnh Giáo Hội… Các ngài phải sẵn ḷng lắng nghe giáo dân, cứu xét các
nguyện vọng của họ trong tinh thần huynh đệ, nh́n nhận kinh nghiệm và
khả năng chuyên môn của họ trong các lănh vực khác nhau của hoạt động
nhân sinh, để cùng với họ có thể nhận biết những dấu chỉ của thời đại".[11]
Cha Sở Thánh đặc biệt đă dạy cho các giáo dân trong giáo xứ bằng chứng
tá của đời sống của ḿnh. Theo mẫu gương của ngài, các giáo dân đă học
cầu nguyện, tự nguyện dừng lại trước nhà tạm để viếng Chúa Giêsu Thánh
Thể.[12] "Cha Sở đă giải thích cho họ: chúng ta không cần phải nói
nhiều để cầu nguyện tốt. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa nhân lành hiện
diện ở đó, trong Nhà Tạm thánh; chúng ta mở rộng tâm hồn cho Ngài; chúng
ta vui thích trước sự hiện diện của Ngài. Việc cầu nguyện đó là việc cầu
nguyện tốt nhất".[13] Và ngài đă khuyến khích họ: "Hăy đến rước
lễ, hăy đến với Chúa Giêsu, đến sống nhờ Ngài, để sống cho Ngài"
.[14] "Quả thật, anh chị em không xứng đáng với Ngài, nhưng anh chị
em cần đến Ngài !" .[15] Việc giáo dục các giáo dân trước sự hiện
diện Thánh Thể và rước lễ mặc lấy một hiệu quả hoàn toàn đặc biệt, khi
các giáo dân thấy ngài cử hành hy tế Thánh lễ. Những người tham dự đă
nói "rằng về điểm này không thể thấy một khuôn mặt mà diễn tả sự thờ
lạy… Ngài chiêm ngắm Ḿnh Thánh với ḷng yêu mến biết bao".[16] Ngài
nói: "Tất cả các công việc tốt lành hợp lại không tương đương được
với hy tế thánh lễ, bởi v́ chúng là những công tŕnh của con người, và
thánh lễ là công tŕnh của Thiên Chúa".[17] Ngài xác tín rằng tất cả
sự nhiệt tâm của đời sống của một linh mục tùy thuộc vào Thánh lễ: "Nguyên
nhân sự buông thả nơi linh mục, đó là người ta không chú tâm đến thánh
lễ ! Than ôi ! Lạy Thiên Chúa của con ! Linh mục thật đáng thương biết
bao khi ngài thực thi điều đó như là một điều tầm thường !" [18]. Và
khi cử hành thánh lễ, ngài đă có thói quen luôn dâng hy tế của cuộc sống
của ngài: "Ô ! vào mọi buổi sáng, ước ǵ linh mục hiến dâng ḿnh cho
Thiên Chúa như là hy lễ".[19]
Sự đồng nhất bản thân với hy tế Thập Giá này đă đưa ngài – bằng một
chuyển động nội tâm duy nhất – từ bàn thờ đến ṭa giải tội. Các linh mục
không bao giờ được cam ḷng nh́n thấy các ṭa giải tội bi bỏ đi, cũng
không được bằng ḷng nh́n thấy sự mất ḷng tin yêu của các tín hữu đối
với bí tích này. Vào thời của Cha Sở Thánh, ở Pháp, việc xưng tội không
dễ dàng hơn cũng không thường xuyên hơn vào thời chúng ta, v́ sự kiện
cơn băo táp Cách Mạng đă bóp nghẹt việc thực hành đạo trong thời gian
lâu dài. Nhưng bằng mọi cách ngài đă nỗ lực: bằng việc rao giảng, t́m
cách thuyết phuc bằng những lời khuyên, giúp các giáo dân tái khám phá ư
nghĩa và vẻ đẹp của Bí tích Sám hối, bằng cách cho thấy làm thế nào nó
là một đ̣i hỏi mật thiết của sự Hiện diện Thánh Thể. Như thế ngài đă
biết tạo nên một giới đạo hạnh (cercle vertueux). Qua việc ngài ở thường
xuyên lâu giờ tại nhà thờ, trước nhà tạm, ngài đă truyền cảm hứng cho
các tín hữu bắt chước ngài, bằng cách đến đó để viếng Chúa Giêsu, và
đồng thời họ chắc chắn t́m gặp cha sở của họ ở đó, sẵn sàng lắng nghe và
tha thứ. Về sau, đoàn các hối nhân gia tăng đến từ khắp nước Pháp, giữ
ngài ở ṭa giải tội cho đến 16 giờ mỗi ngài. Lúc đó người ta nói rằng họ
đạo Ars đă trở thành "đại bệnh viện của các tâm hồn".[20] Người
viết tiểu sử đầu tiên đă nói: "Ân sủng mà ngài đă đạt được [cho sự
hoán cải của các tội nhân] mạnh mẽ đến nỗi nó đă đi t́m kiếm họ mà không
để cho họ một lát nghỉ ngơi" [21]. Đó chính là những ǵ Cha Sở Thánh
đă suy nghĩ khi ngài nói: "Không phải tội nhân trở về với Thiên Chúa
để xin ngài tha thứ, nhưng chính Thiên Chúa chạy theo tội nhân và làm
cho họ quay về với Ngài".[22] "Đấng cứu độ nhân lành này ngập
tràn t́nh yêu đối với chúng ta đến nỗi Ngài t́m kiếm chúng ta khắp nơi
!". [23]
Chúng ta hết thảy, là những linh mục, chúng ta cần nhận thấy rằng những
lời mà ngài đặt trên môi miệng của Chúa Kitô đều liên quan đến chúng ta
cách cá nhân: "Ta sẽ ủy thác cho các thừa tác viên của Ta loan báo
cho họ rằng Ta luôn sẵn sàng đón nhận họ, rằng ḷng thương xót của Ta là
vô tận".[24] Là những linh mục, chúng ta có thể học hỏi từ Cha Sở
Thánh họ đạo Ars không chỉ sự tin tưởng vô tận vào bí tích Sám Hối đến
độ thúc giục chúng ta đặt lại nó ở trung tâm của những bận tâm mục vụ
của chúng ta, nhưng c̣n một phương pháp cho "sự đối thoại cứu độ"
mà nó đ̣i hỏi. Cha Sở họ đạo Ars cư xử với các hối nhân khác nhau theo
cách khác nhau. Người nào đến với ṭa giải tội bởi mong mỏi sâu xa và
khiêm tốn ơn tha thứ của Thiên Chúa sẽ t́m thấy nơi ngài sự khích lệ đắm
ḿnh vào "ḍng thác của ḷng thương xót của Thiên Chúa" mà cuốn
đi mọi sự trong đà mănh liệt của nó. Và nếu có ai sầu khổ về sự yếu đuối
và tính hay thay đổi của ḿnh, sợ có những sự tái sa ngă sắp đến, th́
Cha Sở cho người ấy thấy bí mật của Thiên Chúa bằng một lối diễn tả về
một vẻ đẹp làm cảm động: "Thiên Chúa nhân lành biết mọi sự. Ngài biết
trước rằng sau khi anh chị em đă xưng tội, anh chị em sẽ phạm tội lần
nữa, thế nhưng ngài tha thứ cho anh chị em. Thật lớn lao t́nh yêu của
Thiên Chúa của chúng ta, Ngài đi đến chỗ muốn quên đi tương lai để tha
thứ cho chúng ta !" [25]. Ngược lại, đối với người thú tội cách lạnh
nhạt và hầu như dửng dưng, bằng nước mắt, ngài chứng minh sự đau khổ và
tính nghiêm trọng mà một thái độ "tồi tệ" này đă gây ra, ngài nói: "Tôi
khóc cho những ǵ mà anh không khóc".[26] "C̣n nữa, giá mà Thiên
Chúa nhân từ đă không nhân từ như thế, nhưng mà Ngài là nhân từ như
thế. Con người cần phải thô lỗ đối với một Thiên Chúa nhân từ như
thế sao".[27] Ngài đánh thức sự hối cải nơi tâm hồn của những người hờ
hững, bằng cách giúp cho họ thấy, từ chính mắt của họ và hầu như « được
nhập thể » trên khuôn mặt của linh mục đang giải tội cho ho, nỗi đau khổ
của Thiên Chúa trước các tội lỗi. Trái lại, nếu có người đến với ao ước
về một đời sống thiêng liêng sâu xa hơn và người ấy có khả năng về điều
đó, th́ ngài dẫn họ vào trong chiều sâu của t́nh yêu, cho thấy vẻ đẹp
khó tả của việc có thể sống kết hiệp với Thiên Chúa và trước nhan Ngài:
"Tất cả dưới ánh mắt của Thiên Chúa, tất cả với Thiên Chúa, tất cả để
làm đẹp ḷng Thiên Chúa… Ô ! thật đẹp làm sao !". [28] Với những
người đó, ngài dạy cầu nguyện: "Lạy Thiên Chúa của con, xin ban cho
con ân sủng yêu mến Chúa chứng nào con c̣n có thể yêu mến Chúa"
[29].
Vào thời ngài, Cha Sở họ đạo Ars đă biết biến đổi tâm hồn và đời sống
của biết bao người, bởi v́ ngài đă có thể làm cho họ nhận thấy ḷng
thương xót yêu thương của Chúa. Thời đại của chúng ta cũng có một nhu
cầu cấp bách về một sự loan báo và làm chứng như thế về chân lư của T́nh
Yêu: Thiên Chúa là T́nh yêu (Deus caritas est (1Ga 4,8)). Nhờ Lời
và các Bí tích của Chúa Giêsu, cha Gioan-Maria Vianê đă biết xây dựng
đoàn chiên của ḿnh, cho dầu, ngài thường run sợ trước sự bất tài của
bản thân, đến độ hơn một lần đă muốn thoát khỏi những trách nhiệm của
thừa tác vụ giáo xứ mà ngài cảm thấy bất xứng. Tuy nhiên, bằng gương
vâng phục, ngài đă luôn ở lại nhiệm sở của ḿnh, bởi v́ ngài được thiêu
đốt bởi đam mê tông đồ v́ ơn cứu rỗi của các linh hồn. Ngài đă nỗ lực
gắn bó hoàn toàn với ơn gọi và sứ mạng của ḿnh bằng cách thực hành một
sự khổ chế nghiêm nhặt: "Nỗi bất hạnh lớn, đối với chúng ta những cha
sở khác – cha thánh lấy làm tiếc –, đó là linh hồn trở nên uể oải"
[30]; và v́ thế ngài ám chỉ đến mối nguy hiểm đe dọa người mục tử là
quen với t́nh trạng tội lỗi hay dửng dưng trong đó biết bao con chiên
của ngài rơi vào. Ngài đă làm chủ thân xác của ḿnh bằng những canh thức
và ăn chay, để tránh việc nó nổi loạn chống lại tâm hồn linh mục của
ngài. Và ngài đă không do dự buộc ḿnh khổ chế v́ lợi ích của các linh
hồn được giao phó cho ngài và để đóng góp vào việc đền thay cho biết bao
tội lỗi mà ngài đă nghe lúc giải tội. Ngài đă giải thích cho một người
anh em linh mục: "Tôi xin nói với cha phương pháp của tôi. Tôi ra
việc đền tội nhẹ cho họ và tôi đền tội thay cho họ phần c̣n lại"
[31]. Bên kia những việc đền tội cụ thể mà Cha Sở họ đạo Ars tiến hành,
th́ cốt lơi trọng tâm của giáo huấn của ngài vẫn luôn có giá trị cho mọi
người: Chúa Giêsu đổ máu ḿnh cho các linh hồn và linh mục không thể
hiến dâng cho ơn cứu độ của họ nếu ngài từ chối tham dự cách cá nhân vào
cái "giá cao" của ơn cứu độ.
Trong thế giới hôm nay, cũng như vào thời của Cha Sở họ đạo Ars, trong
cuộc sống và trong hành động của ḿnh, các linh mục cần phải nổi bật bởi
sức mạnh chứng tá tông đồ của ḿnh. Đức Phaolô VI đă nhận xét
cách thích đáng: "Con người hiện đại muốn nghe những chứng nhân hơn
là những thầy dạy, hay nếu họ nghe các thầy dạy, đó là v́ các thầy dạy
đă là những chứng nhân" [32]. Để tránh cho một sự trống rỗng hiện
sinh nổi lên trong chúng ta và tính hiệu năng của thừa tác vụ của chúng
ta không bị tổn hại, một lần nữa chúng ta cần phải tự vấn luôn: "Chúng
ta có thật sự được thấm nhuần bởi lời Chúa chưa ? Lời Chúa có thực sự là
lương thực làm cho chúng ta sống, c̣n hơn cả bánh và những thứ của trần
gian này ? Chúng ta có thực sự biết Lời Chúa không ? Chúng ta yêu mến
Lời Chúa không ? Tự nội tâm, chúng ta có bận tâm về Lời này đến độ nó
tạc nên cuộc sống của chúng ta và h́nh thành tư tưởng của chúng ta ?"
[33]. Như Chúa Giêsu đă kêu gọi nhóm Mười Hai để họ ở với Ngài (x.
Mc 3,14) và chỉ sau đó, ngài mới sai họ đi rao giảng, th́ cũng thế, vào
thời chúng ta, các linh mục được kêu gọi đồng hóa với "phong cách
sống mới" này mà đă được Chúa Giêsu khơi mào và đă trở nên chính nếp
sống của các Tông Đồ.[34]
Chính cùng sự gắn bó hoàn toàn với "phong cách sống mới" này mà đă là
dấu ấn của sự dấn thân của Cha Sở họ đạo Ars trong toàn bộ thừa tác vụ
của ngài. Đức Gioan XXIII, trong thông điệp Sacerdotii nostri primordia,
được công bố vào năm 1959 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của thánh
Gioan-Maria Vianê, đă giới thiệu khuôn mặt khổ hạnh dưới dấu chỉ của "ba
lời khuyên Phúc âm", mà ngài xem cũng là cần thiết cho các linh mục:
"Nếu để đạt đến sư thánh thiện này của cuộc sống, việc thực hành các lời
khuyên Phúc âm không bị áp đặt cho linh mục bằng vào bậc sống giáo sĩ
của họ, th́ thế nhưng nó được đề nghị cho linh mục, cũng như cho tất cả
các môn đệ của Chúa, như là con đường triệt để của sự nên thánh kitô
giáo".[35] Cha Sở họ đạo Ars đă biết sống "các lời khuyên Phúc âm
theo những h́nh thái thích ứng với hoàn cảnh linh mục của ngài. Quả thế,
đức nghèo khó nơi ngài không phải là đức nghèo khó của một tu sĩ
hay của một đan sĩ, nhưng là đức nghèo khó được đ̣i hỏi nơi một linh mục:
dù hoàn toàn quản lư những số tiền lớn (v́ các khách hành hương giàu
nhất không quên quan tâm đến các công việc từ thiện của ngài), nhưng
ngài biết rằng tất cả được cho là v́ nhà thờ của ngài, v́ những người
nghèo, v́ những trẻ mồ côi và v́ những đứa trẻ của nhà "Chúa Quan Pḥng"
của ngài,[36] và v́ các gia đ́nh túng thiếu nhất. Bởi thế, ngài "là
người giàu có để trao ban cho người khác, và rất nghèo cho chính ngài".[37]
Ngài giải thích: "Bí quyết của tôi là rất đơn giản, đó là cho đi tất
cả và không giữ lại ǵ".[38] Xảy ra là khi ngài không có ǵ, th́
ngài nói với những người nghèo gơ cửa nhà ngài: "Tôi cũng nghèo như
ông/bà vậy; hôm nay tôi là một người trong số ông bà".[39] Bởi thế,
vào cuối đời, ngài đă có thể khẳng định bằng một sự thanh thản hoàn toàn:
"Tôi không có ǵ nữa, Thiên Chúa nhân từ có thể kêu gọi tôi khi Ngài
muốn".[40] Đức khiết tịnh của ngài cũng là đức khiết tịnh
được đ̣i hỏi đối với một linh mục v́ thừa tác vụ của họ. Người ta có thể
nói rằng nó hệ tại đức khiết tịnh cần thiết cho người mà phải thường
ngày chạm đến Thánh Thể và chiêm ngắm Thánh Thể với tất cả sự sốt mến
của tâm hồn và, bằng cũng chính ḷng sốt sắng, trao ban nó cho các tín
hữu. Người ta đă nói về ngài rằng "đức khiết tinh chiếu sáng nơi cái
nh́n của ngài", và các tín hữu nhận thấy điều đó khi ngài hướng về
nhà tạm với cái nh́n của một người đang yêu.[41] Cũng thế, đức vâng lời
của thánh Gioan-Maria Vianê hoàn toàn nhập thể trong sự gắn bó của ngài
với mọi đau khổ gắn liền với những đ̣i hỏi thường ngày của thừa tác vụ.
Người ta biết là ngài đă đau khổ như thế nào v́ sự bất tài của ngài đối
với thừa tác vụ giáo xứ và bởi ước muốn chạy trốn của ngài "để khóc
trong sự cô đơn về đời sống nghèo nàn của ngài".[42] Chỉ đức vâng
lời, và ḷng say mê các linh hồn của ngài, mới có thể chính phục ngài ở
lại nhiệm sở. Ngài đă cho các giáo dân của ngài, cũng như cho chính ngài
thấy rằng không "có hai cách thức tốt phụng sự Chúa chúng ta, chỉ có
một mà thôi, đó là phụng sự Ngài như Ngài muốn được phụng sự".[43]
Đối với ngài, dường như quy luật vàng cho một cuộc sống vâng phục là quy
luật này: "Chỉ làm những ǵ mà người ta có thể dâng cho Thiên Chúa
nhân từ".[44]
Trong bối cảnh của một linh đạo được nuôi dưỡng bởi việc thực hành các
lời khuyên Phúc âm này, tôi xin gởi đến các linh mục, vào Năm được dành
riêng cho họ này, một lời mời gọi thân ái, lời mời gọi biết đón nhận mùa
xuân mới mà Thánh Thần đang khơi lên trong Giáo Hội vào thời chúng ta,
đặc biệt nhờ những Phong trào của Giáo Hội và những Cộng đoàn mới. "Thánh
Thần trong những ân huệ của Ngài mang nhiều h́nh dạng khác nhau… Ngài
thổi đâu Ngài muốn. Ngài thực hiện cách bất ngờ, ở những nơi bất ngờ và
dưới những h́nh thức mà không thể h́nh dung trước… Ngài cũng chứng ḿnh
cho chúng ta rằng Ngài đang hoạt động v́ nhiệm thể duy nhất và trong sự
hiệp nhất với nhiệm thể duy nhất".[45] Về phương diện này, những ǵ
mà Sắc lệnh Presbyterorum ordinis nói là có tính thời sự: "Nghiệm xem
các tinh thần có phải từ Thiên Chúa đến hay không, các ngài [các linh
mục] phải lấy tinh thần đức tin mà khám phá, vui mừng mà nhận biết, và
chuyên cần phát triển những đặc sủng muôn h́nh của giáo dân".[46]
Chính những ân huệ này, mà thúc đẩy biết bao nguời đến một đời sống
thiêng liêng cao hơn, là có ích lợi không chỉ cho các giáo dân nhưng c̣n
cho chính các thừa tác viên. Chính từ sự hiệp thông giữa các thừa tác
viên chức thánh và các đặc sủng mà có thể nảy sinh "một đà sống quư
giá đối với sự dấn thân mới mẻ của Giáo Hội nhằm phục vụ cho việc loan
báo và làm chứng cho Tin Mừng về đức cậy và đức mến khắp nơi trên thế
giới".[47] Trong đường hướng của Tông huấn Pastores dabo vobis của
Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II, tôi xin nói thêm rằng thừa tác vụ chức
thánh có một "h́nh thức cộng đoàn" triệt để và nó chỉ có thể được
thực hiện trong sự hiệp thông với các Giám mục của ḿnh.[48] Sự hiệp
thông của các linh mục giữa họ và với Giám mục của họ này, được cắm rễ
sâu trong bí tích Truyền Chức Thánh và được biểu lộ qua việc cử hành
thánh lễ, cần được thể hiện trong những h́nh thức cụ thể khác nhau của
một t́nh huynh đệ hữu hiệu và tŕu mến.[49] Chỉ như thế, các linh mục sẽ
có thể sống viên măn ân huệ đời sống độc thân và sẽ có khả năng làm cho
các cộng đoàn kitô hữu triển nở, ở đó các kỳ công của việc loan báo Tin
Mừng đầu tiên được tái diễn.
Năm Phaolô sắp kết thúc mời gọi chúng ta nh́n xem lần nữa h́nh ảnh của
vị Tông đồ dân ngoại trong đó chiếu sáng trước mắt chúng ta một khuôn
mẫu linh mục sáng ngời hoàn toàn "được hiến trao" cho thừa tác vụ của
ḿnh. Ngài viết: "T́nh yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng tôi, v́ chúng
tôi nghĩ rằng: nếu một người đă chết thay cho mọi người, th́ mọi người
đều chết" (2Cr 5,14) và ngài nói thêm: "Ngài đă chết thay cho mọi
người, để những ai đang sống không c̣n sống cho chính ḿnh nữa, mà sống
cho Đấng đă chết và sống lại v́ ḿnh" (2Cr 5,15). Có thể có chương
tŕnh tuyệt vời nào hơn được đề nghị cho một linh mục đang nỗ lực tiến
triển trên con đường hoàn thiện kitô giáo như thế không ?
Các linh mục quư mến, việc cử hành 150 năm ngày mất của thánh Gioan-Maria
Vianê (1859) đến ngay sau những cử hành được hoàn tất cách đây không lâu
về kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức (1858). Vào năm 1959, chân
phước Gioan XXIII đă nhận xét: "Chỉ trước khi Cha Sở họ đạo Ars hoàn
tất sự nghiệp lâu dài đầy công trạng một chút, [Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm]
đă hiện ra ở một vùng khác của Pháp cho một em bé khiêm tốn và trong
sáng để truyền đạt cho em một sứ điệp cầu nguyện và đền tội, mà người ta
đă biết tiếng vang vọng thiêng liêng bao la từ một thế kỷ nay. Quả thật,
cuộc sống của vị linh mục thánh thiện là chúng ta kính nhớ, là một minh
họa trước những chân lư siêu nhiên lớn lao đă được dạy cho cô bé thị
kiến ở Massabielle ! Chính ngài cũng dành cho Đức Trinh Nữ Maria Vô
Nhiễm Nguyên Tội một sự sùng kính rất mănh liệt, chính ngài, vào năm
1836, đă hiến dâng giáo xứ của ngài cho Đức Marie Vô Nhiễm Nguyên Tội và
đă vô cùng vui mừng đón nhận trong đức tin định tín của năm 1854".[50]
Cha Sở Thánh luôn nhắc cho các tín hữu của ngài rằng "Chúa Giêsu-Kitô,
sau khi đă trao ban tất cả những ǵ ngài có thể trao ban cho chung ta,
vẫn c̣n muốn làm cho chúng ta thành những người thừa kế những ǵ c̣n quư
báu hơn, đó là Thánh Mẫu của Ngài".[51]
Tôi phó thác Năm linh mục này cho Đức Thánh Trinh Nữ, cầu xin Mẹ khơi
lên trong tâm hồn của mỗi linh mục một sự canh tân quảng đại những lư
tửong hiến thân hoàn toàn cho Chúa Kitô và cho Giáo Hội này, mà đă từng
gợi hứng cho tư tưởng và hành động của Cha Sở Thánh họ đạo Ars. Đời sống
cầu nguyện sốt sắng và t́nh yêu say mê Chúa Giêsu chịu đóng đinh đă nuôi
dưỡng sự trao hiến hằng ngày và hoàn toàn của cha Gioan-Maria Vianê cho
Thiên Chúa và cho Giáo Hội. Ước ǵ mẫu gương của ngài khơi lên, nơi các
linh mục, chứng tá hiệp nhất với Giám mục, giữa họ và với giáo dân, mà
rất cần thiết hôm nay, cũng như mọi thời. Bất chấp sự dữ đang hiện diện
trong thế giới, lời của Chúa Kitô nói với các Tông đồ ở nhà Tiệc Ly vẫn
luôn vang vọng hiện thực: "Trong thế gian, các con sẽ chịu đau khổ,
nhưng hăy can đảm lên ! Thầy đă thắng thế gian" (Ga 16,33). Niềm tin vào
Thầy ban cho chúng ta sức mạnh nh́n tương lai cách tin tưởng. Các linh
mục quư mến, Chúa Kitô trông cậy vào anh em. Theo mẫu gương của Cha Sở
Thánh họ đạo Ars, anh em hăy dể cho Ngài chinh phục và anh em cũng thế,
trong thế giới hôm nay, anh em sẽ là những sứ giả hy vọng, ḥa giải và
ḥa b́nh !
Cùng với phép lành của tôi.
Từ Vatican, ngày 16 tháng Sáu năm 2009
+ Benedictô XVI, Mục tử của các mục tử.
Lm. Vơ Xuân Tiến chuyển ngữ. Nguồn XBVN 20/6/09
Chú thích:
[1] Chính như thế mà Đức Giáo hoàng Piô XI đă công bố vào năm 1929.
[2] "Le Sacerdoce, c’est l’amour du cœur de Jésus" (in Le Curé d’Ars, Sa
pensée, Son cœur. Présentés par l’Abbé Bernard Nodet,
éd. Xavier Mappus, Foi Vivante, 1966, p. 98). Về sau: Nodet. Kiểu nói
cũng được trích dẫn trong sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, số 1589.
[3] Nodet, tr. 101.
[4] Ibid., tr. 97.
[5] Ibid., các trang. 98-99.
[6] Ibid., các trang. 98-100.
[7] Ibid., tr. 183.
[8] Alfred Monnin, Le Curé d’Ars. Vie de M. Jean-Baptiste Marie Vianney,
I, Charles Douniol, 1868.
[9] x. Lumen gentium, n. 10.
[10] Presbyterorum ordinis, n. 9.
[11] Ibid.
[12] Người nông dân họ đạo Ars, đang cầu nguyện trước Nhà tạm, đă nói
vào thời của Cha Sở Thánh: "Việc chiêm ngắm là cái nh́n đức tin, được
chắm chú vào Chúa Giêsu. Tôi nh́n thấy Ngài và Ngài nh́n thấy tôi"
(GLGHCG, số 2715).
[13] Nodet, tr. 85.
[14]Ibid., tr. 114.
[15]Ibid., tr. 119.
[16]Alfred Monnin, o.c.. II.
[17]Nodet, tr. 105.
[18]Ibid., tr. 105.
[19]Ibid., tr. 104.
[20] Alfred Monnin, o.c., II.
[21] Ibid.
[22] Nodet, tr. 128.
[23] Ibid., tr. 50.
[24] Ibid., tr. 131.
[25] Ibid., tr. 130.
[26] Ibid., tr. 27.
[27] Ibid., tr. 139.
[28] Ibid., tr. 28.
[29] Ibid., tr. 77.
[30] Ibid., tr. 102.
[31] Ibid., tr. 189.
[32] Evangelii nuntiandi, n. 41.
[33] BenoîtXVI, Bài giảng lễ Dầu, ngày 9 tháng Tư năm 2009.
[34] x. Benoît XVI, Diễn từ cho Hội nghị khoáng đại của Bộ giáo sĩ, ngày
16 tháng Ba năm 2009.
[35] Phần I.
[36] Đó chính là danh xưng mà nài đặt cho ngôi nhà mà ngài đă cho đón
tiếp và giáo dục hơn 60 em gái bị bỏ rơi. Ngài sẵn sàng tất cả để bảo
tŕ nó: Ngài mỉm cười nói: "Tôi đă thực hiện mọi sự buôn bán có thể
tưởng tưởng được" (Nodet, tr. 214).
[37] Nodet, tr. 216.
[38] Ibid., tr. 215.
[39] Ibid., tr. 216.
[40] Ibid., tr. 214.
[41] x. Ibid., tr. 112.
[42] Cf. Ibid., các trang. 82-84; 102-103.
[43] Ibid., tr. 75.
[44] Ibid., tr. 76.
[45] Benoît XVI, Bài giảng lễ Vọng Hiện Xuống, ngày 3 tháng Sáu năm
2006.
[46] N. 9.
[47] Benoît XVI, Diễn từ cho các Giám mục bạn của Phong trào Focolari và
Cộng đồng Sant’Egidio, ngày 8 tháng Hai năm 2007.
[48] x. số. 17.
[49] x. Gioan-Phaolô II, Tông Huấn Pastores dabo vobis, số. 74.
[50] Thông điệp. Sacerdotii nostri primordia, P III.
[51] Nodet, p. 244.
+ ĐGH Benedictô XVI
|
|