T̀NH YÊU VÀ TRÁCH NHIỆM

Bài 1: Nền Tảng của T́nh Bạn

 

Làm sao một linh mục độc thân có thể dạy về t́nh yêu, phái tính, và sự liên hệ nam nữ?

Đó là câu hỏi mà một linh mục người Ba Lan, Cha Karol Wojtyla, đă đề ra trong lời mở đầu của cuốn sách “T́nh Yêu và Trách Nhiệm” mà Cha xuất bản năm 1960.  Đây là cuốn sách nói về luân lư phái tính và là kết quả của nhiều năm sinh hoạt với giới trẻ của Cha ở đại học Krakow, 18 năm trước khi Cha trở thành Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.  Trong thời gian làm linh hướng cho nhiều thanh niên thiếu nữ và các cặp vợ chồng trẻ đang phải vật lộn giữa t́nh yêu và tính dục, Cha Wojtyla đă có thể rút từ họ nhiều kinh nghiệm về cá tính, quan hệ, và hôn nhân mà một giáo hữu trung b́nh không thể có được.  T́nh Yêu và Trách Nhiệm là kết quả của các kinh nghiệm mục vụ cũng như những suy tư thần học về t́nh yêu, phái tính và hôn nhân của Cha.

Một Đại Tác Phẩm

Sách T́nh Yêu và Trách Nhiệm cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về các liên hệ nam nữ thật sự có khả năng thay đổi cuộc đời, và rất cần thiết cho thời nay.  Lớn lên trong thời Hậu Cách Mạng Tính Dục, giới trẻ ngày nay đói khát những tư tưởng khôn ngoan có thể hướng dẫn các em trong những quan hệ nam nữ.  Dù là độc thân, đang hứa hôn hay đă lập gia đ́nh, chúng ta không những sẽ t́m thấy trong sách T́nh Yêu và Trách Nhiệm một cái nh́n hoàn toàn khác hẳn với cái nh́n của thế gian, nhưng cũng là một cái nh́n có ảnh hưởng tích cực đến cách chúng ta liên hệ với nhau.

Trong những bài ngắn này, chúng tôi có một mục đích khiêm tốn là làm cho những kiến thức trong tác phẩm triết học phức tạp này trở nên dễ hiểu đối với bạn đọc, và thêm vào đó những suy tư của riêng chúng tôi, với hy vọng giúp ích cho độc giả trong khi đọc về quan điểm của Đức Thánh Cha về t́nh yêu và phái tính, cùng áp dụng nó vào đời sống cá nhân của ḿnh.

Nguyên Tắc Cá Nhân

Công tác chính của Đức Thánh Cha trong T́nh Yêu và Trách Nhiệm là tŕnh bày cái mà ngài gọi là “Nguyên Tắc Cá Nhân”.  Nguyên tắc căn bản về các liên hệ giữa người với người là “một người không thể chỉ là phương tiện để người khác sử dụng để đạt được mục đích của họ” (trang 26).  Nói cách khác, chúng ta đừng bao giờ đối xử với người khác như những dụng cụ để chúng ta đạt được mục đích của ḿnh.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II giải thích rằng con người có khả năng tự định đoạt chứ không chỉ hành động theo bản năng và nhu cầu như súc vật.  Nhờ lư trí, con người biết tự ḿnh suy nghĩ và chọn lựa cách hành động của ḿnh, và xác định cho thế giới bên ngoài biết “nội tâm của ḿnh” qua những chọn lựa của ḿnh.  Đối xử với người khác như một dụng cụ để đạt được mục đích riêng là xúc phạm đến nhân phẩm của người ấy như một người có quyền tự quyết (Xem trang 26-27).

Yêu Thương hay Sử Dụng?

Điều làm cho chúng ta khó mà sống được theo nguyên tắc này là tinh thần của thuyết vị lợi đang làn tràn khắp nơi trong xă hội hiện đại.  Theo quan điểm của thuyết này th́ việc hay nhất của một người là làm điều ǵ có lợi nhất cho ḿnh.  Và điều lợi nhất là làm cho tôi được sung sướng cùng thoải mái càng nhiều càng tốt bằng một nào cách đỡ khổ cực nhất.  Người ta thừa nhận và nhấn mạnh rằng con người được hạnh phúc là nhờ khoái cảm.  Cho nên tôi phải luôn theo đuổi những ǵ đem lại cho tôi sự thoải mái, lợi ích, bổng lộc, và tránh những ǵ làm tôi đau khổ, bất lợi hay thua thiệt.

Cái nh́n vị lợi này ảnh hưởng đến cách chúng ta liên hệ với nhau.  Nếu mục đích chính của đời tôi là theo đuổi thú vui, th́ tôi sẽ cân nhắc những chọn lựa dựa theo tiêu chuẩn là chúng làm cho tôi vui nhiều hay ít.  Cho nên nhiều người thời nay, kể cả nhiều Kitô hữu tốt, đánh giá một mối liên hệ dựa theo tiêu chuẩn là người kia ích lợi cho tôi thế nào trong việc đạt được mục đích của tôi, hoặc tôi được “vui thú” bao nhiêu khi gần người ấy.  Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói rằng một khi chúng ta đồng ư với những thái độ vị lợi này, chúng ta bắt đầu coi người khác trong cuộc đời ḿnh như những vật dụng được dùng để làm ta vui thích (trang 37).

Điều này giúp chúng ta hiểu tại sao ngày nay nhiều liên hệ bạn bè, “bồ bịch”, và ngay cả hôn nhân, quá mỏng ḍn và rất dễ đổ vỡ.  Nếu tôi đánh giá một người phụ nữ chỉ dựa theo việc nàng có lợi cho tôi hay tôi có t́m được những khoái cảm khi gần nàng hay không, th́ liên hệ này không có nền tảng.  Khi nào tôi cảm thấy không c̣n vui thú hay không c̣n có lợi khi gần nàng, hoặc tôi thấy một người phụ nữ khác có lợi cho tôi hay làm cho tôi thích thú hơn, th́ nàng không c̣n giá trị ǵ đối với tôi.  Quan niệm này quá khác biệt với nguyên tắc cá nhân và c̣n khác hẳn với sự liên hệ của t́nh yêu chung thủy.

T́nh Yêu và T́nh Bạn

Trong khi bàn về t́nh yêu, Đức Thánh Cha đă nói đến ba loại t́nh bạn.  Theo Aristotle th́ có ba loại t́nh bạn dựa theo ba thứ t́nh cảm nối kết con người với nhau. 

Trước hết là t́nh bạn vị lợi, là lọai t́nh cảm dựa vào ích lợi hay việc dùng bạn bè trong sự liên hệ này.  Mỗi người đều được một vài ích lợi nào đó từ t́nh bạn này, và mối lợi mà cả hai bên có đuợc từ liên hệ này là mối dây nối kết hai người.  Thí dụ ông Công có một hăng xây cất ở Houston.  Ông làm bạn với ông Đinh ở San Francisco v́ ông Đinh bán cho ông Công một loại đinh đặc biệt với giá rẻ để xây nhà.  V́ chuyện làm ăn, hai người thăm viếng nhau một năm hai ba lần, nói chuyện trên điện thoại và gửi điện thư cho nhau thường xuyên.  Sau nhiều năm làm ăn với nhau, họ biết rơ gia đ́nh cùng hoàn cảnh của nhau, và trở nên bạn thân.  Nhưng điều làm hai người gắn bó với nhau chính là mối lợi mà họ nhận được từ t́nh bạn này.

Thứ hai là t́nh bạn dựa trên những niềm vui mà hai bên nhận được từ nhau.  Một người coi bạn ḿnh như người làm cho ḿnh vui thích.  Có thể hai người cùng thích một môn thể thao, một loại món ăn, một thứ âm nhạc, đi chơi cùng một nơi, hay thích đến cùng một hộp đêm….  Hai người có thể thật sự lo lắng và quan tâm cho nhau, nhưng điều nối kết hai người lại với nhau chính là niềm vui mà hai người nhận được khi gần gũi nhau.

Nền Tảng Mong Manh

Aristotle ghi nhận rằng t́nh bạn dựa trên ích lợi hay niềm vui là những t́nh bằng hữu căn bản, nhưng chưa hoàn toàn.  Những t́nh bằng hữu ấy chưa hẳn đă là xấu, nhưng chúng rất mong manh và khó bền lâu được.  Với thời gian, một người có thể đổi nghề và t́nh bạn không c̣n mang lại lợi ích cho nhau nữa.  Thí dụ ông khi Công bỏ nghề xây cất, không c̣n mua đinh của ông Đinh nữa th́ hai người sẽ bớt liên lạc với nhau, và t́nh bạn sẽ từ từ phai nhạt.  Cũng thế, trong t́nh bạn vui chơi, nếu một người đổi sở thích hoặc di chuyển đi một nơi khác, hai người sẽ không c̣n gặp nhau thường xuyên, họ phải t́m bạn khác, và dần dần t́nh bạn cũng lạt đi.  Đó là lư do tại sao t́nh bạn của giới trẻ thay đổi thường xuyên v́ hoàn cảnh và sở thích của họ thay đội.

T́nh Bạn Đoan Chính

Theo Aristotle, loại t́nh bạn thứ ba là t́nh bạn hoàn toàn nhất.  Có thể được gọi là t́nh bạn đoan chính v́ hai người kết bạn với nhau không phải v́ tư lợi hay thú vui mà v́ cùng theo đuổi một mục đích: “Một đời sống tốt lành”, một đời sống đạo hạnh trong nhân đức.  Trong hai loại t́nh bạn kia, người nào cũng t́m một lợi ích nào đó cho ḿnh, c̣n trong t́nh bạn đoan chính, hai người theo đuổi một điều ǵ ngoài ḿnh, và vượt trên những tư lợi.  Chính lợi ích cao thượng này nối kết họ lại với nhau trong t́nh bạn của họ.  Cùng nhau cố gắng sống một cuộc đời tốt đẹp và khuyến khích nhau trên đường nhân đức, người bạn thật không để tâm đến việc ḿnh được ích lợi ǵ qua t́nh bạn, mà để tâm đến điều ǵ tốt nhất cho bạn ḿnh và cho việc cùng bạn theo đuổi một đời sống nhân đức.

Điều Ǵ Củng Cố hay Làm Hỏng T́nh Bằng Hữu

Từ những nền tảng trên, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chỉ cho chúng ta một phương thức để giúp cho t́nh bạn của chúng ta khỏi rơi vào thuyết vị lợi.  Ngài nói rằng chỉ có một cách duy nhất để con người không lợi dụng nhau là cùng nhau theo đuổi công ích, như trong t́nh bạn đoan chính.  Khi một người thấy điều ǵ tốt cho tôi, và người ấy coi như điều ấy cũng tốt cho ḿnh, “một mối liên hệ đặc biệt được thiết lập giữa tôi và người ấy: mối dây liên hệ về công ích và mục đích chung” (tr. 28).  Mục đích chung này liên kết con người lại với nhau tận đáy ḷng.  Khi chúng ta không để ư đến công ích trong liên hệ với người khác, chúng ta không thể tránh khỏi việc dùng người khác như phương tiện phục vụ mục đích riêng của ḿnh.

Đặc biệt là trong hôn nhân, thường chúng ta dễ theo ư riêng, bắt chồng (hay vợ) và con cái làm theo chương tŕnh, ư muốn và dự tính của ḿnh.  Nhưng theo Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, th́ t́nh bạn chân chính, đặc biệt là trong hôn nhân, phải đặt một mục đích chung lên trên, và mục đích chung bao gồm sự kết hợp giữa hai vợ chồng, việc vợ chồng phục vụ lẫn nhau và giúp nhau nên thánh, sinh sản và dạy dỗ con cái.

Sở thích và dự tính riêng của mỗi người phải lệ thuộc vào lợi ích chung này.  Hai vợ chồng phải tùng phục và nhường nhịn nhau v́ ích lợi của con cái.  Phải cố gắng đừng để cho chủ nghĩa cá nhân ích kỷ xâm nhập vào hôn nhân.  Hai vợ chồng phải cùng nhau hành động nhắm đến mục đích chung này, và phải t́m cách dùng th́ giờ, nghị lực, và tài nguyên để đạt được các mục đích chung của hôn nhân.

Đức Thánh Cha giải thích rằng việc hai vợ chồng kết hợp với nhau trong công ích này bảo đảm rằng người này sẽ không bị người kia sử dụng hay bỏ rơi.  “Khi hai người khác nhau cùng nhau chọn một mục đích chung cách ư thức, đ́ều này đặt họ ngang hàng với nhau, và tránh được việc một người phải phục tùng người kia.  Cả hai… đều lệ thuộc vào điều tốt lành mà họ chọn làm mục tiêu chung” (tr. 28-29).

Không có một mục tiêu chung này, mối dây liên hệ của chúng ta sẽ rơi vào t́nh trạng một người sẽ lợi dụng người khác để thủ lợi hoặc t́m thú vui.  Trong những bài kế tiếp, chúng tôi sẽ tŕnh bày tầm quan trọng của những điểm nền tảng này trong việc phải xử sự ra sao với những sự thu hút về t́nh cảm và thể lư mà chúng ta thường gặp phải khi đương đầu với những người khác phái.

Phaolô Phạm Xuân Khôi

Viết theo bài  Getting It Right: The Foundation of Friendship, Edward P.Sri từ báo Lay Witness Magazine,  Jan/Feb 2005