Điềm Lạ Vĩ Đại

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Soạn dọn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 466 Thứ Sáu 14/8/2009

 

 

“Điềm Lạ Vĩ Đại” đây là những ǵ được Thánh Kư Gioan thị kiến thấy và ghi lại trong Sách Khải Huyền của ngài ở đoạn 12 câu 1, và thường được hiểu về Mẹ Maria, một đệ nhất tạo vật về ân sủng đă thú nhận trong Ca Vịnh Ngợi Khen của ḿnh rằng: “Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng đă làm cho tôi những điều vĩ đại” (Lk 1:49). Đúng thế, “những điều trọng đại” Thiên Chúa đă làm cho Mẹ đến nỗi Mẹ đă cảm nhận rằng: “Ngài đă thương đến phận thấp hèn tôi tớ của Ngài, mà muôn thế hệ sẽ khen tôi diễm phúc” (Lk 1:48). “Những điều trọng đại” Thiên Chúa đă làm nơi Mẹ và cho Mẹ ấy thực sự được Giáo Hội, qua các thời đại, đă “khen Mẹ diễm phúc”, khi long trọng cử hành “những điều trọng đại” ấy trong phụng vụ hằng năm của ḿnh. Đúng thế, Mẹ Maria được Giáo Hội “khen diễm phúc” trong tất cả 16 lễ về Mẹ Maria một năm, chính yếu nhất là 3 lễ trọng và buộc, đó là Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1, Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12 và Lễ Mẹ Mông Triệu 15/8. Tại sao thế? Tại v́ 3 lễ này liên quan đến 3 tín điều về Mẹ, buộc tín hữu phải tin mới được rỗi.

 

 

Các Tín Điều Thánh Mẫu

 

Thật ra tất cả có 4 tín điều về Maria, thứ tự được Giáo Hội tuyên tín như sau: thứ nhất là tín điều Thiên Chúa Thánh Mẫu, được Công Đồng Chung Êphêsô tuyên tín năm 431; thứ hai là tín điều Thánh Mẫu Trinh Nguyên, được Công Đồng Latêranô năm 649 tuyên tín; thứ ba là tín điều Thánh Mẫu Vô Nhiễm, được Đức Thánh Cha Piô IX tuyên tín ngày 8/12/1854; và thứ tư là tín điều Thánh Mẫu Mông Triệu, được Đức Thánh Cha Piô XII tuyên tín ngày 1/11/1950. Trong 4 tín điều đă có 3 tín điều, như trên đề cập, đượciáo Hội cử hành phụng vụ ở bậc lễ trọng buộc, c̣n tín điều Thánh Mẫu Trinh Nguyên tuy không có lễ riêng như 3 tín điều kia, nhưng lại liên quan tới Lễ Truyền Tin Lời Nhập Thể 25/3, một Thánh Lễ ở bậc lễ trọng tuy không buộc.

 

Trong 4 tín điều về Mẹ này, tín điều quan trọng nhất và chính yếu nhất, là nền tảng cho các tín điều khác, đó là tín điều Thiên Chúa Thánh Mẫu. V́ có được chọn làm Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Maria mới được những đặc ân tương xứng khác liên quan đến toàn thể nhân tính của Mẹ, một liên quan tới linh hồn của Mẹ là Đặc Ân Vô Nhiễm, một liên quan tới thân xác của Mẹ là Đặc Ân Trinh Nguyên, và một liên quan tới cả hồn lẫn xác của Mẹ là Đặc Ân Mông Triệu. Chúng ta hăy cùng nhau ôn lại lịch sử các tín điều này cùng với những điều khác liên quan tới Mẹ là “Điềm Lạ Vĩ Đại”.

 

Những tín điều về Mẹ Maria gồm có: tín điều Mẹ Maria Là Mẹ Thiên Chúa, tín điều Mẹ Maria Trọn Đời Đồng Trinh, tín điều Mẹ Maria Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội, tín điều Mẹ Maria Mông Triệu Cả Hồn Lẫn Xác, và tước hiệu Mẹ Maria Là Mẹ  Giáo Hội. Để có một cái nh́n tổng quát và đầy đủ các tín điều hay tước hiệu về Mẹ Maria, xin trưng dẫn toàn bộ giáo huấn của Giáo Hội theo thứ tự dưới đây.  

 

Tín điều Mẹ Maria Là Mẹ Thiên Chúa được Công Đồng Chung Eâphêsô tuyên tín năm 431 là:  

 

Tuyệt thông cho những ai không tuyên xưng rằng Đấng Emmanuel thực sự là Thiên Chúa, và bởi thế, Đức Trinh Nữ là Mẹ của Thiên Chúa (theotokos) (v́ Mẹ đă hạ sinh Ngôi Lời Thiên Chúa hóa thành nhục thể theo xác thịt)”.

 

(DS 252 hay “The Christian Faith”,  edited by J. Neuner, SJ, và J. Dupuis, SJ,  revised edition, first published by Theological Publications, trang 149)  

 

Tín điều Mẹ Maria Trọn Đời Đồng Trinh được Công Đồng Latêran tuyên tín năm 649, như sau:  

 

“Khốn cho những ai không theo các vị Nghị Phụ thánh đức tuyên xưng một cách chân thực và xác đáng rằng Đức Maria, trinh nguyên và vô nhiễm, là Mẹ Thiên Chúa, v́ Mẹ đă thực sự thụ thai chính Thiên Chúa Ngôi Lời, Đấng được Thiên Chúa Ngôi Cha hạ sinh trước các kỳ thời, bởi Chúa Thánh Thần mà không cần đến hạt giống loài người, và đă sinh ra Người hoàn toàn không bị hư hại ǵ, t́nh trạng đồng trinh của Mẹ sau khi sinh con cũng không hề bị sứt mẻ”.

(DS 503 hay “The Christian Faith”, như trên, trang 166)  

 

Tín điều Mẹ Maria Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội được Đức Piô IX long trọng tuyên bố bằng sắc lệnh “Ineffabilis Deus” vào ngày Lễ Mẹ Vô Nhiễm, 8/12/1854, rằng:

 

“Để vinh danh Ba Ngôi thánh thiện duy nhất, để tôn kính và hiển danh Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, để phấn khởi đức tin Công Giáo và phát triển Kitô Giáo; bằng quyền bính của Chúa Giêsu Kitô, của các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, và bằng thẩm quyền của ḿnh, Tôi tuyên xưng, công bố và xác nhận rằng: tín lư cho rằng rất Thánh Nữ Trinh Maria, ngay từ giây phút đầu thai của ḿnh, nhờ ơn sủng cùng với đặc ân chuyên nhất của Thiên Chúa toàn năng, và dựa vào công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc loài người, đă được ǵn giữ vô nhiễm khỏi mọi t́ vết của nguyên tội, là điều được Thiên Chúa mạc khải, v́ thế, tất cả mọi tín hữu đều phải mạnh mẽ và liên lỉ tin tưởng”.

(DS 2803 hay “The Christian Faith”, như trên, trang 204)

 

Tín điều Mẹ Maria Mông Triệu Cả Hồn Lẫn Xác được Đức Piô XII long trọng tuyên bố bằng tông hiến “Munificentissimus Deus” ngày Lễ Kính Các Thánh, 1/11/1950, như sau:  

 

“Để tôn vinh Thiên Chúa toàn năng là Đấng đă ban muôn vàn ơn lành đặc biệt của Ngài trên Trinh Nữ Maria, để tôn kính Con Ngài là Vua muôn đời, Đấng đă chiến thắng tội lỗi và sự chết, để Người Mẹ cao cả của Người được hiển vinh hơn, và để toàn thể Giáo Hội hân hoan phấn khởi; bằng quyền bính của Chúa Giêsu Kitô, của các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, và bằng thẩm quyền của ḿnh, Tôi công bố, tuyên xưng và xác nhận như là một tín điều được Thiên Chúa mạc khải: Người Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội của Thiên Chúa, Đức Maria Trinh Nguyên, sau khi hoàn tất cuộc đời trần thế của ḿnh, đă được mang lên hưởng vinh quang trên trời cả thân xác lẫn linh hồn”.

(DS 3903 hay “The Christian Faith”, như trên, trang 207)

 

M Maria là “Đim L Vĩ Đại” được Giáo Hi mi đời “khen dim phúc” không phi ch v́ M được Thiên Chúa ban cho 4 đặc ân được Giáo Hi nh́n nhn và chính thc tuyên tín, buc phi tin, mà c̣n có hai “điu trng đại” na M được “Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng đă làm” cho M và nơi M, tuy không phi là hay chưa là tín điu như 4 tín điu đă được tuyên tín, cũng đă được Giáo Hi công nhn và truyn dy, đó là tước hiu M Giáo Hi và M Đồng Công. Vy chúng ta hăy t́m hiu thêm v hai vn đề Thánh Mu này.

 

Tước hiệu Mẹ Maria Là Mẹ Giáo Hội được Đức Phaolô VI long trọng tuyên bố ngay trong buổi họp Công Đồng Chung Vaticanô II để ban hành Hiến Chế Tín Lư về Bản Chất Giáo Hội Lumen Gentium - Ánh Sáng Muôn Dân vào ngày 21/11/1964, như sau:

 

“Khi chúng ta xét đến những liên hệ chặt chẽ gắn bó Đức Maria và Giáo Hội, như những mối liên hệ này đă được diễn đạt hết sức rơ ràng trong Hiến Chế Công Đồng này, những mối liên hệ khiến chúng ta phán quyết, trong giây phút rất long trọng này đây, đặc biệt rất thích đáng để làm măn nguyện một ước vọng, một ước vọng chúng tôi bộc lộ ở vào lúc kết thúc buổi họp cuối này, và cũng là ước vọng của rất nhiều vị Nghị Phụ, khẩn khoản yêu cầu là trong Công Đồng đây, vai tṛ từ mẫu mà Đức Thánh Trinh Nữ Maria thực hiện đối với dân Kitô Giáo cần phải được công bố bằng những từ ngữ rơ ràng. V́ lư do này, chúng tôi thấy rằng, trong cuộc họp công khai này, chúng tôi phải chính thức công bố tước hiệu mà Đức Trinh Nữ Maria cần được tôn kính, tước hiệu đă được đệ xin từ nhiều nơi trong Giáo Hội hoàn vũ, và cũng là một tước hiệu đối với chúng tôi đáng chấp nhận và thỏa ḷng cách đặc biệt; v́ tước hiệu này mang lại một cách xác thực tuyệt vời vị trí hiển nhiên xứng hợp với Mẹ Thiên Chúa trong Giáo Hội được Công Đồng này đă công nhận. Bởi thế, để vinh danh Đức Trinh Nữ và để chúng ta được an ủi, chúng tôi tuyên bố Rất Thánh Maria là Mẹ Giáo Hội, tức là Mẹ của toàn thể Dân Kitô Giáo, cả giáo dân lẫn mục tử, thành phần gọi Người là một Người Mẹ rất yêu dấu; và v́ thế chúng tôi truyền cho toàn thể Dân Kitô Giáo hăy dâng lên Mẹ Thiên Chúa một niềm kính tôn hơn nữa và hăy nguyện cầu cùng Người bằng tên gọi rất ngọt ngào này”.

 

(trích dịch từ “Theotokos”, by Michael O’Carroll, C.S.Sp, Michael Glazier, Inc.,

third revised edition, 1988, trang 251)

 

Nếu căn cứ vào kiểu cách Đức Phaolô VI công bố tước hiệu Mẹ Maria Là Mẹ Giáo Hội này th́ có khác ǵ với lần Đức Piô IX công bố tín điều Mẹ Maria Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội và lần Đức Piô XII công bố tín điều Mẹ Maria Lên Trời Cả Hồn Lẫn Xác. V́ Đức Phaolô VI cũng dùng đến quyền bính tối cao của ḿnh, chẳng những “công bố Rất Thánh Maria là Mẹ Giáo Hội” mà c̣n “truyền cho toàn thể Dân Kitô Giáo” phải “kính tôn” Mẹ và “cầu nguyện” với Mẹ “bằng tên gọi rất ngọt ngào này” nữa. Và việc Đức Phaolô VI đă “công bố” và “truyền” làm như thế không phải chỉ bằng một văn kiện, mà là bằng lời nói sống động ngay trước mặt toàn thể hàng giáo phẩm thế giới đang tham dự Công Đồng Chung bấy giờ, thành phần đại diện cho toàn thể Dân Chúa. Nếu “Rất Thánh Maria là Mẹ Giáo Hội” được thẩm quyền tối cao của Giáo Hội công bố một cách long trọng chưa từng có như thế, th́ điều công bố này lại có thể sai lầm được chăng, và có thể phủ nhận và không đáng tin chăng? Do đó, “Rất Thánh Maria là Mẹ Giáo Hội”, theo cách thức và ngôn từ công bố của Đức Phaolô VI, cũng có thể mang một tính chất quan trọng và thiết yếu như các Tín Điều Thánh Mẫu chính thức khác.

 

Bản Tuyên Xưng Đức Tin do Thánh Bộ Phụ Trách Tín Lư Đức Tin phác họa và phổ biến ngày 9/1/1989 cho các vị có trách nhiệm liên quan đến các chân lư đức tin và luân lư, có đoạn thứ hai về việc:

 

“Tôi phải lấy cả ư muốn lẫn trí khôn thuận phục các giáo huấn do Giáo Hoàng hay Giám Mục Đoàn công bố khi các ngài thực hành Huấn Quyền chính thức của ḿnh, cho dù các ngài không có ư công bố những giáo huấn này bằng một hành động dứt khoát” (đoạn 2, Tông Thư Motu Proprio: “Ad Tuendam Fidem” của ĐTC Gioan Phaolô II, L’Osservatore Romano, bản Anh Ngữ, số 28/1550, 15/7/1998).

 

Nếu căn cứ vào đoạn thứ hai của Bản Tuyên Xưng trên đây, th́ việc Đức Thánh Cha Phaolô VI công bố tước hiệu Mẹ Maria Là Mẹ Giáo Hội, một tước hiệu nói lên chính thực tại của vai tṛ Mẹ Maria thực sự là Mẹ của Giáo Hội, cũng là một đối tượng của Đức Tin, như các Tín Điều Thánh Mẫu khác.

 

Giáo lư Mẹ Maria Đồng Công Cứu Chuộc, tuy chưa được Giáo Hội chính thức long trọng tuyên bố như các tín điều trên đây, tuy nhiên, Đức Gioan Phaolô II cũng đă công nhận và tŕnh bày vai tṛ cộng tác của Mẹ trong dự án cứu độ của Thiên Chúa cũng như trong công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô, qua bài giáo lư (trong loạt 70 bài vào thời khoảng 6/9/1995-12/11/1997) về Mẹ, hôm Thứ Tư ngày 9/4/1997, như sau:

 

“Từ ngữ ‘cộng tác viên’ áp dụng cho Mẹ Maria đ̣i có một ư nghĩa đặc biệt. Việc các tín hữu cộng tác trong ơn cứu chuộc xẩy ra sau biến cố Canvê, một biến cố sinh hoa kết trái do nỗ lực nguyện cầu và hy sinh của họ. C̣n Mẹ Maria đă cộng tác trong chính biến cố này và với vai tṛ làm mẹ; bởi thế, việc cộng tác của Mẹ bao hàm toàn thể công cuộc cứu độ của Chúa Kitô. Chỉ có một ḿnh Mẹ đă được liên kết vào hiến tế cứu chuộc bằng cách này, một hiến tế mang ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại. Hiệp nhất với Chúa Kitô và tùy thuộc vào Người, Mẹ đă hợp tác để chiếm lấy ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại. Vai tṛ làm cộng sự viên của Đức Trinh Nữ bắt nguồn từ thiên mẫu chức của Mẹ... Việc cộng tác đặc thù của Mẹ Maria vào dự án cứu độ có một ư nghĩa như thế nào? Điều này cần phải t́m thấy nơi ư định đặc biệt của Thiên Chúa đối với Mẹ Chúa Cứu Thế, nhân vật mà vào hai trường hợp, một ở tiệc cưới Cana và một ở chân Thập Giá, Chúa Giêsu đă ngỏ lời như với một ‘Bà’ (x.Jn.2:4;19:26). Mẹ Maria đă liên kết trong công cuộc cứu chuộc như một người đàn bà. Tạo dựng nên con người ‘có nam có nữ’ (x.Gn.1:27), Chúa cũng muốn đặt một Tân Evà bên cạnh một Tân Adong trong việc cứu độ. Cha mẹ đầu tiên của chúng ta đă chọn con đường tội lỗi như là một cặp vợ chồng; Con Thiên Chúa và việc cộng tác của Mẹ Người cũng có nhau để tái thiết lập gịng giống loài người theo phẩm giá nguyên thủy của nó... Công Đồng đă nghĩ đến vấn đề tín lư này và nhận làm của ḿnh khi nhấn mạnh đến việc đóng góp của Đức Trinh Nữ chẳng những vào việc hạ sinh Đấng Cứu Thế, mà c̣n vào sự sống của Nhiệm Thể Người nữa qua các thế hệ cho đến lúc ‘cánh chung’: nơi Giáo Hội Mẹ Maria ‘đă cộng tác’ (x.Lumen Gentium, đoạn 63) và Mẹ đă ‘cộng tác’ trong công cuộc cứu độ (cùng nguồn, đoạn 53)... Hơn nữa, Công Đồng Chung Vaticanô II tŕnh bày Mẹ Maria chẳng những như ‘Mẹ của Đấng Cứu Chuộc thần linh’, mà c̣n là ‘cộng tác viên quảng đại một cách đặc biệt’, Mẹ ‘đă cộng tác bằng đức tuân phục của Mẹ, bằng đức tin, đức cậy và đức mến bừng cháy của Mẹ trong công cuộc của Chúa Cứu Thế’. Công Đồng c̣n nhắc lại rằng hoa trái cao qúi của việc cộng tác này là thiên chức làm mẹ phổ quát của Mẹ: ‘V́ lư do này, Mẹ là mẹ của chúng ta theo trật tự ân sủng’”

 

(L’Osservatore Romano, bản Anh Ngữ, số 16/1487, 16-4-1997, trang 7)

 

Đă có 500 vị giám mục, 40 vị hồng y và mấy triệu tín hữu, trong đó có Mẹ Têrêsa Calcutta, đồng kư tên đệ tŕnh Đức Thánh Cha để xin ngài công bố tín điều Mẹ Maria Là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, Là Đấng Trung Gian Aân Sủng và Là Đấng Biện Hộ Cho Dân Chúa. Nếu Biến Cố Paris và Lộ Đức liên quan đến tín điều Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội th́ tước hiệu và tác dụng thần năng vô địch của tước hiệu “Ta là Đức Mẹ Mân Côi” trong Biến Cố Fatima cũng rất có thể sẽ liên quan đến tín điều Mẹ Maria Đồng Công Cứu Chuộc. Biết đâu việc công bố Tín Điều Thánh Mẫu cuối cùng này nằm ở trong Bí Mật Fatima phần thứ ba, phần chỉ có Đức Thánh Cha được đọc, tức phần thuộc về phần nhiệm của riêng ngài, nên không một vị giáo hoàng nào (Gioan XXIII, Phaolô VI và Gioan Phaolô II) sau khi xem xong đă cảm thấy cần phải công bố nội dung của nó.

 

 

ĐTC Piô XII “Tôi đă thấy ‘phép lạ mặt trời’, đó hoàn toàn là một sự thật”

 

Trong việc long trọng tuyên bố các tín điều về Mẹ Maria, có một sự lạ xẩy ra chung quanh thời gian tuyên tín Thánh Mẫu Mông Triệu, trực tiếp liên quan tới bản thân của vị giáo hoàng thực hiện việc này là Đức Piô XII. Sự lạ này là ǵ và ra sao?

 

Từ trước đến nay, người ta chỉ nghe loáng thoáng là Đức Thánh Cha Piô XII đă được thấy phép lạ mặt trời nhẩy múa như ở Fatima ngày 13/10/1917. Tin đồn này được phổ biến bởi một nguồn đáng tin cậy là Đức Hồng Y Federico Tedeschini (1873-1959), vị đă kể lại trong bài giảng của ḿnh về biến cố này của Đức Thánh Cha, v́ ngài là một trong mấy người tín cẩn của Đức Thánh Cha, được Đức Thánh Cha cho biết riêng.

 

Và chứng từ này đă trở nên xác thực vào hôm Thứ Ba, 4/11/2008, ngày bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ. V́ vào chính ngày này, Ṭa Thánh Vatican đă cho trưng bày một bản ghi chú viết tay của Đức Thánh Cha Piô XII trong số những ǵ liên quan tới “Đức Piô XII: Con Người và Giáo Triều”, và cuộc trưng bày này kéo dài tới ngày 6/1/2009. Những ghi chú viết tay này được t́m thấy trong văn khố của gia đ́nh họ Pacelli của Đức Thánh Cha. Trong bản ghi chú này của ḿnh, ĐTC đă cho biết rằng ngài đă thấy “phép lạ mặt trời” tất cả là 4 lần. Ngài tiết lộ nguyên văn như sau: “Tôi đă thấy ‘phép lạ mặt trời’, đó hoàn toàn là một sự thật”.

 

Ngài cho biết là ngài thấy “phép lạ mặt trời” trong năm ngài tuyên bố tín điều Mẹ Mông Triệu, tức năm 1950, trong khi ngài đang đi bách bộ trong Khu Vườn Vatican. Ngài coi hiện tượng này như dấu hiệu Trời cao tỏ ra ưng thuận dự án tuyên bố tín điều Mẹ Mông Triệu của ngài. Ngài cho biết thêm là vào lúc 4 giờ chiều ngày 30/10/1950, trong khi, ngài nói: “đi bách bộ theo thói quen trong Khu Vườn Vatican, vừa đọc sách vừa nghiên cứu”, và khi ngài tiến đến bức tượng Đức Mẹ Lộ Đức, theo nguyên văn lời ngài th́: “trên đỉnh đồi […] tôi cảm thấy kinh hoàng trước một hiện tượng mà trước đó tôi chưa từng thấy vào lúc ấy. Mặt trời, bấy giờ vẫn c̣n khá cao, giống như là một quả cầu mờ đục, hoàn toàn được bao phủ bằng một ṿng tṛn sáng ngời”.

 

Kính thưa quí vị, cũng giống như phép lạ mặt trời ở Fatima ngày 13/10/1917, trong phép lạ mặt trời ngài được chứng kiến, người ta có nh́n mặt trời, th́ ngài, cũng theo nguyên văn lời ngài kể rằng: “không hề cảm thấy khó chịu. Bấy giờ có một đám mây rất mỏng ở trước mặt trời”. Ngài c̣n diễn tả rơ thêm như thế này: “Quả cầu mờ đục này chuyển động hơi vươn ra ngoài, xoay tṛn hay di chuyển từ trái sang phải và ngược lại. Thế nhưng ở bên trong quả cầu này, các người có thể thấy những chuyển động rơ ràng hoàn toàn sáng tỏ và không bị gián đoạn”.

 

Ngài thuật lại những lần ngài được thấy “phép lạ mặt trời” này là “ngày 31/10 và 1/11, ngày định tín Mẹ Mông Triệu, rồi một lần nữa vào ngày 8/11, sau đó không c̣n xẩy ra nữa”. Ngài thú nhận là vào các ngày khác, cũng vào giờ xẩy ra hiện tượng ấy, ngài để ư xem nó c̣n xẩy ra nữa không, “nhưng vô ích – tôi không thể gắn mắt vào mặt trời dù chỉ trong giây lát; tôi sẽ cảm thấy bị chói mắt”.

 

Đức Thánh Cha Piô XII có duyên nợ với Mẹ Fatima như Đức Gioan Phaolô II. Nếu Đức Gioan Phaolô II hoàn tất việc hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria lần thứ ba cũng là lần cuối cùng vào ngày 25/3/1984, (lần đầu vào ngày 7/6/1981 và lần hai 13/5/1982), th́ Đức Thánh Cha Piô XII là vị giáo hoàng đầu tiên hiến dâng toàn thể nhân loại cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria ngày 13/10/1942, thời điểm mừng ngân khánh 25 năm Biến Cố Fatima, và sau đó một lần nữa vào ngày 7/7/1952.

 

Nếu sở dĩ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là v́ ngài cảm thấy vị giám mục mặc áo trắng bị ám sát trong phần thứ ba của Bí mật Fatima được ứng nghiệm nơi trường hợp ngài là Giám Mục Rôma bị ám sát (song thoát chết) bấy giờ cũng mặc áo trắng ở Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981, vào đúng ngay ngày kỷ niệm Mẹ Maria hiện ra ở Fatima, th́ sở dĩ Đức Thánh Cha Piô XII là vị giáo hoàng đầu tiên hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria (hai lần, lần sau vào ngày 7/7/1952, ngày lễ kính nhị vị thánh tông đồ của sắc dân Slav là sắc dân bao gồm dân tộc Nga và Balan), v́ ngài cảm thấy cái trùng hợp lịch sử lạ lùng giữa biến cố ngài được tấn phong giám mục ở Nguyện Đường Sistine ngày 13/5/1917, ngày Mẹ Maria hiện ra ở Fatima lần đầu tiên.

 

Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao trong các tín điều này, hai tín điều đầu, Thiên Chúa Thánh Mẫu và Trinh Nguyên Thánh Mẫu, được Giáo Hội tuyên tín cách nhau 218 năm (431-649), những tín điều tiếp theo lại được thẩm quyền Giáo Hoàng, chỉ trong thời khoảng 110 năm. Sở dĩ 2 tín điều Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội và Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời cùng tước hiệu Mẹ Maria Là Mẹ Giáo Hội là “dấu chỉ thời đại” cho thấy đă đến Thời Điểm Maria, thời điểm Thiên Chúa “muốn làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”, như Mẹ đă nói đến trong Biến Cố Thánh Mẫu Fatima năm 1917 cũng như Thánh Long Mộng Phố tiên báo trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, ở đoạn 50 và 55, là v́, so với hai tín điều đầu, Mẹ Maria Là Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Maria Trọn Đời Đồng Trinh, Giáo Hội chỉ tuyên tín khi có lạc giáo mà thôi, trong khi ba tín điều sau là do Giáo Hội tự động “nhận biết và yêu mến Mẹ”.

 

Chẳng hạn như tín điều Mẹ Maria Là Mẹ Thiên Chúa được tuyên tín là v́ lạc thuyết Lưỡng Ngôi, một lạc thuyết được khai triển thêm bởi vị thượng phụ giáo chủ (từ năm 428) ở Antiôkia là Nestôriô (?-450), thành lạc thuyết Nestorianism, chủ trương Mẹ Maria chỉ là Mẹ của Đức Kitô (khristotokos) mà thôi, chứ không phải là Mẹ Thiên Chúa (theotokos), v́ theo Nestoriô, Đức Kitô là một con người được kết hợp với thần tính của Ngôi Lời Thiên Chúa, và Ngôi Lời Thiên Chúa ở nơi Đức Kitô “như ở trong một đền thờ”.

 

Trường hợp tín điều Mẹ Maria Trọn Đời Đồng Trinh cũng thế, Giáo Hội tuyên tín vào dịp phi bác lạc thuyết Nhất Ư (Monothelitism), một lạc thuyết biến thiên từ lạc thuyết Nhất Tính (Monophysitism) nơi Chúa Giêsu Kitô. Theo lạc thuyết Nhất Tính, như Eutyches (378-454), một đan sĩ ở Contantinôpôli đă chấp nhận và hết ḿnh ủng hộ, chủ trương rằng nhân tính của Chúa Giêsu Kitô bị tiêu biến trong thần tính của Người khi hiệp nhất với thần tính, do đó, nơi Người chỉ c̣n lại một bản tính duy nhất. C̣n theo lạc thuyết Nhất Ư, do vị thượng phụ giáo chủ Contantinôpôli (610-638 AD) là Sergius chủ trương, với mục đích nhằm tái hợp các giáo hội đang bị phân rẽ v́ lạc thuyết Nhất Tính, th́ ông công nhận Chúa Giêsu Kitô có cả hai bản tính, thần tính và nhân tính, tuy nhiên, ông lại cho rằng, nơi Người chỉ có một hành động duy nhất (mono-energism) và chỉ có một ư muốn duy nhất (monothelitism). Nếu nơi Chúa Giêsu Kitô chỉ có một hành động và một ư muốn duy nhất như Sergius quan niệm như thế, th́ ông vẫn mặc nhiên cho rằng Người chỉ có duy một bản tính chứ không phải có hai bản tính. Trong bản phi bác lạc thuyết Nhất Ư của Sergius này, Công Đồng Lateranô năm 649 đă dành riêng khoản thứ 3 (trong 16 khoản), một khoản liên quan trực tiếp đến tín điều Mẹ Maria Trọn Đời Đồng Trinh như đă được trích dẫn trên đây.

 

Trong khi hai Tín Điều Thánh Mẫu đầu tiên là tín điều Mẹ Maria Là Mẹ Thiên Chúa và tín điều Mẹ Maria Trọn Đời Đồng Trinh được Giáo Hội tuyên tín chỉ v́ có trường hợp lạc thuyết để bảo vệ Đức Tin Tông Truyền của Giáo Hội, bằng những thành ngữ nghiêm trọng “tuyệt thông cho những ai” hay “khốn cho những ai”, th́ 2 Tín Điều Thánh Mẫu c̣n lại là tín điều Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời và tước hiệu Mẹ Maria Là Mẹ Giáo Hội lại được Giáo Hội tự động công bố như chỉ để tỏ ra “nhận biết và yêu mến Mẹ”, được diễn tả qua các thành ngữ “để tôn kính và hiển danh Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa”, hay “để Người Mẹ cao cả của Người được hiển vinh hơn” hoặc “để vinh danh Đức Trinh Nữ”, đúng như lời tiên đoán của thánh Louis Grignion de Montfort đă được nhắc đến từ đầu:

 

“Vào lần đến lần thứ hai của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria phải được Thánh Linh làm cho nhận biết và tỏ hiện, để qua Mẹ, Chúa Giêsu Kitô cũng được nhận biết, mến yêu và phục vụ”.

 

Như thế, Thời Điểm Maria, đúng như Mẹ đă tiết lộ ở Bí Mật Fatima phần thứ hai, là thời điểm “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, tức đối với thành phần con cái cưng yêu của Mẹ, như Mẹ đă nói về thân phận của riêng thiếu nhi Lucia trong lần hiện ra thứ hai, 13/6/1917, là Thời Điểm “Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”.

 

Thế nhưng, Thiên Chúa đă “thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria trên thế giới” như thế nào, và con cái Mẹ cần phải “nhận biết và yêu mến Mẹ” ra sao, nhất là cần phải “làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến Mẹ” như thế nào? Chúng ta sẽ tiếp tục trong tuần tới. 

 

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể,

Chúa đă hóa thân làm người trong cung ḷng trinh nguyên của Mẹ Maria.

Máu thịt của Chúa chính là máu thịt của Mẹ Maria.

Thân xác của Chúa được làm nên bởi huyết nhục của Mẹ Maria

đă chẳng những Phục Sinh mà c̣n Thăng Thiên về Trời cùng Cha,

để Chúa ở đâu th́ những ai nên một với Chúa cũng ở đó, nhất là Người Mẹ của Chúa.

Xin cho chúng con biết sống cơi đời đời ngay trên trần gian mau qua tạm gửi này

bằng việc yêu mến sống trong Thánh Ư Chúa ở mọi nơi và trong mọi lúc như Mẹ Maria.

Amen.