70 Bài Giáo Lư Thánh Mu ca Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

trong các Bui Triu Kiến Chung Th Tư hng tun t 6/9/1995 ti 12/11/1997

 

 

Bài 5 – 15/11/1995:

Cảm nghim Thánh Mu ca Giáo Hội

 

1.         Sau khi theo dơi, ở những bài giáo lư trước của chúng ta, việc suy tư của cộng đồng Kitô giáo về h́nh ảnh và vai tṛ của Đức Trinh Nữ nơi lịch sử cứu độ được h́nh thành từ những thời điểm sớm nhất, hôm nay chúng ta hăy dừng lại để suy niệm về cảm nghiệm Thánh Mẫu của Giáo Hội.

Việc tiến triển của tư tưởng Thánh Mẫu Học và ḷng tôn sùng đối với Đức Trinh Nữ qua các thế kỷ đă góp phần vào việc cho thấy hơn nữa khía cạnh Thánh Mẫu của Giáo Hội. Dĩ nhiên, Đức Trinh Nữ này hoàn toàn liên hệ với Chúa Kitô, Đấng là nền tảng của đức tin và của cảm nghiệm của Giáo Hội, và Mẹ dẫn đến với Người. Đó là lư do tại sao, tuân phục Chúa Giêsu, Đấng đă giành một vai tṛ rất đặc biệt cho Mẹ của Người trong công cuộc cứu độ, Kitô hữu đă tỏ ra tôn kính, mến yêu và cầu cùng Mẹ Maria một cách đặc biệt nhất và thiết tha nhất. Họ đă qui về cho Mẹ một vị thế quan trọng nơi đức tin và ḷnh đạo đức, nh́n nhận Mẹ như là một đường lối đặc biệt đến với Chúa Kitô là Vị Trung Gian tối hậu.

Bởi thế, chiều kích Thánh Mẫu của Giáo Hội là một yếu tố bất khả phủ nhận nơi cảm nghiệm của dân Kitô giáo. Nó được bày tỏ bằng nhiều cách thức nơi đời sống của các tín hữu, chứng tỏ vị thể của Mẹ Maria ở nơi tâm can của họ. Nó không phải là một thứ cảm t́nh nông nổi mà là một mối liên kết sâu xa và cảm xúc sáng suốt, được xuất phát từ một đức tin thôi thúc thành phần Kitô hữu trong quá khứ cũng như hiện tại có thói quen hướng về Mẹ Maria, tiến vào một mối hiệp thông thân mật hơn với Chúa Kitô.

2.         Sau lời nguyện cầu cổ kính nhất, được h́nh thành ở Ai Cập bởi các cộng đồng Kitô hữu thời thế kỷ thứ ba, để van nài “Mẹ Thiên Chúa” bảo vệ cho khỏi hiểm nguy, c̣n có nhiều lời cầu khẩn khác ngỏ cùng Mẹ là vị thành phần lănh nhận phép rửa coi là quyền năng nhất trong việc Mẹ chuyển cầu với Chúa.

Dân Kitô giáo bày tỏ ḷng tôn sùng sâu xa đối với Mẹ Maria

Ngày nay, kinh nguyện phổ thông nhất là Kinh Kính Mừng, một kinh có phần đầu bao gồm những lời từ Phúc Âm (cf. Lk 1:28,42). Các Kitô hữu học biết đọc kinh này từ những năm c̣n thơ ấu và nhận lănh nó như là một món quà quí báu cần phải được bảo tŕ suốt cuộc sống. Cũng kinh nguyện này, lập lại 10 lần khi đọc Kinh Mân Côi, giúp nhiều tín hữu đi vào việc chiêm niệm nguyện cầu các mầu nhiệm Phúc Âm và đôi khi giữ một khoảng thời gian dài để mật thiết giao tiếp với Mẹ Chúa Giêsu. Từ Thời Trung Cổ, Kinh Kính Mừng đă là một kinh nguyện phổ thông nhất của tất cả mọi tín hữu, thành phần xin Người Mẹ Thánh này của Chúa hướng dẫn và bảo vệ họ trong cuộc hành tŕnh hằng ngày của họ suốt cuộc đời (cf. Apostolic Exhortation Marialis cultus, nn. 42-55).

Dân Kitô giáo cũng đă bày tỏ t́nh yêu của ḿnh đối với Mẹ Maria bằng việc gia tăng các thứ bày tỏ ḷng tôn sùng của ḿnh: những bài thánh ca, những kinh nguyện và những bài thơ sáng tác, đơn sơ giản dị hay đôi khi hay ho, thấm nhuần bởi cùng một t́nh mến yêu đối với Mẹ là vị được ban cho con người như là Người Mẹ của Đấng Tử Giá. Một số những thứ này, chẳng hạn như “Bản Thánh Ca Akathist” và Kinh “Lạy Nữ Vương”, đă cho thấy đời sống đức tin sâu xa của tín hữu.  

Bổ sung cho ḷng tôn sùng Thánh Mẫu là việc sản xuất hết sức phong phú về nghệ thuật ở Đông phương và Tây phương, một việc đă giúp cho toàn thể các thế hệ có thể cảm nhận được vẻ đẹp linh thiêng của Mẹ Maria. Các họa sĩ, điêu khắc gia, nhạc sĩ và thi sĩ đă lưu lại cho chúng ta nhũng tuyệt phẩm, những ǵ làm sáng tỏ những khía cạnh khác nhau nơi sự cao cả của Đức Trinh Nữ, giúp cống hiến cho chúng ta một kiến thức hơn nữa về ư nghĩa và giá trị của việc Mẹ góp phần quí báu vào công cuộc Cứu Chuộc.

Nơi Mẹ Maria, nghệ thuật Kitô giáo nh́n nhận tầm vóc vẹn toàn của một tân nhân loại hợp với dự án của Thiên Chúa và v́ thế là một dấu hiệu hy vọng cao quí cho toàn thể nhân loại.  

3.         Sứ điệp này không thể nào không được nắm bắt bởi các Kitô hữu được kêu gọi sống đời đặc biệt tận hiến. Thật thế, Mẹ Maria đặc biệt được tôn kính nơi các ḍng tu và hội ḍng, nơi những tổ chức và hội đoàn sống đời tận hiến. Nhiều tổ chức, chính yếu nhưng không phải chỉ có nữ giới, mang danh của Mẹ Maria nơi tên gọi của họ. Tuy nhiên, ở trên và vượt trên những bày tỏ bề ngoài này của nó, linh đạo của các gia đ́nh tu tŕ cũng như của nhiều phong trào trong Giáo Hội, một số trong họ đặc biệt có tính cách Thánh Mẫu, đề cao mối liên kết đặc biệt của họ với Mẹ Maria như là những ǵ bảo đảm cho một đặc sủng được trọn vẹn và trung thực sống.   

Cứ điểm Thánh Mẫu này nơi đời sống của những ai đặc biệt được hồng ân của Thánh Linh cũng đă phát triển chiều kích thần bí, một chiều kích cho thấy Kitô hữu có thể cảm nghiệm được ra sao nơi thẳm cung của tâm hồn họ việc Mẹ Maria chuyển cầu.          

Cứ điểm hướng về Mẹ Maria này liên kết chẳng những thành phần Kitô hữu dấn thân mà c̣n cả thành phần tín hữu tầm thường và thậm chí cả thành phần ‘xa cách”, thành phần mà đối với họ nó thường là cái dính dáng duy nhất với đời sống của Giáo Hội. Những cuộc hành hương tới những đền Thánh Mẫu, những đền thu hút đông đảo tín hữu suốt năm, là một dấu hiệu nơi cảm t́nh chung của dân Kitô giáo đối với Người Mẹ của Chúa. Một số trong những bức tường thành này của ḷng sùng kính Thánh Mẫu là những nơi nổi tiếng như Lộ Đức, Fatima, Loreto, Pompei, Guadalupe và Czestochowa! Những nơi khác chỉ được biết đến ở tầm cấp quốc gia hay địa phương. Ở tất cả các nơi ấy, việc tưởng nhớ về các biến cố liên quan tới việc chạy đến cùng Mẹ Maria là những ǵ chuyên chở sứ điệp của ḷng mẹ từ ái, mở ḷng của chúng ta ra cho ân sủng của Thiên Chúa.  

Những nơi cầu nguyện Thánh Mẫu này là một chứng từ tuyệt vời cho t́nh thương của Thiên Chúa, một t́nh thương vươn tới con người qua việc chuyển cầu của Mẹ Maria. Những phép lạ chữa lành về thể lư, việc cứu chuộc và hoán cải thiêng liêng là dấu hiệu hiển nhiên cho thấy Mẹ Maria đang tiếp tục, cùng với Chúa Kitô và trong Thần Linh, công việc của Mẹ như là một người trợ giúp và như là một người mẹ.  

Chiều kích Thánh Mẫu thấm nhập tất cả đời sống của Giáo Hội

4.         Các đền Thánh Mẫu thường trở thành trung tâm của việc truyền bá phúc âm hóa. Thật vậy, ngay cả trong Giáo Hội ngày nay, như trong cộng đồng mong chờ Thánh Thần Hiện Xuống, việc cầu nguyện với Mẹ Maria thúc đẩy nhiều Kitô hữu dấn thân làm việc tông đồ và phục vụ anh chị em ḿnh. Ở đây tôi đặc biệt nhắc lại tầm ảnh hưởng lớn lao của ḷng sùng kính Thánh Mẫu nơi việc thực hành đức bác ái cũng như nơi các hoạt động xót thương. Được phấn khích bởi việc hiện diện của Mẹ Maria, các tín hữu thường cảm thấy nhu cầu cần dấn thân cho người nghèo, người bất hạnh và người bệnh, để trở thành đối với thành phần hèn kém nhất trần gian này dấu hiệu chở che từ mẫu của Đức Trinh Nữ là h́nh ảnh sống động cho t́nh thương của Cha.     

Có thể rơ ràng thấy đượïc nơi tất cả những điều này chiều kích Thánh Mẫu thấm nhập ra sao toàn thể đời sống của Giáo Hội. Việc loan báo Lời Chúa, phụng vụ, những bày tỏ bác ái và văn hóa khác nhau đều t́m thấy nơi Mẹ Maria cơ hội để thăng hóa và đổi mới.   

Dân Chúa, theo sự hướng dẫn của các vị Chủ Chăn ḿnh, được kêu gọi để nhận thức nơi sự kiện này tác động của Thánh Linh là Đấng đă thôi thúc đức tin của Kitô hữu tiếp tục khám phá ra dung nhan của Mẹ Maria. Chính Ngài là Đấng, bằng việc khuyến khích hiểu biết về và yêu mến đối với Mẹ Maria, dẫn tín hữu đến chỗ học nơi Vị Trinh Nữ của bài ca vịnh Ngợi Khen làm thế nào để đọc được những chỉ hiệu của Thiên Chúa trong lịch sử và chiếm được một sự khôn ngoan làm cho hết mọi người nam nữ trở thành các kiến trúc gia xây dựng một tân nhân loại.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyển dịch từ L'Osservatore Romano Weekly Edition in English 22/11/1995, trang 11