Rạng Đông Maria

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Soạn dọn cho buổi phát thanh Tin Mừng Sự Sống 469, Thứ Sáu 4/9/2009

 

 

 

Mỗi năm, phụng vụ Giáo Hội hoàn vũ có 16 lễ về Thánh Mẫu. Trung b́nh mỗi tháng có 1 lễ rưỡi. Tháng Giêng ngày mùng 1 đầu Năm Dương Lịch có Lễ Trọng Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa. Tháng Hai ngày 2, sau Giáng Sinh đúng 40 ngày, có Lễ Kính Mẹ Dâng Con. Tháng Ba ngày 25, trước Giáng Sinh đúng 9 tháng, có Lễ Trọng Mẹ Thai Lời hay Lễ Truyền Tin Mẹ Thụ Thai Lời Nhập Thể. Thánh Tư không có lễ nào. Tháng Năm có 2 lễ, một vào ngày 13 là Lễ nhớ Mẹ Fatima và ngày 31 Lễ Kính Mẹ Thăm Viếng. Tháng Sáu thường có 1 lễ đó là Lễ nhớ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, Thứ Bảy ngay sau Thứ Sáu Lễ Thánh Tâm Chúa trong tuần Thứ Hai sau Lễ Hiện Xuống. Thánh Bảy ngày 16 có Lễ nhớ Mẹ Carmêlô. Tháng 8 có 3 lễ là Lễ nhớ Mẹ Xuống Tuyết hay Lễ Cung Hiến Đền Thờ Đức Bà Cả ngày 5, Lễ Trọng Mẹ Maria Mông Triệu ngày 15 và Lễ Nhớ Mẹ Nữ Vương ngày 22. Tháng 9 cũng có 3 lễ như Tháng Tám, đó là Lễ Kính Sinh Nhật Đức Mẹ ngày 8, Lễ nhớ Thánh Danh Mẹ ngày 12, và lễ Nhớ Mẹ Đau Thương ngày 15. Tháng Mười có 1 lễ ngày 7 là Nhớ Lễ Đức Mẹ Mân Côi. Tháng Mười Một có 1 lễ vào ngày 21 đó là Lễ Nhớ Mẹ Dâng Ḿnh vào Đền Thánh. Tháng 12 có 1 lễ vào ngày 8, trước lễ Sinh Nhật Đức Mẹ đúng 9 tháng, đó là Lễ Trọng Mẹ Maria Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội. Trong Tháng 12 c̣n một lễ về Mẹ nữa, đó là Lễ Mẹ Guađalúp, nhưng lễ này chưa trở thành lễ chung cho Giáo Hội hoàn vũ.

 

Giáo Hội cử hành phụng vụ theo 3 bậc lễ, Lễ Trọng, Lễ Kính và Lễ Nhớ. Lễ Trọng có Lễ Trọng Buộc và không buộc, và Lễ Nhớ cũng chia làm hai, Nhớ buộc và nhớ không buộc. Trong 16 lễ về Mẹ, mỗi bậc lễ đều có chẵn 4 lễ: 4 Lễ Trọng, 4 Lễ Kính, 4 Lễ Nhớ buộc và 4 Lễ nhớ không buộc. Ba Lễ Trọng (3 buộc và 1 không buộc) là Lễ Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Mông Triệu, Mẹ Vô Nhiễm, và Lễ Mẹ Thai Lời; 4 Lễ Kính là Lễ Mẹ Dâng Con, Lễ Mẹ Thăm Viếng, Lễ Sinh Nhật Mẹ, và Lễ Thánh Danh Mẹ; 4 Lễ Nhớ Buộc là Lễ Mẹ Nữ Vương, Lễ Mẹ Đau Thương, Lễ Mẹ Mân Côi và Lễ Mẹ Dâng Ḿnh; và 4 lễ nhớ không buộc là Lễ Mẹ Fatima, Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, Lễ Mẹ Xuống Tuyết, và Lễ Mẹ Carmêlô. Trong năm phụng vụ có hai tháng nhiều lễ về Mẹ nhất là Tháng 8 và Tháng 9, tháng nào cũng có 3 lễ. Tháng Chín, đầu tháng có 2 Lễ Kính liền là Lễ Sinh Nhật Mẹ ngày 8 và Lễ Thánh Danh Mẹ ngày 12, và giữa tháng có 1 Lễ Nhớ Buộc đó là Lễ Mẹ Đau Thương ngày 15. Phải chăng 3 Lễ Mẹ trong Tháng Chín hầu như liền nhau có một liên hệ mật thiết với nhau?

 

Nếu xét theo niên lịch b́nh thường từ tháng Giêng tới Tháng Chạp th́ Lễ đầu tiên về Mẹ là Lễ Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa ngày 1/1, một thời điểm được Giáo Hội cố ư chọn sau Công Đồng Chung Vaticanô II theo chiều hướng canh tân phụng vụ để nói lên ư nghĩa Mẹ Maria là đệ nhất tạo vật về ân sủng, một tạo vật đă được Thiên Chúa ngay từ ban đầu tuyển chọn để hợp tác với Ngài trong dự án và công tŕnh cứu độ đầy yêu thương của Ngài. Tuy nhiên, nếu mở màn cho phụng niên là Mùa Vọng th́ lễ đầu tiên về Mẹ Maria chính là và phải là Lễ Mẹ Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội ngày 8 tháng 12, một lễ thường rơi vào tuần Thứ Hai của Mùa Vọng, ám chỉ Mẹ Maria là Rạng Đông của Mặt Trời Công Chính là Chúa Kitô, v́ Mẹ được hưởng trước ơn cứu độ của Người. Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ được Giáo Hội sắp xếp hết sức ư nghĩa vào ngày 8/9, đúng 9 tháng sau Lễ Mẹ Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội, ám chỉ ngay từ giây phút được hoài thai trong ḷng mẹ, Mẹ Maria đă được Thiên Chúa ǵn giữ cho khỏi vướng mắc tất cả mọi t́ vết của nguyên tội.

 

Tuy Mẹ Maria đóng một vai tṛ rất quan trọng như thế trong dự án và công cuộc cứu độ của Thiên Chúa, hơn cả các Thánh Tông Đồ, thế mà Thánh Kinh nói chung và Phúc Âm nói riêng không nói ǵ về biến cố sinh nhật này của Mẹ, ngoài những chi tiết thật liên hệ với Chúa Giêsu Con Mẹ. Dầu sao làm con, chúng ta ai cũng đều muốn biết về gốc tích xuất thân của cha mẹ của ḿnh, nhất là Người Mẹ Thiên Đ́nh hết sức đang kính đáng mến này của chúng ta. Giờ đây, qua bản dịch cuốn Thần Đô Huyền Nhiệm của Phạm Duy Lễ, những ǵ trực tiếp liên quan tới biến cố sinh nhật của Người Mẹ này, như về cha mẹ của Mẹ, về ơn vô nhiễm nguyên tội, về ngày vào đời của Mẹ, về tên gọi của Mẹ cũng như về cuộc đời hài nhi lẫn ấu nhi của Mẹ v.v., chúng ta hăy lắng nghe nữ tu đáng kính Maria D’Adreda thuật lại những ǵ bà được Mẹ Maria tỏ cho biết từ thế kỷ 17, như sau:

 

 Thai Nhi Maria

 

 

Thánh Gioakim sinh trưởng tại Nagiaret. Người là người lúc nào cũng khiêm nhu, trong sạch, đầy nhiệt tâm và thánh thiện. Thánh nữ Anna sinh trú tại Belem. Từ nhỏ bà đă có một đức thanh tịnh, đức khiêm nhu, một nền thánh đức và một vẻ đẹp hoàn toàn xuất chúng. Đức tin, đức cậy, đức mến của bà thật vô song. Bà không ngừng cầu xin Thiên Chúa ban Đấng Cứu chuộc rất cần thiết cho thế gian. Ngoài ra, v́ phận nữ, bà cầu xin Chúa ban cho bà một người bạn trăm năm để cùng nhau phụng sự Chúa cách hoàn hảo, theo quan niệm chung của dân Israel thời ấy. Đồng thời lúc bà cầu xin như thế, thánh Gioakim cũng dâng lời cầu tương tự. Cuộc hôn nhân được lo liệu ngay, Lúc ấy, thánh Gioakim đă 46, c̣n thánh Anna lên 24 tuổi.

 

Đôi bạn thánh ấy biến nơi cư ngụ của ḿnh ở Nagiaret thành một đền thờ để cùng nhau ca tụng Thiên Chúa, dâng ḿnh phụng sự Người. Anna đem hết tâm t́nh khiêm nhu tùng phục ư muốn Gioakim, Gioakim đón trước những ước muốn của người bạn đường mà Người hết sức chiều nể.

 

Tuy nhiên, 25 năm đă trôi qua mà không có con để đem lại vui tươi cho ngôi nhà vắng vẻ của ông bà. Người Do Thái cho đó là một sự xỉ nhục, họ quở trách hai ông bà cách gay gắt nhục nhă. Nhưng Thiên Chúa dùng cái nhục nhă ấy để chuẩn bị cho hai ông bà được hưởng niềm vui đang thiếu thốn. Người cho ông bà tùng phục thánh Ư quan pḥng của Người, và để gieo trong nước mắt một kết quả mà ông bà nhất định sẽ hái lượm được. Theo ơn Chúa thúc giục bên trong, hai ông bà cầu xin Chúa ban cho được sinh con, và đoan hứa sẽ dâng con ấy vào Đền thờ, để con tận hiến cho Người…

 

Ngày thể xác Mẹ Maria được h́nh thành là ngày Chúa Nhật, tương ứng với ngày đầu tiên trong công cuộc sáng tạo trời đất. Thể xác Mẹ chỉ tiếp nhận ân sủng, cho nên, toàn thể đều rất trọn vẹn, rất siêu nhiên. Không bao giờ có một thể xác con người nào được h́nh thành với bấy nhiêu hoàn thiện, bấy nhiêu tinh tế và bấy nhiêu mĩ lệ. Mặc dầu thể xác Mẹ có thể chịu đau khổ, nhưng không hề có một mầm giống bệnh hoạn, chết chóc và hư hoại nào, tức là những hậu quả của h́nh phạt v́ tội lỗi Adong.

 

Ngày Thứ Bảy tiếp đó, một ngày ứng với ngày nghỉ, ngày đại lễ chung kết cho việc sáng tạo, Thiên Chúa tạo nên linh hồn Mẹ Maria.  Để kỷ niệm biến cố này, Chúa Thánh Thần đă soi sáng cho Giáo Hội dâng ngày Thứ Bảy trong tuần kính Mẹ Maria. Lúc sáng tạo linh hồn đầy phúc đức hơn hết mọi linh hồn này, Thiên Chúa Ba Ngôi đă tỏ hết t́nh âu yếm hơn cả trước khi sáng tạo con người đầu tiên. Ngài nói: " Ta hăy sáng tạo Maria giống h́nh tượng và tương tự Ta. Ta hăy làm cho Maria nên Nữ Tỳ thật của Ta, nên Hiền Thê thật của Ta, để Maria xứng đáng làm Mẹ Con duy nhất của Cha hằng hữu". Sau khi sáng tạo linh hồn Mẹ rồi, Chúa Ba Ngôi c̣n kêu lên một cách khoái thú hơn ở địa đường ngày trước rất nhiều: " Tất cả mọi phương diện nơi Maria đều hoàn toàn thiện mỹ".

 

Thật vậy, không những linh hồn Mẹ không mắc tội nguyên tổ, mà c̣n rực rỡ với những ơn cao cả Thiên Chúa ban riêng, tới cao độ tuyệt vời, đến nỗi tất cả các bậc thần thánh hợp một cũng không thể sánh lại được.  Không ngôn ngữ loài người nào có thể diễn tả được. Khi vừa được sáng tạo, linh hồn Mẹ đă hợp nhất ngay với xác thể đang chờ linh hồn. Đó là sự Đầu Thai Vô Nhiễm.

 

Chúa ban cho Mẹ những ơn lạ lùng không thể tưởng: Trí khôn Mẹ được thấu hiểu các mầu nhiệm về Thần tính, về Chúa Ba Ngôi, về ơn Nhập Thể và Cứu Chuộc, về những vẻ đẹp đẽ của cuộc sáng tạo trời đất, về thiên thần và loài người, về lịch sử dân riêng Chúa chọn, các Tổ phụ, các tiên tri, thiên đàng, luyện ngục, ngục tổ tông, và hỏa ngục. Linh hồn Mẹ được trang điểm bằng những ơn Thánh và các nhân đức với một mức độ hoàn toàn cao siêu.

 

V́ Mẹ vượt trên các thiên thần và loài người, nên khi vừa đầu thai,  Mẹ Maria đă làm những việc nhân đức hợp với cấp bậc trong thai của Mẹ. Mẹ đă dâng lên Thiên Chúa những việc tôn thờ, ca tụng, biết ơn, yêu mến, để phụng sự Người và cho vinh quang Người. Mẹ cũng sấp ḿnh trước Oai Nghi Thiên Chúa để tỏ ḷng tôn thờ bề ngoài. Mẹ đă dâng lên Thiên Chúa lời cầu xin cho loài người, cũng như cầu xin cho Đấng Cứu Chuộc mau đến giải thoát loài người khỏi ách nô lệ ma quỉ.

 

Ngay c̣n trong thai, Mẹ đă thực hiện những việc thờ phượng Chúa, nên Mẹ đă lập công trạng lớn lao hơn  tất cả các thánh sau này. Mẹ được ơn chiêm ngắm Hữu Thể Thiên Chúa cách tỏ tường, đốt tâm hồn Mẹ cháy lên niềm mến yêu Thiên Chúa.  Mẹ không hề ngưng tôn thờ Thiên Chúa và cầu xin Thiên Chúa thay cho loài người, cùng với các thiên thần Mẹ hằng tiếp xúc.  Nhờ thế, Mẹ không hề cảm thấy khó chịu khi nằm trong ḷng thánh nữ Anna. Đă đến lúc Mẹ xuất hiện trên trần gian.

 

Ấu Nhi Maria

 

Ngày mồng 8 tháng 9, thánh nữ Anna hiểu rằng bà sắp sinh Người Con bà hằng ước nguyện. Bà sấp ḿnh cầu xin Thiên Chúa chúc phúc cho con ḿnh.  Lúc đó, Mẹ Maria được Chúa cho xuất thần rất cao cả, không thấy được ḿnh sinh vào trần gian như thế nào.  Lúc ra khỏi cơn xuất thần ấy, Mẹ đă thấy ḿnh đẹp đẽ nằm trên tay thân mẫu ḿnh.  Thánh nữ Anna được ǵn giữ khỏi mọi đau đớn thông thường nơi các bà mẹ sinh con.

 

Sau đó, Thiên Chúa Ba Ngôi tỏ cho các thiên thần biết rằng từ đời đời Người đă tác tạo cho Mẹ và cho Ngôi Con danh hiệu MARIA và GIÊSU.  Trong hai danh hiệu đó, Người được thỏa ḷng hoàn toàn.  Rồi Người phán: “Danh hiệu Maria phải đươc hiển vinh lạ thường. Những ai thành thức sốt sắng kêu cầu danh hiệu ấy sẽ được ban nhiều ân sủng. Những ai kính cẩn đọc lên sẽ được ủi an. Mọi người đều t́m được trong danh hiệu ấy phương dược trị liệu bệnh tật ḿnh; được ánh sáng soi đường; được kho tàng cứu giúp sự túng nghèo. Danh hiệu Maria làm run sợ hỏa ngục và đạp nát đầu cựu xà Satan” Chính Chúa đặt danh hiệu ấy cho Mẹ.

 

Luật ghi trong chương 12 sách Lêvi buộc mọi người mẹ, 60 ngày sau khi sinh hạ một con gái, phải lên Đền Thờ Giêrusalem dâng một con chiên một tuổi và một con chim gáy hay một bồ câu nhỏ. Thánh nữ Anna sung sướng v́ được dâng lên Thiên Chúa Người Con chí thánh Chúa đă ban cho bà, Người Con chính bà đang ẵm trên tay.  Khi bà tới Đền Thờ, đại tư tế Simeon đă ra tiếp đón. Thánh nữ Anna dâng của lễ cách sốt sắng đến rơi lệ.  Bà tuyên lại lời khấn sẽ hiến dâng Con gái ḿnh vào Đền Thờ Thiên Chúa khi con tới tuổi thích hợp. 

 

Khi các nghi lễ đă xong, hai mẹ con hoan hỉ trở về Nagiarét.  Ở đây, Mẹ Maria được nuôi dưỡng y như các trẻ đương thời.  Lương thực Mẹ dùng cũng là lương thực chung mọi người, nhưng Mẹ dùng rất ít.  Mẹ ngủ đă ngắn giấc, mà c̣n phải ru phải dỗ mới ngủ được.  Mẹ rất ngoan ngoăn, nhưng cũng rất đoan trang, ai đến gần cũng phải tôn kính.  Mẹ cũng hay khóc và khóc nức nở, song chỉ là khóc để thương cho tội lỗi thế gian, và nài xin Đấng Cứu Chuộc đến.  Nơi Mẹ, không bao giờ có chút ǵ là con nít, tuy vậy Mẹ cũng sẵn ḷng để thánh nữ Anna chiều chuộng.

 

Mẹ liên lỉ cầu nguyện cùng Thiên Chúa, dù giấc ngủ cũng không gián đoạn việc cầu nguyện ấy, v́ trí năng có thể hoạt động không cần giác quan giúp đỡ.  Mẹ được hưởng đặc ân ấy cho tới khi ly trần. Không bao giờ Mẹ ngưng chuyện văn với Chúa. Nhưng với loài người  suốt 18 tháng đầu tiên đời Mẹ, Mẹ đă im lặng y như các trẻ thơ khác. Sau mười tám tháng, Mẹ mới bắt đầu nói. Chúa dạy Mẹ cầu nguyện mỗi ngày nhiều lần để Con Chúa mau Nhập Thể, và hăy khóc lóc v́ tội lỗi loài người. Trong mười tám tháng tiếp đó, nghĩa là cho tới khi Mẹ lên ba tuổi, Mẹ nói rất ít.

 

Cha mẹ của Mẹ không giầu lắm, cũng không nghèo lắm.  Ông bà có đủ của để may sắm cho Mẹ những bộ y phục đẹp đẽ nhưng rất đoan trang.  Trong thời gian Mẹ chưa nói, Mẹ để mặc thánh nữ Anna sắm liệu cho Mẹ, không tỏ dấu ǵ cưỡng lại.  Nhưng khi đă được Chúa ban lệnh nói năng,  Mẹ xin thân mẫu may cho ḿnh những y phục vải thô, nghèo nàn, đơn bạch, mầu tro xám và, nếu có thể,  đă cũ, đồ thừa.  Thánh nữ Anna rất kính nể và tôn trọng con ḿnh như Bà Chủ, nhưng bà không đành ḷng để cho con c̣n thơ dại yếu đuối phải mặc áo thô.  Bà chỉ theo ư con về mầu áo và kiểu cắt may, tức mầu xám và kiểu áo của những trẻ nữ cha mẹ đă khấn hứa cho một điều nào đó.

 

Trong ba năm đầu đời Mẹ, Mẹ luôn thực hiện đức vâng lời hoàn thiện này.  Mẹ thường đón trước ư của thánh nữ Anna mà làm.

 

Khi đă lên trọn hai tuổi, Mẹ bắt đầu thi hành đức ái đối với người nghèo.  Mẹ đến xin thân mẫu của này vật nọ bố thí cho họ.  Đôi lần Mẹ c̣n bớt cả phần ăn của ḿnh để cho họ nữa.  Mẹ cũng cầu nguyện cho linh hồn họ.

 

Mặc dầu Mẹ đầy tràn tri thức thiên phú về mọi sự vật thụ tạo, Mẹ cũng sẵn sàng được người ta dạy dỗ y như các trẻ khác, như là không biết ǵ. Mẹ hết sức ngoan ngoăn học hỏi nơi cha mẹ. Khi có ai chỉ dẫn thêm điều ǵ, hoặc khiển trách điều ǵ, Mẹ luôn luôn cúi đầu chấp nhận, không hề căi trả.

 

Sáu tháng  trước khi chẵn ba tuổi, Mẹ Maria đă nhắc cho thân mẫu ḷng Mẹ ước ao được vào sống trong Đền Thờ.  Để chuẩn bị tâm hồn thân mẫu cho ngày biệt ly, Mẹ nhắc lại những hồng ân Thiên Chúa ban cho cả hai mẹ con. Nghe con nói, thân mẫu Mẹ quyết định tùng phục thánh ư Chúa để chu toàn lời đă khấn.

 

 “Người Công Giáo phải yêu mến Mẹ Maria nhiều hơn nữa”

 

Để mng ngày sinh nht ca nhau, chúng ta thường tng cho nhau nhng món quà ư nghĩa cũng là món quà người được chúng ta tng vn yêu thích. Vy nhân ngày sinh nht ca M Maria, là con cái, chúng ta s tng M nhng ǵ đây? Đâu là món quà M yêu quí, món quà làm M cm động đến ôm chm ly chúng ta vào ḷng?? Nếu chúng ta nói chúng ta là con cái ca Đức M và M Maria là M ca chúng ta mà chúng ta không biết ngay được M ca chúng ta thích ǵ nht và mun ǵ na, hay nghĩ măi mi ra, thm chí nghĩ măi cũng chng ra, chng biết Người M ca ḿnh mun ǵ và thích ǵ để làm quà kính tng M trong Ngày Sinh Nht ca M, th́ phi nói sao v mc độ thân t́nh ca chúng ta đối vi M ca chúng ta??? Có th v́ chúng ta chưa biết được vai tṛ ca M đối vi chúng ta ra sao, nên chúng ta vn t ra lơ là vi M, thm chí không biết Ngày Sinh Nht ca M ḿnh là ngày nào na.

 

Ông Scott Hahn, vn là mt mc sư lng ly tiếng tăm thuc giáo phái Tin lành Presbyterian, sau khi tr li vi Giáo Hi Công Giáo, đă lên tiếng v Thánh Mu, mt yếu t chng nhng vn b anh em Tin Lành chng đối mà c̣n b c con cái thuc thành phn trí thc ca Giáo Hi Công Giáo, thm chí trong hàng giáo sĩ, cũng cm thy d ng và áy náy v vn đề đại kết nếu có dính dáng đến Thánh Mu. V hc gi này hoàn toàn phn đối quan nim cho rng người Công Giáo tôn kính M Maria là lch lc khi Thiên Chúa. Ngoài ra, ông c̣n nói người Công giáo phi yêu mến M Maria nhiu hơn na. Sau đây là hai câu vn đáp trong bài phng vn ông ca mng đin toán toàn cu Zenit, mt bài phng vn đă được cơ quan truyn thông này ph biến ngày 25/12/2002.

 

Vấn     Tại sao ông nói rằng những người Công Giáo phải yêu mến Mẹ Maria nhiều hơn nữa?

 

Đáp     V́ Thiên Chúa đă yêu mến Mẹ như vậy! Ngài muốn chúng ta yêu mến Mẹ nhiều như Ngài yêu mến Mẹ. Vào giây phút truyền tin, thiên thần Gabiên đă nói tiên tri là tất cả mọi thế hệ sẽ khen Mẹ Maria diễm phúc. Ở thế hệ chúng ta đây, chúng ta cần phải làm trọn lời tiên tri này. Chúng ta cần gọi Mẹ diễm phúc. Chúng ta cần tôn vinh Mẹ, xin lập lại, v́ Thiên Chúa đă yêu mến Mẹ. Chính Chúa Giêsu, là một người Do Thái thành tín, đă giữ Điều Răn Thứ Bốn và đă tôn kính người mẹ của ḿnh. V́ Chúa Kitô là người anh của chúng ta nên Mẹ là mẹ cả của chúng ta nữa.

 

Thật vậy, ở cuối Phúc Âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu đă đặt mẹ làm mẹ của tất cả mọi người môn đệ thân yêu chúng ta đây. Bởi thế chúng ta có nhiệm vụ phải tôn kính Mẹ. Nếu chúng ta nh́n lại lịch sử thánh kinh của dân Do Thái xưa, chúng ta sẽ khám phá ra rằng thành phần Dân Tuyển Chọn này chẳng những tôn kính vị vua của ḿnh mà c̣n cả mẹ của vua nữa. Vai tṛ “gebirah” vương mẫu này đă ăn sâu vào ḷng cảm mến của dân Do Thái. Các Vị Thánh Kư đă thực sự nhận thấy yếu tố ấy. Chúng ta thấy người mẹ của Con Vua Đavít đă được phác tả cũng một cách thức như vậy trong sách Khải Huyền ở Đoạn 12. Ở Đoạn này, Mẹ đă được đội triều thiên 12 ngôi sao, tiêu biểu cho 12 chi họ Do Thái. Quí vị thấy không, các vị trước tác Tân Ước đă thận trọng tỏ cho chúng ta thấy vị trí quan trọng của Mẹ Maria trong Nước Chúa, cũng như cho chúng ta biết chúng ta phải yêu mến và tôn kính Mẹ ra sao.

 

Trong cuộc đời của ḿnh, tôi đă thấy được Người Mẹ Diễm Phúc này thực là một vị chuyển cầu thế lực, như Mẹ đă làm tại tiệc cưới Cana. Tại sao chúng ta cần phải yêu mến Mẹ Maria hơn nữa? Là v́ ân sủng của Thiên Chúa – Mẹ phản ảnh ân sủng! Là v́ Lời Chúa – Mẹ dạy Lời này! Và v́ Mẹ là tuyệt phẩm của Thiên Chúa. Các cuốn Sách Thánh cho thấy quá nhiều lư do để yêu mến Mẹ, tôi không thể liệt kê chúng trong một chỗ quá hạn hẹp này.

 

Vấn     Đâu là những chống đối chính yếu mà những người ngoài Công Giáo tỏ ra đối với tín lư và ḷng tôn sùng Thánh Mẫu?

 

Đáp     Một số người ngoài Công Giáo tin rằng khi tôn kính Mẹ Maria là chúng ta lạc xa Thiên Chúa một cách nào đó. Chúng ta đâu có như vậy. Những thứ vinh hiển chúng ta tôn kính nơi Mẹ chẳng qua chỉ là những ǵ mẹ phản ánh vinh quang của Thiên Chúa thôi. Thánh Bonaventura đă đặt vấn đề rất hay khi thánh nhân nói rằng Thiên Chúa đă tạo dựng nên tất cả mọi sự không phải là để tăng thêm vinh hiển cho Ngài, mà là để chiếu giải vinh hiển và chia sẽ vinh hiển. T́nh trạng vô tội của Mẹ Maria tự nó là ân sủng Thiên Chúa ban cho. Thánh Âu-Quốc-Tinh đă nói: Khi Thiên Chúa tưởng thưởng công lao của chúng ta th́ chẳng qua là Ngài tôn vinh việc Ngài làm nơi chúng ta. Khi Thiên Chúa tôn vinh vị trinh nữ thấp hèn Nazarét là Ngài tôn vinh đệ nhất tạo vật của Ngài vậy. Khi chúng ta tôn kính Mẹ Maria là chúng ta nhận biết công việc của Thiên Chúa, và chúng ta chúc tụng Ngài.

 

Những chống đối khác liên quan đến tín điều hoài thai vô nhiễm nguyên tội, tín điều Mẹ Maria không có tội từ giây phút đầu tiên của cuộc sống Mẹ. Họ cho rằng nếu quả thực như vậy th́ Mẹ không cần vị cứu chuộc, không cần Chúa Giêsu. Thế nhưng, điều này không đúng. Việc hoài thai vô nhiễm tội của Mẹ Maria tự nó là hoa trái của việc Chúa Giêsu cứu chuộc. Cho dù hôm nay đây, chúng ta thấy rằng Chúa Kitô cứu người này bằng việc giải phóng và người kia bằng việc ǵn giữ – người bỏ đời sống tội lỗi trở về, người được ǵn giữ cho khỏi sống tội lỗi bằng việc làm ngay thẳng tốt lành của họ. Mẹ Maria được ǵn giữ bằng một ân sủng chuyện biệt. Quí vị thấy đó, Mẹ Maria lệ thuộc vào Thiên Chúa hết mọi sự. Như Mẹ đă tự nhận ḿnh là tỳ nữ của Ngài.

 

Một số người hết sức làm cho dân chúng hiểu lầm khi t́m cách cho rằng những người Công Giáo đă biến Đức Trinh Nữ thành một vị nữ chúa. Thế nhưng, đây là một bày tạo đáng ghê tởm. Khi chúng ta tôn vinh Mẹ Maria vượt trên bản thân tội lỗi của ḿnh là chúng ta nh́n nhận rằng Mẹ giống như chúng ta hơn là giống như Thiên Chúa. Mẹ vẫn là một tạo vật, cho dù là một tạo vật tuyệt diệu nhất. Đích thân Thiên Chúa đă tôn vinh Mẹ cho chúng ta thấy được cái cao trọng của bản tính nhân loại chúng ta cũng như cái cao cả hoàn toàn siêu việt của ân sủng thần linh.

 

Ngay cả những vị cải cách Thệ Phản ban đầu cũng không bao giờ hoàn toàn phủ nhận những tín điều về Thánh Mẫu. Chẳng hạn, Luthêrô và Calvin đă tin tưởng vào t́nh trạng trọn đời đồng trinh của Mẹ Maria. Luthêrô thậm chí c̣n tin Mẹ Mông Triệu và Vô Nhiễm Thai cả mấy thế kỷ trước khi Giáo Hội long trọng công bố hai tín điều này nữa ḱa. Măi cho đến những thế hệ sau này Kitô hữu mới tiến đến chỗ phủ nhận quá trớn như vậy về vị thế của Mẹ Maria trong lịch sử cứu độ mà thôi.

 

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể Vượt Qua.

Chúa đă đến thế gian như Mặt Trời Công Chính để chiếu Ánh Sáng Sự Sống.

Và dấu hiệu báo cho thế gian đang ngồi trong bóng tối tăm sự chết biết

thời điểm xuất hiện của Mặt Trời Công Chính chính là Rạng Đông Maria,

khi Đấng Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội là Đệ Nhất Tạo Vật về Ân Sủng được sinh vào trần gian.

Xin cho chúng con luôn biết nhận ra Dấu Chỉ Thời Đại Cứu Độ của Chúa là Mẹ Maria,

để chúng con có thể cùng Mẹ dâng lời Magnificat

- cảm tạ ngợi khen ḷng thương xót Chúa muôn đời.

Amen.