THÀNH THỰC SÙNG KÍNH MẸ MARIA

 

Nguyên Tác: Thánh Long Mộng Phố

Dịch thuật: Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh

 

 

Chương Bảy

 

Những Việc Thực Hành Đặc Biệt của Việc Tôn Sùng Này

 

            

4.         Tôn kính mầu nhiệm Nhập Thể

 

243.     Thành phần nô lệ t́nh yêu của Chúa Giêsu trong Mẹ Maria phải rất chú trọng đến việc tôn sùng Chúa Giêsu là Lời của Thiên Chúa nơi mầu nhiệm Nhập Thể cao cả, ngày 25/3, việc nhập thể là mầu nhiệm thích hợp với việc tôn sùng này, v́ nó được tác động bởi Chúa Thánh Linh bởi những lư do sau đây:

 

            a) V́ chúng ta có thể tôn kính và bắt chước việc lệ thuộc lạ lùng vào Mẹ Maria được Thiên Chúa Ngôi Con chọn thực hiện cho vinh quang của Cha Người và cho phần rỗi của con người. Sự lệ thuộc này được mạc khải đặc biệt nơi mầu nhiệm Chúa Giêsu trở nên một tù nhân và nô lệ trong ḷng Người Mẹ Diễm Phúc của Người, lệ thuộc vào Mẹ hết mọi sự.

 

            b) V́ chúng ta có thể tạ ơn Thiên Chúa về những tặng ân khôn sánh Ngài đă ban cho Mẹ Maria và nhất là trong việc chọn Mẹ làm Mẹ xứng đáng nhất của Người. Việc chọn lựa này được thực hiện trong mầu nhiệm Nhập Thể.

 

Đó là hai mục đích chính của việc làm tôi Chúa Giêsu trong Mẹ Maria.

 

244.     Xin lưu ư là tôi thường nói “nô lệ của Chúa Giêsu trong Mẹ Maria”, “việc làm nô lệ của Chúa Giêsu trong Mẹ Maria”. Thật vậy, chúng ta có thể nói, như một số người đă từng nói, “nô lệ của Mẹ Maria”, “việc làm nô lệ của Mẹ Maria”. Thế nhưng, tôi nghĩ rằng câu “nô lệ của Chúa Giêsu trong Mẹ Maria” th́ thích đáng hơn. Đây là ư kiến của Cha Tronson, Bề Trên Tổng Quyền Chủng Viện Xuân Bích, một con người nổi tiếng về đức khôn ngoan trổi vượt của ngài và thánh đức đáng kể của ngài. Ngài đă khuyên điều này khi được một vị linh mục bàn hỏi về đề tài ấy.

 

Sau đây là những lư do:

 

245. a) Vị chúng ta đang sống trong một thời đại kiêu kỳ khi mà một số lớn thành phần học giả ngạo mạn, với trí khôn kiêu hănh và soi mói, t́m ṭi những lỗi lầm ngay cả với những việc tôn sùng lâu đời và lành mạnh, th́ nên nói “việc làm nô lệ của Chúa Giêsu trong Mẹ Maria” và xưng ḿnh là “nô lệ của Chúa Giêsu” hơn là “nô lệ của Mẹ Maria”. Vậy chúng ta tránh làm cớ cho việc phê b́nh chỉ trích. Như thế chúng ta gọi việc tôn sùng này theo cùng đích tối hậu của nó là Chúa Giêsu, hơn là theo cách thức và phương tiện là Mẹ Maria để đạt tới đó. Tuy nhiên, chúng ta có thể sử dụng một cách tự nhiên từ ngữ nào cũng được mà không cần phải đắn đo, như chính tôi đă làm. Nếu một người đi từ Orleans đến Tours, bằng con đường Amboise, họ có thể thực sự nói rằng họ đang đi tới Amboise và đồng thời cũng đúng khi nói rằng họ đang đi tới Tours. Cái khác biệt duy nhất đó là Ambroise chỉ là một nơi trên con đường đến thẳng Tours thôi, và chỉ Tours mới là đích điểm cuối cùng.

 

246. b) V́ mầu nhiệm chính yếu được cử hành và tôn kính nơi việc tôn sùng này là mầu nhiệm Nhập Thể, mầu nhiệm cchúng ta thấy Chúa Giêsu chỉ ở nơi Mẹ Maria, khi Người nhập thể trong ḷng Mẹ, chúng ta có thể thích đáng nói rằng “việc làm nô lệ của Chúa Giêsu trong Mẹ Maria, nô lệ của Chúa Giêsu đang ngự trong Mẹ Maria, theo một kinh nguyện tuyệt vời được rất nhiều linh hồn đọc: “Ôi Chúa Giêsu sống trong Mẹ Maria”.

 

247. c) Những lời diễn tả này cho thấy rơ ràng hơn mối hiệp nhất sâu xa giữa Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Các Ngài hiệp nhất chặt chẽ tới độ vị này là tất cả của vị kia. Chúa Giêsu là tất cả nơi Mẹ Maria và Mẹ Maria là tất cả nơi Chúa Giêsu. Hay đúng hơn, Mẹ không c̣n sống nữa mà là một ḿnh Chúa Giêsu sống trong Mẹ. Ánh sáng tách khỏi mặt trời c̣n dễ hơn là Mẹ Maria tách khỏi Chúa Giêsu. Các Ngài hiệp nhất với nhau tới độ Chúa Giêsu có thể được gọi là “Chúa Giêsu của Mẹ Maria”, và Mẹ của Người là “Mẹ Maria của Chúa Giêsu”.

 

248.     Thời gian không cho phép tôi kéo dài ở đây và dẫn giải dài gịng về những ǵ là tuyệt hảo và diệu kỳ nơi mầu nhiệm Chúa Giêsu sống động và ngự trị trong Mẹ Maria, hay mầu nhiệm Nhập Thể của Lời. Tôi sẽ giới hạn ḿnh trong những nhận định vắn tắt sau đây. Nhập Thể là mầu nhiệm đầu tiên của Chúa Giêsu Kitô; đây là một mầu nhiệm kín nhiệm nhất; và là mầu nhiệm cao cả mà ít được biết đến nhất.

 

Chính ở nơi mầu nhiệm này mà Chúa Giêsu, trong ḷng của Mẹ Maria và bằng việc hợp tác của Mẹ, đă chọn tất cả thành phần ưu tuyển. Đó là lư do các thánh nhân đă gọi ḷng Mẹ là ngai pḥng của các mầu nhiệm Thiên Chúa.

 

Chính ở nơi mầu nhiệm này mà Chúa Giêsu ngưỡng vọng tới tất cả các mầu nhiệm sau đó của đời sống Người bằng việc sẵn ḷng chấp nhận chúng. Bởi thế, mầu nhiệm này gồm tóm tất cả mọi mầu nhiệm của Người v́ nó chất chứa ư hướng và ân sủng của tất cả các mầu nhiệm ấy.

 

Sau hết, mầu nhiệm này là ngai ṭa của t́nh thương, của ḷng rộng lượng và của vinh quang Thiên Chúa. Nó là ngai ṭa của t́nh thương Ngài đối với chúng ta, v́ chúng ta có thể tiến đến và nói với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria. Chúng ta cần đến việc chuyển cầu của Mẹ để thấy hay nói với Người. Ở đây, luôn đáp ứng lời nguyện của Mẹ ḿnh, Chúa Giêsu không thôi ban ân sủng và t́nh thương cho tất cả các tội nhân đáng thương. “Chúng ta hăy bạo dạn đến trước ngai ân sủng”.

 

Nó là ngai ṭa của ḷng rộng lượng đối với Mẹ Maria, bởi v́, trong lúc tân Adong ở trong thiên đường trần thế thực sự này th́ Thiên Chúa thực hiện ở đó rất nhiều sự diệu kỳ kín đáo vượt lên trên kiến thức của con người và thần thiêng. Đó là lư do các thánh đă gọi Mẹ Maria là “vẻ huy hoàng của Thiên Chúa”, như thể Thiên Chúa chỉ tỏ sự uy nghi huy hoàng của Ngài nơi Mẹ Maria mà thôi.

 

Nó là ngai ṭa vinh quang của Cha Người, v́ chính ở nơi Mẹ Maria Chúa Giêsu mới hoàn toàn ḥa giải với Cha của Người thay cho nhân loại. Chính ở nơi đây Người đă hoàn toàn phục hồi vinh quang Cha của Người đă bị tội lỗi làm lu mờ đi. Cũng chính ở nơi đây Chúa Giêsu, bằng việc hy hiến bản thân ḿnh cùng với ư muốn của ḿnh, đă dâng lên Thiên Chúa vinh quang c̣n hơn là vinh quang mà Người hiến dâng với tất cả mọi hy tế theo Luật Cũ. Sau hết, nơi Mẹ Maria Người đă dâng lên Cha của Người vinh quang vô cùng đến đỗi Cha của Người chưa bao giờ nhận được từ con người.