“Luận Về  Ḷng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria”

  

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II:

Thư Gửi Gia Đ́nh Hội Ḍng Montfort

Nhân Dịp Kỷ Niệm 160 (1843-2003) Năm Xuất Bản Tác Phẩm này

 

 

Thánh Thiện là Đức Ái Trọn Hảo 

6.         Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Ánh Sáng Muôn Dân nói: ‘Thế nhưng, trong khi nơi Vị Trinh Nữ Rất Thánh này Giáo Hội đă đạt tới sự trọn lành mà nhờ đó Giáo Hội hiện hữu một cách tinh tuyền không t́ ố (x Eph 5:27), th́ tín hữu vẫn cố gắng chiến thắng tội lỗi và thăng tiến thánh đức. Bởi thế họ mới hướng về Mẹ Maria là vị chiếu soi toàn thể cộng đồng thành phần được tuyển chọn như là mô phạm của các nhân đức’ (khoản 65). Thánh thiện là sự trọn hảo của đức ái, của ḷng mến yêu Thiên Chúa và tha nhân, một t́nh yêu là đối tượng của giới răn cao cả nhất do Chúa Giêsu truyền dạy (x Mt 22:38). Nó cũng là tặng ân cao cả nhất của Thánh Linh (x 1Cor 13:13). Bởi thế, trong các bài Ca Vịnh của ḿnh, Thánh Luois Marie đă cho tín hữu thấy được nơi cấp trật này tính cách tuyệt hảo của đức ái (Ca Vịnh 5), ánh sáng của niềm tin (Ca Vịnh 6) và sự vững vàng của ḷng trông cậy (Ca Vịnh 7). 

Nơi linh đạo của Thánh Montfort, năng lực của đức ái được đặc biệt diễn tả bởi cái biểu hiệu của việc làm nô lệ t́nh yêu cho Chúa Giêsu, theo gương mẫu và với sự hỗ trợ từ mẫu của Mẹ Maria. Nó là vấn đề của mối hiệp thông trọn vẹn vào cuộc kenosishư không hóa bản thân của Chúa Kitô, một cuộc hiệp thông được Mẹ Maria sống, một cuộc hiệp thông hiện diện thân mật nơi các mầu nhiệm đời sống Con Mẹ. “Không có ǵ nơi Kitô hữu làm cho chúng ta hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu Kitô và Người Mẹ thánh của Người hơn là việc làm nô lệ của ư muốn, theo gương của chính Chúa Giêsu Kitô, Đấng đă mace lấy thân phận tôi đ̣i v́ yêu thương chúng ta” – forman servi accipiens – “cũng như theo gương của Vị Trinh Nữ thánh đức đă nhận ḿnh là tôi tớ và nữ t́ của Chúa (Lk 1:38). Thánh Tông Đồ nói về ḿnh là ‘nô lệ của Chúa Kitô’ (servus Christi) như thể danh xưng này là một cái ǵ vinh dự vậy. Kitô hữu cũng thường được gọi như thế trong Sách Thánh” (cf. Treatise on True Devotion, n. 72). Thật thế, Người Con Thiên Chúa, Đấng đă đến thế gian v́ vâng lời Cha nơi mầu nhiệm Nhập Thể (x Heb 10:7), sau đó đă hạ ḿnh tuân phục cho đến chết và chết trên thập giá (x Phil 2:7-8). Mẹ Maria đă đáp lại ư muốn của Thiên Chúa bằng tất cả việc hiến dâng bản thân ḿnh, cả xác lẫn hồn, vĩnh viễn, từ lúc Truyền Tin tới Thập Giá và từ Thập Giá tới Mông Triệu. Dĩ nhiên, việc tuân phục của Chúa Kitô và việc vâng lời của Mẹ Maria không phải là những ǵ cân xứng với nhau, v́ tính cách khác biệt về bản thể giữa Ngôi Vị thần linh của Người Con và ngôi vị nhân loại của Mẹ Maria. Điều này cũng cho thấy tính cách duy nhất nơi tác hiệu cứu độ trọng yếu xuất phát từ việc tuân phục Chúa Kitô là Đấng nhờ Người mà Mẹ của Người đă nhận  được ân sủng để có thể hoàn toàn tuân phục Thiên Chúa và cộng tác vào sứ vụ của Con Mẹ.  

Việc nô lệ t́nh yêu bởi thế cần phải được giải thích theo chiều hướng của việc trao đổi tuyệt vời này giữa Thiên Chúa và nhân loại trong mầu nhiệm Lời nhập thể. Đó là việc trao đổi thực sự của t́nh yêu giữa Thiên Chúa và tạo vật của Ngài trong cuộc hoàn toàn hiến ḿnh cho nhau. ‘Tinh thần (của việc tôn sùng này) là ở chỗ: về bề trong chúng ta lệ thuộc vào Mẹ Maria Rất Thánh; chúng ta là thành phần nô lệ của Mẹ Maria, và qua Mẹ là nô lệ của Chúa Giêsu’ (The Secret of Mary, n. 44). Nghịch thường thay, ‘mối liên hệ đức ái’ này, ‘việc nô lệ t́nh yêu’ này, lại làm cho con người được hoàn toàn tự do, một thứ tự do thực sự của thành phần con cái Thiên Chúa (cf. Treatise on True Devotion, n. 169). Nó là vấn đề hoàn toàn hiến thân cho Chúa Giêsu, bằng việc đáp ứng thứ T́nh Yêu được Ngài yêu thương chúng ta trước. Những ai sống trong t́nh yêu này có thể nói cùng với Thánh Phaolô rằng: ‘không phải là tôi sống nữa mà là Chúa Kitô sống trong tôi’ (Gal 2:20).

 

(c̣n tiếp)

 

 

Tại Điện Vatican ngày 8/12/2003, Lễ Trọng Kính Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội

Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, chuyển dịch từ

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/letters/2004/documents/hf_jp-ii_let_20040113_famiglie-monfortane_en.html