“Luận Về  Ḷng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria”

  

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II:

Thư Gửi Gia Đ́nh Hội Ḍng Montfort

Nhân Dịp Kỷ Niệm 160 (1843-2003) Năm Xuất Bản Tác Phẩm này

 

 

 

Gửi Tu Sĩ Nam Nữ Chư Gia Đ́nh Montfort

 

Một Tác Phẩm Cổ Điển Về Linh Đạo Thánh Mẫu

 

1.         Một tác phẩm được viết để làm tác phẩm cổ điển về linh đạo Thánh Mẫu đă được xuất bản cách đây 160 năm trước. Thánh Louis Marie Grignion de Montfort đă viết cuốn Luận Về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Đức Trinh Nữ vào đầu thế kỷ 18, thế nhưng, trên thực tế, bản thảo đă không được biết đến trên một thế kỷ. Cuối cùng, hầu như là t́nh cờ, nó đă được t́m thấy vào năm 1842 và xuất bản vào năm 1843, tác phẩm này đạt được thành quả ngay, cho thấy hiệu năng phi thường của việc truyền bá ‘ḷng thành thực sùng kính’ đối với Vị Trinh Nữ Rất Thánh này. Chính tôi, trong những năm c̣n trẻ, đă t́m được hỗ trợ rất nhiều khi đọc tác phẩm này. ‘Tôi đă thấy ở đó những giải đáp cho các vấn nạn của ḿnh’, v́ có lúc tôi sợ rằng nếu việc tôi tôn sùng Mẹ Maria ‘trở thành quá đà th́ sẽ đi đến chỗ làm tổn thương tới tính cách tối thượng của việc tôn thờ giành cho Chúa Kitô’ (Dono e Mistero, Libreria Editrice Vaticana, 1996; English edition: Gift and Mystery, Paulines Publications Africa, p. 42). Với sự hướng dẫn khôn ngoan của Thánh Louis Marie, tôi đă nhận ra rằng nếu ai sống mầu nhiệm Mẹ Maria trong Chúa Kitô th́ không có vấn đề nguy cơ này. Thật thế, tư tưởng Thánh Mẫu của vị Thánh này ‘đă bắt nguồn từ mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi và từ sự thật Nhập Thể của Lời Thiên Chúa’ (ibid.).

 

Từ khi được hạ sinh, nhất là vào những lúc khó khăn nhất của ḿnh, Giáo Hội đă thiết tha chiêm ngưỡng biến cố Khổ Nạn của Chúa Giêsu Kitô được Thánh Gioan đề cập tới, đó là: ‘Đứng kề Thánh Giá Chúa Giêsu có Mẹ của Người, và chị của Mẹ Người là Maria, vợ ông Clopas, cùng với Maria Mai Đệ Liên. Khi Chúa Giêsu thấy Mẹ của ḿnh và môn đệ Người yêu đứng gần th́ Người nói với Mẹ ḿnh rằng: Hỡi Bà, này là con của bà! Đoạn Người nói với người môn đệ rằng: Này là người mẹ của con! Và từ lúc đó người môn đệ ấy mang Người về nhà ḿnh’ (Jn 19:25-27). Qua gịng lịch sử của ḿnh, Dân Chúa đă cảm nghiệm được tặng ân này của Chúa Giêsu tử giá, đó là tặng ân Mẹ Người. Mẹ Maria Rất Thánh thực sự là Mẹ của chúng ta, vị đồng hành với chúng ta trong cuộc hành tŕnh đức tin, đức cậy và đức mến, tiến tới chỗ càng được hiệp nhất nên một hơn với Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ và là Trung Gian cứu độ duy nhất (x Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, các số 60, 62).

 

Như đă quá rơ, cầu vai áo choàng giáo phẩm của tôi cho thấy một cách tượng trưng câu Phúc Âm được trích dẫn trên đây; câu khẩu hiệu Totus tuus là câu được gợi hứng bởi giáo huấn của Thánh Louis Marie Grignion de Montfort (cf. Gift and Mystery, pp. 42-43; Rosarium Virginis Mariae, n. 15). Hai chữ này diễn tả việc hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu qua Mẹ Maria: ‘Tuus totus ego sum, et omnia mea tua sunt’, Thánh Montfort đă viết như thế và ngài chuyển dịch sang ngôn từ của ḿnh như sau: ‘Tất cả con là của Chúa, và tất cả những ǵ con có là của Chúa, Ôi Chúa Giêsu rất dấu yêu, nhờ Mẹ Maria, Người Mẹ rất thánh của Chúa’ (Treatise on True Devotion, n. 233). Giáo huấn của vị Thánh này đă gây được một ảnh hưởng sâu xa nơi ḷng tôn sùng của nhiều tín hữu và nơi cuộc sống của tôi. Nó là một giáo huấn được sống bởi một tầm mức sâu xa trổi vượt về khổ hạnh và thần bí, một tầm mức được thể hiện nơi một kiểu cách sống động và hăng say thường sử dụng đến các thứ h́nh ảnh và biểu hiệu. Tuy nhiên, việc phát triển đáng kể thần học về Thánh Mẫu từ thời Thánh Louis Marie phần lớn là do việc đóng góp quan trọng của Công Đồng Chung Vaticanô II. Bởi thế, giáo huấn của Thánh Montfort, một giáo huấn vẫn giữ được tính cách hiệu lực thiết yếu của nó, cần phải được đọc lại và tái dẫn giải ngày nay theo chiều hướng của Công Đồng này.

 

Trong bức thư đây, tôi muốn chia sẻ với anh chị em, hỡi Tu Sĩ Nam Nữ Thuộc Chư Gia Đ́nh Montfort, việc suy niệm về một số đoạn trong bản văn của Thánh Luois Marie để giúp chúng ta trong những lúc khó khăn này biết nuôi dưỡng đức tin của chúng ta nơi việc môi giới từ mẫu của Người Mẹ Chúa Kitô.

 

‘Ad Jesum per Mariam’ nhờ Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu

2.         Thánh Louis Marie đă đề ra một việc ưu ái chiêm ngắm mầu nhiệm Nhập Thể một cách hiệu nghiệm ngoại thường. Việc tôn sùng Thánh Mẫu chân thực là việc tôn sùng lấy Chúa Kitô là tâm điểm. Thật thế, như Công Đồng Chung Vaticanô II đă nhắc nhở, ‘khi thiết tha suy niệm về Người (Mẹ Maria) và chiêm ngắm Người theo chiều hướng Lời nhập thể là Giáo Hội cung kính tiến vào sâu hơn mầu nhiệm Nhập Thể trọng đại’ (Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Ánh Sáng Muôn Dân, đoạn 65).

Ḷng mến yêu Thiên Chúa bằng việc hiệp nhất nên một với Chúa Giêsu Kitô là mục đích của hết mọi việc tôn sùng, v́ Chúa Kitô, như Thánh Louis Marie viết: ‘là Vị Sư Phụ duy nhất của chúng ta, Đấng dạy dỗ chúng ta; là Vị Chúa duy nhất của chúng ta, Đấng chúng ta phải lệ thuộc; là Thủ Lănh duy nhất của chúng ta, Đấng chúng ta phải liên kết; là Mô Phạm duy nhất của chúng ta, Đấng chúng ta phải nên giống; là Y Sĩ duy nhất của chúng ta, Đấng có thể chữa lành chúng ta; là Mục Tử duy nhất của chúng ta, Đấng có thể dưỡng nuôi chúng ta; và là Tất Cả duy nhất của chúng ta trong mọi sự, Đấng có thể làm chúng ta măn nguyện’ (Treatise on True Devotion, n. 61). (Biệt chú của người dịch: đoạn trích dẫn này cũng đă được Đức Thánh Cha dùng để kết thúc bài giáo lư về việc ‘Chúa Giêsu hiến ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người’, trong buổi triều kiến chung hằng tuần Thứ Tư 4/2/1998). 

3.         Việc tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria là một phương tiện đặc biệt ‘để t́m gặp Chúa Giêsu Kitô một cách trọn vẹn, để yêu mến Người một cách thiết tha, để phục vụ Người một cách trung thành’ (Treatise on True Devotion, n. 62). Thánh Louis liền nới rộng ước muốn ‘yêu mến cách thiết tha’ chính yếu này thành một lời nguyện cầu tha thiết cùng Chúa Giêsu, van xin Người ban cho ân huệ được tham dự vào mối hiệp thông yêu thương khôn tả giữa Người và Mẹ của Người.   

Tính cách hoàn toàn tương đối của Mẹ Maria đối với Chúa Kitô, và qua Người, với Thiên Chúa Ba Ngôi, là những ǵ được cảm nghiệm đầu tiên qua nhận định: ‘Bạn không bao giờ nghĩ về Mẹ Maria mà Mẹ Maria lại không chuyển cầu cùng Thiên Chúa cho bạn. Bạn không bao giờ ca ngợi hay tôn vinh Mẹ Maria mà Mẹ Maria không ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa với bạn. Mẹ Maria hoàn toàn tương đối với Thiên Chúa; thật vậy, tôi có thể thực sự gọi Mẹ là mối liên hệ với Thiên Chúa. Mẹ chỉ hiện hữu trong tương quan với Thiên Chúa. Mẹ là âm vang của Thiên Chúa, Mẹ không nói ǵ, lập lại ǵ, ngoài Thiên Chúa. Nếu bạn nói ‘Maria’ th́ Mẹ nói ‘Thiên Chúa’. Thánh Isave ca ngợi Mẹ Maria và khen Mẹ diễm phúc v́ Mẹ đă tin. Mẹ Maria, tiếng âm vang trung thực của Thiên Chúa, liền cất tiếng: ‘Magnificat anima mea Dominum’, ‘Linh hồn tôi chúc tụng Chúa’ (Lk 1:46). Mẹ Maria đă làm những ǵ hồi ấy th́ giờ đây Mẹ vẫn làm hằng ngày. Khi chúc ta ca ngợi Mẹ, mến yêu Mẹ, tôn vinh Mẹ hay dâng bất cứ sự ǵ cho Mẹ, th́ chính Thiên Chúa là Đấng được ngợi khen, chính Thiên Chúa được yêu mến, chính Thiên Chúa được tôn vinh, và chính Thiên Chúa là Đấng chúng ta hiến dâng nhờ Mẹ Maria và trong Mẹ Maria’ (cf. Treatise on True Devotion, n. 225).  

Cũng thế, trong việc nguyện cầu cùng Mẹ Chúa Kitô, Thánh Louis Montfort đă cho thấy chiều kích Ba Ngôi Thiên Chúa nơi mối liên hệ của ngài với Thiên Chúa như sau: ‘Kính mừng Maria, Nữ Tử yêu dấu của Chúa Cha Hằng Hữu! Kính mừng Maria, Người Mẹ đáng ca ngợi của Chúa Con! Kính mừng Maria, Bạn T́nh trung thành của Thánh Thần!’ (The Secret of Mary, p. 71). Mặc dù lời chào truyền thống này trước đây đă được Thánh Phanxicô Assisi sử dụng (cf. Fonti Francescane, 281) chất chứa những mức độ khác nhau về tính cách tương tự, vẫn không sợ sai lầm khi cho rằng nó thực sự diễn tả việc Đức Mẹ đặc biệt tham dự vào sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh.  

4.         Thánh Louis Montfort chiêm ngưỡng tất cả mọi mầu nhiệm, bắt đầu từ mầu nhiệm Nhập Thể được diễn ra vào giây phút Truyền Tin. Bởi thế, trong cuốn Luận Về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Đức Trinh Nữ, Mẹ Maria xuất hiện như là ‘một địa đường trần thế thực sự của Tân Adong’, và như là ‘trái đất trinh nguyên và vô nhiễm’ Người được h́nh thành (số 261). Mẹ cũng là Tân Evà, liên kết với Tân Adong trong việc tuân phục dể đền bù việc bất tuân phục ban đầu của người nam và người nữ (cf. ibid., n. 53; St Irenaeus, Adversus Haereses, III, 21, 10-22, 4). Bằng việc tuân phục này, Con Thiên Chúa đă vào trần gian. Chính Thập Giá đă nhiệm mầu hiện diện ở giây phút Nhập Thể, ở chính giây phút Chúa Giêsu được thụ thai trong cung ḷng Mẹ Maria. Thật thế, câu ecce venio - này Con xin đến trong Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái (x 10:5-9) là tác động nguyên khởi của việc Con tuân phục Cha, việc Người chấp nhận hy hiến cứu chuộc đă có ngay từ lúc ‘Chúa Kitô vào trần gian’.  

Thánh Louis Marie Grignion de Montfort viết ‘Tất cả sự trọn lành của chúng ta đều ở tại việc nên giống, liên kết và tận hiến cho Chúa Giêsu Kitô; và v́ thế, việc tôn sùng trọn hảo nhất trong tất cả mọi việc tôn sùng chắc chắn phải là việc tôn sùng làm cho chúng ta được nên giống, liên kết và tận hiến cho Chúa Giêsu Kitô nhất. Bởi vậy, nếu Mẹ Maria giống Chúa Giêsu Kitô nhất trong tất cả mọi tạo vật th́, trong tất cả mọi việc tôn sùng, việc tôn sùng làm cho linh hồn chúng ta tận hiến và nên giống Chúa chúng ta nhất đó là việc tôn sùng Mẹ thánh của Người, và một linh hồn càng tận hiến cho Mẹ Maria họ càng tận hiến cho Chúa Giêsu’ (Treatise on True Devotion, n. 120). Nói với Chúa Giêsu, Thánh Louis Marie bày tỏ cái kỳ diệu của mối hiệp nhất giữa Người Con và Người Mẹ như sau: ‘Nhờ ân sủng Mẹ được biến đổi thành Chúa đến nỗi Mẹ không c̣n sống nữa, như thể Mẹ không c̣n là Mẹ nữa. Chính một ḿnh Chúa, ôi Chúa Giêsu, là Đấng sống trong Mẹ và ngự trị trong Mẹ… A! Giá chúng con biết được vinh hiển và t́nh yêu Chúa nhận được từ tạo vật đáng ca ngợi này… Mẹ rất hiệp nhất thân mật với Chúa… Mẹ yêu mến Chúa một cách tha thiết hơn và tôn vinh Chúa trọn hảo hơn tất cả mọi tạo vật khác hợp lại’ (ibid, đoạn 63).

(tiếp)

 

Mẹ Maria là chi thể tuyệt hảo của Nhiệm Thể và là Mẹ Giáo Hội

 

5.         Theo những ǵ được Công Đồng Chung Vaticanô II viết th́ Mẹ Maria ‘được trọng kính như là một chi thể tuyệt đẳng và hoàn toàn chuyên biệt của Giáo Hội, và như là một kiểu mẫu và là mô phạm trổi vượt của Giáo Hội về đức tin và đức mến’ (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, khoản 53). Người Mẹ này của Đấng Cứu Chuộc cũng được Người cứu chuộc một cách đặc biệt qua việc Hoài Thai Vô Nhiễm của Mẹ, và đă đi trước chúng ta trong việc kiên tâm trung thành chuyên chú lắng nghe Lời Chúa là những ǵ cho thấy Mẹ diễm phúc (cf. ibid., khoản 58). Bởi cả lư do này nữa mà Mẹ Maria ‘cũng liên kết chặt chẽ với Giáo Hội. Thánh Ambrôsiô dạy rằng, Người Mẹ Thiên Chúa này là một kiểu mẫu của Giáo Hội về phương diện đức tin, đức mến và hiệp nhất trọn vẹn với Chúa Kitô. V́ trong mầu nhiệm về Giáo Hội, một mầu nhiệm mà chính giáo hội thực sự được gọi là mẹ và là trinh nữ, th́ Đức Trinh Nữ này là mẫu gương duy nhất nổi bật về cả việc làm người trinh nữ và làm mẹ’ (ibid. khoản 63). Chính Công Đồng chiêm ngưỡng Mẹ như ‘Người Mẹ của các chi thể Chúa Kitô’ (cf. ibid, khoản 53 và 62), nên bởi thế Đức Phaolô VI đă công bố Mẹ là Mẹ của Giáo Hội. Tín lư về Nhiệm Thể, một tín lư mạnh mẽ diễn tả nhất mối hiệp thông của Chúa Kitô với Giáo Hội, cũng có nền tảng thánh kinh về niềm xác tín này. Thánh Louis Marie đă nhắc nhở chúng ta rằng: ‘Đầu và các chi thể đều được hạ sinh bởi cùng một Người Mẹ duy nhất’ (Treatise on True Devotion, n. 32). Theo ư nghĩa ấy, chúng ta có thể nói rằng, nhờ hoạt động của Thánh Linh, các chi thể được liên kết và nên giống Chúa Kitô Thủ Lănh, Người Con của Chúa Cha và của Mẹ Maria, ở chỗ ‘một người con thực sự của Giáo Hội cần phải có Thiên Chúa là Cha của ḿnh và Mẹ Maria là Mẹ của ḿnh’ (Treatise on True Devotion, n. 120). Trong Chúa Kitô, Người Con Duy Nhất của Chúa Cha, chúng ta thực sự là con cái của Chúa Cha, đồng thời cũng là những người con nam nữa của Mẹ Maria và Giáo Hội. Một cách nào đó chính toàn thể nhân loại được tái sinh nơi cuộc hạ sinh trinh nguyên của Chúa Giêsu. “Những lời này được qui cho Mẹ Chúa Kitô hơn là cho Thánh Phaolô nói về bản thân ngài: ‘Hỡi con cái bé nhỏ của cha, thành phần cha đă quằn quại tái sinh cho đến khi Chúa Kitô được h́nh thành nơi các con!’ (Gal 4:19). Hằng ngày Mẹ hạ sinh con cái của Thiên Chúa cho tới khi Chúa Giêsu Kitô Con Mẹ được h́nh thành trong họ với tầm vóc trọn vẹn của Người” (Treatise on True Devotion, n. 33). Tín lư này được bày tỏ hết sức tuyệt vời trong lời nguyện cầu sau đây: ‘Ôi Thánh Linh, xin hăy ban cho con ḷng say mê tôn sùng Mẹ Maria là vị hôn thê trung thành của Chúa; xin ban cho con niềm cậy trông mạnh mẽ vào tấm ḷng từ mẫu của Mẹ và ẩn náu nơi t́nh thương của Mẹ, để nhờ Mẹ Chúa có thể thực sự h́nh thành Chúa Giêsu Kitô nơi con’ (The Secret of Mary, p. 81).

 

Một trong những diễn đạt cao quí nhất về linh đạo của Thánh Louis Marie Grignion de Montfort đó là những ǵ liên quan tới tính cách đồng nhất giữa người tín hữu với Mẹ Maria trong việc họ yêu mến Mẹ v́ Chúa Giêsu và việc họ phục vụ Mẹ cho Chúa Giêsu. LKhi suy niệm về câu nói thời danh của Thánh Ambrôsiô là ‘Xin linh hồn của Mẹ Maria ở trong mỗi người chúng con để ngợi khen Chúa, và xin thần trí của Mẹ Maria ở trong mỗi người chúng con để hân hoan trong Thiên Chúa’ (Expos. in Luc., 12, 26: PL 15, 1561), thánh nhân viết: ‘Một linh hồn thực sự hạnh phúc khi… nó hoàn toàn được chiếm hữu và cai trị bởi tinh thần của Mẹ Maria, một tinh thần hiền lành mà mănh liệt, nhiệt t́nh mà khôn ngoan, khiêm tốn mà can đảm, tinh tuyền mà phong phú’ (Treatise on True Devotion, n. 258). Việc đồng hóa huyền diệu này với Mẹ Maria là những ǵ hoàn toàn hướng tới Chúa Giêsu, như thánh nhân nói trong lơờ nguyện sau đây: ‘Hỡi Mẹ chí ái, sau hết, nếu có thể, xin Mẹ làm cho con không c̣n thần trí nào khác ngoài thần trí của Mẹ, để con nhận biết Chúa Giêsu và ư muốn thần linh của Người; xin làm cho con không c̣n hồn sống nào khác ngoài linh hồn của Mẹ, để ca ngợi và tôn vinh Chúa; xin làm cho con không c̣n con tim nào khác ngoài con tim của Mẹ, để kính mến Thiên Chúa bằng một t́nh yêu tinh tuyền và nhiệt liệt như Mẹ’ (The Secret of Mary, pp. 71-72).

 

(c̣n tiếp)

 

 

Tại Điện Vatican ngày 8/12/2003, Lễ Trọng Kính Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội

Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, chuyển dịch từ

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/letters/2004/documents/hf_jp-ii_let_20040113_famiglie-monfortane_en.html