Trinh Nữ Sinh Con

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

soạn dọn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 452 – 8/5/2009

  

Nhân dịp Ngày Hiền Mẫu của xă hội dân sự chúng ta đang sống, chúng ta hăy cùng nhau hướng về Người Mẹ Thiên Đ́nh Maria rất thân yêu đáng tôn kính và ca tụng của chúng ta, nhất là vào cơ hội ngày hiền mẫu này năm nào cũng rơi vào Tháng Năm là Tháng Hoa kính Mẹ theo truyền thống Giáo Hội. Theo chủ đề về Mẹ hôm nay, chúng ta cùng nhau chiêm ngưỡng Mầu Nhiệm Thánh Mẫu “Trinh Nữ Sinh Con”, một chủ đề bao gồm chẳng những đặc ân Mẹ được liên quan tới đức trinh nguyên thể xác của Mẹ và thiên chức làm mẹ Thiên Chúa của Mẹ, mà c̣n cả tinh thần và đời sống thánh hảo của Mẹ cần chúng ta noi gương bắt chước, nhờ đó chúng ta mới có thể sống trọn ơn gọi làm người của ḿnh như Mẹ.  

Thụ Thai Ngôi Lời Đă Hóa Thành Nhục Thể

 Vấn đề được đặt ra trước hết ở đây là làm sao hai cặp chữ “trinh nữ” và “sinh con” có thể ghép chung với nhau được., v́ theo tự nhiên chúng hoàn toàn phản nghịch nhau. Bởi v́, theo thường t́nh, đă là “trinh nữ” th́ không sinh con, và đă “sinh con” th́ không c̣n là “trinh nữ”. Vậy làm sao có thể xẩy ra chuyện “trinh nữ sinh con” trên thế gian này chứ? Thật ra, ngày nay, với khoa học và kỹ thuật tân tiến, cũng có thể xuất hiện những “trinh nữ sinh con” nhân tạo. Ở chỗ thụ thai bằng cách cấy tinh trùng rồi sau đó sinh con bằng cách mổ xẻ. Nghĩa là không hề đụng chạm ǵ tới vấn đề sinh dục ân ái giữa nam nữ hay vợ chồng. Chính vấn đề kỹ thuật tạo ra những thứ “trinh nữ sinh con” nhân tạo này đă làm sáng tỏ một phần nào mầu nhiệm “Trinh Nữ Sinh Con” nơi Mẹ Maria của chúng ta. Bởi v́, chất liệu tự nhiên đầy đủ bất khả thiếu để cấu tạo nên một con người trong ḷng mẹ không hề xẩy ra trong trường hợp của Mẹ. Mẹ là một Trinh Nữ có chồng là Thánh Giuse nhưng Mẹ, như Thánh Kư Luca ghi nhận ở phúc âm của ngài ở đoạn 1 câu 34, lại “không biết tới nam nhân”. Nghĩa là việc Mẹ thụ thai không hoàn toàn liên hệ tới những ǵ được Thánh Kư Gioan nói tới trong phúc âm của ḿnh ở đoạn 1 câu 13 đó là “ước muốn nhục dục hay ư muốn của con người”, mà là, như Thánh Kư Mathêu xác định trong phúc âm của ḿnh ở đoạn 1 câu 20 là “bởi  Thánh Linh”. Vậy th́ việc Lời Nhập Thể trong ḷng Trinh Nữ Maria có thật hay chăng, hay chỉ là những ǵ che mắt thiên hạ, nhất là trong thời buổi khoa học thực nghiệm hiện nay?  

    Trinh Nữ Maria đă không thụ thai Chúa Giêsu là ǵ, nếu không, Người đă không cưu mang Ngài lộ liễu đến nỗi, Thánh Giuse đă trông thấy và đâm ra bối rối v́ Người.

    Tuy nhiên, Người đă thụ thai Chúa Giêsu không hể có sự can dự của nam nhân, nếu căn cứ vào lời Người đă thành thật minh định cùng sứ thần Gabriel khi truyền tin Ngôi Lời Nhập Thể cho Người, rằng: "Tôi không hề biết đến nam nhân" (Lc 1:34), dù bấy giờ Người đă "đính hôn với một người tên là Giuse" (Lc 1:27), thế th́ Người đă thụ thai như thế nào?

    Qua thánh kinh, Thiên Chúa đă mạc khải cho con người biết tác nhân và cách thức thụ thai một cách siêu linh huyền diệu này của Trinh Nữ Maria. Tác nhân của mầu nhiệm thụ thai này là "Thánh Thần sẽ đến trên Người" (Lc 1:34), và cách thức trong việc thụ thai này là "quyền phép Đấng Tối Cao sẽ bao phủ Người" (Lc 1:34).

    Theo tự nhiên, việc làm cho một người nữ có thai, cần phải có tác nhân là người nam, và cách thức của việc làm này là người nam ăn nằm với người nữ đó. Tuy nhiên, dù có cả tác nhân và theo cách thức xứng hợp để làm cho một người nữ có con như thế, việc thụ thai cũng sẽ bất thành, v́ một trục trặc nào đó, như thời gian tính nơi người nữ hay chất liệu nơi người nam.

    Trường hợp thụ thai của Trinh Nữ "có phúc hơn mọi người nữ" (Lc 1:28, 42) là Đức Maria, được biết rằng: tác nhân của nó "không bởi ư muốn nam nhân" (Gn 1:13), cách thức của nó "không bởi đam mê nhục dục" (Gn 1:13), vá chất liệu của nó "không bởi huyết nhục" (Gn 1:13).

    Như thế, xét về chất liệu để tạo nên Thánh Thể của Chúa Giêsu, chẳng nhẽ là những ǵ vô h́nh từ trời xuống, như Chúa Giêsu đă ví Thánh Thể Ngài như "Bánh từ trời xuống" (Gn 6:33, 58). Nếu vậy, cung ḷng của Trinh Nữ Maria chỉ là nơi chứa Thánh Thể Chúa Giêsu, nhu chén thánh đựng Thánh Thể mà thôi, chứ không phải là chính Tm Bánh Thánh, chất liệu đă trở nên Thánh Thể của Ngài!

    Thật sự, không phải chất liệu làm nên Thánh Thể của Chúa Giêsu là giả tạo hay ngụy tạo. Bằng không, m hôi của Ngài đă không toát ra và nhỏ xuống như máu (x.Lc 22:44). Bằng không, máu và nước đă không chảy ra từ cạnh sườn Ngài (x.Gn 19:35). Bằng không, thân xác của Ngài đă không tăng trưởng theo tuổi đời (x.Lc 2:40).

    Như vậy, phải nhận rằng, Thánh Thể của Chúa Giêsu đă được tạo nên "bởi huyết nhục" đàng hoàng, song không phải huyết nhục do tác nhân và cách thức tự nhiên thấp hèn, mà là hoàn toàn do thần linh cao cả.

    Chất liệu h́nh thành Thánh Thể của Chúa Giêsu đó chẳng khác nào tấm bánh không men, tinh tuyền, được thánh hiến để trở nên Thánh Thể của Chúa Giêsu theo lời truyền phép thần linh là mô thể của nó.

    Chất liệu xứng đáng để h́nh thành Thánh Thể của Chúa Giêsu này không phải là chính huyết nhục tinh tuyền và được thánh hiến nơi bản thân của Trinh Nữ Maria là ǵ. Huyết nhục của Người tinh tuyền ở chỗ: "Tôi không hề biết đến nam nhân" (Lc 1:34). Huyết nhục của Người được thánh hiến ở chỗ: "Tôi xin vâng như lời sứ thần truyền" (Lc 1:38).

    Và, lời truyền phép thần linh làm cho huyết nhục tinh tuyền và được thánh hiến nơi Trinh Nữ Maria trở nên Thánh Thể của Chúa Giêsu, đó là: "Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh một con trai, và đặt tên cho Ngài là Giêsu" (Lc 1:31).

    Phải, bởi lời truyền phép "hiệu thành khi đến lúc" này (Lc 1:20) của sứ thần Thiên Chúa mà huyết nhục của Trinh Nữ Maria, sau lời "Xin Vâng" của Người, đă trở nên Thánh Thể Chúa Kitô, "Ngôi Lời đă hóa thành nhục thể" (Gn 1:14), một Thánh Thể mà toàn thể thần tính và nhân tính của Con Thiên Chúa hiện thực, để ở với loài người (x.Gn 1:14), để làm giá chuộc nhân loại (x.Mt 20:28) và để làm bánh nuôi sống thế gian (x.Gn 6:33).

    Nếu Thánh Thể của Chúa Giêsu được thụ thai thực sự là chất liệu do huyết nhục của Trinh Nữ Maria, th́ phải là một tế bào trứng có phúc nào đó nơi Người.

    Sỡ dĩ phải nhấn mạnh chất liệu làm nên Thánh Thể của Chúa Giêsu trong cung ḷng trinh nguyên của Đức Maria là một "tế bào trứng có phúc", bởi v́, nó không phải là một tế bào trứng rụng xuống theo chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ để chờ đợi tế bào tinh trùng của người nam đến hợp lại thành phôi thai bào, hoặc là phôi thai bào nam, hoặc là phôi thai bào nữ.

    "Tế bào trứng có phúc" trong trinh ḷng của Đức Maria này chỉ rụng xuống "khi đến giờ ấn định" (Gal 4:4) mà thôi, để rồi, dưới "quyền phép Đấng Tối Cao" (Lc 1:35), tự nó có khả năng phát triển thành thân thể của một người "con trai" (Lc 1:31), đó là "Con Người Giêsu Kitô" (1Tim 2:5), “Con Đấng Tối Cao” (Lk 1:32) đúng "như lời sứ thần truyền" (Lc 1:38).

    Vâng, chính nội dung của lời truyền đă làm cho huyết nhục trong cung ḷng Trinh Nữ Maria như chất thể xứng hợp trở nên Thánh Thể của Con Người Giêsu Kitô. Bằng không, cũng dưới tác động của "quyền phép Đấng Tối Cao", thai nhi có thể là Thánh Gioan Tiền Hô th́ sao (x.Lc 1:36)?

    Một khi đă là "Con Người Giêsu Kitô", “Con Đấng Tối Cao”, chứ không phải là Gioan Tiền Hô hay là một siêu nhân nào khác, th́, ngay từ đầu thai, thần tính của Ngài là mô thể làm thành ngôi vị của Ngài, đă chiếm đoạt "tế bào trứng có phúc" là hiện thân cho nhân tính của Ngài.

    Và, v́ được thần tính là một bản thể hằng hữu và vô cùng toàn hảo chiếm đoạt ngay từ giây phút đầu thai như thế, nhân tính của Ngài nói chung và thân xác của Ngài nói riêng đă được xức dầu đầy tràn Thánh Linh (x.Is 61:1), "được Cha thánh hóa" (Gn 10:36), "đầy chân lư và ân sủng" (Gn 1:17).

   V́ nhân tính của Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, được bắt đầu bằng một "tế bào trứng có phúc" trong ḷng dạ trinh nguyên nguyên của Đức Maria, và "tế bào trứng có phúc" này được ngôi hiệp với thần tính ngay từ ban đầu như vậy để làm nên "Con Người Giêsu Kitô", "Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người" (1Tim 2:5), "là Chúa và là Thày" (Gn 13:13), nên Trinh Nữ Maria thực sự đă là "Mẹ Thiên Chúa" (Lc 1:43), Mẹ của toàn thể "Con Người Giêsu Kitô" bao gồm cả nhân tính cũng như thần tính của Ngài. 

Sinh Hạ Đấng Cứu Thế 

Nếu quả thực Ngôi Lời đă hóa thành nhục thể và đă được thụ thai và cưu mang trong ḷng Trinh Nữ Maria Mẹ của Người, th́ Người được sinh ra như thế nào để không tác hại đến t́nh trạng trinh nguyên trọn đời của Mẹ, như được Công Đồng Latêranô năm 649 tuyên tín như sau: “Khốn cho những ai không theo các vị Nghị Phụ thánh đức tuyên xưng một cách chân thực và xác đáng rằng Đức Maria, trinh nguyên và vô nhiễm, là Mẹ Thiên Chúa, v́ Mẹ đă thực sự thụ thai chính Ngôi Lời Thiên Chúa, Đấng được Thiên Chúa Ngôi Cha hạ sinh trước các kỳ thời, bởi Chúa Thánh Thần, mà không cần đến hạt giống loài người, và đă sinh ra Người hoàn toàn không bị hư hại ǵ, t́nh trạng đồng trinh của Mẹ sau khi sinh con cũng không hề bị sứt mẻ”. Ở đây cũng thế, như trong mầu nhiệm thụ thai Lời Nhập Thể, óc khoa học của con người cũng vẫn ṭ ṃ muốn biết mầu nhiệm sinh con đồng trinh xẩy ra như thế nào, ít là không phải để tin, cho bằng để phần nào minh chứng đức tin bằng chính khoa học cho những ai xu hướng về cái lư lẽ của khoa học thực nghiệm.  

       Đối với trường hợp của Trinh Nữ Maria, Người đă thực sự thụ thai và cưu mang Ngôi Lời nhập thể trong cung ḷng trinh nguyên của ḿnh. Nhưng, Người có thực sự sinh ra Chúa Giêsu, "Con Đấng Tối Cao" (Lc 1:32) hay không?

    Nếu thực sự Người sinh ra "Con Thiên Chúa" (Lc 1:35) th́ Người c̣n "có phúc hơn mọi người nữ" (Lc 1:28, 42) hay không? Bởi v́, một khi đă sinh con, theo định luật tự nhiên, định luật của con cháu Evà sau khi ăn trái cấm đă bị Chúa trừng phạt (x.STK 3:16), người mẹ phải chịu đớn đau đoạn trường?

    Nếu Trinh Nữ Maria thực sự sinh con, Người cũng phải chịu đau đớn như vậy, bằng không, không đau đớn, Người sẽ không phải tự ḿnh sinh con, do đó, Người làm sao thực hiện trọn vẹn việc sinh con để làm mẹ của ḿnh?

    Nếu Người thực sự đau đớn khi sinh con, th́ dù có trinh nguyên khi thụ thai "bởi Chúa Thánh Linh" (Mt 1:20) đi nữa, Người cũng đă bị mất trinh v́ đường lối ra đời của Chúa Giêsu, Con của Người!

    Để xác nhận việc Đức Maria thực sự hạ sinh Chúa Giêsu một cách trinh nguyên, trước hết, thánh kinh đă xác định rơ rằng: có một nhân vật lịch sự trên đời này là Chúa Giêsu Kitô: "Này là Ngài" (Gn 19:5), và nhân vật này đă được sinh bởi Đức Maria: "Chính bởi Người mà Chúa Giêsu cũng gọi là Đức Kitô đă sinh ra" (Mt 1:16).

    Thánh kinh cũng cho biết địa điểm và thời điểm giáng sinh của Đấng Cứu Thế, "Vua mới sinh của dân Do Thái" (Mt 2:2), là: "Chúa Giêsu sinh ra ở Belem xứ Giu-Đa trong triều đại vua Hêrôt" (Mt 2:1).

    Thánh kinh c̣n cho biết hoàn cảnh Chúa Giêsu được mẹ Ngài sinh ra như sau: "Bà quấn Ngài trong khăn, đặt Ngài trong máng cỏ, v́ không có chỗ trọ" (Lc 2:7).

    Thế nhưng, về chính diễn tiến được sinh vào đời của Chúa Giêsu, hay cách thức Trinh Nữ Maria sinh con ra sao, thánh kinh không hề tiết lộ hay diễn tả ra một tí nào cả. Hoàn toàn bí mật. Tuyệt đối nhiệm mầu. Chẳng khác ǵ mầu nhiệm phục sinh. Cũng không ai biết được diễn tiến thân xác của Chúa Giêsu sống lại như thế nào và ra khỏi mồ đá ra sao?

    Tuy nhiên, thánh kinh đă giúp cho trí khôn suy luận của con người một chi tiết hết sức là quan trọng, đó là, khẳng định rằng: Chúa Giêsu đă được sinh ra bởi một trinh nữ. "Trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai, và đặt tên cho con trẻ là Emmanuel" (Is 7:14). Hai động từ "thụ thai và hạ sinh" ở đây đều thuộc về cùng một chủ từ "Trinh Nữ". Tức là, việc thụ thai Chúa Giêsu được thực hiện bởi cùng một vị Trinh Nữ đó.

    Nếu, sinh con mà vẫn c̣n đồng trinh, th́ Đức Maria phải sinh con một cách lạ, không sinh theo kiểu b́nh thường.

    Việc sinh con một cách ngoại thường của Trinh Nữ Maria không phải là vấn đề sinh con bất cứ lúc nào. Trái lại, về phương diện thời gian, Người đă sinh con như thường, nghĩa là, Người chỉ sinh con khi "những ngày cưu mang của Người đă măn" (Lc 2:6).

    Về phương diện tác động sinh con, nếu sinh con cách lạ, hay cách ngoại thường, Trinh Nữ Maia có thể rơi vào hai cách sau đây. Một là: Người có khả năng phi thường Thiên Chúa ban cho ngoại lệ. Hai là: quyền năng phi thường của Thiên Chúa đă dùng Người như một dụng cụ thuận lợi.

    Theo cách thứ nhất, Trinh Nữ Maria đóng vai tṛ chủ động một cách gián tiếp trong việc sinh hạ Chúa Cứu Thế cách lạ. Theo cách thứ hai, Người thụ vai thụ động cách tích cực.

    Có thể nói, trong việc sinh hạ Con Thiên Chúa cách ngoại thường, Trinh Nữ Maria đă ở vào trường hợp thứ hai, thụ động cách tích cực.

    Thật vậy, ngay trong việc sinh nở b́nh thường, người đàn bà cũng không hoàn toàn làm chủ t́nh thể sinh nở của ḿnh. Chẳng hạn: không biết trước một cách chính xác và chắc chắn giây phút nào ḿnh sinh hay chuyển bụng; thế rồi, khi tới lúc ngoài việc quằn quại rên la làm sao cho việc sinh nở của ḿnh được dễ dàng và hoàn toàn. Đó là t́nh trạng "thụ động" của một người đàn bà sinh con. Dù không biết lúc nào ḿnh sinh, hay dù biết trước sinh con sẽ đớn đau khôn cùng, người mẹ vẫn chờ đợi và chấp nhận sinh ra nó, đó không phải là thái độ "tích cực" của người mẹ trong việc sinh con hay sao!

    Đối với trường hợp sinh con cách ngoại thường của Trinh Nữ Maria cũng vậy. Càng gần tới giờ sinh Con Thiên Chúa, c̣n ai hơn Người mong được chiêm ngưỡng "h́nh ảnh vinh quang của Chúa Cha, hiện thân đích thực của bản thể Cha" (DT 1:3) "qua Con của Ngài" (Dt 1:2) mà Người sinh ra cho thế gian và trên thế gian. Đó là thái độ "tích cực" của Người.

    C̣n về việc Trinh Nữ Maria "thụ động" trong việc sinh con cách lạ, tức là, "đến thời gian ấn định" (Gal 4:4), "Con Trẻ Thánh" (Lc 1:35) sẽ chủ động trong việc ra đời của Ngài. Ngài đă ra đời khỏi tử cung của mẹ ḿnh như thế nào? Tất nhiên, cũng phải ngoại thường, phải làm sao cho mẹ Ngài vẫn c̣n trinh nguyên như lúc thụ thai Ngài.

    Chẳng nhẽ thân xác đă tự biến h́nh của Ngài trước mặt ba môn đệ trên núi cao (x.Mt 17:1-2) sau này, lúc vào thế gian, cũng thân xác đầy thần linh của Ngài được ngôi hiệp với thần tính lại không thể tự biến h́nh trong bụng mẹ của ḿnh hay sao?

    Chẳng nhẽ thân xác tuy chết song vẫn được hiệp nhất với thần tính của Ngài sau này đă tự sống lại, ra khỏi mồ đá và xâm nhập vào pḥng khóa kín của các môn đệ (x.Gn 20:19), lúc ra đời, thân xác của Ngài ngay từ đầu thai đă được hiệp với thần tính lại không đủ khả năng để tự thoát ra khỏi ḷng dạ chập hẹp của mẹ ḿnh hay sao?

    Tóm lại, Trinh Nữ Maria thực sự đă sinh ra Chúa Giêsu, nhưng sinh hạ Ngài một cách ngoại thường, sinh mà vẫn c̣n đồng trinh, sinh trong tư thế thụ động song tích cực. Nên, Người thật sự lạ Mẹ của Chúa Giêsu, đúng như ba nhà chiêm tinh đă theo ngôi sao lạ đến tận nơi chứng kiến: "Khi tiến vào nhà, thấy Con Trẻ và Maria, Mẹ Ngài" (Mt 2:11). 

Dưỡng Dục Con Thiên Chúa

 Trinh Nữ Maria, nếu Người thật sự là Mẹ của Ngôi Lời nhập thể, tức là Người chẳng những là Mẹ nhân tính của Ngài mà c̣n làm Mẹ cả ngôi vị thần linh của Ngài nữa. Bằng không, Chúa Giêsu đă không phải là Con Đấng Tối Cao, là Con Thiên Chúa, và Người đă không phải là Mẹ Thiên Chúa nữa.   Vậy, đă sinh ra Chúa Giêsu Kitô với trọn vẹn ngôi vị hai bản tính như thế, Trinh Nữ Maria cũng phải thực hiện vai tṛ làm Mẹ của ḿnh trong việc dưỡng dục Ngài, một Thực Thể vừa là người vừa là Chúa.  Tuy nhiên, là một tạo vật "thuộc về hạ giới" (Gn 8:23), biết ḿnh hơn ai hết, Trinh Nữ Maria có cảm thấy ḿnh đủ khả năng để nuôi dưỡng, nhất là để dậy dỗ Đấng "thuộc về thượng giới" (Gn *:23) là Con của Người hay không?Nếu có, Người dám thực thi quyền làm Mẹ của Người trên Con Thiên Chúa không? Như thế nào?

    Trinh Nữ Maria thực sự có khả năng  dưỡng dục Con Thiên Chúa. Ở tại tinh thần làm Con của Chúa Giêsu và ở tại tinh thần làm Mẹ của Người.

    Trước hết, nhờ tinh thần làm Con của Chúa Giêsu mà Mẹ Ngài đă có khả năng dưỡng dục Ngài.

    Cũng trong việc Mẹ Ngài sinh ra Ngài, chính Chúa Giêsu chủ động trong việc vào đời thế nào, th́ trong việc Ngài "lớn lên, khỏe mạnh, đầy khôn ngoan và ân sủng Thiên Chúa ở cùng Ngài" (Lc 2:40) cũng vậy.

    Điển h́nh trong việc chủ động, tức trong việc "phần Ngài, càng thêm tuổi càng khôn ngoan và ơn phúc trước mặt Thiên Chúa và loài người" (Lc 2:52) này, đó là việc Ngài đă tự ư ở lại đền thờ Giêrusalem ba ngày mà không hề cho "cha và mẹ" (Lc 2:48) trần gian của Ngài là Thánh Giuse và Mẹ Maria biết.

    Bởi v́, dù sao đi nữa, chỉ có Ngài mới biết được Ngài một cách xxác thực đúng như Ngài là và Ngài phải sống thế nào cho trọn mà thôi. Thế nên, câu mà Ngài thưa lại với cha mẹ của Ngài là: "Cha Mẹ t́m Con làm chi? Cha Mẹ không biết rằng Con phải ở lại với nhà của Cha Con hay sao?", đă làm cho cha mẹ Ngài "không hiểu Ngài nói ǵ với ḿnh" (Lc 2:50). Tuy nhiên, không phải v́ thế mà Ngài không c̣n lệ thuộc vào cha mẹ của Ngài. Trái lại, "Ngài theo cha mẹ ḿnh trở về Nazarét và tuân phục hai vị" (Lc. 2:51).

    Sau nữa, nhờ tinh thần làm Mẹ của Chúa Giêsu mà Trinh Nữ Maria đă có khả năng dưỡng dục Con Thiên Chúa.

    Một thân xác, tuy không phải là linh hồn, và không làm được những việc của linh hồn, song không phải v́ thế mà nó không thể cưu mang linh hồn và sinh hạ linh hồn ra nơi những tác động có tính cách tinh thần của linh hồn.

    Hơn thế, khi linh hồn, hiện thân nơi những tác động hay thái độ có tính cách tinh thần xứng hợp với bản chất linh thiêng của ḿnh, được thân xác sinh hạ ra bề ngoài rồi, nó vẫn lệ thuộc và khả năng thể lư của thân xác để có thể tồn tại và nhất là đạt đến, tức phát triển, tầm mức chính xác của nó. Một thân xác càng hoàn hảo càng làm cho linh hồn thể hiện bản chất linh thiêng và tinh thần siêu việt của ḿnh.

    Việc cộng tác của thân xác như một tôi tớ đối với linh hồn và việc trở nên như một phương tiện thuận lời cho linh hồn sống động nơi ḿnh một cách trọn vẹn như thế, chẳng khác ǵ thân phận của Trinh Nữ Maria đối với Con Ḿnh là Chúa Giêsu.

    Việc Trinh Nữ dưỡng dục Chúa Giêsu hệ tại tinh thần phục vụ Ngài nơi Người. Nếu để xứng đáng làm đầu phải có tinh thần tôi tớ và phục vụ thế nào (x.Mt 20:26-27); mà không c̣n ai lại là "tôi tớ Thiên Chúa" (Lc 1:38) và phục vụ Ngài qua Con của Ngài bằng Trinh Nữ Maria, (theo thân phận là tạo vật và khả năng được ban cho để hoàn thành sứ mệnh của Người); th́, cũng không c̣n ai làm đầu Chúa Giêsu, hay nói cách khác, làm Mẹ dưỡng dục Chúa Giêsu một cách trọn vẹn và xứng hợp như Người.

    Việc "t́m kiếm Con trong sầu khổ" (Lc 2:48) của Người cùng với Thánh Giuse chỉ là một trường hợp điển h́nh cụ thể nhất mà tinh thần làm mẹ của Người đă tỏ ra. C̣n việc "không hiểu Ngài nói ǵ với ḿnh" (Lc 2:50), hay không hiểu việc Ngài làm có ư ǵ cũng vậy, không phải là sự bất lực của Người trong việc dưỡng dục Ngài, mà chỉ chứng tỏ thật thân phận và khả năng làm Mẹ đă hết sức ḿnh của Người thôi.

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh,

Trên trời Chúa có Cha, dưới đất Chúa có mẹ.

Chúa là Tạo Hóa tự hữu nhưng đă trở thành con cái một người nữ trong loài người.

Chúa là sự sống nhưng đă được bú sữa của một người mẹ.

Chúa là Đấng toàn năng nhưng đă được ẵm bế trong tay của mẹ.

Chúa là Đấng vô cùng khôn ngoan nhưng đă ngoan ngoăn học hỏi nơi mẹ của ḿnh.

Ôi Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng,

Xin hoán cải con trở nên như trẻ nhỏ của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.

Amen.