|
Mầu Nhiệm Thánh
Thể - Ơn Gọi Làm Người
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
“V́ sự dữ tràn lan mà ḷng mến nơi hầu hết con người
ta đă trở nên nguội lạnh”
Nhân dịp Đức Thánh Cha ban hành Thông Điệp Thánh Thể
Ecclesia de Eucharistia vào chính Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 17/4/2003, dịp
Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể, kèm theo Phẩm Chức Linh Mục và
Giới Răn Yêu Thương, chúng ta chẳng những cần phải đọc kỹ những ǵ Đức
Thánh Cha nhắc nhở và giáo huấn về mối liên hệ sâu xa giữa Giáo Hội và
Thánh Thể, đúng như nhan đề của văn kiện, một giáo huấn bao gồm cả 3
khía cạnh thần học, qui luật và mục vụ.
Về mục đích Đức Thánh Cha viết bức thông điệp này, như ở
các đoạn 6 và 7 cho thấy, là để tiếp tục chiều hướng Duc in altum về nội
tâm của một Giáo Hội Chứng Nhân Truyền Giáo, bằng việc chiêm ngắm dung
nhan Chúa Kitô, nhất là trong Bí Tích Thánh Thể.
Thế nhưng, một trong những lư do sâu xa Đức Thánh Cha đă
viết bức thông điệp về mối liên hệ mật thiết giữa Giáo Hội và Thánh Thể
này, chứ không phải chỉ viết nguyên những ǵ về Mầu Nhiệm Thánh Thể mà
thôi, như bức Thông Điệp “Mầu Nhiệm Đức Tin” Mysterium Fidei của Đức
Thánh Cha Phaolô VI được ban hành vào chính ngày Lễ kính Thánh Giáo
Hoàng Thánh Thể Piô X, 3/9/1965, hay một số Thông Điệp khác được Ngài
nhắc đến ở đoạn 9, là v́ ngày nay Kitô hữu Công Giáo đă coi thường, nếu
không muốn nói là tỏ ra bất kính, một cách ư thức hay vô thức, đối với
Chúa Giêsu Thánh Thể nơi việc cử hành Phụng Vụ Thánh Thể cũng như trong
việc tin thờ Thánh Thể. Đó là lư do, ở câu cuối cùng của phần dẫn nhập,
đoạn 10, Ngài đă thẳng thắn cho biết về mối quan tâm của Ngài như sau:
“Tôi hy vọng rằng bức Thông Điệp này đây sẽ hiệu nghiệm giúp vào việc
đánh tan những đám mây mù bất khả chấp về tín lư cũng như thực hành, nhờ
đó Thánh Thể tiếp tục chiếu sáng tất cả mầu nhiệm rạng ngời của ḿnh”.
Thực ra, ngay vào đầu thế kỷ 20, trời cao đă báo động
t́nh trạng “v́ sự dữ tràn lan mà ḷng mến nơi hầu hết con người ta đă
trở nên nguội lạnh” (Mt 24:12) này rồi. Đúng thế, thế kỷ 20 được mở ra
với Vị Giáo Hoàng (1903-1914) lấy khẩu hiệu phục hồi mọi sự trong Chúa
Kitô “Instaurare omnia in Christo”, vị Giáo Hoàng được tặng cho tước
hiệu Giáo Hoàng Thánh Thể, v́ một đàng, về mặt tiêu cực, Ngài đă mạnh mẽ
chống lại “sự dữ lan tràn” là các ngụy thuyết được tổng hợp nơi Tân Tiến
Thuyết (Modernism), bằng Sắc Lệnh Lamentabili Sane ngày 3/7/1907 và
Thông Điệp Pascendi Dominici Gregis ngày 8/9/1907, và về mặt tích cực,
Ngài nỗ lực củng cố “ḷng mến” nơi Kitô hữu Công Giáo, như vào năm 1905,
Ngài đă cho phép và kêu gọi giáo dân rước lễ thường xuyên hơn, thậm chí
rước lễ hằng ngày, một thực hành sống đạo hoàn toàn ngoại lệ và phá lệ
đối với truyền thống trước đó, nhất là qua Sắc Lệnh Quam Singulari vào
năm 1910 Ngài đă giảm số tuổi trẻ em xuống để các em có thể rước lễ sớm
hơn. Sau khi Vị Thánh Giáo Hoàng Thánh Thể Piô X này qua đi 2 năm, tại
Bồ Đào Nha đă xẩy ra Biến Cố Fatima, một Biến Cố Thánh Mẫu được mở màn
với thần trời và các trẻ em về Chúa Giêsu Thánh Thể.
Thánh Thể là Cốt Lơi của Biến Cố Fatima và Sứ Điệp
Fatima
Thật vậy, theo Hồi Kư của chị Lucia, một trong ba trẻ
được thị kiến của Biến Cố Fatima bấy giờ, th́ vào năm 1916, tại Fatima,
Thiên Thần Ḥa B́nh đă hiện ra với các em trong thời đoạn của Thế Chiến
Thứ Nhất (1914-1918) để dạy các em về Chúa Giêsu Thánh Thể. Diễn tiến
xẩy ra ba lần thứ tự như sau:
Lần thứ nhất, Thiên Thần Ḥa B́nh hiện ra với 3 Thiếu Nhi
Fatima vào Mùa Xuân năm 1916 ở trong hang Loca do Cabeco, để kêu gọi và
dạy các em cầu nguyện:
"Đừng sợ. Ta là Thiên Thần Ḥa B́nh. Hăy cầu nguyện với
Ta".
Thiên Thần Ḥa B́nh đă làm gương cho 3 Thiếu Nhi Fatima
để các em biết các em cần phải có những cử chỉ cầu nguyện như thế nào,
bằng việc ngài phục ḿnh sát mặt xuống đất.
Thiên Thần Ḥa B́nh đă dạy 3 Thiếu Nhi Fatima cầu nguyện
như sau:
"Lạy Chúa Trời Con, con tin kính Chúa, con thờ lạy Chúa,
con trông cậy Chúa và con yêu mến Chúa. Xin Chúa tha thứ cho những người
không tin kính Chúa, không thờ lạy Chúa, không trông cậy Chúa và không
yêu mến Chúa".
Sau khi 3 Thiếu Nhi Fatima bắt chước tác động và lập lại
lời cầu của Thiên Thần trên đây ba lần, Thiên Thần Ḥa B́nh khuyên dụ
các em cầu nguyện:
"Các em hăy cầu nguyện như thế, Trái Tim Chúa Giêsu và Mẹ
Maria luôn lắng nghe lời các em kêu xin".
Lần thứ hai, Thiên Thần Ḥa B́nh hiện ra với 3 Thiếu Nhi
Fatima vào Mùa Hè cùng năm, sau giờ nghỉ trưa, ở dưới bóng cây bên một
giếng nước, để kêu gọi các em hy sinh cầu nguyện và dạy cho các em biết
cách hy sinh đền tạ Chúa mà cứu rỗi các tội nhân:
"Các em đang làm ǵ thế? Hăy cầu nguyện, cầu nguyện thật
nhiều. Trái Tim Chúa Giêsu và Mẹ Maria có những dự tính đầy yêu thương
dành cho các em đó. Hăy dâng kinh nguyện và thật nhiều hy sinh lên Đấng
Tối Cao".
Thiên Thần Ḥa B́nh dạy cho 3 Thiếu Nhi Fatima cách hy
sinh khi ngài trả lời cho câu hỏi của Lucia: "Chúng con làm thế nào để
hy sinh?":
"Các em hăy biến mọi sự các em có thể thành những hy sinh
dâng lên Chúa như một việc để đền tạ tội lỗi Ngài đă bị xúc phạm mà cầu
cho tội nhân ơn ăn năn hối cải. Như thế, các em sẽ mang lại ḥa b́nh cho
quê hương của các em. Ta là thiên thần bổn mạng, thiên thần của Nước Bồ
Đào Nha. Nhất là các em hăy chấp nhận và bằng ḷng với tất cả mọi đau
khổ Chúa gửi đến cho các em".
Lần thứ ba, Thiên Thần Ḥa B́nh hiện ra với 3 Thiếu Nhi
Fatima vào một buổi chiều Mùa Thu cũng năm ấy, trên đường các em từ
Pregueira về Lapa, để cho các em rước Ḿnh Thánh (Lucia) và Máu Thánh (Phanxicô
và Giaxinta), sau khi kêu gọi các em đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể như sau:
Thiên Thần Ḥa B́nh cho 3 Thiếu Nhi Fatima rước Ḿnh Máu
Thánh Chúa Giêsu, bằng cách, ngài cho Lucia (bấy giờ đă được xưng tội
rước lễ lần đầu) rước Ḿnh Thánh và cho Phanxicô cùng với Giaxinta (bấy
giờ chưa xưng tội rước lễ lần đầu) rước Máu Thánh.
Thiên Thần Ḥa B́nh kêu gọi 3 Thiếu Nhi Fatima đền tạ
Chúa Giêsu Thánh Thể như sau:
"Các em hăy nhận lănh Ḿnh và uống Máu Chúa Kitô bị xúc
phạm khủng khiếp bởi những tội vong ân bội nghĩa. Các em hăy đền bồi tội
lỗi của họ và hăy an ủi Thiên Chúa của các em".
Ngài sấp ḿnh trước Thánh Thể mà nguyện 3 lần:
"Lạy Chúa Ba Ngôi Chí Thánh là Cha và Con và Thánh Thần,
con sấp ḿnh thờ lạy Chúa. Con xin dâng lên Chúa Ḿnh Máu châu báu, linh
hồn và Thiên Tính của Chúa Giêsu Kitô đang hiện diện trong các nhà tạm
trên khắp thế giới, để đền tạ những lăng nhục, phạm thánh và thờ ơ lănh
đạm mà chính Người đă phải chịu. Xin v́ công nghiệp vô cùng của Thánh
Tâm Chúa Giêsu và của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, xin Chúa
ban cho các tội nhân ơn ăn năn hối cải".
Phần Mẹ Maria đă hiện ra sáu lần với 3 em Thiếu Nhi
Fatima Lucia (10), Phanxicô (9) và Giaxinta (7) vào cùng ngày 13 trong
tháng, từ Tháng Năm đến Tháng Mười, (trừ Tháng Tám xẩy ra vào ngày 19 v́
3 em bị chính quyền bắt nhốt vào thời điểm ngày 13 như Đức Mẹ hẹn),
khoảng thời gian ở giữa cuộc Cách Mạng Nga đang sửa soạn bùng nổ, từ lúc
Lenin về nước vào Tháng Tư (trước khi Đức Mẹ hiện ra 1 tháng) và cách
mạng thành công vào Tháng Mười Một (sau khi Đức Mẹ hết hiện ra 1 tháng).
Tại Biến Cố Thánh Mẫu Fatima năm 1917 này, Mẹ Maria đă đến để kêu gọi
con người về với Chúa qua Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, một Trái Tim
đă được Mẹ cho biết vào lần hiện ra thứ ba 13/7/1917 trong phần Bí Mật
Fatima thứ hai, đó là “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim
Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, một trái tim Mẹ cũng đă cho 3
Thiếu Nhi Fatima thị kiến thấy vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917, một
trái tim có ṿng gai quấn chung quanh đâm vào cần phải được rút ra bằng
việc đền tạ, và sau đó Mẹ đă nói riêng với Lucia rằng: “Trái Tim Vô
Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với
Thiên Chúa”.
Vâng, cốt lơi của Sứ Điệp Fatima với ba Mệnh Lệnh Fatima
là cải thiện đời sống, lần hạt mân côi và tôn sùng mẫu tâm, cũng như
trọng tâm của Biến Cố Fatima đó là Chúa Giêsu Thánh Thể, chứ không phải
Mẹ Maria. Ngay trước khi biến đi vào lần hiện ra cuối cùng 13/10/1917,
chấm dứt Biến Cố Fatima, Mẹ đă cho con người thấy cốt lơi của Sứ Điệp
Fatima, đó là lời Mẹ kêu gọi con người hăy cải thiện đời sống, trở về
với Chúa như sau: “Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng at nữa,
v́ Người đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”. Vị “Chúa là Thiên Chúa của
chúng ta” trong câu nói chính yếu của Sứ Điệp và Biến Cố Fatima đây là
ǵ, nếu không phải là Chúa Giêsu Thánh Thể, Đấng đă được Thiên Thần Ḥa
B́nh dạy cho 3 Thiếu Nhi Fatima cầu nguyện, hy sinh và đền tạ Người.
Mầu Nhiệm Thánh Thể là Mầu Nhiệm Chúa Kitô cũng là Mầu
Nhiệm Ơn Gọi Làm Người
Ôi Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa đă yêu loài người chúng con
nói chung và Kitô hữu chúng con nói riêng, đến nỗi Chúa đă t́m hết cách
để ở lại với chúng con cho đến tận thế trong Bí Tích Thánh Thể. Bí Tích
Thánh Thể quả thực là chứng từ hùng hồn nhất về nỗi ḷng khao khát này
của Chúa, như Chúa đă thiết tha bộc tỏ trên cây Thập Giá trước khi tắt
thở: “Tôi khát” (Jn 19:28), khát đến “há hốc miệng ra” và đến “nhỏ cả
giăi ra”, qua h́nh ảnh cạnh sườn của Chúa bị lưỡi đ̣ng của người lính
Rôma rạch toác ra để máu và nước là những ǵ cuối cùng c̣n sót lại nơi
thân thể hy hiến đến tận tuyệt của Chúa tuôn trào (x Jn 19:34).
Thế nhưng, lạy Chúa, để có thể nhận ra Chúa thực sự là
Emmanuel (x Mt 1:23; Jn 1:14) chẳng những đă ở giữa loài người chúng con
nơi dân Do Thái đời các thánh Tông Đồ ngày xưa, cũng như nơi Giáo Hội
hậu lai cho tới tận thế, chúng con cần phải có một đức tin mănh liệt.
Bằng không, chúng con cũng sống với Chúa chẳng khác ǵ trường hợp các
tông đồ ngày xưa, thành phần được sống ngay bên Chúa, được chứng kiến
thấy phép lạ Chúa làm, được nghe thấy những lời Chúa nói, tức được trực
tiếp động chạm đến một Vị Thiên Chúa Làm Người hữu h́nh bằng xương bằng
thịt (x 1Jn 1:1-2), mà rồi cuối cùng tất cả các vị c̣n bỏ Chúa mà tẩu
thoát trong vườn Cây Dầu khi Chúa bị bắt (x Mk 14:50), mà c̣n phản nộp
Chúa như tông đồ Giuđa Ích-Ca (x Mt 16:14-16, 25; 27:3-6), trắng trợn
chối bỏ Chúa một cách phũ phàng như tông đồ Phêrô (x Lk 22:31-34,
54-62).
“Xin Chúa hăy tăng thêm đức tin cho chúng con” (Lk 17:5)
để chúng con có thể chẳng những tin nhận Chúa thực sự hiện diện trong Bí
Tích Thánh Thể, mà c̣n hiểu được sâu xa Mầu Nhiệm Thánh Thể của Chúa nữa.
Thật vậy, Mầu Nhiệm Thánh Thể bao gồm tất cả Mầu Nhiệm Chúa Kitô, Mầu
Nhiệm Nhập Thể, Mầu Nhiệm Tử Giá, Mầu Nhiệm Phục Sinh và Mầu Nhiệm Giáo
Hội.
Mầu Nhiệm Thánh Thể bao gồm Mầu Nhiệm Nhập Thể, v́ nếu
Thiên Chúa không “hóa thành nhục thể” (Jn 1:14) cũng chẳng bao giờ sẽ có
Thánh Thể. Mầu Nhiệm Thánh Thể bao gồm Mầu Nhiệm Tử Giá, v́ Chúa Giêsu
thiết lập Bí Tích Thánh Thể không phải chỉ để ở lại với Giáo Hội mà c̣n
để tiếp tục sứ vụ, đúng hơn, để hiện thực công cuộc cứu độ Tử Giá của
Người, qua riêng Phụng Vụ Thánh Thể và chung Phụng Vụ Bí Tích. Mầu Nhiệm
Thánh Thể bao gồm Mầu Nhiệm Phục Sinh, v́ mục đích của việc Chúa Kitô
đến trần gian và ở với loài người là để “cho chiên được sự sống và là
một sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10), một sự sống Người đă bắt đầu thông
ban cho con người qua các vị tông đồ vào buổi tối ngày thứ nhất trong
tuần, khi Người thổi hơi “Thánh Thần” (Jn 20:22) “là Đấng ban sự sống” (Kinh
Tin Kính) từ thân xác phục sinh của Người trên các vị. Mầu Nhiệm Thánh
Thể bao gồm Mầu Nhiệm Giáo Hội, v́ Giáo Hội, về hữu h́nh là một Cơ Cấu
Phẩm Trật, và về vô h́nh, là một Cộng Đồng Hiệp Thông, mà Bí Tích Thánh
Thể không thể nào có nếu không có phẩm trật tông truyền, không có hàng
giáo sĩ, với vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian thừa kế Thánh Phêrô
“là nguồn gốc và là nền tảng hữu h́nh và vĩnh viễn cho sự hiệp nhất của
cả đức tin lẫn mối hiệp thông” (x. Lumen Gentium, 18), “của cả các vị
giám mục lẫn toàn thể cộng đồng tín hữu” (ibid. 23).
Mầu Nhiệm Thánh Thể ngoài ra c̣n là mẫu gương sống nội
tâm và tông đồ. Ở chỗ, nơi Bí Tích Thánh Thể, qua thừa tác vụ của Giáo
Hội, về nội tâm, Chúa Kitô chẳng những tiếp tục hiến ḿnh cho Chúa Cha,
mà về hoạt động tông đồ, Người c̣n thông ban sự sống cho con người tín
hữu khao khát đến với Người bằng tâm hồn thanh sạch đầy tin yêu sùng bái.
Ôi Chúa Giêsu, nơi Bí Tích Thánh Thể, con chẳng những thấy được linh đạo
Kitô giáo là sống nội tâm để ban phát, là mến Chúa tức yêu người, mà c̣n
thấy được tất cả ư nghĩa sâu xa của tất cả ơn gọi làm người về khía cạnh
nhân loại học siêu nhiên, khía cạnh nhân bản Kitô giáo nữa.
Quả thế, nếu “cho đi phúc hơn là nhận lănh” (Acts 20:35),
bởi tự ḿnh con người không có ǵ, và bởi tất cả những ǵ con người có
đều “được từ trên ban cho” (Jn 19:11; x. Jn 4:10), thành phần chỉ đóng
vai quản lư hơn chủ nhân ông nơi những ǵ họ có, nên họ phải biết cách
sử dụng và phân phát đi theo ư Chủ Nhân Ông Thần Linh của họ, th́ c̣n ǵ
sống động và thực tế hơn là Thánh Thể Chúa, một Thánh Thể đă “bị nộp v́
chúng con” với máu đă “đổ ra v́ chúng con” (Lk 22:19-20), một tác động
hy hiến Chúa đă Giáo Hội làm để “nhớ đến Thày” (ibid.). Thế nhưng, Chúa
không truyền cho Giáo Hội chỉ làm việc này nơi Phụng Vụ Thánh Thể quan
thừa tác vụ thánh của hàng giáo sĩ thôi, mà c̣n, qua Giới Răn Mới, giới
răn Đức Ái Trọn Hảo, giới răn chúng con phải yêu thương nhau như Chúa
yêu chúng con (x Jn 13:34; 15:12), Chúa c̣n muốn Kitô hữu chúng con phải
dấn thân phục vụ những người anh em hèn mọn nhất của Chúa nữa (x Mt
25:40), tức hoàn toàn sống cho tha nhân, thậm chí liều cả mạng sống ḿnh
họ, như chính Chúa đă hiến mạng sống v́ bạn hữu ḿnh vậy (x Jn 15:13).
Ôi lạy Chúa, như thế, phục vụ là một diễm phúc, v́ nhờ
những hy sinh thường ngày của ḿnh, khi chúng con cho đi những ǵ chúng
con đă nhận lănh, nhất là cho đi chính mạng sống của ḿnh nếu cần, đúng
hơn khi chúng con biết trả về cho Thiên Chúa những ǵ Ngài ban tặng cho
chúng con, chúng con mới thực sự sống trọn ơn gọi làm người của ḿnh,
một Ơn Gọi Thánh Thể, một ơn gọi Sống Đời Thánh Thể của Chúa, như Chúa
và với Chúa vậy! Amen.
|
|