SỐNG BÍ
TÍCH THÁNH THỂ Ở CHÂU Á
So với tín hữu
Công giáo ở Châu Âu hay ở Mỹ, th́ tỷ lệ người Công giáo Châu Á nói chung
siêng năng đi nhà thờ và tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật hơn rất nhiều và
cũng sốt sằng rước lễ, tham dự các giờ Chầu Thánh Thể đông hơn. Nhưng
điều đó vẫn không nói lên được sự liên kết, gắn bó và thực hành thấm
nhuần tinh thần, ư nghĩa của Bí Tích Thánh Thể trong đời sống các tín
hữu. Những vấn đề như bạo lực sắc tộc, dalit (giai cấp “tiện dân”
trong hệ thống giai cấp Ấn Độ), hàng giáo dân, nghèo đói, giao thông,
đại kết, giới tính, công bằng, các cộng đoàn Giáo Hội, dân thiểu số, dân
di cư, những vấn đề môi trường và truyền thông : tất cả đều phải được
hiểu, được sống và được hành động trong Thánh Thể, nghĩa là TRONG CHÚA
KITÔ, trong sự kết hiệp với Ḿnh Máu Chúa Kitô và từ đó là sự hiệp nhất
với nhau trong Chúa Kitô. MƯỜI HAI ĐỀ CƯƠNG (sau đây) do diễn đàn Phong
Trào Công Gíao Quốc Tế v́ Những Vần Đề Trí Thức và Văn Hoá (ICMICA) và
Viện Thần Học Woori có trụ sở ở Séoul (WTI) cùng tổ chức trước phiên họp
khoáng đại lần thứ 9 Liên HĐGM Châu Á (FABC), dự trù sẽ diễn ra ở Manila
từ 10 đến 16.10.2009 với chủ để “Sống Bí Tích Thánh Thể ở Châu Á”. BTGH
kính giới thiệu TÀI LIỆU RẤT QUAN TRỌNG nầy và BÀI VIẾT GIÁ TRỊ của
Hector Welgampola để cùng chia sẻ và suy tư.
* * *
Diễn đàn nầy, - với
chủ đề ”Thánh Thể và Cộng Đoàn – Vượt qua mọi rào cản”, - đă bế
mạc với một văn kiện được công bố ngày 20.05, nhấn mạnh rằng Thánh Thể,
cái lơi của Đạo Công giáo, phải là một cái cầu kết nối đức tin nơi Thiên
Chúa với những thực tại đời sống thường ngày ở Châu Á.
Phong Trào Công Gíao
Quốc Tế v́ Những Vần Đề Trí Thức và Văn Hoá (ICMICA) và Viện Thần Học
Woori có trụ sở ở Séoul (WTI) cùng tổ chức diễn đàn trước phiên họp
khoáng đại lần thứ 9 Liên HĐGM Châu Á (FABC), dự trù sẽ diễn ra ở Manila
từ 10 đến 16.10.2009 với chủ đề “Sống Bí Tích Thánh Thể ở Châu Á”.
Khoảng 80 nhà thần
học, phụ trách các điềm truyển giáo và các nhà hoạt động giáo dân từ 11
quốc gia Châu Á thảo luận về Thánh Thể trong quan hệ với những vấn đề
như bạo lực sắc tộc, dalit (giai cấp “tiện dân” trong hệ thống
giai cấp Ấn Độ), hàng giáo dân, nghèo đói, giao thông, đại kết, giới
tính, công bằng, các cộng đoàn Giáo Hội, dân thiểu số, dân di cư, những
vấn đề môi trường và truyền thông.
Văn kiện nầy ĐĂ nói
rằng Mầu Nhiệm Vượt Qua, vốn làm nỗi bật cuộc khổ nạn, cái chết và sự
phục sinh của Chúa Kitô, là ở trung tâm của Bí Tích Thánh Thể và quyền
uy ngự trị của Thiên Chúa.
Văn kiện nầy NAY nói
rằng sự nhận thức sâu sắc Thánh Thể được phong phú nhờ thiết lập nó
trong việc Chúa Giêsu thường xuyên đồng bàn với bạn hữu, những người
Biệt Phái, những người tội lỗi, những người thu thuế và những người bị
bỏ rơi khinh khi - thường là một hành động “phá bỏ rào cản” tượng trưng.
Văn kiện nói thêm : “Bí Tích Thánh Thể luôn chứa đựng một chiều kích
tiên tri”.
THÁNH THỂ VÀ CỘNG ĐỒNG :
VƯỢT QUA MỌI BIÊN GIỚI.
(1). Một diễn đàn
thần học để chuẩn bị cho FABC 2009, tập chú vào tương quan giữa Thánh
Thể và Cộng Đồng, đă được tổ chức tại Trung tâm Tĩnh Tâm Thánh Biển-Đức
ở Séoul, Hàn Quốc, từ 18 đến 20 tháng 05.2009. Cuộc tụ họp quốc tế của
80 nhà thần học đến từ 11 nước được Pax Romana – ICMICA và WTI tổ chức.
(2). Đề cương của
chương tŕnh nầy bao gồm 5 tŕnh bày quan trọng cùng với 11 nghiên cứu
các trường hợp cụ thể. Michael Amaladoss giới thiệu Bài Diễn Văn chủ đạo
:”Thánh Thể : Những Cái nh́n nhân học, thần học, liên văn hoá và liên
tôn”. Những tŕnh bày quan trọng khác tập trung chú ư về ‘Bửa Tiệc Ly và
Thánh Thể’ ( mục sư Anh giáo Park Tae-sik), ‘Cái Nh́n Liên Tôn về Thánh
Thể’ ( Cha William LaRousse); ‘Thánh Thể và Đức Khó Nghèo’ ( D9GM giáo
phận Bandung Johannes Pujasumarta) và ‘Thánh Thể và Công Cuộc Rao Giảng
Tin Mừng’ (Cha James Kroeger). Những trường hợp cụ thể được nghiên cứu
được rút ra từ Sri Lanca, Ân độ, Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc, Việt
Nam, Phi Luật Tân và Indonesia.
(3). Tính đa dạng lớn
lao và đẹp đẽ của Châu Á đă tạo bối cảnh cho những trao đổi làm phong
phú giữa những người tham dự. Toàn cảnh xă hội, văn hoá, tôn giáo, nghệ
thuật, chính trị và kinh tế của Châu Á, dù là một tiềm năng phong phú,
thường không được thừa nhận đối với món quà tuyệt diệu. Theo lư tưởng nó
phải là một sức mạnh làm cho phong phú, mở ra và đúc nặn các dân tộc,
cuộc sống và tương lai của các dân tộc ấy. Những căng thẳng vẫn c̣n đó
và phải luôn cảnh giác thận trọng để sự đa dạng văn hoá rộng lớn nầy
phục vụ các dân tộc Châu Á thay v́ gây nên chia rẻ và thoái hoá thành óc
bè phái.
(4) T́nh yêu đối với
Thánh Thể và một sự cảm kích biết ơn về món quà nầy cho Giáo Hội đă thúc
đẩy những ngưởi tham dự t́m ra một cách sâu xa về việc làm thế nào Thánh
Thể và đời sống thường nhật có thể được hoà nhập tốt đẹp hơn. Thông
thường người ta quan sát thấy rằng việc cử hành bí tích theo nghi thức
không có liên hệ chặt chẽ với những thực tề của đời sống thường nhật
được sống. Cũng có những mâu thuẫn giữa những người cử hành Bí Tích
Thánh Thể và gương sống đời sống thường nhật của họ.Nếu có thể nói được,
điều ǵ Thánh Thể cần nói về những vấn đề bạo lực sắc tộc, những người
thuộc lớp tiện dân [Dalits], những người thế tục, nghèo đói, giao thông,
đại kết, công bằng giới tính, những cộng đoàn Giáo Hội bị chia rẽ, các
nhóm thiểu số, di dân, những vần đề môi trường, các phương tiện truyền
thông và các Giáo Hội đang chịu đau khổ? Bức tranh toàn cảnh về những
vấn đề đang thách thức cần được đề cập bởi các Kitô hữu được đổi mới về
mặt Bí Tích Thánh Thể quả thật hết sức rộng lớn. Nếu người ta sử dụng
cái khung ba phần được Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI dùng để đánh giá Thánh
Thể (Sacramentum Caritatis = Bí Tích T́nh Yêu), th́ hội nghị nầy ít tập
trung về Thánh Thể như là một mầu nhiệm dạy ta phải tin và cử hành, hơn
là tập chú về Thánh Thề như một mầu nhiệm mà chúng ta phải sống. Những
người tham dự cố khám phá cho được sự liên quan của Thánh Thể từ khía
cạnh đời sống thường nhật của con người; "hồi ức lợi hại” về Chúa Giêsu
thách thức những thực tại đương thời ra sao?
(5) Rất thường xuyên,
những người tham dự nhờ vào những nguồn Kinh Thánh, mục vụ và thần học
phong phú của Gíao Hội để đánh giá và canh tân đức tin và thực hành Bí
Tích Thánh Thề. Hai lần trong tŕnh thuật của Thánh Phaolô (I Cor 11,
23 – 27), Chúa Giêsu lập lại :”Hăy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy”. Người
c̣n nói :” Ta là Bánh Hằng Sống” (Ga 6,35); “ai ăn Bánh nầy sẽ được sống
muôn đời” (Ga 6,58). Chúa Giêsu cho thấy sự liên đới đầy ḷng trắc ẩn
với những người rốt hèn (Mt 25,31-46). Người rửa chân cho các môn đệ
trong Bửa Tiệc Ly, ăn lễ Vượt Qua với các bạn hữu (Ga 13,2 – 15). Sự nếm
cảm Thánh Thể được thêm phong phú nhờ đặt nó vào bên trong “t́nh bạn
đồng bàn” thường xuyên của Chúa Giêsu với các bạn hữu, với những người
Biệt Phái, những người tội lỗi, những người thu thuế, những người bị xă
hội khinh chê - thường là một hành vi có tính tượng trưng “phá bỏ rào
cản” xă hội. Thánh Thể luôn chứa đựng một chiều kích mang tính tiên tri.
(6). Một chủ đề thân
học Kinh Thánh đặc biệt thường xuyên nỗi bật lên, ấy là chủ đề về Mầu
Nhiệm Phục Sinh và thực tế sự sống phục sinh. Các Kitô hữu đánh giá
Thánh Thể cử hành cuộc khổ nạn, cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô
như thế nào; mầu nhiệm cứu chuộc được nhắc lại “khi chúng ta ăn bánh và
uống chén nấy…cho tới khi Chúa lại đến trong vinh quang”. Mầu nhiệm phục
sinh là tâm của Thánh Thể và Triều đại Thiên Chúa.
(7). Với Công Đồng
Vatican II, Giáo Hội khẳng định, là Kitô hữu, “chúng ta phải nắm vững
rằng Chúa Thánh Linh ban cho mọi người khả năng được trở thành đối tác,
trong một cách thế được Chúa biết, trong mầu nhiệm Phục Sinh (Gaudium et
Spes 22). Nhận định sâu sắc nầy thử thách năng lực chúng ta và mở ra
những lối ṃn để dấn thân vào cuộc đối thoại lấy Nước Trời làm trọng
tâm, để gặp gỡ nhân loại đau thương và để khám phá những hiểu biết sâu
sắc ‘có tính phục sinh” trong các nần văn hoá và tôn giáo của Châu Á. Sự
nhận thức chiều sâu cốt lơi phục sinh của Thánh Thể có thể trở thành một
lối ṃn đối thoại Châu Á. Nó có thể thúc đẩy sự liên đới sâu xa hơn cả
bên trong lẫn vượt ngoài giới hạn Hội Thánh.
(8) Trong nhiều dịp
suốt cả những phiên họp khoáng đại và thảo luậh nhóm nhỏ, những người
tham dự thứa nhận mợt cách khiêm nhường sự chậm chạp và sự do dự ngập
ngừng về phía Hội Thánh đem niềm tin Thánh Thể của ḿnh để quy vào những
thực tại cụ thể và những hoàn cảnh sống của công chúng. Một diễn giả lưu
ư rằng một Thánh Lề phải cần đến “ba bàn” : Lời Chúa (Kinh Thánh); Thánh
Thể (Bí Tích) và Thế Giới ( mọi thực tại trần thế và vũ trụ). Chúng ta
cần trở thành một bánh,một thân thể,một thế giới. Có một sự ngần ngại
đem vào những vấn đề đương thờu, bởi v́ h́nh như tính chính thống ( giáo
huấn về giáo lư đúng đắn) [chính lư.Từ Điển Công Giáo]
thường chỉ chấp nhận chính hành [ nt.]. Đức tin giáo điều, khái niệm
dường như đang chiếm ưu thế trên đức tin biểu hiện.
(9). Sự đa dạng lớn
lao các thực tại và những diễn đạt tôn giáo và văn hoá hiện diện khắp
Châu Á thách thức Hội Thánh phải t́m cho bằng được những diễn tả (các
biểu tượng, nghệ thuật, ca kịch, vũ, những truyện kể, âm nhạc, chương
tŕnh mục vụ và các sinh hoạt,v..v..) có thể diễn đạt tương xứng và thoả
đáng hơn bản chất và ư nghĩa của Thánh Thể. Phải thừa nhận là một số
biểu tượng đang lưu hành có vẻ xa cách hoặc kể cả xa lạ với những nhiều
nhóm các dân tộc Châu Á. Trọng tâm chú ư trên những biểu tượng như là
chia sẻ các bửa ăn, đoàn kết gia đ́nh hoặc các hành vi phục vụ huynh để
quảng đại có thể dễ dàng nói qua các nền văn hoá.
(10). Một vấn đề cứ
lập đi lập lại trong suốt diễn đàn: “Có một con đường Châu Á chăng?”.
Để trả lời,mỗi một người phải hiểu rơ những yếu tố chủ yếu trong bối
cảnh của Châu Á đương thời. Có tính chất tôn giáo và thái độ suy tư vốn
có của dân chúng. Khắp Châu Á vẫn cón nghèo đói trên quy mô lớn so với
những vùng trù phú khác”. Một sự đổi mới và đột ngột vùng lên của các
tôn giáo Châu Á có thể thấy rơ được - thường là với những ngụ ư mang
tính cực đoan. Một sự gia tăng dân số tiếp diễn hầu như không hề giảm
sút. Sống một cuộc sống Kitô giáo và Thánh Thể vẫn là một thách thức lớn
đối với dân thiểu số Kitô giáo Châu Á ( không đến 3% trong số gần 4 tỷ
dân Châu Á)
(11). Sự thúc đầy văn
hoá sự sống và văn hoá hiệp thông vẫn c̣n là một nhiệm vụ đang thực hiện
của Giáo Hội. Sự Hiệp Lễ [cum- unio và cum-munus : chia sẻ
sự hiệp nhất công việc và bổn phận] vẫn c̣n là một giấc mơ chỉ mới thực
hiện được một phần (chẳng hạn : trao thêm quyền cho giáo dân và nữ
giới;quyền chọn lựa đích thực đối với người nghèo,vv…). Được canh tân
nhờ Chúa Thánh Linh và được tăng cường củng cố bởi Bánh Ban Sự Sống,
Giáo Hội Lữ Hành sẽ tiếp tục bước đi trong hy vọng trong suốt hành tŕnh
trần thế của Giáo Hội để trở thành bánh sống động cho thế giới
(12). Được tiếp thêm
nghị lực nhờ ba ngày thảo luận và suy tư lôi cuốn, những người tham dự
Diễn Đàn nầy nh́n thấy một số “chân trời mới” và quyết tâm sẽ thúc đẩy
qua những bước đi cụ thể một thần học được đem lại sức sống mới và thực
hành linh đạo Thánh Thể. V́ vậy những người tham dự nầy cam kết :
·
Triển
khai những bài dạy Giáo lư về Thánh Thể dễ hiểu hơn, bằng việc chỉ cho
thấy sự liên quan giữa Thánh Thể với đời sống thường nhật
·
Sử dụng
quyền lực Thánh Thể cho một sự đánh giá hữu hiệu hơn của đối thoại cùng
lúc ba phần của Liên HĐGM Châu Á (FABC) với các dân tộc, các nền văn hoá
và tôn giáo của các dân tộc nầy.
·
Tiếp
tục t́m kiếm một sự hiệp thông rộng lớn hơn với việc cổ vũ ḷng hiếu
khách đối với những tổ chức và nhóm khác nhau và đa dạng;chẳng hạn những
người bị bỏ rơi và những người nghèo, tín đồ các tuyên tín và tôn giáo
khác, những Giáo Hội Kitô giáo anh em,v..v..
·
Cổ vũ
suy tư và quyết định căn cứ trên nghiên cứu sao cho các kế hoạch của
Giáo Hội sẽ nhằm vào các nhu cầu thật sự của dân chúng
·
Triền
khai một loạt những “dự án và chương tŕnh chia sẻ” ở cấp độ cộng đồng
địa phương (chẳng hạn như sáng kiếnn “năm chiếc bành và hai con cá”)
·
Cổ vũ
Thánh Thể như la suối nguồn hy vọng,hiệp nhất và hoà giải.
·
Nối kết
Thánh Thể và Chúa Thánh Linh với những sáng kiến duy tŕ sự vẹn toàn của
toàn cuộc tạo dựng.
(13). Diễn Đàn mang
tính chất thần học nầy với chủ đề “Thành Thể và Công Đồng : Vượt Qua
mọi Biên Giới” được mở ra khi Giáo Hội đang tiến gần đến Lễ Hiện Xuống
– và mùa xuân đang đến trên Hàn Quốc. Những người tham dự đă trải nghiệm
hành động dịu dàng của Chúa Thánh Linh, thúc đẩy họ canh tân sự đánh giá
của họ về món quà Thánh Thể mà Chúa Kitô ban tặng, đặc biệt khi nó ảnh
hưởng đời sống của thế giới Châu Á. Tất cả mọi người đều cảm động sâu xa
và được những lời của Đức Gioan-Phaolô II mời gọi (Mane Nobiscum
28); Đức giáo hoàng xem xét đau khổ và sự dữ trên thế giới và mời gọi
các Kitô hữu chú tâm đến những thực tại nấy. Tại sao ư? Đức Giáo Hoàng
lưu ư rằng đó là cách các Kitô hữu đối phó với những t́nh h́nh khắp thế
giới vốn sẽ là “tiêu chí qua đó tính chất thực thụ của Thánh Lễ được
đánh giá”.
Lạy Thánh Thần
Chúa, xin hăy đến.
Nguồn : LIVING THE
EUCHARIST IN ASIA (UCAN Document, số ngày 01.01.2009)
BTGH chuyển ngữ
SUY TƯ VỀ VỊ TR̀
THÁNH THỂ TRONG ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU CHÂU Á
KHÔI PHỤC VỊ TRÍ
TRUNG TÂM CỦA THÁNH THỀ
SẼ LÀM CHO ĐỨC TIN
HỒI SINH
Hector Welgampola
Ngày bế mạc Năm Thánh
Phaolô 29.06, một năm đánh dấu kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Thánh Phaolô
, chồng gối lên ngày khai mạc Năm Thánh Linh Mục ở Rôma. Trong cùng một
ngày – 29.06, năm 1967 - một Năm Thánh Đức Tin được đưa ra để đánh dấu
1.900 năm ngày mất của Thánh Phêrô, người đă bỏ Giêrusalem để được tử v́
đạo ở Roma. Giáo Hội không quên ư nghĩa tượng trưng của những sự kiện
như vậy. Và những lễ tưởng niệm các tông đồ hiếm khi có khả năng bị liên
kết với những Giáo Hội Tông đồ ban đầu. Chính v́ vậy mà Đức Thánh Cha
Biển-Đức XVI đă mời Thượng Phụ Giáo Hội Phương Đông Athenagoras đến
vatican để khai mạc sự kiện Thánh Phaolô ngày 20.06. Cũng tương tự, sau
khi loan báo Năm Đức Tin Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đi thăm
Thượng Phụ nầy khi ấy c̣n ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đức Giáo Hoàng đă trao cho
Thượng Phụ một câu ngắn gọn :” Anno Ineunte” (Khai Mạc Năm Thánh), xác
nhận lại rằng Roma và Constantinople là những Giáo Hội Chị Em.
Xét cho cùng, trong
những thế kỷ đầu, Châu Á là nơi phát sinh ba trong số năm Thánh Phụ Kitô
giáo; một ở Châu Phi và một c̣n lại ở Châu Âu – Roma. Tất cả họ chia sẻ
cùng các Sách Thánh như nhau và cùng yêu mến sự tôn thờ Thánh Thề cũng
như sự tôn sùng Mẹ Maria. Với sự trỗi dậy của Châu Âu, vị tŕ đứng đầu
của Roma lan rộng trên đa số các Giáo Hội Chị Em và làm lu mờ một số ít.
Những công đồng đại
kết thiên niên kỷ đầu tổ chức tại Châu Á. Với sự tập trung chú ư luân
phiên thay đổi từ Kinh Thánh và đức tin sang những vấn đề về tín lư và
luật, các công đồng ở thiên niên kỷ thứ hai nầy chuyển hướng về phương
Tây. Và một đà đẩy chính trị song hành đă làm tê liệt các Giáo Hội
phương Đông chỉ c̣n giữ các vai tṛ tượng trưng, trong khi Nghi Lễ La-tinh
lan rộng khắp Châu Á. Ngay đến Công Đồng Vatican II mới nhất đây cũng
giải quyềt chủ yếu các vấn đề liên quan đến phương Tây và thực hiện
những cải cách hợp với xă hội trần tục hoá của nó hơn.
Châu Á có tiếng nói
thấp bé và không có lực chọn về những cải cách nầy. Không kể sự nhượng
bộ trong việc sử dụng ngôn ngữ địa phương vào việc phượng tự, th́ tất cả
mọi cải tổ phụng vụ đều không làm cho các truyền thống đức tin và thờ
phượng sống động của Châu Á cảm nhận được. Chẳng hạn, ngay cả khi các
Giáo Hội phương Đông khẩn thiết cầu xin có một ngày cố định cho lễ Phục
Sinh được một số giám mục Châu Á hậu thuẫn, cũng không được ai để ư đến.
Trong cơn sóng thần
những canh tân, việc tôn sùng Đức Maria tồn tại v́ nó chủ yếu có nền
tảng gia đ́nh. Nhưng truyền thống tôn thờ Thánh Thể và cảm thức về cự
linh thánh của các dân tộc chúng ta bị suy yếu và hủy hoại do cách lập
luận thần học theo thuyết bất khả tri ngay cả trong các chủng viện. Giữa
những rắc rối phức tạp như thế, các tín hữu Công giáo Châu Á sẽ đón chào
Năm Thánh Linh Mục, không chỉ như một dcơ hội để cầu nguyện cho các linh
mục và ơn gọi linh mục mà thôi, mà hơn hết là cho được ơn phục hồi một
chức linh mục và một sự thờ phượng LẤY THÁNH THỂ LÀM TRUNG TÂM ĐIỂM. Bởi
v́ chỉ qua một chức linh mục lấy Thánh Thể làm trung tâm điểm, th́ Giáo
Hội mới có thể dưỡng nuôi các dân tộc chúng ta như là những cộng đồng
Thánh Thể.
V́ Liên HĐGM Châu Á (FABC)
cũng chuẩn bị họp khoáng đại về một chủ đề liên quan, sự tập trung chú ư
toàn Châu lục nầy vào Thánh Thề và chức linh mục phải được nắm lấy như
là một ơn muộn mằn để phục hồi Thánh Thể ở vị trí trung tâm đời sống các
tín hữu Công giáo Á Châu.
Dù sao đi nữa, mặc dù
FABC có nhiều Uỷ Ban để điều phối rất nhiều sinh hoạt, nó lại không có
một ban ngành thường trực cho khía cạnh quan trọng nầy của đời sống Giáo
Hội : thờ phượng và phụng vụ. Một ban phụ trách như thế sẽ có thể chống
lại sự tràn ngập của tục hoá và thuyết bất khả tri đang làm sứt mẻ đức
tin Thánh Thể giữa một số người trẻ Châu Á gồm cả các linh mục và tu sĩ.
Ngay cả những phong trào thời thượng, dự tính làm Giáo Hội thành một bí
tích, cũng không được trở thành một sự lẫn tránh khỏi nhu cầu chính yếu
là phục hồi Bí Tích Cực Thánh nầy lại vị trí trung tâm của nó trong đời
sống Kitô hữu.
Chỉ trong một động
lực đức tin như thế th́ những công việc tông đồ công lư và hoà b́nh mới
t́m thấy được ư nghĩa và lực đẩy tiến tới. Một động lực như thế có thể
làm nhiều hơn cho việc canh tân Giáo Hội đích thực, mà cho tới nay vẫn
bị nhốt kỹ trong ṿng cương toả của luật lệ. Có thể thời gian đă điểm
đối với đức tin Châu Á để đồng hành với Chúa Thánh Thể trong sứ mệnh
đánh thức lại giới trẻ phương Tây. Sự hưởng ứng của họ sẽ lập lại một sự
nhiệt t́nh thật sự chứ không chỉ mang tính tượng trưng và chào mừng Chúa
Giêsu, lần nữa, với một câu “Thưa Thầy, Thầy đi đâu vậy?” [Domine, quo
vadis?] tràn đầy niềm tin.
Nguồn : RESTORING THE
EUCHARISTIC TO CENTRALITY WILL REVIVE FAITH,MISSION
"Living Church in
Asia" by Hector Welgampola (UCAN Column số ngày 10.07.2009)
BTGH chuyển ngữ và giới
thiệu
|