TÔNG HUẤN

BÍ TÍCH YÊU THƯƠNG - SACRAMENTUM CARITATIS

 

Của

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Gửi Các Vị Giám Mục, Hàng Giáo Sĩ, Đời Tận Hiến và Giáo Dân

Về

 

 

 

Phần Một

 

THÁNH THỂ, MỘT MẦU NHIỆM CẦN PHẢI TIN TƯỞNG

 

“Đây là việc làm của Thiên Chúa, đó là quí vị hăy tin vào Đấng Ngài đă sai” (Jn 6:29)

 

 

Đức tin của Giáo Hội nơi Thánh Thể

 

6.         “Mầu nhiệm đức tin!” Với những lời này, những lời được nói ngay sau những lời truyền phép, vị linh mục công bố mầu nhiệm đang được cử hành và bày tỏ cái ngỡ ngàng của ḿnh trước việc biến đổi về bản thể của bánh và rượu thành ḿnh vá máu của Chúa Giêsu, một thực tại vượt quá tất cả mọi kiến thức của con người. Thánh Thể là một “mầu nhiệm đức tin” trên hết: “một tổng kết và tổng tóm đức tin của chúng ta” (13). Đức tin của Giáo Hội thực sự là một niểm tin tưởng Thánh Thể và đức tin này đặc biệt được nuôi dưỡng nơi bàn tiệc Thánh Thể. Đức tin và các bí tích là hai khía cạnh bổ khuyến cho nhau nơi đời sống của giáo hội. Được tác động bởi việc rao giảng lời Chúa, đức tin được nuôi dưỡng và lớn lên trong cuộc gặp gỡ đầy ân sủng với Chúa Phục Sinh nơi các bí t1ich: “đức tin được thể hiện nơi lễ nghi, ngược lại lễ nghi củng cố và kiên cường đức tin” (14) Đó là lư do Bí Tích Bàn Thờ bao giờ cũng là tâm điểm của đời sống Giáo Hội: “nhờ Thánh Thể Giáo Hội hằng được tái sinh!” (15) Niềm tin tưởng thánh thể nơi Dân Chúa càng sinh động th́ càng sâu xa hơn việc chia sẻ đức tin trong đời sống giáo hội qua việc kiên tŕ dấn thân truyền giáo được Chúa Kitô kư thác cho các môn đệ của Người. Chính lịch sử Giáo Hội làm chứng cho điều này. Hết mọi cuộc canh tân lớn lao đều có liên hệ một cách nào đó tới việc tái nhận thức của niềm tin tưởng nơi sự hiện diện thánh thể của Chúa giữa dân Người.

 

Ba Ngôi Thánh và Thánh Thể

 

Bánh từ trời xuống

 

7.         Yếu tố đầu tiên của niềm tin tưởng thánh thể đó là mầu nhiệm về chính Thiên Chúa là t́nh yêu ba ngôi. Trong cuộc đàm đạo với Nicôđêmô, chúng ta thấy vấn đề này được thể hiện một cách sáng ngời: “Thiên Chúa quá yêu thương thế gian đến ban Người Con duy nhất của ḿnh, để những ai tin vào Người th́ không phải chết mà được sự sống trường sinh. V́ Thiên Chúa không sai Con ḿnh vào trần gian để luận phạt thế gian mà để thế gian nhờ Người được cứu độ” (Jn 3:16-17). Những lời này cho thấy nguồn mạch sâu xa của tặng ân Thiên Chúa ban. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu không cống hiến cho chúng ta một “sự vật” mà là bản thân của Người; Người cống hiến cho chúng ta thân ḿnh của Người và tuôn đổ máu của Người. Bởi thế Người ban cho chúng ta tất cả sự sống của Người và mạc khải cho chúng ta thấy nguồn gốc tối hậu của t́nh yêu này. Người là Người Con hằng hữu, được Cha ban cho chúng ta. Trong Phúc Âm, chúng ta nghe thấy cách thức Chúa Giêsu, sau khi nuôi ăn đám đông bằng việc hóa bánh vá cá ra nhiều, nói cùng những ai đă theo Người tới hội đường Caphanaum: “Cha Tôi là Đấng đă ban cho anh chị em bánh thật bởi trời; v́ bánh của Thiên Chúa là Đấng từ trời xuống ban sự sống cho thế gian” (Jn 6:32-33), và thậm chí đồng hóa ḿnh, huyết nhục của ḿnh, với thứ bánh đó: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này sẽ sống đời đời; và bánh tôi sẽ ban cho thế gian được sự sống là thịt của Tôi” (Jn 6:51). Như thế, Chúa Giêsu tỏ ra rằng Người là bánh sự sống được Cha hằng hữu ban cho nhân loại.

 

Tặng ân nhưng không của Ba Ngôi Thánh

 

8.         Thánh Thể mạc khải cho thấy một dự án yêu thương hướng dẫn tất cả lịch sử cứu độ (cf Eph 1:10;3:8-11). Ở đó, Deus Trinitas - vị Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng bản tính là t́nh yêu (cf 1Jn 4:7-8), hoàn toàn trở nên như thuộc về thân phận của con người chúng ta. Nơi h́nh bánh và h́nh rượu, Chúa Kitô hiến ban bản thân ḿnh cho chúng ta nơi bữa ăn vượt qua (cf. Lk 22:14-20; 1 Cor 11:23-26), tất cả sự sống của Thiên Chúa gặp gỡ chúng ta và chia sẻ với chúng ta một cách bí tích. Thiên Chúa là mối hiệp thông yêu thương toàn vẹn giữa Cha, Con và Thánh Linh. Ở chính việc tạo dựng, con người được kêu gọi để có được một chia sẻ nào đó vào hơi thở sự sống của Thiên Chúa (cf Gen 2:7). Thế nhưng, chính nơi Chúa Kitô, Đấng đă chết đi và sống lại, và trong việc tuôn đổ Thánh Thần một cách hết sức dồi dào (cf Jn 3:34), mà chúng ta đă trở nên thành phần được thông dự vào sứ sống thâm sâu nhất của Thiên Chúa (16). Chúa Giêsu Kitô, Đấng “nhờ Thần Linh hằng hữu đă hiến ḿnh một cách tinh tuyền cho Thiên Chúa” (Heb 9:14), làm cho chúng ta, nơi tặng ân Thánh Thể, trở thành những kẻ thông phần vào sứ sống của Thiên Chúa. Đây là một tặng ân hoàn toàn nhưng không, một viên trọn hết sức sung măn của những ǵ Thiên Chúa hứa hẹn. Giáo Hội lănh nhận, cử hành và ca ngợi tặng ân này bằng một đứa tin tuân phục. “Mầu nhiệm đức tin” bởi thế là mầu nhiệm t́nh yêu Ba Ngôi, một mầu nhiệm chúng ta được ơn kêu gọi để tham dự vào. Thế nên, cả chúng ta nữa cũng phải cùng với Thánh Âu Quốc Tinh than lên rằng: “Nếu các bạn thấy được t́nh yêu là các bạn thấy được Ba Ngôi” (17).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20070222_sacramentum-caritatis_en.html