Ư Thức Mầu Nhiệm Thánh Thể
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
4) Thánh Thể là Bảo Chứng Cánh Chung
nơi việc Cử Hành Thánh Lễ
Trong Thông Điệp Giáo Hội Sống Bởi Thánh Thể, Đức Thánh
Cha Gioan Phaolô II đă xác tín Thánh Thể là một Bảo Chứng Cánh Chung ở
khoản số 18 như sau:
• “Lời tung hô của cộng đồng sau phần truyền phép được
chấm dứt một cách rất thích đáng với câu diễn tả cái trục cánh chung là
yếu tố làm nên đặc tính của việc cử hành Thánh Thể (x 1Cor 11:26), đó là
câu ‘cho đến khi Chúa lại đến’. Thánh Thể là một vươn rộng kéo dài tới
đích điểm, là một tiên hưởng niềm vui trọn vẹn như Chúa Kitô hứa hẹn (x
Jn 15:11); Thánh Thể là tiên vọng được thừa hưởng nước trời một cách nào
đó, là ‘một bảo chứng cho vinh quang mai hậu’ (Solemnity of the Body and
Blood of Christ, Second Vespers, Antiphon to the Magnificat). Thánh Thể
chất chứa tất cả những ǵ là tin tưởng đợi trông ‘với một niềm hân hoan
hy vọng về việc tái giáng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế của chúng ta’
(Missale Romanum, Embolism following the Lord's Prayer). Những ai được
Chúa Kitô dưỡng nuôi bằng Thánh Thể không cần phải đời chờ cho đến đời
sau mới thừa hưởng sự sống trường sinh, v́ họ đă chiếm hữu được sự sống
này ngay trên trần gian, như là những hoa trái đầu mùa của một t́nh
trạng toàn măn mai hậu, một t́nh trạng sẽ làm cho con người nên hoàn
thành trọn vẹn. V́ nơi Thánh Thể, chúng ta cũng có cả bảo chứng về việc
phục sinh của thân xác vào ngày tận thế: ‘Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi
th́ có sự sống đời đời, và Tôi sẽ làm cho họ sống lại trong ngày sau hết’
(Jn 6:54). Lời bảo chứng cho việc sống lại sau này ấy phát xuất từ sự
kiện là xác thịt của Con Người được ban hiến như lương thực, là thân thể
của Người ở trong t́nh trạng vinh hiển sau cuộc phục sinh. Lănh nhận
Thánh Thể là chúng ta thực sự tiêu hóa ‘cái bí mật’ của việc phục sinh
vậy”.
Cũng trong Thông Điệp Giáo Hội Sống Bởi Thánh Thể, ở
khoản số 58, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II c̣n lập lại chiều kích cánh
chung của Mầu Nhiệm Thánh Thể liên quan đến Mẹ Maria nói chung và Ca
Vịnh Ngợi Khen của Mẹ nói riêng như sau:
• “Ca Vịnh Ngợi Khen c̣n phản ảnh cả chiều kích cánh
chung của Thánh Thể nữa. Mọi lần Con Thiên Chúa lại đến với chúng ta nơi
‘cảnh bần cùng’ của các h́nh thể bí tích là bánh và rượu th́ các hạt
giống của một gịng lịch sử mới lại được đâm rễ vào thế giới này, một
lịch sử mà kẻ quyền năng ‘bị hạ xuống khỏi ngai ṭa của ḿnh’ và ‘những
ai thấp hèn được nâng lên’ (cf. Lk 1:52). Mẹ Maria hát lên bài ca vịnh
về ‘trời mới’ và ‘đất mới’ là những ǵ thể hiện nơi Thánh Thể việc trông
ngóng của chúng, và ở một nghĩa nào đó, cả chương tŕnh và dự án của
chúng nữa”.
Chiều Kích Cánh Chung của Mầu Nhiệm Thánh Thể nơi Thánh
Lễ được thể hiện và báo trước ngay nơi việc truyền phép, ngay khi Thánh
Thần xuống thánh hóa lễ vật bằng lời truyền phép của vị chủ tế. Bởi v́,
ngay lúc ấy, ngay lúc bánh và rượu là hoa mầu ruộng đất và lao công của
con người được biến thể thành Ḿnh Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô Phục
Sinh.
Đúng thế, Chúa Giêsu Thánh Thể thông ban Sự Sống Hiệp
Thông cho Kitô hữu chi thể của Người để họ được “sự sống viên măn hơn”,
một sự sống trường sinh của thành phần sống cho Vị “Thiên Chúa là Thiên
Chúa của kẻ sống” (Lk 20:38).
Thế nhưng, Sự Sống Hiệp Thông đây không phải chỉ là sự
sống giữa cá nhân Kitô hữu với Chúa Giêsu Thánh Thể họ Hiệp Lễ, mà là Sự
Sống Hiệp Thông với Chúa Giêsu trong Giáo Hội là Nhiệm Thể của Người, cả
Giáo Hội trần thế, lẫn Giáo Hội hiển vinh trên trời với Giáo Hội thanh
tẩy trong luyện h́nh. Đó là lư do trong Phần Hiến Lễ, ở đoạn cuối, Kinh
Nguyện Thánh Thể đă bao gồm cả Giáo Hội tam diện này, thứ tự (theo Kinh
Nguyện Thánh Thể III) là Giáo Hội thiên quốc (qua việc xin Thánh Mẫu và
các thánh chuyển cầu), rồi tới Giáo Hội lữ hành (qua việc cầu cho đích
danh Đức Thánh Cha và vị Giám Mục địa phương cũng như hàng giáo phẩm
toàn cầu), và Giáo Hội thanh luyện (qua việc cầu cho các linh hồn đă ra
đi).
Ngoài ra, Sự Sống Hiệp Thông Kitô hữu nhận lănh trong
Thánh Lễ qua việc Hiệp Lễ là một sự sống viên măn, tức sự sống đầy những
hoa trái cứu độ của Chúa Kitô, một sự sống nơi Thân Nho Chúa Kitô cần
phải làm sao để cũng trổ sinh muôn vàn hoa trái nơi từng Cành Nho Kitô
hữu. Bởi thế, Sự Sống Hiệp Thông Thánh Thể đây liên quan đến cả việc
tông đồ truyền giáo nữa, tức liên quan đến việc để làm sao cho thế gian
nhận biết Chúa Kitô, và nhờ đó cũng được thông dự vào Sự Sống Hiệp Thông
này, đúng như ước nguyện của Chúa Giêsu trong Lời Nguyện Hiến Tế kết Bữa
Tiệc Ly: “Con sống trong họ, Cha sống trong Con, để sự hiệp nhất của họ
được trọn vẹn. Nhờ đó thế gian nhận biết rằng Cha đă sai Con và Cha đă
yêu thương họ như đă thương yêu Con” (Jn 17:23).
Hai khía cạnh hiệp thông Giáo Hội và tông đồ truyền giáo
trên đây của Mầu Nhiệm Thánh Thể nơi việc Cử Hành Thánh Lêă đă được Đức
Thánh Cha Gioan Phaolô II đề cập đến trong Tông Thư về Năm Thánh Thể
“Xin Chúa Ở Với Chúng Con” ở Chương III (Thánh Thể là Nguồn Mạch và là
Biểu Hiện của Hiệp Thông, đặc biệt ở khoản số 19 và 20) và ở Chương IV (Thánh
Thể là Nguyên Lư và là Dự Án ‘Truyền Giáo’, đặc biệt ở khoản số 24 và
25).
|