Ư Thức Mầu Nhiệm Thánh Thể

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

1) Thánh Thể là một Hiện Diện Thực Sự nơi việc Cử Hành Thánh Lễ

 

Trong Thông Điệp Giáo Hội Sống Bởi Thánh Thể, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă xác tín Thánh Thể là một Hiện Diện Thực Sự ở khoản số 15 như sau:

 

• “Việc tái hiện thực một cách bí tích hiến tế của Chúa Kitô, một hiến tế được hiển vinh bởi cuộc phục sinh, nơi Thánh Lễ chất chứa một thứ hiện diện đặc biệt nhất như lời Đức Phaolô VI nói ‘được gọi là ‘có thực’, không phải kiểu loại trừ tất cả mọi kiểu hiện diện khác như những kiểu hiện diện ấy ‘không có thực’, song bởi đây là kiểu hiện diện trọn nghĩa nhất, một hiện diện chính yếu nhờ đó Chúa Kitô, Vị Thiên Chúa Làm Người, hiện diện một cách trọn vẹn và hoàn toàn’ (Encyclical Letter Mysterium Fidei [3 September 1965]: AAS 57 [1965], 764). Điều này là điều lập lại giáo huấn bền vững của Công Đồng Chung Triđentinô, đó là ‘việc thánh hiến bánh và rượu làm biến đổi tất cả bản thể bánh thành bản thể thân ḿnh của Đức Kitô Chúa chúng ta, và tất cả bản thể rượu thành bản thể máu của Người. Giáo Hội Công Giáo thánh thiện đă gọi việc biến đổi này một cách xác đáng và xứng hợp là việc biến thể’ (Session XIII, Decretum de ss. Eucharistia, Chapter 4: DS 1642)”.

 

Đúng thế, trong Thánh Lễ, ngay sau lời truyền phép của vị chủ tế trên bánh và rượu, th́ việc biến thể xẩy ra, biến bản thể bánh trở nên Ḿnh Thánh Chúa Giêsu và biến bản thể rượu trở nên Máu Thánh Chúa Giêsu. Bởi v́, nếu bản thể của tất cả mọi sự ở cái “là” của nó th́ sau lời truyền phép của chủ tế, cái “là” bánh thực sự không c̣n “là” bánh nữa (ngoài h́nh thức bánh), mà “là Ḿnh Thày” và cái “là” rượu không c̣n “là” rượu nữa (ngoài h́nh thức rượu), mà “là Máu Thày”.

 

Sở dĩ việc biến thể này có thể xẩy ra một cách mầu nhiệm trước con mắt đức tin Kitô Giáo nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng là v́ quyền năng của chính lời truyền phép, một lời truyền phép lập lại nguyên văn lời Chúa Kitô lập phép Thánh Thể xưa trong Bữa Tiệc Ly, “những lời là thần linh và là sự sống” (Jn 6:63), “những lời sự sống trường sinh” (Jn 6:68). Đúng thế, sở dĩ lời của Chúa Giêsu có thần lực toàn năng biến thể được bánh và rượu thành Ḿnh Thánh và Máu Thánh của Người là v́ lời của Người đầy Thánh Thần Thiên Chúa, Đấng được vị chủ tế, trong Kinh Nguyện Thánh Thể II, III và IV, ngay trước khi truyền phép kêu cầu ngự đến “thánh hóa những lễ vật này, để trở nên cho chúng tôi Ḿnh và Máu Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng tôi”.

 

Thật vậy, Thánh Thần Thiên Chúa là Tác Nhân trong Mầu Nhiệm Nhập Thể của “Lời hóa thành nhục thể” (Jn 1:14) thế nào (x Lk 1:35; Mt 1:20), đồng thời cũng là Tác Nhân trong Mầu Nhiệm Phục Sinh của Đấng Tử Giá ra sao (x Rm 8:11), những mầu nhiệm đă thực sự xẩy ra trên thế giới này hơn 2000 năm trước đây, những mầu nhiệm đă trở thành hiện thực với một Nhân Vật Lịch Sử mang tên Giêsu Nazarét được sinh ra ở Bêlem và tử nạn ở Giêrusalem, th́ Ngài cũng là Tác Nhân trong Mầu Nhiệm Thánh Thể là mầu nhiệm kéo dài Biến Cố Nhập Thể và Phục Sinh này.

 

Thế nhưng, để việc Hiện Diện Thực Sự của Chúa Giêsu Thánh Thể cực linh có thể xẩy ra, phụng vụ của Giáo Hội cần phải thực hiện những ǵ thiết yếu, như được Giáo Hội, qua Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích tái xác nhận trong Bản Hướng Dẫn “‘Redemptionis Sacramentum’ Về Một Số Vấn Đề Cần Phải Tuân Giữ Hay Tránh Lánh Liên Quan Đến Thánh Thể Cực Linh” (ban hành ngày 23/4/2004), ở Chương 3 sau đây, liên quan đến chất liệu của bánh và rượu, đến kinh nguyện cũng như đến tác động của vị chủ tế trong phần cực trọng nhất của Thánh Lễ này.

 

• “Bánh được dùng để cử hành Hiến Tế Thánh Thể Cực Linh phải là thứ bánh không men, thuần túy lúa miến, và mới được làm để tránh bị hư hoại (Cf. Code of Canon Law, can. 924.2; Missale Romanum, Institutio Generalis, n. 320). Bởi thế, thứ bánh được làm bởi chất khác, cho dù là bằng hạt giống, hay bị pha trộn với thứ chất khác với lúa miến cho đến độ vốn không được coi là bánh lúa miến, th́ không làm nên chất thể hiệu thành cho Hy Tế và Bí Tích Thánh Thể (Cf. S. Congregation for the Discipline of the Sacraments, Instruction, Dominus Salvator noster, 26 March 1929, n. 1: AAS 21 [1929] pp. 631-642, here p. 632). Thật là một lạm dụng trầm trọng trong việc trộn những chất khác, như trái cây, đường hoặc mật ong với bánh để làm thành Thánh Thể. Bánh Thánh cần phải được tỏ tường làm bởi những người chẳng những nổi bật về tính chất liêm chính của họ mà c̣n tài khéo làm việc này với những dụng cụ thích hợp nữa (Cf. ibidem, n. II: AAS 21 (1929) p. 635)” (khoản số 48).

 

• “Rượu được sử dụng trong việc cử hành cực linh Hiến Tế Thánh Thể phải là chất tự nhiên, từ trái nho, tinh khiết và nguyên tuyền, không bị pha trộn với các chất khác (Cf. Lk 22,18; Code of Canon Law, can. 924.1, 3; Missale Romanum, Institutio Generalis, n. 322). Trong khi cử hành cần pha một chút nước lă. Hết sức cẩn thận bảo tŕ rượu được dùng cho việc cử hành Thánh Thể, đừng để bị chua (Cf. Missale Romanum, Institutio Generalis, n. 323). Cấm không được sử dụng loại rượu không rơ về tính chất trung thực hay nguyên tuyền của nó, v́ Giáo Hội cần bảo đảm những điều kiện cần thiết đối với tính cách hiệu thành của các bí tích. Bất cứ v́ lư do nào cũng không được sử dụng những thức uống nào khác, v́ chúng không phải là chất thể hiệu thành”. (khoản số 50).

 

• “Chỉ được sử dụng những Kinh Nguyện Thánh Thể trong Sách Lễ Rôma hay được Ṭa Thánh có thẩm quyền chuẩn nhận, theo cách thức và từ ngữ đă được dọn sẵn. ‘Không thể chấp nhận việc có một số Linh Mục cho rằng ḿnh có quyền sáng chế ra những Kinh Nguyện Thánh Thể riêng’ (Pope John Paul II, Apostolic Letter, Vicesimus quintus annus, n. 13, AAS 81 (1989), hay thay đổi bản văn đă được Giáo Hội công nhận, hoặc xen vào những bản văn khác được những cá nhân riêng tư nào đó sáng tác (S. Congregation for the Sacraments and Divine Worship, Instruction, Inaestimabile donum, n. 5: AAS 72 (1980) pp. 335)”. (khoản số 51).

 

• “Việc công bố Kinh Nguyện Thánh Thể, tự bản chất là tột đỉnh của tất cả cuộc cử hành Thánh Thể, xứng hợp cho Linh Mục theo Chức Thánh của ngài. Bởi thế việc lạm dụng xẩy ra khi để cho một Phó Tế, một thừa tác viên giáo dân, hay bởi một phần tử cá nhân tín hữu, hoặc bởi chung tất cả mọi thành phần tín hữu đọc một số phần của Kinh Nguyện Thánh Thể. Vậy chỉ có Linh Mục mới được toàn quyền đọc Kinh Nguyện Thánh Thể mà thôi (Cf. Pope John Paul II, Encyclical Letter, Ecclesia de Eucharistia, n. 28: AAS 95 [2003] p. 452; Missale Romanum, Institutio Generalis, n. 147; S. Congregation for Divine Worship, Instruction, Liturgicae instaurationes, n. 4: AAS 62 [1970] p. 698; S. Congregation for the Sacraments and Divine Worship, Instruction, Inaestimabile donum, n. 4: AAS 72 [1980] p. 334)”. (khoản số 52).

 

• “Trong khi vị Linh Mục công bố Kinh Nguyện Thánh Thể th́ ‘không đọc một kinh nguyện nào khác hay ca hát, và dương cầm hoặc các nhạc cụ khác đều phải lặng yên’ (Missale Romanum, Institutio Generalis, n. 32), trừ những lời than của cộng đồng đă được xứng hợp cho phép, như đề cập dưới đây”. (khoản số 53).

 

• “Ở một số nơi xẩy ra việc lạm dụng là vị Linh Mục bẻ bánh thánh vào lúc truyền phép trong Thánh Lễ. Việc lạm dụng này phản với truyền thống của Giáo Hội. Nó cần phải bị bác bỏ và sữa lại liền”. (khoản số 55).