TÔNG HUẤN
BÍ TÍCH YÊU THƯƠNG
- SACRAMENTUM CARITATIS
Của
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
Gửi Các Vị
Giám Mục, Hàng Giáo Sĩ, Đời Tận Hiến và Giáo Dân
Về
Phần Ba
THÁNH THỂ,
MỘT MẦU NHIỆM CẦN PHẢI ĐƯỢC SỐNG
“Như Cha
hằng sống đă sai Tôi và Tôi sống bởi Cha thế nào
th́ ai ăn
Tôi cũng sẽ sống bởi Tôi như thế” (Jn 6:57)
Linh
đạo và văn hóa Thánh Thể
77. Ư
nghĩa thay, các Nghị Phụ đă nói rằng “thành phần tín hữu Kitô giáo cần
hiểu biết đầy đủ hơn nữa về mối liên hệ giữa Thánh Thể và cuộc sống hằng
ngày của họ. Linh đạo Thánh Thể không phải chỉ là việc tham dự Thánh Lễ
và tôn sùng Bí Tích Thánh. Nó bao gồm cả cuộc sống” (216). Nhận định này
là những ǵ đặc biệt khôn ngoan đối với trường hợp của chúng ta ngày
nay. Cần phải nh́n nhận rằng một trong những tác dụng trầm trọng nhất
của t́nh trạng tục hóa vừa được đề cập tới đó là nó loại trừ đức tin
Kitô giáo ra ngoài lề cuộc sống như thể đức tin chẳng có liên quan ǵ
tới các sự vụ hằng ngày. Cái phù phiếm của lối sống – “như không có
Thiên Chúa” – này giờ đây trở thành hiển nhiên với hết mọi người. Ngày
nay cần phải tái nhận thức rằng Chúa Giêsu Kitô không phải chỉ là một
niềm xác tín tư riêng hay một ư nghĩ trừu tượng, mà là một con người
thực sự, một con người thuộc về lịch sử của loài người có khả năng canh
tân đời sống của hết mọi con người nam nữ. Bởi thế, Thánh Thể, như nguồn
mạch và là tột đỉnh của đời sống và sứ vụ của Giáo Hội, cần phải được
chuyển dịch thành linh đạo, thành cuộc đời để sống “theo Thần Linh” (Rm
8:4ff; cf.Gal 5:16,25). Thật là ư nghĩa khi Thánh Phaolô, trong đoạn Thư
gửi Tín Hữu Rôma là đoạn ngài kêu gọi thành phần thính giả của ngài hăy
hiến dâng một việc tôn thờ thiêng liêng mới, cũng nói về nhu cầu cần
phải thay đổi cách sống và suy nghĩ của họ: “Anh em đừng chiều theo thế
gian này mà là hăy biến đổi bởi việc canh tân tâm trí của anh em, nhờ
đó anh em có thể chứng tỏ những ǵ là ư muốn của Thiên Chúa, những ǵ
là thiện hảo, đáng chấp nhận và vẹn toàn” (12:2). Như thế, vị Tông Đồ
Dân Ngoại này nhấn mạnh đến cái liên hệ giữa việc tôn thờ thiêng liêng
đích thực và nhu cầu cần đến một đường lối mới về hiểu biết và sống cuộc
đời của ḿnh. Một phần toàn vẹn nơi h́nh thức Thánh Thể của đời sống
Kitô hữu đó là cách thức suy nghĩ mới, “để chúng ta không c̣n là trẻ con
bị nghiêng ngả và lôi cuốn theo hết mọi chiều gió lư thuyết” (Eph 4:14).
Thánh
Thể và việc truyền bá phúc âm hóa các nền văn hóa
78. Như
thế, từ những ǵ đă nói, rơ ràng là mầu nhiệm Thánh Thể đặt chúng ta
vào cuộc đối thoại với những nền văn hóa khác nhau, thế nhưng một
cách nào đó cũng thánh đố những nền văn hóa ấy (217). Tính chất
liên văn hóa của việc tôn thờ mới này, logiké latreía, cần phải
được nhận thấy. Sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô và việc tuôn đổ Thánh
Thần là những biến cố có thể bao gồm hết mọi thực tại về văn hóa và mang
đến cho nó men Phúc Âm. Thế nên chúng ta cần phải dấn thân cổ vơ việc
truyền bá phúc âm hóa các nền văn hóa, ư thức rằng chính Chúa Kitô là sự
thật cho hết mọi con người nam nữ cũng như cho toàn thể lịch sử của con
người. Thánh Thể trở nên một tiêu chuẩn cho việc chúng ta thẩm định hết
mọi sự Kitô Giáo gặp thấy nơi các nền văn hóa khác nhau. Trong tiến
tŕnh nhận thức quan trọng này, chúng ta có thể cảm nhận trọn vẹn ư
nghĩa của lời Thánh Phaolô kêu gọi, trong Bức Thư Thứ Nhất gửi tín hữu
Thessalonica, là “hăy thử hết mọi sự; và giữ lấy những ǵ là thiện hảo”
(5:21).
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20070222_sacramentum-caritatis_en.html
|