|
TÔNG HUẤN
BÍ TÍCH YÊU THƯƠNG
- SACRAMENTUM CARITATIS
Của
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
Gửi Các Vị
Giám Mục, Hàng Giáo Sĩ, Đời Tận Hiến và Giáo Dân
Về
Phần Ba
THÁNH THỂ,
MỘT MẦU NHIỆM CẦN PHẢI ĐƯỢC SỐNG
“Như Cha
hằng sống đă sai Tôi và Tôi sống bởi Cha thế nào
th́ ai ăn
Tôi cũng sẽ sống bởi Tôi như thế” (Jn 6:57)
Sống
luật buộc giữ Ngày Chúa Nhật
73. Ư
thức về nguyên tắc quan trọng mới mẻ về việc Thánh Thể truyền đạt cho
Kitô hữu này, các Nghị Phụ tái khẳng định tấm vóc quan trọng của việc
buộc giữ ngày Chúa Nhật đối với tất cả mọi tín hữu, coi nó như là một
mạch nguồn của tự do chân thực giúp họ có thể sống mỗi ngày theo những
ǵ họ cử hành vào “Ngày của Chúa”. Đời sống đức tin bị hiểm nguy khi
chúng ta mất đi ước muốn thông phần vào việc cử hành Thánh Thể cùng với
việc tưởng niệm cuộc chiến thắng vượt qua của Thánh Thể. Việc tham dự
vào cộng đồng phụng vụ Chúa Nhật với tất cả mọi anh chị em của ḿnh, với
những ai chúng ta được làm nên một thân thể trong Chúa Giêsu Kitô, là
những ǵ đ̣i hỏi theo lương tâm của Kitô hữu chúng ta và đồng thời cũng
giúp vào việc h́nh thành lương tâm ấy. Việc mất đi ư nghĩa của Ngày Chúa
Nhật là Ngày của Chúa, một ngày cần phải được thánh hóa, là triệu chứng
của một thứ mất mát đi cái cảm quan chân thực về tự do Kitô giáo, thứ tự
do của thành phần con cái Thiên Chúa (206). Ở đây một số nhận định của
vị tiền nhiểm khả kính của tôi là Đức Gioan Phaolô II trong Tông Thư
Dies Domini – Ngày của Chúa (207) vẫn tiếp tục c̣n giá trị quan trọng.
Khi nói về các chiều kích khác nhau của việc cử hành Chúa Nhật của Kitô
giáo, ngài nói rằng chính Ngày của Chúa liên quan tới công cuộc tạo dựng,
Ngày của Chúa – Dies Domini như là ngày của một cuộc tân tạo và
của tặng ân Thánh Linh bởi Chúa Phục Sinh. Ngày của Giáo Hội - Dies
Ecclesiae như là ngày cộng đồng Kitô hữu qui tụ lại để cử hành, và
Ngày của con người – Dies hominis như là ngày của hân hoan, nghỉ
ngơi và bác ái huynh đệ.
Bởi thế Chúa
Nhật trở thành như là một ngày thánh từ ban đầu, khi tất cả mọi tín hữu,
bất cứ ở đâu, có thể trở thành thành phần loan tin vui về và bảo hộ cho
ư nghĩa đích thực của thời gian. Nó mang lại cho Kitô hữu ư nghĩa cuộc
đời và một cách thức mới cảm nghiệm thời gian, những mối liên hệ, việc
làm, sự sống và sự chết. Bởi vậy, vào Ngày của Chúa các nhóm của Giáo
Hội cần phải tổ chức, quanh Thánh Lễ, những hoạt động của cộng đồng Kitô
hữu, những tụ họp về xă hội, những chương tŕnh dạy dỗ đức tin cho trẻ
em, giới trẻ và người lớn, những cuộc hành hương, các việc làm bác ái,
và những giây phút cầu nguyện khác nhau. V́ những thứ giá trị quan trọng
này – vẫn biết là tối Thứ Bảy, bắt đầu với Giờ Kinh Tối Thứ Nhất, đă
thuộc về Ngày Chúa Nhật và là một thời điểm có thể làm trọn trách nhiệm
Ngày Chúa Nhật – chúng ta cần nhớ rằng chính Chúa Nhật là ngày cần phải
giữ cho thánh hảo, kẻo ngày này cuối cùng trở thành một ngày “trống vắng
Thiên Chúa” (208).
Ư nghĩa
của việc nghỉ ngơi và của việc làm
74. Sau
hết, ngày nay rất cần phải nhớ rằng ngày của Chúa cũng là ngày nghỉ ngơi
thôi làm việc nữa. Rất hy vọng rằng sự kiện này cũng sẽ được xă hội dân
sự công nhận, nhờ đó cá nhân con người có thể được phép khỏi phải làm
việc mà không bị trừng phạt. Kiô hữu, không phải là không căn cứ vào ư
nghĩa của Ngày Hưu Lễ theo truyền thống Do Thái, đă thấy nơi Ngày của
Chúa là một ngày nghỉ ngơi khỏi những gắng gỏi hằng ngày của ḿnh. Đây
là một điều rất có ư nghĩa, v́ nó tương đối hóa việc làm và hướng
nó về con người: việc làm ccho con người chứ không phải con người cho
việc làm. Cũng dễ thấy được việc này thực sự bảo vệ con người nam nữ,
giải phóng họ khỏi h́nh thức khả dĩ trở thành nô lệ. Như tôi có dịp đă
nói, “việc làm có tầm vóc quan trọng đối với tầm mức hoàn trọn của con
người cũng như đối với việc phát triển của xă hội. Bởi thế, nó bao giờ
cũng cần phải được nh́n nhận và thi hành làm sao để hoàn toàn tôn trọng
phẩm vị của con người và bao giờ cũng cần phải phục vụ cho công ích.
Đồng thời vấn đề cần thiết ở đây là con người không được để ḿnh trở
thành nô lệ cho việc làm hay thần tượng hóa nó, cho rằng để t́m thấy nơi
nó ư nghĩa tối hậu và sau cùng của đời sống” (209). Chính vào ngày được
dâng cho Thiên Chúa này mà con người nam nữ mới hiểu được ư nghĩa của
đời sống ḿnh và cả việc làm của ḿnh (210).
Các
cuộc tụ họp Chúa Nhật thiếu vắng linh mục
75.
Việc tái nhận thức được ư nghĩa của việc cử hành Chúa Nhật đối với đời
sống của Kitô hữu tự nhiên dẫn tới một mối quan tâm về vấn đề của những
cộng đồng Kitô hữu thiếu linh mục, và v́ thế là nơi sẽ không thể cử hành
Lễ vào Ngày của Chúa. Ở đây cần phải nói rằng có nhiều trướng hợp khác
nhau xẩy ra. Thượng Nghị trước hết đă khuyên giục rằng tín hữu cần phải
đến một trong những nhà thời trong Giáo Phận của ḿnh là nơi chắc chắn
có sự hiện diện của linh mục, thậm chí điều đ̣i hỏi này cần phải trả một
giá hy sinh nào đó (211). Bất cứ ở đâu có những khoảnh cách quá xa thực
tế không thể thực hiện viện tham dự vào Thánh Thể Chúa Nhật, th́ các
cộng đồng Kitô hữu này vẫn cần phải qui tụ lại với nhau để ca ngợi Chúa
và tưởng niệm Ngày được giành cho Ngài. Tuy nhiên, điều này cần được kèm
theo bởi sự hướng dẫn thích đáng về sự khác nhau giữa Thánh Lễ và những
việc qui tụ Chúa Nhật thiếu vắng linh mục. Việc chăm sóc mục vụ của Giáo
Hội cần phải được thể hiện ở trường hợp thiếu linh mục bằng việc bảo đảm
là phụng vụ lời Chúa – được hướng dẫn bởi một vị phó tế hay một vị lănh
đạo cộng đồng là thành phần được thẩm quyền tương hợp ủy thác đàng hoàng
– được thi hành theo một nghi thức đặc biệt được soạn dọn và Hội Đồng
Giám Mục phê chuẩn cho mục đích này (212). Tôi lập lại là chỉ có các
Đấng Bản Quyền mới có thể ban năng quyền cho rước lễ ở những việc phụng
vụ như thế, khi lưu ư tới nhu cầu cần phải có khả năng phân biệt nào đó.
Hơn nữa, cần phải lưu ư là những cộng đồng này không gây ra lầm lẫn về
vai tṛ chính yếu của linh mục và các bí tích nơi đời sống của Giáo Hội.
Tầm quan trọng của vai tṛ này được trao cho giáo dân, thành phần cần
được cám ơn về việc dấn thân của họ trong việc phục vụ cộng đồng của
ḿnh, không bao giờ làm lu mờ đi thừa tác vụ bất khả châm chước của các
linh mục đối với đời sống của Giáo Hội (213). Bởi thế, cần phải lưu ư
tới việc bảo đảm là những cộng đồng thiếu vắng ấy không khuyến khích
những nhăn quan của giáo hội học bất tương hợp với sự thật của Phúc Âm
và truyền thống của Giáo Hội. Trái lại, chúng cần phải là những giây
phút đặc biệt nguyện cầu cùng Thiên Chúa sai tới các vị linh mục hợp với
ư muốn của Ngài. Về vấn đề này, thật là cảm động cckhi đọc những lời của
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong các Bức Thư Gửi Cho Các Linh Mục
Thứ Năm Tuần Thánh 1979 về những nơi tín hữu, bị thiếu linh mục bởi một
chế độ độc tài, đến gặp gỡ nhau ở một nhà thờ hay một đền thánh, đặt lên
bàn thờ chiếc giây stola họ vẫn giữ được và đọc các kinh nguyện ccủa
phụng vụ Thánh Thể, giữ thinh lặng “vào lúc tương đương với việc biến
thể” như một dấu hiệu cho thấy “họ thiết tha khao khát nghe những lời mà
chỉ có công hiệu khi được thốt ra từ môi miệng của vị linh mục” (214) ra
sao. Ư thức như thế, và quan tâm tới thiện ích khôn sánh xuất phát từ
việc cử hành Thánh Thể, tôi xin tất cả các linh mục hăy sẵn sàng viếng
thăm và thương xuyên bao nhiêu có thể các cộng đồng được kư thác cho
việc chăm sóc mục vụ của ḿnh, kẻo các cộng đồng ấy vẫn cứ thiếu vắng bí
tích yêu thương quá lâu.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20070222_sacramentum-caritatis_en.html
|
|