TÔNG HUẤN

BÍ TÍCH YÊU THƯƠNG - SACRAMENTUM CARITATIS

 

Của

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Gửi Các Vị Giám Mục, Hàng Giáo Sĩ, Đời Tận Hiến và Giáo Dân

Về

 

 

 

Phần Hai

 THÁNH THỂ, MỘT MẦU NHIỆM CẦN PHẢI CỬ HÀNH

 

«Thật thế, thật thế, Tôi bảo cho các người biết,

không phải Moisen đă cho các người bánh bởi trời

mà là Cha Tôi đă ban bánh thực từ trời” (Jn 6:32)

 

 Cấu trúc của việc cử hành Thánh Thể

 

43.       Sau khi đề cập tới những yếu tố quan trọng hơn về nghệ thuật cử hành được khơi lên trong Thượng Nghị, giờ đây tôi muốn hướng tới một số khía cạnh đặc biệt về cấu trúc của việc cử hành Thánh Thể là những ǵ đ̣i phải đặc biết chú trọng vào lúc này đây, nếu chúng ta muốn trung thành với ư hướng chủ yếu của vấn đề canh tân phụng vụ được Công Đồng Chung Vaticanô II kêu gọi, liên tục với truyền thống cao cả của Giáo Hội.  

Mối hiệp nhất nội tại của tác động phụng vụ 

44.       Trước hết, cần phải suy nghĩ về mối hiệp nhất vốn có của nghi thức Thánh Lễ. Cả trong việc hướng dẫn giáo lư cũng như nơi cách thức cử hành thực sự, người ta cần phải tránh đừng gây ấn tượng là hai phần của nghio thức này chỉ là những ǵ kế cạnh nhau. Phụng vụ lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể, với những nghi thức mở đầu và kết thúc, “liên hệ chặt chẽ với nhau đến nỗi cả hai làm nên chỉ một tác động tôn thờ duy nhất” (132). Lời Chúa và Thánh Thể có một mối liên hệ nội tại với nhau. Từ việc lắng nghe lời Chúa, đức tin được phát sinh và củng cố (cf. Rm 10:17); nơi Thánh Thể, Lời đă hóa thành nhục thể ban ḿnh cho chúng ta như là lương thực thiêng liêng (133). Bởi thế, “từ hai bàn tiệc lời Chúa và Ḿnh Chúa Kitô này, Giáo Hội lănh nhận và cống hiến cho tín hữu bánh sự sống” (134). Vậy cần phải liên lỉ nhớ rằng lời Chúa, được Giáo Hội đọc và công bố trong phụng vụ, là những ǵ dẫn tới Thánh Thể như là đích điểm bẩm sinh của ḿnh.  

Phụng vụ lời Chúa 

45.       Cùng với Thượng Nghị, tôi mong muốn rằng phụng vụ lời Chúa bao gờ cũng phải cẩn thận sửa soạn và cử hành. Bởi thế, tôi thiết tha muốn là cần phải làm hết sức để bảo đảm rằng việc loan truyền phụng vụ lời Chúa được ủy thác cho những người đọc dọn trước đàng hoàng. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng “khi Thánh Kinh được đọc lên trong Giáo Hội th́ chính Chúa nói cùng dân của Ngài, và Chúa Kitô, hiện diện nơi lời của Người, loan báo Phúc Âm” (135). Khi hoàn cảnh cho phép, có thể cống hiến một vài lời vắn tắt dẫn nhập để giúp tín hữu tập trung tư tưởng. Nếu hiểu cho đích đáng th́ lời Chúa cần phải được lắng nghe và chấp nhận bằng một tinh thần hiệp thông với Giáo Hội và bằng một ư thức rơ ràng về mối hiệp nhất của lời Chúa với bí tích Thánh Thể. Thật vậy, lời chúng ta công bố và chấp nhận là Lời đă hóa thành nhục thể (cf Jn 1:14); lời này liên hệ bất khả phân ly với bản thân của Chúa Kitô cũng như với cách thức bí tích của việc Người liên tục hiện diện giữa chúng ta. Chúa Kitô không nói trong quá khứ, nhưng trrong hiện tại, thậm chí Người đang hiện diện nơi tác động phụng vụ. Trong bối cảnh bí tích này của mạc khải Kitô giáo (136), th́ kiến thức và việc học hỏi lời Chúa giúp chúng ta có thể khá hơn trong việc cảm nhận, cử hành và sống Thánh Thể. Cả ở đây nữa, chúng ta có thể thấy đúng biết bao câu nói “không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô” (137).  

Để được như thế, tín hữu cần được giúp đỡ để cảm nhận những ǵ là phong phú của Thánh kinh được thấy nơi sách bài đọc qua những hoạt động mục vụ, qua phụng vụ lời Chúa và bài đọc khi cầu nguyện (lectio divina). Cần phải nỗ lực để khuyến khích những h́nh thức cầu nguyện được truyền thống củng cố, như Phụng Vụ Giờ Kinh, nhất là Kinh Ban Mai, Kinh Tối và Kinh Đêm, cũng như những cử hành ngày vọng áp. Bằng việc cầu nguyện các bài Thánh Vịnh, các bài đọc Thánh Kinh và những bài đọc được rút tỉa từ truyền thống lớn lao trong Giờ Kinh Thần Vụ, chúng ta có thể cảm nghiệm sâu xa hơn về biến cố của Chúa Kitô và về công cuộc cứu độ, một cảm nghiệm trái lại làm phong phú việc chúng ta hiểu biết và tham dự vào việc cử hành Thánh Thể (138).   

Bài giảng 

46.       V́ tầm quan trọng của lời Chúa mà phẩm chất của bài giảng cần phải được cải tiến. Bài giảng “là một phần của tác động phụng vụ” (139), và có mục đích nuôi dưỡng việc hiểu biết sâu xa hơn lời Chúa, nhờ đó lời Chúa có thể sinh hoa kết trái trong đời sống của người tín hữu. Bởi thế, các vị thừa tác viên thánh chức cần phải “cẩn thận sửa soạn bài giảng, căn cứ vào một kiến thức hoàn toàn đầy đủ về Thánh Kinh” (140). Cần phải tránh đi những bài giảng tổng quan và trừu tượng. Tôi đặc biệt xin những vị thừa tác viên này hăy giảng làm sao để bài giảng liên hệ chặt chẽ việc loan báo lời Chúa với việc cử hành có tính cách bí tích này (141) cũng như với đời sống của cộng đồng, nhờ đó lời Chúa thực sự trở thành dưỡng chất sống c̣n và là sức đỡ nâng của Giáo Hội (142). Không được quên mất mục đích giáo lư và huấn dụ của bài giảng. Trong diễn tŕnh của phụng niên, cũng thích đáng trong việc cống hiến cho tín hữu, một cách khôn ngoan và căn cứ vào sách bài đọc chu kỳ 3 năm, những bài giảng “theo chủ đề” về những đề tài lớn của đức tin Kitô giáo, dựa theo những ǵ đă được Huấn Quyền lấy thế giá phác họa thành bốn “trụ cột” cho Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo và cuốn Tổng Tóm mới đây, tức là việc tuyên xưng đức tin, việc cử hành mầu nhiệm Kitô giáo, đời sống trong Chúa Kitô và việc cầu nguyện của Kitô giáo (143).

 (c̣n tiếp)

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20070222_sacramentum-caritatis_en.html