TÔNG HUẤN

BÍ TÍCH YÊU THƯƠNG - SACRAMENTUM CARITATIS

 

Của

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Gửi Các Vị Giám Mục, Hàng Giáo Sĩ, Đời Tận Hiến và Giáo Dân

Về

 

 

 

Phần Hai

 THÁNH THỂ, MỘT MẦU NHIỆM CẦN PHẢI CỬ HÀNH

 

«Thật thế, thật thế, Tôi bảo cho các người biết,

không phải Moisen đă cho các người bánh bởi trời

mà là Cha Tôi đă ban bánh thực từ trời” (Jn 6:32)

 

 Cấu trúc của việc cử hành Thánh Thể

 

Việc hiến dâng các tặng vật

 

47.       Các Nghị Phụ cũng lưu ư tới vấn đề dâng của lễ. Không được coi việc này chỉ là một “khoảng cách” giữa phụng vụ lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể. Nghĩ như thế sẽ đi tới chỗ làm suy yếu ít là ư nghĩa về một nghi thức duy nhất được làm nên bởi hai phần kết lại với nhau. Cử chỉ khiêm tốn và đơn sơ này thực ra rất quan trọng, ở chỗ, nơi bánh và rượu chúng ta mang lên bàn thờ, tất cả mọi tạo vật đang được Chúa Kitô là Đấng Cứu Chuộc bao gồm để được biến đổi và hiến dâng lên Chúa Cha (144). Theo đó, chúng ta cũng mang lên bàn thờ tất cả mọi đớn đau và khổ đau của thế giới, tin tưởng rằng hết mọi sự đều có giá trị trước nhan Chúa. Ư nghĩa đích thực của cử chỉ này có thể được rơ ràng thể hiện mà không cần đến những thứ nhấn mạnh hay phức tạp không tương xứng. Nó giúp chúng ta có thể cảm nhận được việc thiên Chúa mời gọi con người ra sao trong việc tham dự vào cuộc hoàn trọn công việc của Ngài, nhờ đó, cống hiến cho vấn đề lao công của con người ư nghĩa đích thực của nó, v́, nhờ việc cử hành Thánh Thể, nó được liên kết với hy tế cứu chuộc của Chúa Kitô.

 

Kinh Nguyện Thánh Thể

 

48.       Kinh Nguyện Thánh Thể là “tâm điểm và là tột đỉnh của toàn thể việc cử hành này” (145). Tầm quan trọng của nó đáng được đề cao một cách thích đáng. Các Kinh Nguyện Thánh Thể khác nhau trong Sách Lễ đă được truyền đến chúng ta bởi Truyền Thống sống động của Giáo Hội và đáng chú ư tới tính chất phong phú khôn lường về thần học và thiêng liêng của những kinh nguyện này. Thành phần tín hữu cần được giúp để có thể cảm nhận được tính chất phong phú ấy. Ở đây Bản Hướng Dẫn Tổng Quan Sách Lễ Rôma là những ǵ có thể hữu ích, với bản liệt kê của nó về những yếu tố căn bản của hết mọi Kinh Nguyện Thánh Thể: tạ ơn, tung hô, xin Thánh Linh ngự xuống, lời tŕnh thuật về việc thiết lập Thánh Thể và lời truyền phép, hồi tưởng, hiến dâng, chuyển cầu và lời ngợi ca cuối cùng (146). Linh đạo thánh thể và suy tư thần học đặc biệt được gia tăng nếu chúng ta chiêm ngắm nơi cái trùng lập này mối hiệp nhất sâu xa giữa lời kêu cầu Thánh Linh và lời tŕnh thuật về việc thiết lập Thánh Thể (147), nhờ đó “hy tế được thực hiện những ǵ chính Chúa Kitô thiết lập ở Bữa Tiệc Ly” (148). Thật vậy, “Giáo Hội van xin quyền năng của Chúa Thánh Thần để những lễ vật do bàn tay con người hiến dâng được thánh hiến, tức là, trở nên Ḿnh và Máu Chúa Kitô, và để Tế Vật tinh tuyền được hiệp lễ thành ơn cứu độ cho những ai dự phần” (149).

 

Cử chỉ chúc b́nh an

 

49.       Tự bản chất của ḿnh, Thánh Thể là bí t1ich của b́nh an. Nơi Thánh Lễ, chiều kích này của mầu nhiệm Thánh Thể được thể hiện đặc biệt nơi dấu chúc b́nh an. Thật sự là dấu hiệu này có một giá trị lớn lao (cf Jn 14:27). Trong thời đại của chúng ta, một thời đại đầy những sợ hăi và xung khắc, cử chỉ này đặc biệt trở nên hùng hồn, khi Giáo Hội càng ngày càng ư thức được trách nhiệm của ḿnh trong việc thiết tha cầu nguyện cho tặng ân ḥa b́nh và hiệp nhất cho chính ḿnh cũng như cho toàn thể gia đ́nh nhân loại. Thực sự là có một ước muốn bất khả đàn áp hơi hết mọi tâm can mong mỏi ḥa b́nh. Giáo Hội kêu gọi niềm hy vọng ḥa b́nh và ḥa giải xuất phát từ hết mọi con người nam nữ thiện tâm, hướng nó về Đấng “là ḥa b́nh của chúng ta” (Eph 2:14) và là Đấng có thể mang ḥa b́nh đến cho cá nhân cũng như các dân tộc khi tất cả mọi nỗ lực của nhân loại bị thất bại.  Bởi thế chúng ta có thể hiểu được cái cảm xúc rất thường được cảm thấy trong khi trao đổi dấu hiệu b́nh an ở cuộc cử hành phụng vụ. Cho dù là thế, trong cuộc Thượng Nghị, đă bàn đến tính cách thích đáng của việc giới hạn hơn nữa nơi cử chỉ này, một cử chỉ có thể trở thành quá đà và gây ra chia trí làm sao ấy nơi cộng đồng ngay trước khi rước Lễ. Cần phải nhớ rằng không mất mát ǵ khi dấu hiệu chào chúc b́nh an có đặc tính điềm đạm là những ǵ bảo tŕ tính thần thích đáng của việc cử hành này, chẳng hạn như khi nó được giới hạn với người kế ngay bên của ḿnh (150).

 

Việc cho Rước Lễ và việc Rước Lễ

 

50.       Một giây phút khác của việc cử hành cần phải được đề cập tới là việc cho Rước Lễ và chịu Lễ. Tôi xin hết mọi người, nhất là các vị thừa tác viên thánh chức và những ai, sau khi được sửa soạn đầy đủ và trong những trường hợp cần thiệt đích thực, được cho phép thi hành thừa tác vụ cho Rước Lễ, hăy hết sức cố gắng để bảo đảm rằng tác động đơn sơ này giữ được tính cách quan trọng của nó như là một cuộc gặp gỡ riêng tư với Chúa Giêsu trong phép bí tích này. Đối với các qui định hướng dẫn việc thi hành đúng đắn về vấn đề này, tôi xin xem lại những văn kiện được ban hành gần đây (151). Tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu phải trung thành tuân giữ những qui định hiện hành, thấy nơi chúng một thể hiện niềm tin tưởng và ḷng mến yêu mà tất cả chúng ta cần phải tỏ ra đối với bí tích cao cả này. Ngoài ra, thời điểm quí báu để tạ ơn sau hiệp lễ cũng không được coi thường: ngoài việc hát một bài thánh ca thích hợp, cũng rất ích lợi cho việc thầm thĩ trong thinh lặng (152).

 

Về vấn đề này, tôi muốn lưu ư tới một vấn đề về mục vụ ngày nay thường gặp phải. Tôi đang muốn nói tới sự kiện là ở vào một số trường hợp nào đó – chẳng hạn, các Thánh Lễ hôn phối, lễ mồ và tương tự như thế – ngoài những người Công Giáo sống đạo có thể c̣n những người khác đă lâu không tham dự Thánh Lễ hay sống trong một hoàn cảnh không được lănh nhận các phép bí tích. Vào những lúc khác có những phần tử thuộc những giáo phái Kitô giáo khác và thậm chí những tôn giáo khác tham dự. Những trường hợp tương tự có thể xẩy ra ở các nhà thờ thường được viếng thăm, nhất là những khu du lịch. Vào những trường hợp ấy, cần phải t́m cách vắn tắt và rơ ràng nhắc nhở những ai hiện diện về ư nghĩa của việc hiệp lễ và những điều kiện cần có để được Rước Lễ. Trong hoàn cảnh bất khả bảo đảm được rằng ư nghĩa của Thánh Thể được cảm nhận xứng đáng th́ nên xét tới vấn đề thay thế việc cử hành Thánh Lễ bằng việc cử hành lời Chúa (153).

 

Tan lễ: “Ite, missa est – Hăy đi, Lễ đă hết”

 

51.       Sau hết, tôi muốn vắn tắt nói về những nhận định của các Nghị Phụ liên quan tới vấn đề giải tán ở cuối cuộc cử hành Thánh Thể. Sauk hi ban phép lành, vị phó tế hay vị linh mục giải tán dân chúng bằng câu: Ite, missa est. Những lời này giúp chúng ta nắm bắt được mối liên hệ giữa Thánh Lễ vừa được cử hành với sứ vụ của Kitô hữu trong thế giới. Thuở xưa missa chỉ có nghĩa là “giải tán”. Tuy nhiên, bằng việc sử dụng của Kitô giáo, nó từ từ có được một ư nghĩa sâu xa hơn. Chữ “giải tán’ đă bao hàm cả một “sứ vụ”. Mấy lời này diễn tả một cách xúc tích bản chất truyền giáo của Giáo Hội. Dân Chúa cần được giúp cho hiểu biết rơ ràng hơn chiếu kích thiết yếu này của đời sống Giáo Hội, lấy việc giải tán này như là một khởi điểm. Theo chiều hướng ấy th́ cũng hữu ích trong việc cung cấp các bản văn mới, được chuẩn nhận đàng hoàng, để cầu nguyện trên dân chúng và phép lành cuối cùng, để làm cho mối liên hệ này được rơ ràng minh bạch (154).

 

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20070222_sacramentum-caritatis_en.html