TÔNG HUẤN

BÍ TÍCH YÊU THƯƠNG - SACRAMENTUM CARITATIS

 

Của

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Gửi Các Vị Giám Mục, Hàng Giáo Sĩ, Đời Tận Hiến và Giáo Dân

Về

 

 

 

Phần Hai

 THÁNH THỂ, MỘT MẦU NHIỆM CẦN PHẢI CỬ HÀNH

 

«Thật thế, thật thế, Tôi bảo cho các người biết,

không phải Moisen đă cho các người bánh bởi trời

mà là Cha Tôi đă ban bánh thực từ trời” (Jn 6:32)

 

 

Việc tham dự nội tâm vào việc cử hành Thánh Thể

 

Việc hướng dẫn về phụng vụ Thánh Thể

 

64.       Truyền thống phụng vụ cao cả của Giáo Hội dạy chúng ta rằng việc tham dự một cách hiệu quả vào phụng vụ đ̣i hỏi là bản thân cngười ta cần phải ḥa hợp với mầu nhiệm đang được cử hành, hiến dâng đời sống của ḿnh cho Thiên Chúa hiệp với hy tế của Chúa Kitô cho phần rỗi của toàn thế giới. V́ lư do này, Thượng Nghị Giám Mục yêu cầu tín hữu cộng tác vào việc làm cho những tâm trạng nội tâm của họ hợp với những cử chỉ và ngôn từ của họ. Bằng không, cho dù có thận trọng hoạch định và thi hành nhưng việc phụng vụ của ḿnh thế nào đi nữa, những việc phụng vụ này cũng có nguy cơ rơi vào t́nh trạng duy lễ nghi một cách nào ấy. Bởi thế cần phải cung cấp một cuộc giáo dục về niềm tin Thánh Thể có khả năng giúp tín hữu có thể sống bản thân những ǵ họ cử hành. Nếu tầm vóc quan trọng sống c̣n của việc tham dự bằng cả con người và ư thức như thế th́ cần phải có những phương pháp đào luyện ra sao? Về vấn đề này, các Nghị Phụ đồng thanh nêu lên một phương thức giáo lư sau khi gia nhập Kitô giáo, phương thức sẽ giúp tín hữu hiểu biết sâu xa hơn các mầu nhiệm được cử hành (186).

 

Đặc biệt là nếu giữa cách thức cử hành và việc chủ động tham dự chặt chẽ liên hệ với nhau th́ trước hết cần phải nói rằng “giáo lư hay nhất về Thánh Thể là chính Thánh Thể được cử hành đàng hoàng” (187). Tự bản chất, phụng vụ có thể tác dụng một cách giáo dục trong việc giúp tín hữu đi sâu hơn vào mầu nhiệm đang được cử hành. Đó là lư do tại sao, nơi truyền thống cổ kính nhất của Giáo Hội, tiến tŕnh h́nh thành Kitô hữu bao giờ cũng có một tính chất cảm nghiệm. Trong khi không bỏ qua việc hiểu biết một cách có hệ thống về nội dung của đức tin, tiến tŕnh này tập trung vào việc gặp gỡ Chúa Kitô một cách sống động và tác dụng, như các chứng nhân chân thực cho biết. Chính thành phần chứng nhân này là người đầu tiên và trên hết dẫn người khác đến với các mầu nhiệm ấy. Theo tự nhiên th́ cuộc gặp gỡ tiên khởi này có được một chiều sâu qua việc học giáo lư và t́m thấy mạch nguồn cùng tột đỉnh của nó nơi việc cử hành Thánh Thể. Cấu trúc căn bản này của cảm nghiệm Kitô giáo cần đến một tiến tŕnh sau khi gia nhập Kitô giáo luôn chú trọng đến 3 yếu tố:

 

a) Nó dẫn giải các lễ nghi theo chiều hướng các biến cố ơn cứu độ của chúng ta, hợp với truyền thống sống động của Giáo Hội. Việc cử hành Thánh Thể, nơi sự phong phú vô cùng của ḿnh, luôn liên quan tới lịch sử cứu độ. Trong Chúa Kitô tử giá và phục sinh, chúng ta thực sự cử hành Đấng đă liên kết tất cả mọi sự nơi bản thân Người (cf Eph 1:10). Từ ban đầuc, cộng đồng Kitô giáo đă hiểu rằng các biến cố của đời sống Chúa Giêsu, và đặc biệt là Mầu Nhiệm Vượt Qua, có liên hệ tới toàn thể lịch sử của Cựu Ước.

 

b) Vấn đề giáo lư sau khi gia nhập Kitô giáo cũng cần phải liên quan tới việc tŕnh bày ư nghĩa về các dấu hiệu chất chứa nơi các nghi thức. Điều này đặc biệt quan trọng ở một thời đại kỹ thuật cao thế như của chúng ta đây, một thời đại đang mất đi khả năng cảm nhận các dấu hiệu và biểu hiệu. Ngoài việc thuần túy chuyên chở tín liệu, vấn đề giáo lư sau khi gia nhập Kitô giáo cần phải có khả năng làm cho tín hữu cảm thức hơn nữa ngôn từ của các dấu hiệu và cử điệu là những ǵ cùng với ngôn từ làm nên nghi thức ấy.

 

c) Sau hết, giáo lư sau khi gia nhập Kitô giáo cần phải liên quan tới việc làm sáng tỏ ư nghĩa của các nghi thức đối với đời sống Kitô hữu nơi tất cả mọi chiều kích của nó – làm việc và trách nhiệm, ư nghĩ và cảm xúc, hoạt động và nghỉ ngơi. Một phần trong tiến tŕnh giáo lư sau khi gia nhập Kitô giáo đó là chứng tỏ cách thức làm thế nào các mầu nhiệm được cử hành nơi nghi thức ấy liên kết với trách nhiệm truyền giáo của tín hữu. Hoa trái cchín mùi của việc học giáo lư sau khi gia nhập Kitô giáo này đó là nhận thức rằng đời sống của con người càng ngày càng được biến đổi bởi các mầu nhiệm thánh được cử hành. Hơn nữa, mục đích của tất cả mọi thứ giáo dục Kitô giáo đó là huấn luyện cho tín hữu sống một đức tin trưởng thành có thể làm cho họ thành một “tạo vật mới”, có thể làm chứng trong hoàn cảnh của họ về niềm hy vọng Kitô giáo tác động họ sống.

 

Nếu chúng ta thành đạt trong việc thi hành công cuộc giáo dục này ở các cộng đồng giáo hội chúng ta th́ những ai có trách nhiệm huấn luyện cần phải được sửa soạn đầy đủ. Thật vậy, toàn thể dân Chúa cần phải cảm thấy liên quan tới việc đào luyện này. Mỗi một cộng đồng Kitô hữu được kêu gọi trở thành một nơi hướng dẫn dân chúng về các mầu nhiệm cđược tin tưởng cử hành. Về vấn đề này, các Nghị Phụ đă kêu gọi việc tham gia nhiều hơn của những cộng đồng sống đời tận hiến, các phong trào và các nhóm, thành phần nhờ các đặc sủng chuyên biệt, có thể cống hiến việc đẩy mạnh mới cho vấn đề đào luyện Kitô giáo (188). Cả ở thời đại chúng ta nữa, Thánh Linh tự động ban phát các tặng ân của Ngài để duy tŕ sứ vụ tông đồ của Giáo Hội, một sứ vụ có trách nhiệm truyền bá đức tin và làm cho đức tin này trở thành chín mùi (189).

 

Việc tôn kính đối với Thánh Thể

 

65.       Một dấu hiệu hùng hồn về tác hiệu của việc giáo lư về Thánh Thể đó là một cảm quan gia tăng về mầu nhiệm của Thiên Chúa đang hiện diện giữa chúng ta. Điều này có thể được diễn đạt qua các dấu hiệu tôn kính ccụ thể bề ngoài đối với Thánh Thể là những ǵ được tiến tŕnh sau khi gia nhập Kitô giáo khắc sâu nơi tín hữu (190). Tôi đang nghĩ chung chung tới tầm quan trọng của những cử chỉ và điệu bộ, như qú trong những giây phút chính yếu của Kinh Nguyện Thánh Thể. Giữa tính chất đa dạng hợp lư của các dấu hiệu được sử dụng liên quan tới các thứ văn hóa khác nhau, hết mọi người cần phải làm sao để có thể cảm nghiệm được và bày tỏ ư thức là ở mỗi một cuộc cử hành chúng ta đứng trước một Vị Thiên Chúa vô cùng uy nghi cao cả, Đấng đến với chúng ta một cách thấp hèn nơi các dấu hiệu của bí tích.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20070222_sacramentum-caritatis_en.html