TÔNG HUẤN

BÍ TÍCH YÊU THƯƠNG - SACRAMENTUM CARITATIS

 

Của

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Gửi Các Vị Giám Mục, Hàng Giáo Sĩ, Đời Tận Hiến và Giáo Dân

Về

 

 

 

Phần Ba

 THÁNH THỂ, MỘT MẦU NHIỆM CẦN PHẢI ĐƯỢC SỐNG

 

“Như Cha hằng sống đă sai Tôi và Tôi sống bởi Cha thế nào

th́ ai ăn Tôi cũng sẽ sống bởi Tôi như thế” (Jn 6:57)

  

H́nh thức Thánh Thể của đời sống Kitô hữu

  

Việc tôn thờ thiêng liêng  – logiké latreía (Rm 12:1) 

70.       Chúa Giêsu, Đấng v́ chúng ta đă trở nên lương thực chân lư và t́nh yêu, nói về việc ban tặng sự sống của Người và bảo đảm với chúng ta rằng “ai ăn bánh này họ sẽ được sống muôn đời” (Jn 6:51). “Sự sống đời đời” này bắt đầu nơi chúng tan gay cả lúc này đây, nhờ cuộc biến đổi hiệu nghiệm trong chúng ta bởi tặng ân Thánh Thể: “Ai ăn Tôi sẽ sống bởi Tôi” (Jn 6:57). Những lời này của Chúa Giêsu làm cho cúng ta nhận thấy mầu nhiệm này “được tin tưởng” và “được cử hành” chất chứa ra sao một quyền năng bẩm sinh làm cho nó thành nguyên lư của đời sống mới trong chúng ta và thành h́nh dạng cho cuộc sống Kitô giáo của chúng ta. Bằng việc lănh nhận ḿnh máu Chúa Giêsu Kitô, chúng ta trở nên những người thông phần vào sự sống thần linh một cách trưởng thành và ư thức hơn bao giờ hết. Cả ở đây nữa, chúng ta có thể áp dụng lời của Thánh Âu Quốc Tinh trong cuốn Tự Thú của ngài, và Lời hằng hữu như lương thực cho linh hồn của chúng ta. Khi nhấn mạnh tới bản chất mầu nhiệm của thứ lương thực này, Thánh Âu Quốc Tinh tưởng tưởng ra những ǵ Chúa nói cùng ngài rằng: “Ta là lương thực của những người lớn khôn; hăy lớn lên và ngươi sẽ được Ta bảo tŕ; người sẽ không thay đổi Ta thành ngươi như thứ lương thực của xác thịt ngươi, nhưng ngươi sẽ được biến đổi thành Ta” (198). Không phải là lương thực Thánh Thể được biến đổi thành chúng ta, trái lại, cchúng ta là người được mầu nhiệm biến đổi bởi Thánh Thể. Chúa Kitô nuôi dưỡng chúng ta bằng việc liên kết chúng ta với Người” (199). 

Ở đây việc cử hành Thánh Thể, với tất cả quyền lực của ḿnh, trở nên như là nguồn mạch và là tột đỉnh của đời sống Giáo Hội, v́ nó thể hiện cùng một lúc nguồn gốc và tầm vóc viên trọn của việc tôn thờ Thiên Chúa một cách mới mẻ và tối hậu, việc tôn thờ thiêng liêng - logiké latreía (200). Lời kêu gọi của Thánh Phaolô ngỏ cùng tín hữu Rôma về vấn đề này là những ǵ diễn tả chính xác về cách thức Thánh Thể làm cho toàn thể đời sống của chúng ta thành việc tôn thờ thiêng liêng đẹp ḷng Thiên Chúa: “Bởi thế tôi xin anh em, hỡi anh em, v́ Thiên Chúa giầu t́nh thương, hăy hiến thân thể của anh em làm hy tế sống động, thánh hảo và đáng Thiên Chúa chấp nhận, đó là việc tôn thờ thiêng liêng của anh em” (Rm 12:1). Nơi những lời này, việc tôn thờ mới hiện lên như là một thứ hoàn toàn tự hiến được thực hiện trong mối hiệp thông với toàn thể Giáo Hội. Sự lưu ư của vị Tông Đồ này tới việc hiến dâng thân xác của chúng ta là những ǵ nhấn mạnh tới thực tại cụ thể của con người về một thứ thờ phượng không là ǵ khác ngoài việc tách ĺa xác thân. Vị Giám Mục thành Hippo tiếp tục nói rằng “đó là hy tế của Kitô hữu mà chúng ta tuy nhiều cũng chỉ là một thân ḿnh trong Chúa Kitô. Giáo Hội cử hành mầu nhiệm này nơi bí tích bàn thờ, như tín hữu biết, và ở đó Giáo Hội tỏ tường tỏ cho họ thấy rằng nơi những ǵ được hiến dâng, chính Giáo Hội được hiến dâng” (201). Thật vậy, tín lư Công Giáo khẳng định rằng Thánh Thể, như hy tế của Chúa Kitô, cũng là hy tế của Giáo Hội, và v́ thế là hy tế của tất cả mọi tín hữu (202). Việc nhấn mạnh này về hy tế – một “việc làm nên linh thánh” – bày tỏ tất cả cái chiều sâu hiện hữu được hàm chứa nơi việc biến đổi thực tại của con người chúng ta khi được Chúa Kitô chiếm hữu (cf. Phil 3:12).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20070222_sacramentum-caritatis_en.html