Nên Thánh Sống Thánh

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 481 Thứ Sáu 27/11/2009

 

 

Chúng ta đang sống trong những ngày cuối cùng của Tháng 11 là tháng thánh hóa, là tháng mở màn với Lễ Chư Thánh. Chúng ta cũng mới vừa bước vào Năm Thánh 2010 với Giáo Hội ở Việt Nam, một thời điểm hồng ân để cùng nhau canh tân và thánh hóa đời sống Kitô hữu. Chúng ta cũng đang c̣n trong bầu khí Tạ Ơn của Ngày Lễ Thanksgiving Hoa Kỳ, một dịp tốt để chúng ta dâng lời tri ân cảm tạ Thiên Chúa về ơn cao trọng nhất trên đời Ngài đă ban cho chúng ta, qua ơn Thánh Hóa nơi Phép Rửa, đó là được trở nên những người con cái thừa nhận của Ngài. Chính v́ thời điểm với dồi dào ư nghĩa như thế, xin mời tất cả quí vị hôm nay cùng Tin Mừng Sự Sống tái ư thức về chủ đề rất thích hợp và hết sức hệ trọng cho phần rỗi của chúng ta, đó là chủ đề “Nên Thánh Sống Thánh”. “Nên thánh” và “sống thánh” có khác nhau không? Nếu giống th́ ở chỗ nào? Và nếu khác th́ “nên thánh” là ǵ và “sống thánh” ra sao?

 

Nói đến “sống thánh” thường nói đến các vị thánh và đồng nghĩa với các thánh nhân, c̣n nói đến “nên thánh” thường hiểu về đại đa số thành phần môn đệ của Chúa Kitô, thành phần chưa thánh thiện, chưa “sống thánh”, cần phải nỗ lực “nên thánh”. Trong khi “sống thánh” liên quan tới Thánh Sủng và các Thần Đức Tin Cậy Mến, những tài năng siêu nhiên được phú bẩm để linh hồn có thể liên lỉ sống trong Ơn Nghĩa Chúa và lớn lên trong Ơn Thánh, nhờ đó sống trọn thân phận làm con Thiên Chúa, giống Chúa Kitô, đẹp ḷng Cha mọi đàng, th́ “nên thánh” liên quan tới nỗ lực về phía con người, đến việc hưởng ứng và đáp ứng tác động thần linh nơi con người, đến tiến tŕnh hoán cải nội tâm, xa lánh tội lỗi, tập tành nhân đức, thanh tẩy tâm hồn và thử thách đức tin. Thật ra, chính khi “sống thánh” là con người “nên thánh” và ngược lại khi linh hồn “nên thánh” là họ đang “sống thánh”. Vấn đề “nên thánh sống thánh” có thể tóm lại như thế này: tôi chỉ trở nên một linh mục thánh, bác sĩ thánh, luật sư thánh khi tôi là một vị thánh linh mục, vị thánh bác sĩ, vị thánh luật sư. Tức, v́ tôi là thánh (nhờ Phép Rửa) nên tôi phải “sống thánh” (trong Ơn Nghĩa Chúa) nhờ đó tôi được “nên thánh” (theo ơn gọi chuyên biệt của tôi).

 

Bởi vậy, vấn đề then chốt ở đây là “nên thánh”, nhưng “nên thánh” là ǵ và thế nào là “nên thánh”? Xin thưa, nếu “thánh” là t́nh trạng trọn lành tuyệt hảo về phẩm chất và đức hạnh, và chỉ một ḿnh Thiên Chúa mới là Đấng thánh duy nhất, như Chúa Giêsu khẳng định, ở Phúc Âm Thánh Mathêu ở đoạn 19 câu 17, với con người trẻ giầu có đến hỏi Người “tôi phải làm ǵ để được hưởng sự sống đời đời” (Mt 17:16), và Vị Thiên Chúa vô cùng thánh hảo này đă kêu gọi dân được Ngài tuyển chọn trong Sách Lêvi ở đoạn 19 câu 2 và đoạn 20 câu 6 rằng “các ngươi hăy nên thánh v́ Ta là Đấng Thánh”, th́ “nên thánh”, quả thực đúng như lời Chúa Giêsu kêu gọi trong Bài Giảng Trên Núi về Các Phúc Đức Trọn Lành ở Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 5 câu 48 rằng “các con hăy nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành”.

 

Vấn đề thứ hai liên quan tới việc “nên thánh” ở đây đó là phải “nên thánh” như thế nào? Đâu là tiêu chuẩn và tŕnh độ cho thấy linh hồn đang tiến triển trên đường trọn lành, tức đang “nên thánh”, đang nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành? Xin thưa, nếu nên thánh chính là “nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành”, mà Chúa Giêsu Kitô Lời Nhập Thể là tất cả mạc khải của Thiên Chúa, “là hiện thân đích thực của bản thể Cha” (cf. Heb 1:3), đến nỗi “thấy Thày là thấy Cha” (Jn 14:9), th́ “nên thánh” hay nên trọn lành như Cha trên trời đây cũng là nên giống Chúa Kitô, Đấng ngay sau khi chọn những môn đệ tiên khởi đă dạy cho họ đường lối “nên thánh”, nên trọn lành như Cha trên trời, qua Bài Giảng Trên Núi về Các Phúc Đức Trọn Lành. Đúng thế, phải nói rằng Các Mối Phúc Đức Trọn Lành trong Bài Giảng Trên Núi này chính là Linh Đạo Kitô Giáo, một Linh Đạo Tam Cấp (khởi sinh, tiến sinh và hiệp sinh) và Cửu Trùng (9 phúc đức Kitô giáo), một Linh Đạo là đường lối duy nhất cho những ai muốn “nên thánh”, nên trọn lành, nên giống Chúa Kitô, bằng không, thành phần môn đệ của Chúa Kitô không thể nào đạt tới đỉnh trọn lành, tới chỗ hiệp thông thần linh với Thiên Chúa. Về thực hành, có thể nói, “nên thánh” là sống các phúc đức trọn lành của Bài Giảng Trên Núi, một bài giảng được Giáo Hội chọn đọc cho Lễ Chư Thánh 1/11 hằng năm. Xin theo dơi những chia sẻ sau đây về ư nghĩa mỗi phúc đức theo thứ tự trong mối liên hệ với các phúc đức khác.

 

Thứ nhất là Đức khó nghèo trong tinh thần đi với Phúc được nước Thiên Chúa.

 

Tại sao Đức khó nghèo lại là Đức đầu tiên trong các cặp Phúc Đức ở đây, nếu không phải không có Đức khó nghèo căn bản này cũng sẽ không thể nào có các Đức khác. Vậy Đức khó nghèo ở đây là ǵ? Đức khó nghèo ở đây là một Đức khó nghèo "trong tinh thần" chứ không phải chỉ là t́nh trạng khó nghèo bề ngoài hay hoàn cảnh khó nghèo vật chất. Bằng không, tất cả những người lâm vào  t́nh trạng khó nghèo hay sống trong hoàn cảnh khó nghèo trên thế gian này đă là thành phần có Đức khó nghèo rồi. Thật ra, Đức khó nghèo trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức của Chúa Giêsu đây cũng cần phải được tỏ ra bề ngoài, bằng một cuộc sống khó nghèo, chẳng hạn như trường hợp điển h́nh nơi các vị tu sĩ khấn giữ Đức khó nghèo. 

 

Do đó, Đức khó nghèo trong tinh thần mà Chúa Giêsu nói đến trước tiên nơi Bài Giảng trên núi Phúc Đức đây chính là một tinh thần, nếu nói theo ngôn ngữ tu đức học, đó là một tinh thần dửng dưng thánh thiện đối với hết mọi sự trần gian. Không phải hay sao, đó là lư do Chúa Giêsu đă diễn giải ư nghĩa của Đức khó nghèo này cũng ngay trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức khi phán: "Đừng lo tích trữ cho ḿnh kho báu trần gian... Thay vào đó, hăy lo thu tích kho báu trên trời, một kho báu mà không mối mọt gặm nhắm hay trộm cắp lấy mất được. Hăy nhớ rằng kho báu của các con ở đâu th́ ḷng của các con cũng ở đó... Không ai có thể làm tôi hai chủ... Các con không thể hiến ḿnh cho cả Thiên Chúa lẫn tiền của được" (Mt.6:19-22,24).

 

Chính v́ không có tinh thần khó nghèo, mà người thanh niên đạo đức đă giữ trọn các giới răn song vẫn không thể nào "t́m kiếm sự trọn lành" được bởi anh ta không muốn từ bỏ tất cả của cải giầu có của ḿnh (x.Mt.19:21-22). Nói cách khác, chỉ v́ anh chàng giầu có đạo đức này chưa được Phúc có Nước Thiên Chúa ngay nơi bản thân ḿnh là "kho báu trên trời" (Mt.19:21), nên anh ta không thể nào "t́m kiếm sự trọn lành" bằng việc "đến mà theo (Chúa Kitô)" (Mt.19:21), Đấng "không có chỗ dựa đầu" (Lk.9:58), Đấng cũng nói với anh ta rằng sau khi bán hết những ǵ ḿnh có và được nước trời rồi mới đến mà theo Ta (x Mt 19:21).

 

Thứ hai là Đức sống trong sầu thương đi với Phúc được an ủi.

 

Tại sao Đức sống trong sầu thương lại được Chúa Giêsu cho đứng ngay sau Đức khó nghèo trong tinh thần, nếu không phải v́ Đức sống trong sầu thương này có liên hệ mật thiết và trực tiếp đến Đức khó nghèo. Không phải hay sao, tuy không thể theo Chúa t́m kiếm sự trọn lành được như ḷng mong ước, người thanh niên giầu sang phú qúi song đạo đức, như được đề cập đến trên đây, cũng đă tỏ ra "sầu thương". Nỗi "sầu thương" của chàng thanh niên không phải là v́ anh ta tiếc rẻ hay hối hận sau khi đă thực sự nghe lời Chúa Giêsu "bán hết của cải và thí cho kẻ nghèo" (Mt.19:21), mà là v́ anh ta muốn "t́m kiếm trọn lành" song không được.

 

Đó là lư do, cũng trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức, Chúa Giêsu đă khẳng định: "Hăy qua cửa hẹp mà vào. Cửa dẫn đến diệt vong th́ rộng. Đường đi th́ rộng răi và có nhiều kẻ chọn hành tŕnh theo con đường này. Thế nhưng cửa dẫn đến sự sống th́ hẹp ḥi biết bao, đường đi th́ gồ ghề và có ít người t́m được nó biết bao" (Mt.7:13-14). "Có ít người t́m được nó", nghĩa là t́m được cửa dẫn đến sự sống này là ǵ, nếu không phải, theo Phúc Âm Thánh Luca, "Thày bảo cho các con biết, nhiều người sẽ cố gắng vào mà không được" (Lk.13:24). Người thanh niên đạo đức giầu có trên đây là một trường hợp điển h́nh.

 

Tuy nhiên, không phải chỉ có kẻ cố gắng mà không vào được cửa hẹp, cửa dẫn đến sự sống, mới "sầu thương" như anh chàng giầu có lại đạo đức kia, mà cả kẻ vào được cửa hẹp đi nữa, v́ là c̣n mang "bản chất th́ yếu nhược" (Mt.26:41) trên thế gian, họ cũng không thể nào hoàn toàn thoát được nỗi "sầu thương", một cách chủ quan nơi cảm xúc của họ, hay một cách khách quan nơi quan điểm thế gian, trong việc bỏ ḿnh mà theo Chúa. như trường hợp chính Chúa Giêsu cũng nhận thấy nơi các người môn đệ dấu yêu của Người là thành phần Tông Đồ chứng nhân cho Người sau này, khi Người thông cảm với các vị: "Thày bảo thật cho các con hay, các con sẽ khóc lóc than van trong khi thế gian hân hoan vui sướng" (Jn.16:20). Như thế, Phúc được ủi an nơi thành phần chịu "sầu thương" khi họ nhất định từ bỏ mọi sự theo tinh thần khó nghèo để có thể vào qua cửa dẫn đến sự sống, đó là họ luôn luôn vững tâm trong việc theo Chúa Kitô là cửa hẹp họ phải qua và là Đường dẫn họ đến cùng Cha (x.Jn.14:6).

 

Thứ ba là Đức hiền lành đi với Phúc được hưởng đất đai.

 

Lư do tại sao Đức hiền lành lại được Chúa Giêsu xếp vào hạng thứ ba trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức của Người cũng chính v́ mối liên hệ của Đức này với Đức khó nghèo trong tinh thần và với Đức chịu sầu thương trên đây.

 

Đúng thế, nếu con người t́m kiếm sự trọn lành và theo Chúa Kitô đi đường hẹp chỉ v́ họ cho thế gian hay khinh thường tất cả những ǵ thuộc về thế gian tự bản chất là xấu, là đáng ghê tởm, th́ họ đă đi ngược đường, chắc chắn, một là họ sẽ bỏ cuộc v́ đi măi cũng không thấy Thiên Chúa là nguyên ủy và là cùng đích của mọi sự (x.Rev.21:6), hai là họ sẽ phải quay đầu lại để chân nhận giá trị đích thực của mỗi vật cũng như mọi vật, theo đúng nguyên tắc Chúa Giêsu dạy trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức: có là có, không là không, ngoài ra chỉ là gian xấu (x.Mt.5:37).

 

Chính v́ thế, v́ công nhận chân giá trị của sự vật hay sự việc trần gian tự chúng không xấu, con người t́m kiếm sự trọn lành qua cửa hẹp mới không đi tới ngơ cụt, trái lại, họ c̣n được Phúc hưởng đất đai nữa. Ở chỗ, chẳng những họ không làm hư hoại nơi bản thân ḿnh tất cả những ǵ họ đă từ bỏ v́ cho chúng là đáng ghê tởm, mà c̣n nhờ tinh thần khó nghèo, tức tinh thần lănh đạm lành thánh của ḿnh, nhất là Đức chịu sầu thương của họ, trong việc bỏ mọi sự mà theo Chúa là Đường dẫn đến cùng Cha, họ trở nên như "muối ướp thế gian" (Mt.5:13) để giữ cho thế gian khỏi bị hư thối bởi sự lạm dụng của người chỉ biết làm tôi tiền của mà không biết trả về cho Thiên Chúa những ǵ thuộc về Ngài (x.Mt.22:21). Như thế không phải thành phần có Đức hiền lành này đă được Phúc huởng đất đai là được gấp trăm ngay ở đời này hay sao (x.Mt.19:29)?

 

Thứ bốn là Đức đói khát sự thánh thiện đi với Phúc được no thỏa.

 

Đức đói khát sự thánh thiện được đứng hàng thứ bốn trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức này, sau Đức khó nghèo trong tinh thần, Đức chịu sầu thương và Đức hiền lành, không phải hay sao, là v́ chỉ sau khi có đủ ba Đức này, người ta mới thực sự tỏ ra là ḿnh khao khát muốn nên trọn lành và mới có khả năng nên trọn lành, nghĩa là có thể theo Chúa Kitô.

 

Đúng thế, nhờ Đức khó nghèo trong tinh thần họ mới "không lo lắng về cuộc sống phải ăn ǵ uống ǵ" (Mt.6:25), nhờ Đức chịu sầu thương họ mới không chạy theo những sự thế gian như những người không tin tưởng ǵ (x.Mt.6:32), và nhờ Đức hiền lành họ mới không bất nhẫn bởi sự khó ngày nào đủ cho ngày đó (x.Mt.6:34) gây ra.

 

Để rồi, kết quả phát sinh nơi con người có 3 Đức này là ḷng khao khát sự thánh thiện, đến nỗi, họ chỉ biết trước hết t́m kiếm Nước Thiên Chúa (x.Mt.6:33), và họ sẽ được Phúc no thỏa. Ở chỗ: "Cha trên trời của các con biết tất cả những ǵ các con cần" (Mt.6:32), Đấng biết lo cho chim trên trời và hoa đồng nội (x.Mt.6:26-28), sẽ ban cho con cái ḿnh là những kẻ tin tưởng bỏ hết mọi sự theo Con Ngài tất cả những ǵ Ngài thấy cần thiết cho họ, để họ có thể làm tôi phụng thờ Ngài cũng như làm tông đồ cho Con Ngài.

 

Thứ năm là Đức tỏ ḷng thương xót đi với Phúc được xót thương.

 

Sở dĩ Đức thứ năm trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức này được Chúa Giêsu gọi tên ngay sau Đức khao khát sự thánh thiện, là v́, con người đi đàng nhân đức, theo tâm lư tự nhiên, hay mắc phải cái tội thấy ḿnh sốt sắng đạo đức tốt lành th́ đâm ra kiêu căng ở chỗ khinh người khác, nhất là những người khô khan nguội lạnh hơn ḿnh. Không phải hay sao, đó là trường hợp mà Chúa Giêsu đă ví dụ về hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người Pharisiêu công chính trong việc giữ tỉ mỉ lề luật, song lại tỏ ra khinh người thu thuế tội lỗi là người chỉ biết xấu hổ song ăn năn nhận lỗi của ḿnh trước mặt Chúa (x.Lk.18:9-14), và kết quả là, như Chúa nói: "Người này (thu thuế) từ đền thờ ra về được công chính, c̣n người kia (Pharisiêu) th́ không" (Lk.18:14).

 

Như thế, Phúc được xót thương của người biết thương xót là ở chỗ họ không bị xét đoán. Tuy nhiên, kinh nghiệm tu đức thường cho thấy, để có thể thương xót những kẻ khác, nhất là biết thông cảm với những lỡ lầm yếu đuối của tha nhân, Thiên Chúa hay để cho những người càng khao khát nhân đức trọn lành lại càng hầu như không thể đạt được kết quả như ḷng mong ước, trái lại, họ cảm thấy ḿnh yếu đuối lạ lùng, cứ sa đi ngă lại cùng một lầm lỗi, thường là lỗi nhẹ, đôi khi lỗi nặng.

 

Cho đến khi con người khao khát nhân đức trọn lành biết thương cảm tha nhân, không dám khinh thường một ai, dù người đó có xấu xa tội lỗi đến thế nào đi nữa, th́ bấy giờ họ mới bắt đầu biết thương xót, một Đức thương xót phát xuất từ Phúc họ được xót thương như họ thực sự cảm nhận thấy nơi Thiên Chúa là Đấng đă thương xót họ, tha cho họ món nợ họ không thể trả (x.Lk.7:42), Đấng cũng đă dạy họ phải "xin tha cho chúng con điều sai trái chúng con đă làm, như chúng con cũng tha cho những ai phạm đến chúng con" (Mt.6:12).

 

Thứ sáu là Đức có tâm hồn thanh sạch đi với Phúc được thấy Thiên Chúa.

 

Đức có tâm hồn thanh sạch này là Đức được Chúa Giêsu kể đến sau Đức thương xót và Đức khao khát sự thánh thiện, tức là nó phải có một liên hệ mật thiết với hai Đức này. Bởi v́, chỉ sau khi con người khao khát nhân đức trọn lành thật không dám khinh thường thành phần tội nhân, trái lại c̣n biết thương cảm thành phần này, th́, kinh nghiệm tu đức cho thấy, từ bấy giờ họ mới bắt đầu có tâm hồn thanh sạch. Ở chỗ, tất cả mọi và từng việc đạo đức họ làm, như làm phúc bố thí, đọc kinh cầu nguyện, hy sinh hăm ḿnh, họ chỉ thi hành hoàn toàn v́ và cho "Đấng thấy nơi kín đáo" (Mt.6:4), "Đấng thấy những ǵ con người không thấy" (Mt.6:6), "Đấng ở nơi kín ẩn" (Mt.6:18) mà thôi, không c̣n một ư hướng phụ thuộc hay pha phôi nào khác.

 

Chưa hết, ngoài ư hướng ngay lành trong khi làm việc lành phúc đức này ra, bằng Đức hiền lành đối với giá trị khách quan của các tạo vật, và bằng Đức thương xót đối với giá trị luân lư nơi đồng loại, con người khao khát nhân đức trọn lành sẽ chỉ nh́n tạo vật với một con mắt lành thánh, dưới ánh sáng Đức Tin trong Thiên Chúa. Do đó, họ hết sức tôn trọng mọi sự, chứ không c̣n đôi mắt thèm thuồng chỉ biết t́m kiếm tạo vật theo đam mê nhục dục của ḿnh nữa, nhất là đối với nhân vật khác phát tính với ḿnh, như kiểu diễn tả của Chúa Giêsu trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức về con người dâm dục nh́n người nữ (x.Mt.5:28).

 

Chính v́ thành phần khao khát nhân đức trọn lành có một tâm hồn thanh sạch như vậy, không có ước muốn xấu xa tội lỗi, nhất là không có những ư hướng bất chính trần tục trong việc lành phúc đức, trái lại, chỉ biết t́m Chúa trong mọi sự, mà họ được Phúc thấy Thiên Chúa, Đấng mà trong Ngài họ nh́n thấy mọi sự và ôm ấp tất cả mọi sự. Và cũng nhờ được thấy Thiên Chúa trong mọi sự bằng Đức Tin chiếu sáng của ḿnh mà các việc họ làm lại càng được nên thanh sạch và càng đẹp ḷng Ngài.

 

Thứ bảy là Đức kiến tạo ḥa b́nh đi với Phúc được gọi là con Thiên Chúa.

 

Đức kiến tạo ḥa b́nh này không thể nào có nơi con người trần gian nếu họ không được Phúc thấy Thiên Chúa, "Đấng muốn mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lư" (1Tim.2:5). Chính v́ thế, với Đức có ḷng thanh sạch chỉ t́m Chúa trọng mọi sự và nh́n mọi sự trong Chúa, nghĩa là khi họ được hoàn toàn kết hợp với Chúa, Chúa sống trong họ và họ sống trong Chúa, họ sẽ sống trong b́nh an và sẽ làm cho những người khác được an b́nh nữa, nhất là đối với những ai đụng phạm đến họ hay giao tiếp với họ.

 

Thực tế không cho thấy hay sao, các thánh nhân là những vị một khi đă đạt đến tŕnh độ kết hợp với Chúa sâu xa th́ không ǵ có thể tách các ngài ra khỏi t́nh yêu Thiên Chúa được nữa, như trường hợp của Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại (x.Rm.8:35-39). Trái lại, sự sống viên măn nơi các ngài sẽ làm cho mọi sự xẩy ra trong cuộc đời các ngài được thông phần với sự sống của các ngài mà nên trọn như Thánh Ư Chúa muốn. Điển h́nh nhất là đối với những ai có làm điều ǵ phạm đến các ngài, không cần họ phải đến xin lỗi, các ngài cũng đă tha thứ cho họ rồi (x.Mt.5:23-24), như các ngài chưa hề bị xúc phạm đến, v́ cuộc đời của các ngài lúc nào cũng là một cuộc cử hành Mầu Nhiệm Thánh, Mầu Nhiệm Yêu Thương.

 

Phải, chính v́ thành phần được Phúc thấy Thiên Chúa biết "cho vay mượn mà không cần đền trả" (Lk.6:35) này, tức thành phần "không chối từ kẻ vay mượn ḿnh" (Mt.5:42) món nợ bác ái (x.Rm.13:8), mà họ mới "đáng gọi là con Đấng Tối Cao, v́ chính Ngài đối xử tốt lành với cả người vô ơn lẫn kẻ gian ác" (Lk.6:35). Đức bác ái trọn lành trong việc kiến tạo ḥa b́nh nơi tha nhân như thế thực sự đă chứng tỏ họ là con cái Thiên Chúa, thành phần phản ảnh sống động "Người Con duy nhất đến từ Cha" (Jn.1:14), Đấng mà "Thiên Chúa giải ḥa nơi bản thân Người tất cả mọi sự dưới đất cũng như trên trời" (Col.1:20).

 

Thứ tám là Đức chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện đi với Phúc chiếm được nước Thiên Chúa.

 

Trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức, Phúc chiếm được Nước Thiên Chúa ở Đức thứ tám này, tuy cũng là Phúc của Đức thứ nhất là Đức khó nghèo trong tinh thần, nhưng chúng khác nhau về mức độ. Nếu Phúc chiếm được Nước Thiên Chúa ở Đức khó nghèo trong tinh thần, như đă nói, là t́nh trạng hạt giống Đức Tin chất chứa tất cả Mạc Khải của Thiên Chúa bắt đầu đâm rễ và phát triển nơi Kitô hữu thế nào, th́ Phúc chiếm được Nước Thiên Chúa ở Đức chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện này là Phúc chiếm được "tất cả sự thật" (Jn.16:13), một tầm vóc hoàn toàn nhất của Đức Tin, phản ảnh trung thực tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn Mạc Khải cho con người.

 

Tuy nhiên, trên thực hành, nếu không có Đức kiến tạo ḥa b́nh cũng sẽ không có Đức chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện được, và do đó cũng không có Phúc chiếm được Nước Thiên Chúa ở tầm mức hoàn toàn nhất của nó nơi thụ tạo sống Đức Tin. Thực hành c̣n cho thấy, cũng chính v́ ánh sáng đức ái tỏa ra từ thành phần khao khát nhân đức trọn lành được gọi là con cái Thiên Chúa trong việc họ kiến tạo ḥa b́nh, mà họ đă bị thế gian "yêu tối tăm hơn ánh sáng" (Jn.3:19) chống đối, khủng bố và bắt bớ họ (x. Wis.2:12-20).

 

Thế nhưng, bóng tối không thể lấn át ánh sáng thế nào, ánh sáng đức ái trọn lành tỏa ra từ thành phần có Đức kiến tạo ḥa b́nh qua Đức chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện cũng sẽ làm tan biến đi dần dần bóng tối sự chết trên thế gian như vậy, để ánh sáng thế gian là Chúa Kitô (x.Jn.8:12), Mạc Khải của Thiên Chúa, được thế gian nhận biết. Nếu việc Thiên Chúa Mạc Khải là việc Thiên Chúa yêu thương th́ thành phần được Phúc gọi là con cái Thiên Chúa, khi chỉ biết "yêu thương kẻ thù ḿnh và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ ḿnh" (Mt.5:44), "chứng tỏ ḿnh là con cái của Cha trên trời" (Mt.5:45), th́ họ đă hoàn thành "cuộc tỏ hiện của con cái Thiên Chúa" (Rm.8:19) nơi thế giới tạo vật, nhờ đó họ cũng đồng thời làm cho "Nước Cha trị đến" (Mt.6:10).

 

Thứ chín là Đức chịu nhục mạ, bắt bớ và rủa xả v́ Thày đi với Phúc được phần thưởng lớn lao ở trên trời.

 

Theo cấp trật về Phúc trong Bài Giảng trên núi Phúc Đức của Chúa Giêsu, Phúc được phần thưởng lớn lao ở trên trời đây là Phúc cuối cùng, được kể đến tên ngay sau Phúc chiếm được Nước Thiên Chúa. Như thế, Phúc chiếm được Nước Thiên Chúa và Phúc được phần thưởng lớn lao ở trên trời là hai Phúc hoàn toàn khác biệt, chứ không phải chỉ là một Phúc, như Phúc tử đạo chẳng hạn, v́ nơi hai Đức liên quan đến hai Phúc này đều nói đến việc chịu "bắt bớ". Tuy nhiên, cả về Đức cũng thế, chúng cũng khác biệt nhau, ở chỗ, một Đức chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện, c̣n một Đức chịu bắt bớ v́ Thày.

 

Nếu "chịu bắt bớ v́ sự thánh thiện" là chịu bắt bớ v́ cuộc sống trong Chúa Kitô, một cuộc sống yêu mến Thày th́ tuân giữ những lời Thày truyền (x.Jn.14:23), th́ "chịu bắt bớ v́ Thày" tức là chịu bắt bớ v́ Chúa Kitô sống trong kẻ bị bắt bớ, kẻ được Người thương và tỏ ḿnh ra cho họ (x.Jn.14:21). Như thế, Đức chịu bắt bớ v́ Thày chứng tỏ con người chịu bắt bớ v́ Thày này đă thực sự nên một với Chúa Kitô, nên ánh sáng thế gian (x.Mt.5:14) như Người là ánh sáng thế gian (x. Jn.8:12). Điển h́nh là trường hợp của Thánh Stephanô, vị tử đạo tiên khởi, đối đáp khôn ngoan vô địch (x.Acts 6:10), mặt mũi sáng láng như thiên thần (x.Acts 6:15), được thấy trời mở ra và thấy Con Người ngự bên hữu Thiên Chúa (x.Acts 7:55).

 

Một Linh Đạo Cửu Trùng nhưng Tam Cấp

 

Đúng thế, căn cứ vào những ǵ được phân tích trên đây trực tiếp liên quan tới các phúc đức, cũng như căn cứ vào những ǵ liên quan tới tiến tŕnh tu đức nói chung, th́ giai đoạn tu đức khởi sinh bao gồm ba phúc đức đầu tiên là Khó Nghèo, Sầu Thương và Hiền Lành; giai đoạn tu đức tiến sinh bao gồm ba phúc đức giữa là Khát Vọng, Xót Thương và Thanh Sạch; và giai đoạn tu đức hiệp sinh bao gồm 3 phúc đức cuối cùng là B́nh An, Bền Đỗ và Chứng Nhân.

 

Ở đây, ngoài những liên hệ của các phúc đức như đă nhận định và tŕnh bày ở trên, chúng ta chỉ cần lưu ư tới nhân đức đầu tiên của mỗi bộ ba phúc đức, chúng ta sẽ thấy được 3 giai đoạn của chín phúc đức được chia đều thành ba cặp này.  

 

Thật vậy, nếu giai đoạn tu đức khởi sinh là giai đoạn thanh tẩy, giai đoạn bỏ ḿnh, th́ Kitô hữu không thể bắt đầu tiến vào đường nhân đức, tức bắt đầu ở vào bậc khởi sinh tu đức, nếu họ không từ bỏ mọi sự ḿnh có, không sống tinh thần “khó nghèo”, ở chỗ không luyến tiếc sự ǵ trên trần gian này ngoài Thánh Ư Chúa. Và chỉ nhờ có tinh thần nghèo khó ban đầu này, Kitô hữu ở giai đoạn tu đức khởi sinh mới có thể trải qua tâm trạng “sầu thương” v́ từ bỏ và khổ chế, và mới tỏ ra chính đáng khi sử dụng sự vật và hành sử sự việc một cách “hiền lành” theo giá trị của chúng hơn là theo ư thích và ư nghĩ độc đoán của ḿnh hay lạm dụng cho tư lợi của ḿnh.  

 

Nếu bắt đầu giai đoạn tu đức khởi sinh, Kitô hữu cần phải sống trước hết tinh thần “khó nghèo” thế nào th́ sang tới giai đoạn tu đức tiến sinh, Kitô hữu cũng trước hết phải có “ḷng khao khát nhân đức trọn lành” như vậy. Vẫn biết khi bắt đầu đi đường nhân đức trọn lành ở giai đoạn khởi sinh, Kitô hữu đă có ḷng khao khát nhân đức rồi, đă có ư muốn theo Chúa rồi. Thế nhưng, nếu con đường tiến đức là con đường phải qua cửa hẹp và là con đường rất ít người đi (x Mt 7:13-14), th́ theo kinh nghiệm tu đức, có một số không ít đă bỏ cuộc ngay từ giai đoạn tu đức thứ nhất khi họ bắt đầu cảm thấy khô khan nguội lạnh v́ hết cảm thấy được an ủi thiêng liêng.

 

Vậy những ai c̣n tiếp tục qua cửa hẹp mà vào th́ không phải là thành phần c̣n tỏ ra “khao khát nhân đức trọn lành”, nhờ đó, nhờ ḷng khao khát này, họ bắt đầu tiến đức, tiến sâu và tiến xa trên đường nhân đức. Vấn đề tiến sâu và tiến xa trên đường nhân đức đây chính là tiến vào nội tâm của ḿnh. Nếu ở giai đoạn tu đức khởi sinh, Kitô hữu cần phải giải quyết những ǵ ở ngoài ḿnh, liên quan đến tạo vật, bằng việc từ bỏ và khổ chế, th́ ở giai đoạn tu đức tiến sinh, Kitô hữu tiến vào nội tâm của họ, trước hết bằng ḷng “khát vọng” trọn lành, tiếp đến bằng ḷng “xót thương” thông cảm với tha nhân, và bằng ḷng “thanh sạch” nhờ được Lời Chúa tẩy rửa (x Jn 15:3) 

 

Và giai đoạn tu đức hiệp sinh được mở ra với tâm trạng b́nh an của Kitô hữu, một tâm trạng cho thấy linh hồn chẳng những không c̣n bị trần gian quyến dũ, mà c̣n b́nh tĩnh trước tất cả mọi đau khổ thử thách, có sức chịu đựng những ǵ trái ư, nghĩa là họ đạt tới một mức độ “tự do của con cái Thiên Chúa” (Rm 8:21), đến nỗi họ có thể chia sẻ b́nh an nội tâm thâm hậu của họ, một thứ b́nh an của Chúa Kitô Phục Sinh chiến thắng tội lỗi và sự chết, một thứ b́nh an tràn đầy sự sống viên măn (x Jn 10:10), một thứ b́nh an có khả năng xây dựng hiệp nhất và hiệp thông, một thứ b́nh an cho thấy lâu đài thánh đức của họ được xây vững vàng “bền đỗ” trên đá (x Mt 7:24-25), một thứ “bền đỗ” có tính chất vĩnh cửu của chân lư bất biến, một chân lư giải phóng con người, thành phần trở thành “chứng nhân” cho và của chân lư.

 

Tóm lại, căn cứ vào 3 cặp bộ ba phúc đức được phân tích trên đây th́ tiến tŕnh tu đức Kitô Giáo là một tiến tŕnh đi từ ngoại tại (bậc khởi sinh) vào nội tâm (bậc tiến sinh), để rồi gặp được Chúa ở ngay trong thẳm cung của linh hồn ḿnh (bậc hiệp sinh).

 

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô Lời Nhập Thể Vượt Qua,

Chúa đă đến không phải chỉ để cứu vớt những ǵ đă hư trầm

nơi bản tính nhiễm nguyên tội của loài người,

mà c̣n để cho chúng con là chiên của Chúa được sự sống và là một sự sống viên măn hơn,

nhờ Phép Rửa và các bí tích thánh Chúa lập, nhất là Bí Tích Thánh Thể của Chúa.

Bởi Thánh Linh của Chúa là Đấng đă được ban cho chúng con và ở trong chúng con,

xin Chúa hăy thánh hóa chúng con trong chân lư,

để chúng con được nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành. Amen.