Theo Ephata 437, ngày 20.09.2009

“SAO MẸ KHÔNG CHO CON SỐNG ?”

Quư độc giả Ephata thân mến,

Tuần này, vừa lo xong đám tang cho ông anh trong gia đ́nh, phải giaỉ quyết hàng loạt việc tồn đọng, đang lo chưa viết được bài mở đầu cho báo Ephata, chạy hỏi cha Vĩnh Sang, một cây bút cộng tác luôn có sẵn ư tưởng để viết rất thời sự, thế mà ngài cũng lắc đầu chịu thua. Nhưng không biết nghĩ sao, ngài lại bảo: “Anh mới nhận thêm một E-Mail từ Hà Nội của chị Mai Hạnh, chị ấy viết thấm thía lắm, Uy có dùng được cho Ephata không ? Như mọi lần, chị ấy để tùy nghi ḿnh sử dụng...”

Lấy dữ liệu từ USB cha Vĩnh Sang chuyển qua xong, tôi mở đọc ngay. Thoạt tiên cứ ngỡ là chuyện Bảo Vệ Sự Sống, nhưng đọc đến những ḍng cuối cùng th́ chúng tôi... rùng ḿnh: tác giả lá thư đă nói thay được cho rất nhiều người đang quá bức xúc về hiện t́nh Xă Hội và Giáo Hội của chúng ta. Chắc là cha Vĩnh sang cũng đă cám ơn chị rồi, nhưng với Ephata, chúng tôi vẫn xin một lần nữa được biết ơn chị. Chuyện chị muốn kể, điều chị muốn nói, không phải là như người ta hay nói... “đàn bà ấy mà !”

Chỉ tính mấy tháng trở lại th́ đây là lá thư thứ ba chị Mai Hạnh đă gửi cho chúng tôi, cũng là cho mọi người. Xin được chép lại nguyên văn trên Ephata.

Hà Nội, 18 tháng 9 năm 2009

Kính thưa cha,

Con xin phép được chia sẻ với cha đôi tâm t́nh của con trong những ngày Hội Thánh Việt Nam đang đối diện với những thử thách nghiệt ngă. Vẫn là một thái độ khiêm cung, con xin cha thứ lỗi cho nếu có ǵ không đúng, đơn giản v́ con là một Giáo Dân, hơn nữa, nguời ta hay nói… “đàn bà ấy mà !”

Cách đây gần mười năm, khi con mang thai cháu thứ ba, vẫn niềm vui mừng của người đàn bà đón nhận thiên chức làm mẹ. Con mừng lắm, niềm vui cứ như hơi ấm lan nhẹ vào cả trong từng giấc ngủ ngắn, trong từng ngóc ngách nhỏ bé cuộc sống, cứ thế trào tràn, thấm thía măi. Cha biết không ? Cả nhà nhà con cũng cùng vui mừng chuẩn bị đón một thành viên mới, hai cháu lớn cứ bi bô hỏi mẹ: “Mẹ ơi, bao giờ th́ có em bé hở mẹ ?” Cùng với lời thắc mắc dễ thương này, chúng c̣n hỏi con nhiều câu hỏi ngớ ngẩn của trẻ thơ làm con không biết làm sao mà trả lời.

Thế nhưng đến một ngày, niềm vui ấy bỗng tan biến mau, nhường chỗ cho niềm... âu sầu ai oán. Trong một lần thăm thai, bác sĩ bảo rằng con không thể giữ thai được, v́ nếu cứ để thế này, sẽ đến một thời điểm, khi thai được khoảng 8 tháng, lớn lắm rồi, vết mổ cũ của con chịu không nổi áp lực, sẽ bị xé toạc, khi đó th́ con sẽ chết, may mắn lắm là chỉ cứu được đứa bé mà thôi.

Cha có biết những ngày kế tiếp của đời con sau đó nó hăi hùng như thế nào không ? Cả gia đ́nh con cứ như một... nhà đám. Hai đứa bé chẳng hiểu sao cha mẹ nó buồn thảm, chẳng nói năng ǵ, nhà tự nhiên vắng tiếng cười, riêng con th́ cứ ch́m đi trong nước mắt, các cháu ngơ ngác, lặng lẽ co rúm lại.

Từng ngày nặng nề trôi qua, chúng con bàn tính với nhau rất nhiều, nhà con rất thương con, anh ấy sợ hăi khi nghĩ đến những ngày vắng con, anh sợ sự cô đơn hơn là sợ gánh nặng gà trống nuôi con, anh sợ quăng đường dài anh phải đi một ḿnh, thiếu người bạn đường mà anh hết ḷng quí mến, anh sợ giông tố cuộc đời mà một ḿnh anh phải đi. Chưa bao giờ con thấy anh khóc nhiều như vậy, có những đêm chợt thức, con thấy vắng anh, th́ ra anh lặng lẽ ra ban công đứng khóc một ḿnh, thế là đến phiên, con lại cũng không cầm được nước mắt.

Con nghĩ nhiều lắm, con nghĩ về những ngày con không c̣n trên cơi đời này nữa, con thương hai cháu mồ côi, vắng mẹ, ai sẽ là ṿng tay ấm áp để đưa chúng vào đời ? Ai sẽ là nguồn động viên an ủi cho chúng trước phong ba băo táp ? Ai sẽ là bóng h́nh để chúng được sưởi ấm những đêm đông ? Cứ nghĩ như vậy, cứ nghĩ đến mái tóc trẻ thơ mỗi ngày con đặt tay vuốt chúng, cứ nghĩ đến những đôi má hồng mỗi ngày con hôn chúng, cứ nghĩ đến những bộ áo quần mỗi ngày con giặt giũ sắp đặt chúng, con lại ứa nước mắt.

Chồng con, con bàng hoàng khi nghĩ đến ngày phải xa anh, ngày mà chẳng bao giờ con nghĩ đến. Từ ngày quen nhau, con cứ đơn giản nghĩ rằng chúng con sẽ đi với nhau cho đến cuối cuộc đời, thậm chí có lần chúng con đă bàn với nhau khi ḿnh về già, các con đă khôn lớn, chúng ḿnh sẽ sắp đặt cuộc sống hai đứa ra sao. Con không dám nghĩ nữa, con hăi sợ không gian vắng lặng của chính căn nhà ḿnh, con cắn răng chịu đựng v́ con biết nhà con cũng đang rất đau khổ, nếu con khóc, nhà con sẽ lại khóc theo, rồi nỗi buồn cứ thế mà dâng lên. Nhưng thưa cha, khóc có được đâu, nước mắt ngược chảy vào trong, nó đau đớn nhường nào !

Chúng con bị dằn vặt v́ Luật Giáo Hội và chúng con bị dằn vặt v́ thực tế đau thương. Phá thai hay không phá, câu hỏi hai đứa cứ trở đi trở lại trong nước mắt, quyết định phá rồi lại không dám phá, thời gian không đợi chúng con, bác sĩ không cho phép suy nghĩ lâu hơn nữa v́ thai kỳ cứ không ngừng lớn lên, mối hiểm nguy càng ngày càng tăng, nhiều đêm những cơn ác mộng đă kéo đến với con, hai vợ chồng ôm nhau khóc !

Chúng con đi khấn hết Đền này đến Nhà Thờ khác, bao nhiêu vị Thánh hay làm phép lạ chúng con réo gọi mỗi ngày, lúc đó Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Thái Hà chắc cũng rất mệt mỏi v́ bị chúng con níu kéo quấy rầy...

Đến một ngày, lời kinh như tuyệt vọng, chúng con không thể đọc kinh được nữa cha ạ, chuỗi tràng hạt trên tay mà chúng con cứ thẫn thờ như kẻ đă chết, thế là hết, ṿng dây như siết lại, thời hạn cuối cùng của bác sĩ đă điểm.

Chúng con đi đến quyết định: Thôi th́... nghe theo bác sĩ ! Lư do biện minh cho quyết định này là sự sống của chính bản thân con, hạnh phúc của chồng con và cả tương lai của hai đứa con con nữa. Quyết định xong chúng con như trút được cả một quả địa cầu mà chúng con mang trên vai bấy lâu nay, chúng con nhẹ nhơm hẳn đi và cảm thấy yên ổn. Thế nhưng không phải vậy, từ đâu đó trong cơi xa xăm, có tiếng nói của đứa trẻ hỏi con, giọng ai oán bi thương: “Mẹ ơi, sao mẹ không cho con sống ?”

Chúng con bị đẩy vào một nỗi kinh hoàng khác, nỗi kinh hoàng này c̣n khủng khiếp hơn, nó khiến chúng con hoảng loạn. Không chịu đựng nổi nữa, chồng con đă chiều ư con, đưa xe lai con đến Nhà Thờ Thái Hà vào một buổi trưa vắng lặng, cốt để t́m sự khuây khỏa, không ngờ chúng con gặp được một cha Ḍng lớn tuổi, có lẽ trong Nam mới ra lo công việc ǵ đấy. Thấy hai chúng con khóc trước hang đá Đức Mẹ, ngài đang thả bộ lần hạt trong hành lang, dạo ấy c̣n là dăy nhà cũ, ngài đă bước ra, ân cần hỏi chúng con mấy câu. Biết được nỗi ḷng khổ đau của chúng con, ngài đă an ủi và cùng đứng cầu nguyện với chúng con. Phút cuối cùng của thời gian thinh lặng cầu nguyện, ngài nhỏ nhẹ hỏi con:

-    Thế chị có tin rằng Chúa Giêsu đă chấp nhận chết để cho chị, cho anh đây, cho các con của anh chị, cho cả tôi nữa, cho mọi người được sống đời đời không ?

-    Vâng, thưa cha. Con gật đầu trong nước mắt.

-    Trong t́nh trạng xấu nhất, chị có dám chết để cho con con được sống không ?

-    Vâng, thưa cha. Chúng con khựng lại một chút nhưng rồi đă cùng gật đầu. Vâng, chẳng hiểu sao chúng con lại gật đầu chấp nhận một chuyện ghê gớm như thế, hai đứa nắm chặt lấy tay nhau mà khóc. Nhưng lúc ấy con biết, chúng con được khóc trong b́nh an thật sự.

Chỉ vậy thôi, cha già mỉm cười rất tươi, ngài từ giă chúng con sau lời hứa sẽ tiếp tục cầu nguyện cho chúng con. Chúng con có xin vô phép hỏi tên ngài, ngài bảo không cần đâu...

Bây giờ cháu Thiên Lộc đă lớn, nhiều lần nh́n cháu vui chơi với anh chị nó một cách hồn nhiên, con đă khóc một ḿnh, lại khóc, nhưng sau này là khóc v́ đă có lần con có ư định bỏ cháu, khóc v́ Chúa đă quá thương gia đ́nh chúng con một cách cụ thể, đă không nỡ để chúng con mất ơn nghĩa cùng Chúa, khóc v́ Chúa đă chỉ cho con một con đường mà con ghi nhớ cả đời, một nguyên tắc luân lư mà con được học một cách sống động: Không v́ để đạt một mục đích tốt mà chấp nhận một phương thế xấu.

Kính thưa cha, con dài gịng chia sẻ chuyện này, ấy là v́, vừa mới nổ tung thêm chuyện chua xót ở Giáo Xứ Loan Lư ở Huế, th́ con lại đọc được trên mạng của Nhà Ḍng các cha bài viết “Đức Giáo Hoàng tới Việt Nam… ? Từ nay có thể” của Đức Cha Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám Mục Giáo Phận Thái B́nh, bài viết này cũng như những bài viết trước đây của ngài phản ánh nỗi trăn trở của một vị Giám Mục yêu mến Giáo Hội, lo toan cho tiền đồ của Giáo Hội, nỗ lực cống hiến và mưu t́m những điều tốt nhất cho Giáo Hội. Tuy nhiên, không hiểu sao, lần này, ngài dịch lại một bài của tác giả Gianni Valente đăng trên báo “30 ngày”, số 6 tháng 7 năm 2009 vừa qua.

Con xin nói ngay: con không đồng ư với tác giả, ông Gianni Valente. Không thể v́ để đạt mục đích tốt mà phải chấp nhận phương thế xấu.

Không v́ để thỏa nỗi khát mong được đón Đức Giáo Hoàng đến thăm Việt Nam,

Không v́ lời hứa hẹn thiết lập bang giao với Ṭa Thánh, mà kinh nghiệm trong quá khứ chỉ là những lời hứa hăo huyền,

Không v́ những ích lợi cấp đất xây dựng những công tŕnh Công Giáo, mở Chủng Viện, tạo điều kiện để chúng ta dễ dàng sống cái mà chúng ta có quyền sống,

Không v́ cái ǵ hết mà Giáo Hội Việt Nam được phép im lặng trước bất công, quay lưng ngoảnh mặt với người nghèo và bán đứng những người công chính.

Đừng để thân phận nào trong Giáo Hội nhiệm thể than thở những lời ai oán: “Sao Mẹ không cho con sống ?” Con xin đánh bạo lưu ư, con viết hoa chữ Mẹ lần này.

 

 

 

 

 

 

Kính thư,

Con, MAI HẠNH