Hy Vọng Trông Chờ

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 483 Thứ Sáu 11/12/2009

 

 

Mùa Vọng là thời điểm của sự hiện diện

và của niềm trông đợi những ǵ là vĩnh hằng.

 

Chúng ta vẫn thường nghe nói và vẫn thường hiểu Mùa Vọng là mùa đợi trông Chúa Cứu Thế Giáng Sinh. Thế nhưng, ai trong chúng ta cũng đều biết là Chúa Kitô là Lời Nhập Thể đă Giáng Sinh rồi, đă đến trần gian này rồi. Bởi thế, vấn đề thường được đặt ra ở đây thật sự không phải là việc trông chờ những ǵ chưa xẩy ra, mà là hướng về những ǵ đă xẩy ra? Vậy trông chờ ở đây nghĩa là ǵ, và nếu Chúa đă đến rồi th́ làm sao có thể cảm nghiệm được Người đang hiện diện thực sự trên trần gian này. Trong bài giảng khai mạc cho Mùa Vọng vào Giờ Kinh Tối Thứ Bảy 28/11/2009, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă nói đến ư nghĩa của Mùa Vọng liên quan chẳng những tới việc hiện diện thần linh của Thiên Chúa trên trần gian này mà c̣n tới cả niềm trông đợi có tính cách hy vọng, một hy vọng không phải là những ǵ hướng về tương lai mà chính là hiện tại, một hiện tại với sự hiện diện thần linh của Thiên Chúa, một sự hiện diện cần chúng ta thực sự cảm nghiệm để có thể tiếp tục trông đợi trong hân hoan v́ biết rằng Thiên Chúa là Emmanuel, Vị Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta. Sau đây, chúng ta cùng nhau lắng nghe những trích đoạn chính yếu tiêu biểu được Vị Chủ Chăn Tối Cao của chúng ta chia sẻ và huấn dụ về Mùa Vọng với Sự Hiện Diện Thần Linh này.

 

Ư nghĩa diễn tả của chữ “Advent – Mùa Vọng”

 

… Kitô hữu lấy chữ “advent” để bày tỏ mối liên hệ của ḿnh với Chúa Giêsu Kitô: Chúa Giêsu là Vua, Đấng đă tiến vào trong “khu vực” nghèo hèn được gọi là trái đất để viếng thăm hết mọi người; Người giúp cho được tham dự vào việc đến của Người những ai tin tưởng nơi Người, tất cả những ai tin tưởng vào sự hiện diện của Người nơi cộng đồng phụng vụ. Với chữ adventus có thể nói một cách chính yếu rằng: Thiên Chúa đang ở nơi đây, Ngài không lẫn tránh thế giới, Ngài đă không để chúng ta một ḿnh. Mặc dù chúng ta không thể xem thấy hay đụng chạm tới Ngài, như nơi một thực tại cụ thể, Ngài hiện đang ở đây và đến viếng thăm chúng ta bằng nhiều cách thức.

 

Ư nghĩa diễn tả của chữ “advent” bởi thế cũng bao gồm cả ư nghĩa thuần túy và thích đáng là “viếng thăm”; nơi trường hợp này nó là cuộc viếng thăm của Thiên Chúa: Ngài tiến vào đời sống của tôi và muốn nói với tôi. Tất cả chúng ta đều cảm nghiệm thấy trong đời sống hằng ngày có ít giờ đối với Chúa và ít giờ đối với chính chúng ta. Chúng ta đi tới chỗ bị thu hút vào “việc làm”. Không phải hay sao hoạt động thường bao chiếm chúng ta, xă hội với nhiều thứ hào hứng độc chiếm tâm trí chúng ta? Không phải hay sao chúng ta giành nhiều giờ cho những thứ tiêu khiển và thư giăn đủ thứ? Đôi khi những sự vật “đánh bẫy” chúng ta. 

 

Mùa Vọng mời gọi và phấn khích chúng ta hăy chiêm ngưỡng Chúa là Đấng đang hiện diện.

 

Mùa Vọng, thời điểm phụng vụ nghiêm trọng chúng ta đang bắt đầu đây, mời gọi chúng ta hăy âm thầm dừng lại để nắm bắt được một sự hiện diện. Nó là một lời mời gọi để hiểu rằng hết mọi biến cố trong ngày sống đều là một cử chỉ Thiên Chúa tỏ ra cho chúng ta, một dấu hiệu Ngài tỏ ra chăm sóc từng người chúng ta. Biết bao nhiêu lần Thiên Chúa làm cho chúng ta nhận thấy một cái ǵ đó của t́nh Ngài yêu thương! Có thể nói thực hiện một thứ “nhật kư nội tâm” về t́nh yêu này sẽ là một công việc tuyệt vời và lợi ích cho đời sống của chúng ta! Mùa Vọng mời gọi và phấn khích chúng ta hăy chiêm ngưỡng Chúa là Đấng đang hiện diện. Niềm tin tưởng này về sự hiện diện của Ngài lại không giúp chúng ta thấy được thế giới này bằng cặp mắt khác hay sao? Nó chẳng những giúp cho chúng ta thấy tất cả cuộc đời của chúng ta như là một “cuộc thăm viếng”, như là một con đường Ngài sử dụng để đến với chúng ta và gần gũi với chúng ta trong từng hoàn cảnh một hay sao?  

 

Một khía cạnh khác thiết yếu của Mùa Vọng là sự trông đợi, thứ trông đợi đồng thời cũng là niềm hy vọng.

 

Mùa Vọng đưa chúng ta đến chỗ hiểu được ư nghĩa của thời gian và của lịch sử như là “kairos’, như một cơ hội thuận lợi cho phần rỗi của chúng ta. Chúa Giêsu đă dẫn giải thực tại mầu nhiệm này bằng nhiều dụ ngôn: trong tŕnh thuật về thành phần tôi tớ được kêu gọi chờ đợi chủ ḿnh trở về; nơi dụ ngôn các trinh nữ chờ đợi chàng rể; hay nơi những dụ ngôn về việc gieo văi và gặt hái. Con người sống liên lỉ đợi chờ trong đời sống của ḿnh: Khi c̣n là một đứa bé họ muốn lớn lên, khi là một người lớn họ có khuynh hướng hiện thực hóa ḿnh và thành đạt, khi luống tuổi họ mong được nghỉ ngơi đàng hoàng tử tế. Tuy nhiên sẽ tới lúc họ khám phá ra rằng họ đă đợi chờ quá ít, nếu, ngoài nghề nghiệp và vị thế trong xă hội của ḿnh, họ đă không c̣n chọn lựa nào khác ngoài việc đợi chờ. Niềm hy vọng là đặc tính của đường lối loài người, thế nhưng, đối với Kitô hữu, niềm hy vọng này được tác động bởi một niềm tin tưởng, đó là Chúa đang hiện diện nơi gịng đời của chúng ta, Ngài đồng hành với chúng ta và một ngày kia Ngài cũng sẽ lau khô các giọt lệ của chúng ta. Vào một ngày không xa lắm, hết mọi sự sẽ được viên trọn trong Vương Quốc của Thiên Chúa, Vương Quốc của công lư và an b́nh.

 

Tuy nhiên, có rất nhiều cách thức đợi chờ. Nếu thời gian không được tràn đầy bởi một sự hiện diện đầy ư nghĩa th́ việc đợi chờ này có nguy cơ đi tới chỗ không thể tồn tại; nếu trông đợi một điều ǵ đó, thế nhưng vào lúc này đây lại không có ǵ cả, tức là chẳng có một sự hiện diện nào, th́ hết mọi giây phút qua đi dường như quá ư là dài, và việc đợi chờ bị biến thành một chồng chất quá nặng nề v́ tương lai hoàn toàn bất định. Trái lại, khi thời gian tràn đầy ư nghĩa và chúng ta thấy nơi hết mọi giây phút một cái ǵ đó đặc biệt và giá trị, th́ niềm vui của việc đợi chờ làm cho việc hiện diện này trở thành quí hóa hơn nữa.

 

Mùa Vọng Kitô Giáo trở thành một cơ hội để tái thức tỉnh nơi chúng ta ư nghĩa đích thực của việc chờ đợi

 

Anh chị em thân mến, chúng ta hăy thiết tha sống sự hiện diện này, khi chúng ta có được những tặng ân của Chúa, chúng ta hăy sống nó hướng về tương lai, một tương lai tràn đầy hy vọng. Mùa Vọng Kitô Giáo như thế trở thành một cơ hội để tái thức tỉnh nơi chúng ta ư nghĩa đích thực của việc chờ đợi, của việc trở về với tâm điểm đức tin của chúng ta đó là mầu nhiệm Chúa Kitô, Đấng Thiên Sai được ngóng trông qua bao nhiêu là thế kỷ và được hạ sinh bần cùng ở Bêlem. Đến giữa chúng ta, Người đă mang đến cho chúng ta và tiếp tục cống hiến cho chúng ta tặng ân t́nh yêu thương của Người cùng với ơn cứu độ của Người. Hiện diện giữa chúng ta, Người nói với chúng ta bằng nhiều cách thức: nơi Thánh Kinh, qua phụng niên, nơi các thánh, qua những biến cố thường nhật của cuộc đời, nơi toàn thể thiên nhiên tạo vật là những ǵ thay đổi diện mạo tùy theo Người có ở đằng sau nó hay nó bị mờ ảo bởi sương mù của một nguồn gốc bất định và một tương lai bất định. Trái lại, chúng ta có thể nói với Người, dâng lên Người những khổ đau hành hạ chúng ta, nỗi bất nhẫn, các vấn nạn xuất phát từ tâm can. Chúng ta tin tưởng rằng Người bao giờ cũng lắng nghe chúng ta! Và nếu Chúa Giêsu hiện diện, th́ không có lúc nào mất đi ư nghĩa hay trở thành trống rỗng hết. Và nếu Người hiện diện th́ chúng ta có thể tiếp tục đợi chờ, cả khi người khác không nâng đỡ chúng ta, thậm chí cả lúc sự hiện diện này tàn phai.

 

 

“Chúng ta đặt niềm hy vọng của ḿnh nơi vị Thiên Chúa hằng sống”

(1Tim 4:10)

 

Vẫn biết, Mầu Nhiệm Nhập Thể và Giáng Sinh đă xẩy ra trong lịch sử nhân loại rồi. Thế nhưng, Mùa Vọng vẫn thực sự liên quan tới hy vọng. Đó là lư do vào ngày 30/11/2007, Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă chính thức ban hành bức Thông Điệp thứ hai của ngài với tựa đề “Niềm Hy Vọng Cứu Độ – Spe Salvi”. Thực ra Kitô hữu chúng ta không hy vọng hay ước vọng một biến cố Giáng Sinh xẩy ra nữa, mà là hy vọng được cứu độ bởi Đấng đă đến cứu chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết, cũng là Đấng duy nhất có thể làm thỏa đáng tất cả mọi ước vọng sâu xa tối hậu của chúng ta liên quan tới một sự sống vĩnh hằng. Đó là lư do trong huấn từ Truyền Tin Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng ngày 29/11/2009, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă nhận định như sau:

 

Thế giới hiện đại cần nhất là niềm hy vọng: thành phần các dân tộc đang phát triển cần đến nó, cả thành phần các dân tộc tiến tiển về kỹ nghệ nữa. Càng ngày chúng ta càng thấy rằng chúng ta cùng ở trên một chiếc tầu và tất cả chúng ta được cứu độ chung với nhau. Nhất là khi nh́n thấy quá nhiều những thứ an ninh sai lầm bị đổ vỡ, chúng ta nhận thấy rằng chúng ta cần một niềm hy vọng đáng tin tưởng, và điều này chỉ t́m thấy nơi Chúa Kitô thôi, Đấng như trong Thư Do Thái nói: ‘vẫn là một hôm qua, hôm nay và măi măi’ (13:8). Chúa Giêsu đă đến trong quá khứ, Người đang đến trong hiện tại và Người sẽ đến trong tương lai. Người bao gồm tất cả mọi chiều kích của thời gian, v́ Người đă chết và sống lại, Người là ‘Đấng hằng sống’ và, khi chia sẻ cái tạm thời của nhân loại chúng ta, vẫn muôn đời tồn tại và ban cho chúng ta cái rất vững chắc của Thiên Chúa. Ngài là ‘xác thịt’ như chúng ta, và là ‘đá’ như Thiên Chúa. Ai ước muốn tự do, công lư và ḥa b́nh giờ đây có thể nâng ḿnh lên, và ngẩng đầu lên, v́ nơi Chúa Kitô sự giải phóng gần đến – như chúng ta đọc thấy trong bài Phúc Âm hôm nay (Cf. Lk 21:28). Bởi thế chúng ta có thể xác quyết rằng Chúa Giêsu Kitô không những nh́n Kitô hữu, hay chỉ nh́n thành phần có tín ngưỡng, mà c̣n vào tất cả mọi người, v́ Người, Đấng là tâm điểm của đức tin, đồng thời cũng là nền rảng của niềm hy vọng. Người là niềm hy vọng hết mọi người liên lỉ cần đến”.

 

Để có thể hiểu sâu xa hơn về niềm hy vọng cứu độ Kitô giáo này, nếu chúng ta không muốn đọc lại tất cả bức Thông Điệp Spe Salvi khá dài và sâu xa xúc tích của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, chúng ta có thể đọc Sứ Điệp ngắn gọn và b́nh dân hơn của ngài gửi cho giới trẻ năm 2009 về chủ đề “Chúng ta đặt niềm hy vọng của chúng ta vào vị Thiên Chúa hằng sống”. Giờ đây, chúng ta cùng nhau lắng nghe những trích đoạn chính yếu tiêu biểu để thấm thía niềm hy vọng cứu độ của Kitô giáo chúng ta rất hợp với thời đại của chúng ta đây.

 

Trong việc t́m kiếm “niềm hy vọng cao cả”

 

“… Kinh nghiệm cho thấy rằng những phẩm tính cá thể và những sản vật thể chất không đủ để bảo đảm có được niềm hy vọng được tinh thần con người liên lỉ t́m kiếm. Như tôi đă viết trong Thông Điệp Spe Salvi (Niềm Hy Vọng Cứu Độ), chính trị, khoa học, kỹ thuật, kinh tế cùng với tất cả những nguộn liệu vật chất khác tự chúng không đủ cung cấp cho niềm hy vọng cao cả này là những ǵ tất cả chúng ta đều ước muốn. Niềm hy vọng này ‘chỉ có thể là Thiên Chúa, Đấng bao gồm tất cả thực tại và là Đấng có thể ban cho chúng ta những ǵ chúng ta tự ḿnh không thể chiếm đạt’ (số 31). Đó là lư do tại sao một trong những hậu quả chính yếu của t́nh trạng bỏ quên Thiên Chúa là bị lạc hướng đang xẩy ra trong xă hội của chúng ta, đi đến chỗ cô đơn và bạo động, bất ḥa và mất niềm tin thường dẫn tới tuyệt vọng. Lời Chúa đă cảnh báo to tiếng và rơ ràng là “khốn cho những ai tin tưởng vào loài người và chỉ biết sống theo xác thịt, những kẻ ḷng trí xa ĺa Chúa. Họ sẽ như một bụi rậm trong sa mạc, và sẽ không t́m thấy khuây khỏa” (Jer 17:5-6)... “

 

Niềm hy vọng cao cả này ở nơi Chúa Kitô

 

“Đối với Thánh Phaolô th́ hy vọng không phải chỉ là một lư tưởng hay cảm nghĩ mà là một con người sống động đó là Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Được sâu xa thấm đẫm niềm xác tín này, ngài đă có thể viết cho Timôthêu rằng: “Chúng ta đă đặt niềm hy vọng của chúng ta nơi vị Thiên Chúa hằng sống” (1Tim 4:10). Vị “Thiên Chúa hằng sống “ này là Chúa Kitô Phục Sinh hiện diện trong thế giới của chúng ta. Ngài là niềm hy vọng đích thực: Chúa Kitô, Đấng sống với chúng ta và sống trong chúng ta và là Đấng kêu gọi chúng ta thông dự vào sự sống trường sinh của Người. Nếu chúng ta không lẻ loi một ḿnh, nếu Người ở với chúng ta, thậm chí hơn thế nữa, nếu Người là hiện tại và là tương lai của chúng ta, th́ tại sao lại phải sợ hăi chứ? Bởi thế, niềm hy vọng của Kitô hữu đó là mong ước chiếm được ‘nước trời và sự sống đời đời như là hạnh phúc của chúng ta, đặt niềm tin tưởng của chúng ta vào các lời hứa của Chúa Kitô và đừng cậy dựa vào sức ḿnh nhưng vào ơn trợ giúp của Thánh Linh’ (Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, 1817)”.

 

Tác hành theo niềm hy vọng Kitô giáo

 

“Các bạn thân mến, hăy theo gương Thánh Phaolô và trở thành chứng nhân cho Chúa Kitô Phục Sinh! Hăy làm cho Chúa Kitô được nhận biết … trước những ai t́m kiếm “niềm hy vọng cao cả” cống hiến ư nghĩa cho đời sống của họ. Nếu Chúa Giêsu đă trở nên niềm hy vọng của chúng ta, hăy thông đạt niềm hy vọng này bằng niềm vui của các bạn và bằng việc dấn thân thiêng liêng, tông đồ và xă hội của các bạn. Hăy để Chúa Kitô ở trong các bạn, và hăy đặt tất cả đức tin và niềm tin tưởng của các bạn nơi Người, hăy truyền bá niềm hy vọng này chung quanh các bạn. Hăy thực hiện những chọn lựa chứng tỏ cho thấy đức tin của các bạn. Hăy chứng tỏ các bạn hiểu được những nguy hiểm của việc thần tượng hóa tiền bạc, những sản vật thể chất, nghề nghiệp và thành đạt, và đừng để ḿnh bị lôi kéo bởi những ảo ảnh sai lầm. Đừng chiều theo lư lẽ của những lợi lộc vị kỷ. Hăy vun trồng ḷng yêu thương tha nhân và hăy cố gắng dấn thân cùng với những năng khiếu của con người và những khả năng về nghề nghiệp phục vụ công ích và sự thật, bao giờ cũng sẵn sàng ‘biện hộ về niềm hy vọng ở trong ḿnh trước những ai đặt vấn đề với anh chị em’ (1Pet 3:15). Thành phần Kitô hữu đích thực không bao giờ buồn, thậm chí họ có phải đương đầu với đủ các thứ thử thách, v́ việc Chúa Giêsu hiện diện là bí mật của niềm vui và an b́nh của họ”. 

 

Maria là Mẹ của niềm hy vọng

 

“Chớ ǵ Thánh Phaolô là gương mẫu của các bạn trên con đường của cuộc sống tông đồ. Ngài đă tẩm bổ ḿnh bằng niềm tin và hy vọng liên lỉ bằng việc nh́n vào tổ phụ Abraham, vị được ngài viết trong Thư gửi Rôma là “thất vọng trong cậy trông, ông đă tin tưởng rằng ông sẽ trở nên cha của nhiều dân nước” (Rm 4:18). Theo bước chân của thành phần dân của niềm hy vọng này – bao gồm các vị tiên tri và các vị thánh thuộc mọi thời đại – chúng ta tiếp tục tiến bước tiến đến tầm mức viên trọn của Nước Trời, và trên con đường thiêng liêng này chúng ta được Trinh Nữ Maria là Mẹ của Niềm Hy Vọng đồng hành. Mẹ là hiện thân cho niềm hy vọng của Dân Yến Duyên, vị đă ban cho thế giới Đấng Cứu Thế của họ, và là vị đứng dưới chân Thập Giá bằng niềm hy vọng kiên tŕ, là mô phạm của chúng ta và là sự nâng đỡ của chúng ta. Nhất là Mẹ Maria chuyển cầu cho chúng ta và dẫn chúng ta vượt qua từ vùng tối tăm thử thách của chúng ta đến rạng đông sáng ngời của một cuộc hội ngộ với Chúa Kitô Phục Sinh. Tôi muốn đúc kết sứ điệp này bằng lời cầu nguyện tuyệt vời và nổi tiếng của Thánh Bênađô, lời nguyện cầu được gợi hứng bởi những tước hiệu của Mẹ Maria, đó là Stella Maris, Sao Biển: ‘Bạn là người giữa những biến động liên lỉ của cuộc sống này cảm thấy ḿnh  thường bị xô lấn bởi những băo tố hơn là đứng vững trên mặt đất, đừng ngoảnh mặt đi trước ánh quang của V́ Sao này, nếu bạn không muốn bị phủ lấp bởi những triều sóng dữ dội. Nếu những cơn gió cám dỗ nổi lên, nếu bạn ngă xuống giữa những tảng đá khổ đau, hăy nh́n lên Ngôi Sao ấy, hăy gọi lên Maria… Trong những nguy hiểm, trong cơn buồn đau, trong nỗi bối rối, hăy nghĩ đến Mẹ Maria, hăy kêu lên Maria… Hăy theo Mẹ, bạn sẽ không bao giờ lạc bước; khi bạn van nài Mẹ trợ giúp, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy thất vọng; khi nghĩ đến Mẹ, bạn sẽ không bị lầm lẫn; dưới sự bảo trợ của Mẹ, bạn sẽ không bao giờ hoang mang; trong sự bao che của Mẹ bạn sẽ không sợ hăi; Mẹ là hướng đạo của bạn, bạn sẽ không mệt mỏi; với sự trợ giúp của Mẹ, bạn sẽ an toàn về tới bến’ (Homilies in Praise of the Virgin Mother, 2:17)”.

 

 

“Không một con người nào do người nữ sinh ra cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả”

(Mt 11:11)

 

Theo Phụng Vụ của Giáo Hội th́ Mùa Vọng chẳng những liên quan tới Đấng Emmanuel là Thiên Chúa ở giữa chúng sinh, và đến niềm hy vọng cứu độ về phía loài người cần phải liên lỉ trông mong Đấng đă đến, đang đến và sẽ đến, mà c̣n liên quan đến một nhân vật lịch sử nữa, đó là Thánh Gioan Tiền Hô, vị được Thánh Kư Luca ghi nhận rất kỹ lưỡng về thời điểm lịch sử của ngài, như bài Phúc Âm Chúa Nhật 2 Mùa Vọng cho thấy: “Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Tibêriô, thời Phongxiô Philatô làm tổng trấn miền Giuđê, Hêrôđê làm tiểu vương miền Galilê, người em là Philípphê làm tiểu vương miền Iturê và Trakhonít, Lyxania làm tiểu vương miền Abilên, Khanna và Caiphai làm thượng tế, có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Dacaria là ông Gioan trong hoang địa”. Có một điểm rất đặc biệt nơi con người được Chúa Giêsu khẳng định là “Không một con người nào do người nữ sinh ra cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả” (Mt 11:11), đó là, trong khi các vị tông đồ là nền tảng của Giáo Hội sống với Chúa Kitô cả 3 năm trời mà cuối cùng “tất cả đều tẩu thoát” (Mk 14:50) khi Người bị bắt trong Vườn Cây Dầu, thậm chí có vị c̣n phản nộp Thày (xem Mk 14:10,17-18) và trắng trợn chối bỏ Thày ḿnh (xem Mk 14:30-31,66-72), thế mà, vị Tiền Hô Tẩy Giả chưa hề thấy Chúa Kitô, như chính thánh nhân tự thú (xem Jn 1:33), cũng đă nhận ra Người khi Người đến xin thánh nhân làm phép rửa cho (xem Mt 3:14). Vấn đề được đặt ra ở đây là làm sao vị Tiền Hô Tẩy Giả này có thể nhận ra Đấng Thiên Sai như thế, một vấn đề có lẽ liên quan tới thân phận được Chúa Giêsu khẳng định về ngài trên đây: “Không một con người nào do người nữ sinh ra cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả”.

 

Phải chăng v́ “Không một con người nào do người nữ sinh ra cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả” (Mt 11:11) mà ngài được phụng vụ Giáo Hội nhớ đến nhiều nhất trong các thánh, hơn cả đại nhị vị Tông Đồ Phêrô và Phaolô hay Thánh Giuse, chỉ sau Mẹ Maria? Ngài được Giáo Hội tưởng kính với hai lễ riêng, một lễ mừng sinh nhật ngài vào ngày 24/6 ở bậc lễ trọng (c̣n hơn cả bậc lễ Sinh Nhật Đức Mẹ), và một lễ vào ngày 30/8 về biến cố ngài bị chém đầu. Ngoài ra, trong Mùa Vọng ngài được nói đến trong 2 Chúa Nhật thứ 2 và 3. Kể từ thứ năm tuần 2 Mùa Vọng, cho tới hết thứ sáu của tuần thứ ba Mùa Vọng, Giáo Hội chọn toàn là các bài Phúc Âm có liên quan đến Gioan Tiền Hô, để gián tiếp làm sáng tỏ “Đấng đến sau” (Jn.1:27) thánh nhân là Đức Giêsu Kitô, đúng với ư nghĩa của Mùa Vọng là thời điểm mong đợi “Đấng phải đến”, tức Đấng chưa hoàn toàn tỏ ḿnh ra. Chưa hết, ngài cũng xuất hiện trong Phúc Âm Lễ Mẹ Thăm Viếng 31/5, và nhất là trong 3 bài phúc âm vào 3 ngày 19, 21 và 23 trong Tuần Bát Nhật trước đại Lễ Giáng Sinh (18-24/12). Cuối cùng ngài cũng ở trong bài Phúc Âm Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa mở đầu cho Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh. Thậm chí Chúa Nhật 2 và 3 của Phụng Vụ chu kỳ năm A và B Phúc Âm vẫn c̣n nói về ngài nữa. (Chúa Nhật hai Mùa Vọng 6/12/2009).

 

“Không một con người nào do người nữ sinh ra cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả” (Mt 11:11) có lẽ v́ 3 phương diện sau đây.

 

1- Về lịch sử cứu độ, ngài đóng vai tṛ như một vị trung gian giữa Cựu Ước và Tân Ước. Ngài là vị tiên tri của các tiên tri và là tông đồ của các tông đồ. Ngài là vị tiên tri của các tiên tri v́ ngài được chính tiên tri nói tới là “tiếng kêu trong sa mạc…” (Is 40:3), và là vị tiên tri chẳng những nói về Đấng Thiên Sai, “Đấng đến sau tôi” (Jn 1:27), mà c̣n nh́n thấy tận mắt và nhận biết Đấng Thiên Sai này nữa (xem Jn 1:31-34). Ngài là tông đồ của các tông đồ, v́ ngài chẳng những như các tông đồ rao giảng Chúa Kitô, không phải chỉ cho dân Do Thái song cho chính thành phần tông đồ tương lai của Chúa (xem Jn 1:35-39), mà c̣n làm chứng cho chân lư bằng chính máu của ḿnh khi bị Quận Vương Hêrôđê sát hại (xem Mt 14:3-11).

 

2- Về vai tṛ sứ vụ, trước hết là vai tṛ Tẩy Giả, ngài chẳng những làm phép rửa cho dân Do Thái mà c̣n cho chính Đấng sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần (xem Jn 1:33), trong khi đó không một vị tiên tri Cựu Ước hay Tông Đồ Tân Ước là nền tảng của Giáo Hội được phúc làm việc cao trọng này. Việc ngài làm phép rửa cho Chúa Kitô ám chỉ phép rửa máu của Đấng làm phép rửa Thánh Linh. Có thể nói, nếu Thánh Giuse là dưỡng phụ của Chúa Giêsu th́ Thánh Gioan Tẩy Giả là linh phụ của Chúa Giêsu. Sau nữa về vai tṛ Tiền Hô, ngài đă rao giảng một sứ điệp giống hệt như sứ điệp tiên khởi của Chúa Kitô, đó là “Hăy ăn năn hoán cải. Nước Thiên Chúa đă gần” (Mt 3:2 đối chiếu với Mk 1:15).

 

3- Về đời sống tu đức, ngài giống Chúa Kitô hơn các vị Tiên Tri và Tông Đồ. Trước hết, theo khách quan, chung dân Do Thái tưởng ngài là Đấng Thiên Sai (xem Lk 3:15), trong đó có cả thành phần Pharisiêu và Saducê nổi tiếng trong dân Do Thái cũng đến lănh nhận phép rửa của ngài (xem Mt 3:7), kể cả Quận Vương Hêrôđê cũng cho ngài như thế (xem Mt 14:2), thậm chí giáo quyền Do Thái cũng nghi vấn về ngài liên quan tới Đấng Thiên Sai (xem Jn 1:19-22). Dù ngài sống trong hoang địa và chẳng có tiếng tăm ǵ trước đó nhưng dân chúng tấp nập kéo đến với ngài từ khắp nơi (xem Mt 3:5). Sau nữa, về chủ quan, chính bản thân ngài cũng quả thực phản ảnh Chúa Kitô, v́, bề ngoài, ngài đă chẳng những sống khổ hạnh trong sa mạc như Chúa Kitô trước khi ra rao giảng Nước Trời (xem Mt 3:1,4 đối chiếu với Mt 4:1-2), mà c̣n sống cuộc đời “hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng” (Mt 11:29) như Chúa Kitô, khi ngài tuyên bố “Đấng sẽ đến quyền thế  hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi giây giầy cho Người” (Lk 3:16), và “Người cần phải gia tăng c̣n tôi phải giảm xuống” (Jn 3:30), v́ ngài biết thân phận của ḿnh chỉ là đèn soi đến để làm chứng cho ánh sáng chứ tự ḿnh không phải ánh sáng (xem Jn 1:7-8). (Chúa Nhật 2 Mùa Vọng 6/12/2009).

 

Vấn đề ở đây là, nếu vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả có thể nhận biết Chúa Kitô lần đầu tiên mới gặp nhau th́ phải chăng là do thánh nhân sống hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng, nhờ đó Thánh Thần đă tràn đầy trong ngài để tác động ngài, vị Thánh Thần đă thánh hóa ngài khi ngài mới đươc 6 tháng tuổi trong ḷng thai mẫu, vị Thánh Thần ngài được Lời Nhập Thể trong ḷng Mẹ Maria thông cho sau lời chào của Mẹ Maria. Nếu Cha trên trời giấu kín những mầu nhiệm cao cả mà chỉ tỏ ra cho thành phần bé mọn nhất biết (xem Lk 10:21), th́ vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả quả thực đă sống như một con trẻ trước nhan Thiên Chúa. Vậy, để có thể nhận ra Chúa Kitô, Lời đă hóa thành nhục thể và đang ở giữa chúng ta, tức là cảm nhận được sự hiện diện thần linh trong Mùa Vọng như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă khuyên dạy trong bài giảng khai mạc Mùa Vọng 2009, Kitô hữu Công giáo chúng ta hăy bắt chước Thánh Gioan Tẩy Giả là vị Tiền Hô dọn đường cho Chúa đến, nhờ đó, chính chúng ta cũng trở thành đường lối để Chúa có thể tiếp tục đến với thế giới này, tiếp tục hiện diện trên thế giới đang mất đi ư thức tội lỗi, đến độ “không biết khi Con Người đến có c̣n thấy đức tin trên thế gian này hay chăng?” (Lk 18:8).

 

Tóm lại, nếu Thiên Chúa biết rằng con người tạo vật vô cùng thấp hèn không thể lên cùng Ngài, nên Ngài đă hạ ḿnh xuống với họ, th́ một khi họ nâng ḿnh lên họ sẽ chẳng thể nào thấy được Ngài và chẳng bao giờ gặp được Ngài, cho tới khi họ hạ ḿnh xuống, hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ.

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể Vượt Qua,

Chúa đă đến như Ánh Sáng chiếu trong tăm tối để xua tan tội lỗi và sự chết nơi nhân loại.

Chúa là Ánh Sáng thật chiếu soi cho hết mọi người đă đến trong thế gian.

Chúa là Vị Thiên Chúa hằng sống đang hiện diện trên trần gian này.

Xin cho Kitô hữu chúng con chỉ biết liên lỉ đặt niềm hy vọng vào Chúa,

v́ chỉ duy một ḿnh Chúa mới là Đấng có thể cứu độ chúng con

và thỏa nguyện hết mọi niềm hy vọng và ước nguyện vĩnh hằng của chúng con

Amen.