Là Đấng Phải Đến

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 484 Thứ Sáu 18/12/2009

 

 

Theo đức tin Kitô giáo của ḿnh, chúng ta tin rằng Con Thiên Chúa quả thực đă hóa thân làm người hơn hai ngàn năm trước, dù chúng ta chưa bao giờ được thấy và thấy được Người vào thời điểm ấy, như Mẹ Maria, như Thánh Giuse, như vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, như Nhóm 12 Tông Đồ v.v. Bởi thế, cho tới nay, chúng ta chấp nhận Người là do đức tin của chúng ta, một đức tin tông truyền, tức là một đức tin từ các “tông” đồ “truyền” lại cho chúng ta qua các vị thừa kế của các vị dọc suốt gịng lịch cử của Giáo Hội Người. Chính các vị tông đồ là thành phần chứng nhân tiên khởi, một thành phần, như Thánh Gioan Tông Đồ diễn tả trong Thư Thứ Nhất của ngài, ở đoạn 1 câu 1 và 2, về diễm phúc chứng kiến và sứ vụ chứng minh của các vị là “những ǵ chúng tôi đă nghe, những ǵ chúng tôi đă tận mắt thấy, những ǵ chúng tôi đă nh́n xem và đă chạm tới – chúng tôi muốn nói về lời sự sống. Sự sống này đă trở nên hữu h́nh: một sự sống chúng tôi đă thấy và minh chứng, và chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời hằng ở nơi Cha và đă trở nên hữu h́nh cho chúng ta”.

 

Tuy nhiên, để có thể tiến tới chỗ có thể làm chứng cho những ǵ là thần linh và vô h́nh là “sự sống đă trở thành hữu h́nh” như các vị đă đích thân thấy được, nghe được và chạm tới, các vị tông đồ đă phải trải qua một tiến tŕnh đức tin hết sức gay go và khủng khiếp, bằng việc càng ngày càng nhận biết Đấng các vị đă phải từ bỏ hết mọi sự để mau mắn đáp lời mời gọi đột xuất của Người và theo Người cho tới cùng. Thế nhưng, thực tế phũ phàng cho thấy, cho dù các vị có được diễm phúc nghe thấy, xem thấy và sờ thấy nhân vật lịch sử mang tên Giêsu ở Nazarét, một nhân vật có xuất xứ vốn vô danh tiểu tốt trước dân Do Thái nói chung, cũng như thành phần trí thức của dân này là Pharisiêu và luật sĩ nói riêng, nhất là đối với giáo quyền của họ là Hội Đồng Đầu Mục Do Thái, chính bản thân các vị, thành phần cũng chỉ là những con người b́nh dân hạ cấp trong dân của ḿnh, cũng phải trả một giá rất cao để có thể chấp nhận sự thật về nhân vật được các vị gọi là Thày: sự thật ở chỗ nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét tầm thường ấy lại là chính “Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16)!

 

Nếu nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét quả thực là Đấng Thiên Sai của Dân Do Thái th́ Người cũng chính là và phải là Đấng Cứu Thế của chung nhân loại, Đấng sau khi sống lại từ trong cơi chết đă chính thức bắt đầu sai các vị “các con hăy đi khắp thế giới loan truyền tin mừng cho tất cả mọi tạo vật” (Mk 16:15). Vấn đề được đặt ra ở đây là, Kitô hữu chúng ta đang kỷ niệm mừng hơn 2 ngàn năm Đấng Thiên Sai Cứu Thế Giáng Sinh, Đấng xuất thân “từ Dân Do Thái” (Jn 4:22), vậy tại sao, như Thánh Tông Đồ Gioan viết trong lời mở đầu Phúc Âm của ḿnh ở đoạn 1 câu 11 là “Người đă đến với dân riêng của ḿnh, nhưng dân riêng của Người đă không chấp nhận Người” (Jn 1:11)? Phải chăng nhận vật lịch sử Giêsu Nazarét thật sự và hoàn toàn không phải là Đấng Thiên Sai, Vị Cứu Tinh Nhân Trần – Redemptor Hominis? Đó là lư do chúng ta cần t́m hiểu cặn kẽ về Người qua chủ đề “Là Đấng Phải Đến” của chúng ta hôm nay.

 

Một trong lư do có thể nói khiến cho dân Do Thái, cho tới nay, hơn hai ngàn năm sau Chúa Cứu Thế Giáng Sinh, Đấng là “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta”(Jn 1:14), họ vẫn phủ nhận Người là Đấng Thiên Sai của họ, đó là v́ họ trông mong một Đấng Thiên Sai (nặng về chính trị) theo ư của họ, một vị thiên sai, như qua gịng lịch sử Cựu Ước của họ cho thấy, có thể và cần phải giải cứu họ khỏi ách thống trị của ngoại bang, (bấy giờ là đế quốc Rôma), chứ không phải chính Đấng được Thiên Chúa sai đến với họ, để trước hết và trên hết cứu họ khỏi tội lỗi và sự chết (xem Lk 1:77,79). Chính v́ thứ thần học giải phóng, một đàng về chính trị nơi dân Do Thái và một đàng về thiêng liêng nơi dự án cứu độ của Thiên Chúa như thế, mà đúng như lời khẳng định đầy tính cách cảnh báo của vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, vị được đầy Thánh Thần, đến nỗi đă làm cho dân Do Thái tưởng ngài là Đấng Thiên Sai, và đến nỗi đă nhận ra ngay Chúa Kitô dù chưa bao giờ thấy Người và biết Người (xem Jn 1:31,33), một lời cảnh báo về dân Do Thái bấy giờ là lúc Chúa Kitô sửa soạn xuất đầu lộ diện như thế này ở Phúc Âm Thánh Gioan, đoạn 1 câu 26 và 27: “Có một Đấng ở giữa các người mà các người không biết – Đấng phải đến sau tôi”.

 

Đúng thế, dân Do Thái bấy giờ và thậm chí tới bây giờ, vẫn hằng trông mong Đấng Thiên Sai của họ. Bởi v́, họ tin tưởng vào Thánh Kinh Cựu Ước của họ là những ǵ thuộc mạc khải thần linh không bao giờ sai lầm. Thế nhưng, nếu họ không chấp nhận các lời tiên tri và các vị tiên tri được Thiên Chúa là Chúa của họ sai đến với họ để loan báo cho họ về Đấng Thiên Sai này th́ làm sao họ có thể chấp nhận chính Đấng Thiên Sai được chứ! Trong bài Phúc Âm Thánh Mathêu, đoạn 21, từ câu 28 đến 32, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để so sánh thành phần lănh đạo dân Do Thái là “các trưởng tế và kỳ lăo” như người con thứ nhất đă thưa với cha ḿnh “‘vâng con đi’, song chẳng bao giờ đi”, trong khi thành phần tội lỗi là “thu thuế và đĩ điếm” như người con thứ hai ban đầu th́ “nói ‘không, con không đi’, rồi sau đó hối hận lại đi”, sẽ là thành phần “vào vương quốc Thiên Chúa trước”, một vương quốc được Con Thiên Chúa đến để thiết lập bằng “tân ước nơi máu Người” (Lk.22:20). Sở dĩ đứa con thứ hai là thành phần “thu thuế và đĩ điếm” có thể “vào vương quốc Thiên Chúa trước”, tức có thể chấp nhận “Đấng đến sau” Gioan Tiền Hô, là v́, như lời Chúa Giêsu khẳng định trong bài Phúc Âm này, họ “đă tin vào ông”, nhân vật “đến rao giảng cách ăn ở tốt lành”, như tiếng lương tâm dẫn dụ con người làm lành lánh dữ để có thể lănh nhận ơn cứu độ.

 

Tiền Hô Gioan Tẩy Giả cũng là một vị tiên tri (xem Lk 1:76; Mt 17:10,21:26), “nhưng họ đă không chấp nhận ngài” (Mt 17:12), cho “ngài là khùng” (Mt 11:18), bởi thế họ làm sao có thể thi hành sứ điệp kêu gọi của ngài để nhờ đó họ có thể nhận ra Đấng Thiên Sai “ở giữa” họ. Sứ điệp rao giảng và kêu gọi của vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả chính yếu là những ǵ chính sau đó được Chúa Kitô lập lại: “Hăy cải thiện đời sống. Triều đại của Thiên Chúa gần đến” (Mt 3:2), một sứ điệp chất chứa nơi chính sứ vụ của ngài được tiên tri Isaia báo trước, đó là “dọn đường cho Chúa”, ở chỗ “hết mọi thung lũng phải san cho đầy, hết mọi núi đồi phải bạt cho bằng, những ǵ quanh co phải uốn cho ngay và những con đường gồ ghề phải làm cho đều. Và tất cả loài người sẽ được thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Mt 3:5-6; Is 40:4-5).

 

Thật vậy, theo sứ vụ của ḿnh, vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đă áp dụng đường lối “cải thiện đời sống” về 4 khía cạnh thực tế trong cuộc sống, ở Phúc Âm Thánh Luca đoạn 3, vào từng trường hợp của họ như sau: Đối với chung thành phần dân chúng, ngài áp dụng khía cạnh “cải thiện đời sống” thứ nhất là “hết mọi thung lũng phải san cho đầy”, ở chỗ, cảnh giác họ chớ tham lam mà hăy chia cơm xẻ áo: “Người có hai áo hăy cho kẻ không có. Người có của ăn cũng làm như thế” (câu 11); ngài áp dụng khía cạnh “cải thiện đời sống” thứ hai là “hết mọi núi đồi phải bạt cho bằng”, ở chỗ, cảnh giác họ chớ kiêu căng tự cao tự đại: “đừng tỏ ra tự hào rằng ‘Abraham là cha của chúng tôi’” (câu 8); đối với thành phần thu thuế, ngài áp dụng khía cạnh “cải thiện đời sống” thứ ba là “những ǵ quanh co phải uốn cho ngay”, ở chỗ, khuyên họ chớ gian tham: “Đừng bắt nộp thuế hơn số lượng được ấn định” (câu 13); đối với thành phần lính tráng, ngài áp dụng khía cạnh “cải thiện đời sống” thứ tư là “những con đường gồ ghề phải làm cho đều”, ở chỗ, khuyên họ chớ hung dữ: “đừng hà hiếp ai. Đừng cáo gian cho ai. Hăy bằng ḷng với thù lao của ḿnh” (câu 14).

 

Nếu dân Do Thái nói chung và thành phần trí thức cùng giáo quyền của họ nói riêng quả thực biết “hoán cải” theo 4 chiều kích được tiên tri Isaia nói đến liên quan tới sứ vụ của vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả này, th́ họ đă “được thấy ơn Thiên Chúa cứu độ” rồi, tức nh́n nhận Đấng Thiên Sai của họ là Chúa Giêsu Kitô, Giáo Tổ Kitô Giáo, một Đấng Thiên Sai quả thực đă được lề luật, các tiên tri và Thánh Vịnh trong Thánh Kinh Cựu Ước của họ đă nói tới (xem Lk 24:44). Sau đây, chúng ta cùng nhau ôn lại những đoạn Thánh Kinh Cựu Ước của chính thành phần dân cho tới nay vẫn đang mong chờ Đấng Thiên Sai của họ cũng là Chúa Cứu Thế của thành phần Dân Ngoại chúng ta, để thấy được thực sự nhân vật lịch sử Giêsu ở Nazarét có phải là chính Đấng Thiên Sai, là “Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16) hay chăng, hay vẫn c̣n là một vấn đề như đă được vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đang ở trong tù sai hai môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu ở Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 11 câu 3 rằng: “Ngài có phải là Đấng phải đến chăng hay chúng tôi c̣n phải chờ một Đấng khác?

 

Đấng Thiên Sai “Là Đấng Phải Đến” theo Thánh Kinh Cựu Ước

 

Đối với bản thân ḿnh, Đấng "đă được sinh ra trong thế gian, đă đến trong thế gian là để làm chứng cho chân lư" (Gioan 18:37), th́ sự thật nơi Người c̣n là "Đức Kitô Thiên Sai".

 

Thật vậy, để chứng tỏ ḿnh thật sự là Đức Kitô Thiên Sai, Vị Cứu Thế đă được Thiên Chúa hứa ban cho loài người ngay từ ban đầu, khi hai nguyên tổ sa ngă phạm tội (xem Khởi Nguyên 3:15), và Người cũng chính là Đấng mà Sách Thánh của dân Do Thái, dân riêng của Thiên Chúa, diễn tả bằng những lời tiên tri, những h́nh ảnh ám chỉ, hay những nhân vật biểu tượng đă được loan báo trước, Chúa Kitô đă dùng chính nguồn mạc khải Thần Linh này của dân Do Thái để tự xác nhận thân phận ḿnh, ở những trường hợp sau đây:

 

SYMỞ ngay đoạn đầu của bài giảng trên núi về Những Phúc Đức Trọn Lành:

 

"Đừng tưởng rằng Ta đến để hủy bỏ lề luật và lời các tiên tri. Ta đến không phải để hủy bỏ mà là để làm cho chúng nên trọn." (Mathêu 5:17).

 

SY-Ở ngay giai đoạn khởi sự rao giảng Tin Mừng về Nước Trời:

 

"Người trở về Nazarét, nơi Người sinh trưởng, và, theo thói quen, Người đến hội trường vào ngày thứ bảy. Người đứng đọc sách và được trao cho cuốn sách tiên tri Isaia. Người mở cuốn sách  ra và thấy một đoạn viết như sau: 'Thần Linh Chúa ở trên tôi, v́ Ngài đă xức dầu cho tôi, để mang tin mừng cho người nghèo khó. Ngài sai tôi đi công bố tự do cho các kẻ bị lưu đầy, phục hồi nhăn quang cho kẻ mù đui, giải thoát cho kẻ bị áp bức, và công bố năm hồng ân của Thiên Chúa'... Thế rồi Người bắt đầu nói với họ: 'Hôm nay, lời Sách Thánh các người vừa nghe đây được nên trọn." (Luca 4:16-19,21).

 

SYỞ lúc Người tỏ thân phận ḿnh ra cho dân Do Thái biết Người là ai:

 

"Các ngươi t́m kiếm các cuốn Sách Thánh... chúng cũng làm chứng về Tôi nhưng các ngươi không chịu tin Ta để được sống." (Gioan 5:39-40).

 

SYỞ lúc Người báo trước về phản ứng của các môn đệ trước việc Người sẽ bị bắt:

 

"Tất cả các con sẽ lung lay đức tin, như lời đă chép: 'Ta đáng kẻ chăn chiên, đàn chiên sẽ tan tác.'" (Marcô 14:27).

 

SYỞ lúc Người nói về thân phận người môn đệ duy nhất hư đi của ḿnh:

 

"Khi Con ở với họ, v́ Danh Cha ban cho Con, Con đă bảo toàn họ, và Con đă trông coi họ để không một ai trong họ bị hư đi, trừ đứa con hư mất cho lời Sách Thánh được nên trọn." (Gioan 17:12).

 

SYỞ lúc Người phú ḿnh trong tay nhóm do Giuđa dẫn đến bắt Người tại vườn Cây Dầu:

 

"Các ngươi sao lại mang gươm giáo gậy gộc đến bắt Ta như bắt một tên trộm cướp như thế? Hằng ngày Ta ở với các ngươi, giảng dạy trong khu đền thờ mà các ngươi không bắt Ta, nhưng như thế để cho lời Sách Thánh được nên trọn." (Marcô 14:48-49).

 

SYỞ lúc Người hiện ra với các môn đệ sau khi từ trong kẻ chết sống lại:

 

"Những ǵ Ta đă nói với các con đang khi Ta c̣n ở với các con, đó là mọi sự viết về Ta trong luật Moisen, như lời các Tiên Tri và trong các Thánh Vịnh phải được nên trọn." (Luca 24:44).

 

 

Đấng Thiên Sai “Là Đấng Phải Đến” theo Lời Hứa của Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất

 

·         Thiên Chúa Hóa Công đoan hứa với hai nguyên tổ loài người về  Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần

 

Ta sẽ gây thù hận giữa ngươi và người nữ, giữa gịng dơi ngươi và gịng dơi người nữ; ngài sẽ đạp đầu ngươi và ngươi ŕnh cắn gót chân ngài” (Gen 3:15)

 

·         Thiên Chúa Giao Ước đoan hứa với ba vị Tổ Phụ Abraham, Isaac và Giacóp về Đấng Thiên Sai xuất thân từ gịng dơi Do Th ái được tuyển chọn trong các dân nước của các vị

 

“Một lần nữa, sứ giả của Chúa từ trời gọi Abraham mà nói: ‘Chúa phán, Ta tự ḿnh thề rằng v́ ngươi đă tỏ ra không tiếc Ta đứa con yêu dấu của ngươi. Ta sẽ chúc phúc ngươi muôn vàn và làm cho gịng dơi ngươi trở nên vô số như sao trời cát biển; gịng dơi ngươi sẽ chiếm đoạt các cửa ngơ của quân thù họ, và tất cả mọi dân nước sẽ được chúc phúc nơi gịng dơi ngươi - tất cả là v́ ngươi đă vâng giữ giao ước của Ta’” (Gen.22:15-18).

 

“Trong miền xẩy ra có một nạn đói (khác với lần đă xẩy ra trước kia trong thời Abraham), và Isaac đă đi xuống với Abimelech, vua của xứ Philistine ở Gerar. Chúa đă hiện ra với ông mà phán: ‘Đừng xuống Ai Cập, nhưng hăy tiếp tục cấm trại bất cứ nơi nào Ta bảo ngươi trong mảnh đất này. Hăy ở nơi mảnh đất này, Ta sẽ ở với ngươi và chúc phúc cho ngươi: v́ Ta sẽ ban cho ngươi và gịng dơi ngươi tất cả miền đất này, để hoàn tất lời Ta đă thề với Abraham cha ngươi. Ta sẽ làm cho gịng dơi ngươi đông như sao trời cùng ban những mảnh đất này cho chúng, và tất cả mọi dân nước sẽ được chúc phúc nơi gịng dơi ngươi - điều này xẩy ra là v́ Abraham đă vâng nghe Ta, giữ mệnh lệnh của Ta (các giới răn của Ta, các huấn lệnh của Ta và các chỉ dẫn của Ta)’” (Gen.26:1-5).

 

Giacóp rời Beer-Sheba mà tiến đến Haran. Khi ông đến một lăng miếu kia th́ mặt trời đă lặn, ông nghỉ chân qua đêm ở đó. Oâng đă lấy một trong những cục đá ở lăng miếu đó để gối đầu mà ngủ tại đây. Thế rồi ông đă mơ thấy: có một cái thang từ đất lên đến trời; và các sứ giả của Chúa bấy giờ đang lên xuống trên đó. Đoạn có Chúa đứng bên cạnh ông mà phán: ‘Ta là Chúa, là Thiên Chúa của Abraham cha ông ngươi cũng là Thiên Chúa của Isaac; mảnh đất mà ngươi đang nằm đây Ta sẽ ban cho ngươi và con cháu ngươi. Con cháu ngươi sẽ man vàn như bụi đất, và qua họ ngươi sẽ bành trướng đông tây, nam bắc. Tất cả mọi dân nước trên trái đất này sẽ được chúc phúc nơi ngươi và gịng dơi ngươi. Hăy biết rằng Ta ở với ngươi. Ta sẽ bảo vệ ngươi bất cứ ngươi đi đâu và sẽ mang ngươi về lại mảnh đất này. Ta sẽ không bao giờ ĺa bỏ ngươi cho tới khi nào Ta hoàn tất những ǵ Ta đă hứa với ngươi” (Gen 28:10-15)

 

Lời ha ca Thiên Chúa vi 3 v t ph ca dân Do Thái đây c̣n được âm vang mt cách gián tiếp qua nhng ǵ t ph Giacóp nói v Giuđa là chi tc t trong 12 chi tc Đấng Thiên Sai xut thân, như sau:

 

Giuđa, anh em con sẽ ca tng con... các người con ca cha con s cúi đầu trước con... Ph vit s không bao gi ĺa xa Giuđa... Triu cng dâng lên cho nó và nó được các dân bái phc”. (Gen 49:8-10)

 

Lời Thiên Chúa ha v dân tc ca 3 v t ph này, mt dân tc được có mt Đấng Thiên Sai xut thân thng tr các dân nước bng quyn năng thn linh ca Người cũng được lp li qua môi ming ca mt v tiên tri dân ngoi là Ballam, thung lũng Moab, trên đường dân được tuyn chn này đang tiến v Đất Ha.

 

Một ngôi sao s hin lên t Giacóp, và mt cây trượng s dng lên t Israel” (Num 24:17).

 

·         Thiên Chúa Lịch Sử đoan hứa với Triều Đại Vua Đavít về một triều đại vô tận và một vương quyền muôn đời bền vững nơi Đấng Thiên Sai, lời đoan hứa này c̣n âm vang nơi lời của Tổng Thần Gabiên trong lúc Truyền Tin Lời Nhập Thể cho Trinh Nữ Maria Nazarét ở Phúc Âm Thánh Luca đoạn 1 c âu 32-33.

 

“Khi ngươi qua đi và an nghỉ với tổ phụ của ḿnh, Ta sẽ tôn lên hậu duệ của ngươi, xuất phát từ huyết nhục của ngươi và Ta sẽ làm cho vương quốc của hắn vững mạnh. Chính hắn sẽ xây nhà cho danh Ta. Và Ta sẽ làm cho ngai báu của hắn muôn đời bền vững. ... Nhà của ngươi và vương quốc của ngươi sẽ muôn đời tồn tại trước nhan Ta: ngai báu của ngươi sẽ muôn đời bền vững” (2Sam 12-13.16).

 

 

Đấng Thiên Sai “Là Đấng Phải Đến” như thế nào theo Lời Th ánh Kinh

 

Chính Tân Ước, nhất là Phúc Âm, cũng đă dùng đến những trích dẫn trong Sách Thánh của dân Do Thái, mà Kitô giáo nhận làm bộ Kinh Thánh Cựu Ước của ḿnh, để chứng minh Chúa Kitô chính là "Đấng phải đến", "Đấng Thiên Sai". Chẳng hạn ở những trường hợp điển h́nh sau đây:

 

SYVề Mẹ của Người:

 

"Trinh nũ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai" (Mathêu 1:23; Isaia 7:14).

 

SYVề nơi sinh ra của Người:

 

"Phần ngươi, hỡi Bêlem, đất Giuđa, ngươi không tầm thường nhất trong hàng khanh tướng của chi tộc Giuđa đâu, v́ từ ngươi sẽ xuất hiện một vị lănh đạo là mục tử chăn dắt Yến-Diên dân Ta." (Mathêu 2:6; Mica 5:1).

 

SY Về vị tiền hô của Người:

 

"Có tiếng kêu trong sa mạc; hăy dọn đường của Chúa, làm bằng phẳng đường của Người." (Mathêu 3:3; Isaia 40:3).

 

SYVề địa điểm rao giảng cho dân ngoại của Người:

 

"Đất Giêbulun và Néptali, đường dẫn ra biển, bên kia sông Dược-Đăng, xứ Galilêa thuộc dân ngoại, dân chúng c̣n ngồi trong tối tăm đă nh́n thấy ánh sáng vĩ đại, ánh sáng đă bừng lên trên những kẻ ở trong bóng tối sự chết." (Mathêu 4:15-16; Isaia 8:23;9:1).

 

SYVề việc Người làm phép lạ cứu chữa tật nguyền bệnh nạn cho dân chúng:

 

"Người chữa lành các yếu đau của chúng ta, mang lấy các bệnh hoạn của chúng ta." (Mathêu 8:17; Isaia 53:4).

 

SYVề việc Người dùng dụ ngôn mà giảng dạy:

 

"Ta sẽ mở miệng nói dụ ngôn, Ta sẽ loan truyền điều kín mật từ khi thế gian được tạo thành." (Mathêu 13:35; Thánh Vịnh 78:2).

 

SYVề việc cứng ḷng tin của dân Do Thái đối với lời nói và việc làm của Người:

 

"Mặc dầu Người đă làm nhiều sự lạ trước mặt họ mà họ vẫn không tin vào Người, để lời tiên tri Isaia được ứng nghiệm: 'Chúa ơi, ai tin vào việc rao giảng của chúng tôi, quyền năng của Chúa tỏ ra cho ai đây?' V́ thế họ không thể tin được, bởi Isaia c̣n nói: 'Họ nhắm mắt, họ cứng ḷng, để mắt họ không thấy, ḷng họ không hiểu mà quay trở lại, kẻo Ta chữa cho họ lành mạnh.'" (Gioan 12:37-40; Is. 53:1,6:9-10).

 

SYVề tinh thần vô cùng nhân ái của Người đối với các kẻ cứng ḷng:

"Người không bẻ gẫy cây sậy dập nát, Người không dập tắt ngọn bấc c̣n bốc khói, cho đến khi Người làm cho công chính được vinh thắng." (Mathêu 12:20; Isaia 42:3-4).

 

     Về việc khải hoàn vào thành Giêrusalem của Người:

      

"Hăy nói cùng nữ tử Sion, này vua ngươi đến với ngươi, dịu dàng cưỡi trên lừa mẹ, và trên lừa con, con của một con thú chở đồ." (Mathêu 21:5; Isaia 62:11 và Zacaria 9:9).

 

SYVề việc chia áo xống của Người sau khi đóng đanh Người:

"Họ chia nhau áo của Ta, c̣n áo ngoài của Ta th́ họ bắt thăm." (Gioan 19:23-24; Thánh Vịnh 22:19).

 

SY Về việc Người bị đâm vào cạnh sườn:

 

"Họ sẽ nh́n xem Đấng mà họ đă đâm thâu qua." (Gioan 19:37; Zacaria 12:10).

 

Với những dẫn chứng hoàn toàn ăn khớp với Sách Thánh như thế, riêng thánh Tông Đồ Gioan kiêm thánh sử Phúc Âm thứ bốn c̣n lấy chính ḿnh ra để làm chứng cho Chúa Kitô như sau:

 

"Vậy quân lính đến  đánh gẫy ống chân của người thứ nhất, sang đến người kia, là nhũng người cùng bị đóng đanh với Chúa Giêsu. Nhưng đến lượt Chúa Giêsu, thấy Người đă chết, họ không đánh gẫy ống chân của Người, nhưng có một người lính lấy đ̣ng đâm vào cạnh sườn Người, làm cho máu cùng nước lập tức chảy ra. Kẻ trông thấy th́ làm chứng, và chứng của người ấy th́ chân thật, người ấy biết rằng ḿnh nói sự thật để anh em tin. V́ điều này xẩy ra để lời Sách Thánh được ứng nghiệm: 'Không một đốt xương chân nào của Người bị gẫy.'" (Gioan 19:32-36; Thánh Vịnh 34:21).

 

 

Đấng Thiên Sai tự chứng thực ḿnh “Là Đấng Phải Đến”

 

Các chứng cớ hoàn toàn ăn khớp với Sách Thánh của dân Do Thái về Đức Kitô như thế, chẳng những chứng minh về Người đúng là một "Đấng phải đến" (Mathêu 11:3), mà c̣n diễn tả về Đấng phải đến ấy như thế nào nữa.

 

Ngoài ra, Đức Kitô Thiên Sai c̣n trực tiếp tự tỏ cho riêng các môn đệ thân tín của Người và cho chung dân Do Thái biết sự thật Người chính là Đấng Thiên Sai, qua việc làm theo ư Đấng đă sai Người, cho dù có phải chết treo trên thập giá:

 

SYCho riêng các môn đệ thân tín của ḿnh Người báo trước 3 lần về cuộc tử nạn của Người:

 

"Con người trước hết phải chịu nhiều đau khổ, bị các trưởng lăo, thượng tế và luật sĩ phủ nhận, bị tử nạn, rồi mới sống lại vào ngày thứ ba." (Luca 9:22,44;18:32-33).

 

SYCho chung dân Do Thái, Người phán:

 

"Nếu các ngươi không tin Là Ta, các ngươi sẽ chết trong tội lổi của ḿnh... Khi các ngươi treo Con Người lên, các ngươi sẽ nhận biết Là Ta, và nhận biết rằng Ta không làm ǵ tự Ta, nhưng Ta chỉ nói điều Cha Ta đă dạy Ta." (Gioan 8:24,28).

 

Người chính là Đức Kitô, "Đấng phải đến", "Đấng Thiên Sai", qua những lời Sách Thánh báo về Người, nhất là đoạn nói đến Đấng được xức dầu của Tiên Tri Isaia ở đoạn 61 câu 1 và 2, cũng như qua chính lời Người minh xác với các môn đệ của thánh Gioan Tiền Hô c̣n thắc mắc về Người, như sau:

 

"Hăy về thuật lại cho Gioan những ǵ các ngươi đă nghe và đă thấy: mù được sáng, què được đi, cùi được sạch, điếc được nghe, chết sống lại và bần cùng được nghe giảng tin mừng." (Mathêu 11:4-5).

 

Tóm lại, "Sự Thật" về Con Người Giêsu Kitô, nơi Con Người Giêsu Kitô, qua Con Người Giêsu Kitô và trong Con Người Giêsu Kitô được kết luận như sau:

 

Người chính là "Đấng phải đến", như các Sách Thánh Cựu Ước của dân Do Thái báo trước;

 

Người chính là "Đấng Thiên Sai", như Người đă tự tỏ ḿnh ra qua việc làm theo ư Đấng đă sai Người; và

 

Người chính là "Đức Kitô, Con Thiên Chúa", như các thánh Tông Đồ đă tuyên xưng và làm chứng về Người.

 

Người chính là "Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần", là Đấng Cứu Thế, v́ Người chính là Đấng Thiên Sai xuất thân từ gịng dơi dân Do Thái, dùng như Thánh Kinh Cựu Ước của họ chứng thực.

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa hằng sống đă đến trong thế gian,

Chúa là Đấng đă đến nơi mầu nhiệm Nhập Thể và biến cố Giáng Sinh,

Chúa là Đấng đang đến bởi Thánh Linh và nơi Giáo Hội được Chúa ở cùng cho tới tận thế,

Chúa là Đấng sẽ đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết vào ngày cùng tháng tận.

Xin tiếp tục tỏ ḿnh cho chúng con là thành phần môn đệ của Chúa,

nơi Thánh Kinh, Thánh Giá và Thánh Thể của Chúa,

để chúng con có thể mang Chúa đến cho trần gian như ánh sáng sự sống của họ,

qua chứng từ Sống Thánh Chứng Nhân của chúng con ở mọi nơi và mọi lúc. Amen.