MARANATHA - Xin Chúa hăy đến

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 482 Thứ Sáu 4/12/2009

  

Chắc chúng ta đă nghe thấy tiếng Maranatha, và có thể biết được phần nào ư nghĩa đại quan của nó nhưng có lẽ không biết rơ lắm nó xuất phát từ đâu, về ngôn ngữ cũng như về văn bản. Maranatha là một cụm từ của tiếng Aramaic, ngôn ngữ bản xứ của Chúa Giêsu, xuất hiện có một lần duy nhất trong Thánh Kinh Tân Ước, ở một trong 3 câu cuối cùng của Thư Thư Nhất Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Côrintô, đoạn 16 câu 22. Tiếng Maranatha này nói chung được dịch và có nghĩa là “Chúa ơi, xin hăy đến” hay “Xin hăy đến Chúa ơi”. 

Chúa đến ra sao? 

Thật ra theo lịch sử th́ Chúa Kitô đă đến rồi, về địa điểm như Tiên Tri Mica đă báo trước ở đoạn 5 câu 1 rằng: “tại Bêlem Xứ Giuđêa” (Mt 2:6), và về thời điểm, như Thánh Kư Luca cho biết “vào thời Hoàng Đế Rôma Caesar Augustus”, vị ra lệnh “kiểm tra dân số lần đầu tiên khi Quirinius làm tổng trấn xứ Syria” (xem Lk 2:1-2). Tuy nhiên, theo mạc khải thần linh nói chung và theo Thánh Kinh Tân Ước nói riêng th́ việc Lời hóa thành nhục thể xẩy ra vào “thời sau hết”, như được Thánh Phaolô nói tới trong Thư gửi giáo đoàn Do Thái ở đoạn 1 câu 2. “Thời sau hết” được Thánh Phaolô nói tới ở đây thật ra, nếu hiểu theo đúng nghĩa th́ không phải là thời tận thế, v́, theo ngài nói ở Thư gửi Giáo Đoàn Galata ở đoạn 4 câu 4 đó là “thời điểm ấn định”: “Khi tới thời điểm ấn định, Thiên Chúa đă sai Con Ngài sinh ra bởi một người nữ, sinh ra theo lề luật…”. Tức là tới thời điểm cuối cùng theo ấn định của Ngài, Thiên Chúa muốn thực hiện những ǵ Ngài nói về dự án cứu độ nhân loại sa ngă, như lời Ngài hứa ngay từ ban đầu và được Sách Sáng Thế Kư ghi lại ở đoạn 3 cầu 15, và lời Ngài hứa sai Đấng Thiên Sai tới với Dân Do Thái theo gịng dơi Abraham, như được Sách Khởi Nguyên ghi lại ở đoạn 12 câu 2-3, và gịng dơi Vua Đavit được ghi nhận trong Sách Samuel cuốn 1 đoạn 7 câu 12-13 và 16, những ǵ được Tiên Tri Isaia tiên báo ở đoạn 7 câu 14 về Đấng Emmanuel, và được Thiên Sứ Gabiên lập lại về vương quốc của Đấng Thiên Sai này trong ngày truyền tin ở Phúc Âm Thánh Luca đoạn 1 câu 32-33. Bởi thế, chẳng những dân Do Thái và cả nhân loại đều trông chờ vị cứu tinh thiên sai này.  

Vậy Mùa Vọng của Kitô giáo nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng đây mang một ư nghĩa ǵ nếu chỉ trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ nhất trong khi Người đă đến rồi? Nếu Mùa Vọng này chỉ có tính cách phụng vụ để tưởng niệm một biến cố lịch sử liên quan tới Mầu Nhiệm Giáng Sinh th́ biến cố lịch sử hoàn toàn qua đi ấy sẽ chỉ là những ǵ xẩy ra theo chu kỳ thời gian vậy thôi, với những tưng bừng nhộn nhịp đầy tính cách thương mại và vui chơi không khác ǵ một ngày Tết quốc tế. Đến đây chúng ta mới thấy Mùa Vọng chỉ thực sự có ư nghĩa khi con người nói chung và Kitô hữu nói riêng, đặc biệt qua phụng vụ Mùa Vọng, luôn thiết tha than lên rằng “Maranatha – Xin Chúa hăy đến”. Có nghĩa là con người, dù sống trong Mùa Vọng hay không, hằng liên lỉ “xin Chúa hăy đến” này luôn hướng về Chúa là “Thiên Chúa chân thật duy nhất” (Jn 17:3), ở chỗ chỉ biết khát khao Chúa “hết ḷng muốn, hết linh hồn, và hết sức lực” (Deut 6:5). Để rồi, như Mẹ Maria, một Trinh Nữ hoàn toàn tinh tuyền “không biết đến nam nhân” (Lk 1:34) và sẵn sàng “xin vâng” (Lk 1:38) theo Thánh Ư Chúa với tất cả con người và cuộc đời của ḿnh, Thiên Chúa đă đến với Mẹ nơi Lời đă hóa thành nhục thể bởi quyền phép Thánh Linh thế nào, th́ những ai hằng khao khát trông mong “xin Chúa hăy đến” cũng sẽ được thỏa nguyện khi Chúa quả thực sẽ đến với họ và qua họ đến với thế giới. Phải, chỉ khi nào con người thực sự có được một cảm nghiệm thần linh về sự hiện diện của Chúa Kitô là Lời Nhập Thể trên trần gian này nói chung và trong Giáo Hội nói riêng, th́ phụng vụ của Giáo Hội đối với họ mới đúng là việc cử hành mầu nhiệm thánh và hiện thực mầu nhiệm thánh, mầu nhiệm của Đấng “đă yêu chúng ta trước” (1Jn 4:19), Đấng hằng muốn đến gặp gỡ chúng ta, tỏ ḿnh cho chúng ta và ở với chúng ta, Đấng đă đích thân khơi lên trong chúng ta chính niềm khát vọng “Maranatha – Xin Chúa hăy đến” để Người tiếp tục đến với chúng ta.

Thật ra Chúa Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể sẽ không đến với những tâm hồn thiết tha “xin Chúa hăy đến” này một cách hữu h́nh và cụ thể như một nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét xưa kia đă đến với 12 chàng thanh niên để kêu gọi họ theo Người với tư cách là thành phần chứng nhân tiên khởi mang danh Tông Đồ. Ngày nay, cũng như dọc suốt gịng lịch sử của Giáo Hội, nhân vật Giêsu Nazarét là Lời Nhập Thể, Đấng đă Tử Giá và Phục Sinh, và là Đấng đang ở cùng Giáo Hội cho đến tận thế đây (cf. Mt 28:20), vẫn đang tiếp tục đến với chung nhân loại và riêng Kitô hữu qua hai hoạt động chính yếu là phụng vụ và truyền giáo của Giáo Hội. Qua phụng vụ, Người đến với nhân loại nơi bí tích Rửa Tội để họ được tái sinh và được sự sống, và với Kitô hữu qua các bí tích khác, nhất là bí tích Thánh Thể, Ḥa Giải và Thêm Sức để nhờ đó họ được “sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10). Qua truyền giáọ, Người đến với loài người nơi chứng từ sống động nơi thành phần tín hữu sống thánh, cũng như qua Phúc Âm được các vị thừa sai rao giảng. Theo tu đức, Chúa c̣n đến với một thiểu số linh hồn được tuyển chọn với những thánh giá đau khổ chất ngất, nhất là Người đến vào những đêm tăm tối đức tin khủng khiếp, để họ có thể được chia sẻ sâu đậm hơn bao giờ hết với cuộc khổ nạn của Người, nhờ đó Người có thể tiếp tục sống trong họ cho phần rỗi của các tội nhân cần đến ḷng thương xót của Người.  

Chúa Giêsu Kitô chắc chắn cũng sẽ đến thế gian lần thứ hai. Nhưng không hoàn toàn như lần thứ nhất nữa, cả về h́nh thức, cách thức và mục đích. Về h́nh thức, Người sẽ không đến một cách hữu h́nh và cụ thể như Người đă sống giữa các tông đồ và di chuyển trên phần Đất Hứa của dân Do Thái xưa, v́ Người đă phục sinh và thân xác của Người đă hoàn toàn trở thành linh thiêng, bởi thế Người sẽ đến lần thứ hai “trong vinh quang” (Mt 25:31). Về cách thức, Người sẽ không c̣n cần phải làm phép lạ để chứng tỏ quyền năng thần linh của Người, nhờ đó làm cho con người tin vào Người và qua đó Người cho thấy sứ vụ cứu thế của Người trong việc cứu độ con người khỏi tội lỗi và sự chết của họ; bởi thế, không có vấn đề phép lạ Chúa sẽ làm hay cần phải làm để tỏ ḿnh ra ở vào thời điểm tận thế, những ǵ được Người cảnh báo là chỉ xuất phát từ thành phần tiên tri giả và kitô giả, cần phải đề pḥng kẻo bị mắc lừa. Về mục đích, như Thánh Phaolô cho biết trong Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái đoạn 9 câu 28 như thế này: “Người sẽ xuất hiện lần thứ hai không phải để xóa tội mà là để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha trông đợi Người”, tức là cho thành phần Maranatha luôn ước nguyện “Xin Chúa hăy đến”. Ngoài ra, thời điểm khi Chúa đến là thời điểm tận thế chứ không phải tận thế xẩy ra rồi sau đó Chúa mới đến, như Thánh Phêrô nói trong Thư Thứ Hai của ḿnh ở đoạn 3 câu 10 như sau: “Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm, và vào ngày đó các tầng trời sẽ bùng nổ tan biến, các yếu tố sẽ bị lửa thiêu hủy, và trái đất cùng với tất cả mọi việc làm của nó sẽ được bộc lộ”.

Thế nhưng, đối với thành phần Maranatha “Xin Chúa hăy đến” th́ tận thế hay không tận thế lúc nào cũng là giây phút Chúa đến với họ, v́ họ luôn khao khát gặp Người, ở với Người và nên một với Người muôn đời muôn kiếp. Chính v́ Chúa đến lần thứ hai là để mang ơn cứu độ cho những ai thiết tha trông đợi Người như họ mà, ngay sau đoạn 24 Phúc Âm của ḿnh về ngày tận thế, Thánh Mathêu đă thuật lại hai dụ ngôn ở cùng đoạn 25 với cuộc chủng thẩm sau đó, như một nhắc nhở về cách thức đón chờ và nghênh đón Chúa đến, đó là dụ ngôn 10 cô phù dâu và dụ ngôn các nén bạc. Vậy, để cùng nhau thực sự khao khát Chúa và cảm nghiệm được Chúa thật sự đă đến và đang ở với chung Giáo Hội và riêng Kitô hữu đang sống trong Ơn Thánh, nhất là đang ước nguyện “xin Chúa hăy đến”, chúng ta cùng nhau suy niệm hai bài dụ ngôn cánh chung này trong Phúc Âm Thánh Mathêu. 

Nghênh Đón Chàng Rể
 

Trong bài Phúc Âm về 10 Trinh Nữ, Chúa Giêsu muốn dạy cho riêng các môn đệ của Người, kể cả những vị chứng nhân tiên khởi bấy giờ cũng như thành phần môn đệ Kitô hữu chúng ta sau đó và hiện nay cũng như sau này, về cách thức để nghênh đón Người, tức về cách thức để có thể gặp được Người, gặp được Đấng không phải đến lần đầu, mà là đến lần cuối cùng.


Trước hết, bài Phúc Âm về dụ ngôn 10 người trinh nữ hay 10 cô phù dâu cầm đèn đi đón chàng rể, trong đó có 5 cô khờ dại và 5 cô khôn ngoan. Trong dụ ngôn Chúa dạy, 5 cô khờ dại và 5 cô khôn ngoan vừa giống nhau lại vừa khác nhau ở đoạn đầu, giống nhau ở đoạn giữa, và khác nhau ở đoạn cuối. Họ giống nhau trong đoạn đầu ở cả 10 cô đều mang cầm đèn sáng trong tay nhưng lại khác nhau cũng trong giai đoạn này, ở chỗ 5 cô mang đèn mà không mang theo dầu c̣n 5 cô kia mang cả đèn lẫn dầu. Họ giống nhau trong đoạn giữa ở chỗ tất cả đều chờ đợi chàng rể và đă thiếp ngủ đi cho tới nửa đêm là lúc có tiếng gọi “Ḱa chàng rể tới, hăy ra đón chàng”. Và họ khác nhau trong giai đoạn cuối cùng là những cô mang đèn lẫn dầu được vào tham dự tiệc cưới với chàng rể, c̣n những cô hết dầu không được tiếp nhận. Bài Phúc Âm được kết thúc bằng lời Chúa khuyên dạy: “Hăy tỉnh thức v́ các con không biết được ngày giờ”. Như thế, vấn đề nghênh đón Chúa Kitô đến lần thứ hai để có thể gặp được Người và hoan hưởng với Người ở đây là việc “tỉnh thức”, hay ở tại khôn ngoan. Tuy nhiên, theo bài Phúc Âm này th́ ư nghĩa thực sự của việc “tỉnh thức” hay của sự khôn ngoan đây là ǵ? Được thể hiện qua những tác động nào?


Để hiểu được ư nghĩa thực sự của việc “tỉnh thức”, chúng ta hăy để ư tới ba yếu tố quan trọng liên quan đến, thứ nhất, tính cách của thành phần chủ thể được Chúa Giêsu nói đến trong bài Phúc Âm, thứ hai ư nghĩa của đèn và dầu được họ sử dụng trong việc đi đón chàng rể, và thứ ba, thời điểm họ chờ đợi chàng rể đến. Về tính cách của thành phần chủ thể được Chúa Giêsu nói đến trong bài Phúc Âm hôm nay là 10 cô trinh nữ hay 10 cô phù dâu. Vậy ư nghĩa của việc “tỉnh thức” liên quan đến tính cách của chủ thể là các cô trinh nữ chứ không phải các bà góa, hay các cô phù dâu chứ không phải các chàng phù rể, sửa soạn nghênh đón Chàng Rể Kitô đây là ǵ, nếu không phải là việc trang điểm đẹp đẽ để có thể xứng đáng diễm lệ vào dự tiệc cưới của chàng rể và với chàng rể. Ở đây chúng ta cũng có thể hiểu được vai tṛ của người Kitô hữu, sau khi lănh nhận phép rửa, họ chẳng những được nên tinh tuyền như những người trinh nữ trong Chúa Kitô, mà c̣n trở nên thành phần phù dâu của Giáo Hội hiền thê Chúa Kitô nữa. Mà hiền thê Giáo Hội Chúa Kitô đă trang điểm diễm lệ để nghênh đón Chúa Kitô thế nào (x Rev 21:2), các cô trinh nữ hay phù dâu cũng phải trang điểm diễm lệ để nghênh đón Người như vậy mới là “tỉnh thức”.

 

Về ư nghĩa của việc cầm đèn đi đón chàng rể của 10 cô trinh nữ hay phù dâu đây liên quan như thế nào tới ư nghĩa của việc “tỉnh thức” để nghênh đón Chúa Kitô đến lần cuối cùng? Tại sao 10 cô trinh nữ hay 10 cô phù dâu này lại cầm đèn mà không cầm những thứ khác, như cầm hoa thơm hay quà tặng? Phải chăng đèn đây là đức tin, dầu đây là đức cậy và ánh sáng phát ra từ cây đèn có dầu đây là đức ái? Bởi v́, sau khi lănh nhận phép rửa, con người chẳng những được khỏi tội tổ tông (lẫn tội ḿnh làm nếu đă có trí khôn), tức trở nên tinh tuyền như một người trinh nữ, mà c̣n nhận được các thần đức tin, cậy, mến là những khả năng thần linh để giúp họ có thể tác hành như con cái Thiên Chúa nữa. Đức ái là ánh sáng chỉ có thể chiếu tỏa từ cây đèn đức tin mà thôi, nhưng cây đèn đức tin lại không thể chiếu tỏa ánh sáng đức ái nếu thiếu dầu đức cậy. Đó là lư do khi gặp khốn khó, nhiều khi cây đèn đức tin nơi Kitô hữu đă bị tắt lịm đức mến, v́ không đủ nhẫn nại đợi chờ, không đủ cậy trông hy vọng, nhất là khi gặp phải những gương mù gương xấu vào lúc cuối thời, như Chúa Giêsu đă nói: “V́ sự dữ tràn lan mà ḷng mến nơi nhiều người sẽ trở nên nguội lạnh” (Mt 24:12). Điển h́nh là trường hợp cả 10 cô trinh nữ hay 10 cô phù dâu trong bài Phúc Âm Chúa Nhật, chờ đợi chàng rể măi, đến nỗi tất cả đều mệt mă thiếp ngủ. Thế nhưng, nếu c̣n dầu đức cậy th́ cây đèn đức tin vẫn có thể bùng lên đức ái khi nghe thấy tiếng loan báo Chúa Kitô đến. Vậy, “tỉnh thức” liên quan đến đèn và dầu đây chính là ḷng khao khát và mong đợi Chúa Kitô nơi mỗi Kitô hữu, một niềm hy vọng phát xuất từ đáy ḷng của họ, chứ không phải một niềm hy vọng vay mượn của ai khác hay mua được của hàng quán như trường hợp của các cô khờ dại trong bài Phúc Âm.


Về ư nghĩa của việc “tỉnh thức” đối với thời điểm chàng rể Kitô đến. Chúng ta để ư là, theo bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Kitô đến không vào lúc người ta mong đợi, mà vào ngay lúc mọi người đă ngủ say, tức vào lúc “nửa đêm”. Vậy lúc “nửa đêm” đây có thể hiểu là thời điểm tâm lư, thời điểm chung loài người và riêng Kitô hữu đang ngủ mê. Nếu môn đệ Chúa Kitô phải “là ánh sáng thế gian” (Mt 5:14), để soi sáng cho cả gia đ́nh nhân loại, mà lại ngủ mê với ngọn đèn đức tin tắt lịm, th́ thế gian lúc chàng rể Giêsu đến sẽ tối tăm mù mịt là chừng nào. Thế nhưng, thực tế cho thấy, vào lần đến thứ nhất, nếu “Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:14), như “ánh sáng thật chiếu soi mọi người đă đến trong thế gian” (Jn 1:9), mà thế gian vẫn không nhận biết Người, không chấp nhận Người (x Jn 1:10,11), th́ con người có thể nhận biết Người hay chăng khi Người đến lần thứ hai, nhất là ở vào thời điểm đầy những tiên tri giả và kitô giả xuất hiện như nấm lừa đảo được nhiều người (x Mt 24:5,11,24)? Phải chăng, chỉ khi nào nghe tiếng hô: “Ḱa chàng rể tới, hăy ra nghênh đón người”, bấy giờ môn đệ mới biết thật đâu là Đấng ḿnh đợi trông. Vậy, “tỉnh thức” liên quan tới thời điểm Chúa Kitô đến lần thứ hai đây chính là việc đáp ứng kịp thời dấu chỉ thời đại. Vẫn biết thành phần trinh nữ hay phù dâu khờ dại cũng có thể nghe được tiếng hô kêu gọi này, song bấy giờ họ không c̣n đủ khả năng để đáp ứng những ǵ họ cần phải có trong việc quan trọng nhất cuộc đời họ là việc sẵn sàng và kịp thời nghênh đón Chúa Kitô nữa.

 

Nén Bạc Cánh Chung

 

Căn cứ vào bài Phúc Âm ngắn, 2 câu đầu cho biết có một người trẩy đi phương xa th́ gọi các đầy tớ của ḿnh đến mà trao cho mỗi người một số vốn tùy theo khả năng của họ, người ít nhất là 1 lượng, người nhiều nhất là 5 lượng, và người ở giữa là 2 lượng. Sau đó là 3 câu Phúc Âm nói đến việc đáp ứng của ba người đầy tớ này đối với số vốn bạc được chủ trao cho, hai người đi sinh lời c̣n một người lại đem chốn giấu nén bạc. Nhưng ba câu này không buộc đọc. Hai câu tiếp theo của bài Phúc Âm ngắn đó là việc người đầy tớ được trao cho nhiều nén bạc nhất, sau khi chủ về tính sổ với các người đầy tớ của ḿnh, liền tŕnh với chủ về những ǵ ḿnh đă làm lợi cho chủ từ số vốn chủ trao cho. Thế thôi. C̣n phần Phúc Âm sau đó nói đến việc hai người đầy tớ kia đến tính sổ với chủ, nhất là việc chủ ban thưởng cho hai người đầy tớ sinh lời và trừng phạt người đầy tớ trả lại cho chủ nguyên vốn, Giáo Hội không buộc đọc.


Người chủ đi phương xa và phân phát vốn liếng cho các đầy tớ của ḿnh đây là ai, nếu không phải là Chúa Kitô, Đấng đă về trời sau khi để lại cho các đầy tớ của ḿnh là thành phần 12 tông đồ 5 nén bạc, gồm có Thánh Thể, Thánh Vụ, Thánh Ái, Thánh Mẫu và Thánh Thần: Ba nén đầu Người trao cho các tông đồ trong Bữa Tiệc Ly (x Lk 22:19; Jn 13:34/15:12), nén thứ tư Người ở trên Cây Thập Giá trao các vị qua bản thân người tông đồ yêu dấu của ḿnh là Thánh Gioan Tông Đồ (x Jn 19:27), và nén thứ năm Người trao cho các vị sau khi Người phục sinh từ trong kẻ chết và thổi hơi trên các vị (x Jn 20:22). “Sau thời gian dài vắng mặt” đây là ǵ, nếu không phải thời gian Người Thăng Thiên về trời cùng Cha nhưng qua Thánh Linh vẫn âm thầm “hằng ở cùng Giáo Hội cho đến tận thế” (Mt 28:20), một hiện diện thần linh đặc biệt nơi Bí Tích Thánh Thể, nơi Huấn Quyền Giáo Hội, nơi Đức Tin Thánh Sủng. “Người chủ trở về và tính sổ với các đầy tớ” đây là ǵ, nếu không phải là việc Người xuất hiện trong vinh quang, một vinh quang được tỏ hiện rực rỡ nơi Giáo Hội hiền thê diễm lệ của Người (x Rev 21:2), một thứ diễm lệ phản ánh vinh quang của Người, một thứ diễm lệ làm Người thỏa măn v́ thấy được tất cả những ǵ ḿnh là và ḿnh muốn, một thứ diễm lệ thu hút Người, như mời gọi Người “hăy đến” (Rev 22:17).

 

Nếu nén bạc đây c̣n ám chỉ tất cả những ǵ thiện hảo Thiên Chúa ban cho mỗi một con người khi vào trần gian để sống th́ không ai biết ḿnh được rơ ràng và chắc chắn tất cả bao nhiêu nén. Bởi thế, việc sinh lợi gấp trăm, tức 2 nén sinh 2 nén, 5 nén sinh 5 nén đây, nghĩa là con người biết vận dụng hết sức ḿnh để sống trọn lành, hay để trả về cho Thiên Chúa tất cả những ǵ của Thiên Chúa, hay yêu mến Thiên Chúa hết ḷng muốn, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực của ḿnh. Nói cách khác, chúng ta sống làm sao để cho Thiên Chúa được toàn hiện nơi chúng ta, cho Danh Cha cả sáng nơi ư thức của chúng ta, cho Nước Chúa trị đến nơi ước vọng của chúng ta, cho Ư Cha thể hiện nơi cuộc đời của chúng ta. Nên vấn đề đối với nhân loại chúng ta, nhất là Kitô hữu chúng ta ở đây không phải là được bao nhiêu nén mà là sinh lợi có đủ hay chăng, dù không biết ḿnh được bao nhiêu.

 

Vấn đề của bài Phúc Âm Thánh Mathêu Năm A áp chót của Phụng Niên là chân lư trọn vẹn về con người, đó là chân lư con người mang thân phận chỉ là một nô bộc của Đấng Hóa Công và đóng vai tṛ làm quản lư tất cả những ǵ Ngài đă ban tặng cho ḿnh hay đặt để nơi ḿnh. Bao giờ hay khi nào con người sống trong sự thật này, nghĩa là sống đúng thân phận làm tôi Thiên Chúa, “của Cêsa trả về cho Cêsa”, và đóng đúng vai tṛ làm quản lư cho Ngài, “của Thiên Chúa trả về cho Thiên Chúa”, th́ bấy giờ và lúc ấy con người mới thực sự ước nguyện và hết sức làm cho “danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”, nhờ đó “Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự” (1Cor 15:28) vào lúc cánh chung vậy.

 

Dấu Chỉ Thời Đại

 

Mới đây chúng ta nghe thấy các khoa học gia giả tưởng tuyên bố chính xác ngày tận thế, đúng hơn là ngày cùng tháng tận của trái đất này, đó là ngày 21/12/2012. Theo các tài liệu được phổ biến th́ ngày dự đoán này của họ được căn cứ vào lịch của người Mayan cổ tiền Columbia là giống người vốn thông thái về toán học và thiên văn đă từng sinh sống tại Mexico, và lịch của người Mayan này chỉ có  tất cả 5125 năm, và ngày 21/12/2012 là ngày cuối cùng. Thế nhưng, các nhà khoa học Nga và đa số các khoa học gia trên thế giới đă bác bỏ lời tiên báo này. Theo họ, hoạt động của mặt trời hiện nay không có ǵ là bất ổn. Họ cho rằng dự đoán t́nh h́nh kinh tế thế giới liên quan trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta mà c̣n chưa chính xác huống chi dự báo về những sự kiện thảm hoạ thiên nhiên vũ trụ là những ǵ vốn hết sức phức tạp ngoài tầm kiến thức của con người. Tuy nhiên vẫn không thể phủ nhận rằng mặt trời chắc chắn sẽ không thể nào kéo dài măi măi được, ở chỗ, có lúc hoạt động của nó sẽ bất thường thay đổi, gây ảnh hưởng đến các hành tinh trong thái dương hệ của nó, trong đó có cả trái đất của chúng ta. Có thể vào năm 2012, theo chu kỳ 50 năm mt lần, hoạt động của mặt trời sẽ tăng mạnh so với thời điểm hiện nay, với những cơn băo mặt trời thường xuyên hơn chăng, do đó  gây nên những hậu quả khôn lường. Vấn đề được người viết đặt ra ở đây là nếu cứ 50 năm một lần mặt trời có biến động như thế th́ năm 1962 hay 1912 đă xẩy ra những ǵ?

 

Bất cứ tiên đoán nào của khoa học cũng là những ǵ không chắc chắn bằng chính lời khẳng định của Đấng biết hết mọi sự, khi Người phán: “ngày Chúa sẽ đến như kẻ trộm”. Thế nhưng, qua bộ Phúc Âm Nhất Lăm, chính Người cũng tiết lộ và báo trước cho thấy những dấu hiệu xẩy ra trước ngày cùng tháng tận, tức trước khi Người đến trong vinh quang. Một trong những dấu hiệu báo trước ngày cùng tháng tận của thế gian này đó là t́nh trạng băng hoại về đạo nghĩa và luân lư của con người, như Người khẳng định ở Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 24 câu 12 như sau: “ḷng của hầu hết con người ta trở nên nguội lạnh v́ t́nh trạng sự dữ gia tăng”. Thế nhưng, lạ lùng thay, vào chính thời điểm thế gian đang sống vào mùa đông nguội lạnh là hiện tượng tiêu biểu cho sự chết này, cho nền văn hóa sự chết này, lại xẩy ra một sự kiện ngược lại, như Người đă báo trước ở câu 14 sau câu 12 trên đây: “Tin Mừng về vương quốc sẽ được rao truyền khắp thế giới như một chứng từ cho tất cả mọi dân tộc. Chỉ sau đó tận cùng mới xẩy ra”. Phải chăng các chuyến tông du của Vị Chủ Chăn Tối Cao của Giáo Hội Công Giáo nói chung, từ Đức Phaolô VI, nhất là 104 chuyến của Đức Gioan Phaolô II đến khắp năm châu bốn biển, chính là những ǵ đă ứng nghiệm câu Phúc Âm được kết thúc rằng: “Chỉ sau đó tận cùng mới xẩy ra”?

 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng là vị Giáo Hoàng liên quan tới hai vị thánh dính dáng tới lần đến thứ hai của Chúa Kitô, đó là Thánh Louis Montfort và Thánh Faustina. Về Thánh Montfort, vị Thánh được ngài lấy khẩu hiệu “totus tuus – tất cả của con là của Mẹ” từ khoản số 233 tác phẩm Thánh Thực Sùng Kính Mẹ Maria của Thánh Nhân, vị thánh, trong cùng tác phẩm, ở khoản 49, 50 và 55, đă tiên báo rằng Chúa Kitô đến lần thứ nhất nhờ Mẹ thế nào th́ lần thứ hai cũng thế tuy không cùng một kiểu cách, và vào những ngày ấy Mẹ Maria sẽ được Thiên Chúa làm cho nhận biết và yêu mến, một lời tiên báo đă được ứng nghiệm khi Giáo Hội, trong suốt lịch sử 2000 năm của ḿnh, trong ṿng gần 100 năm, từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, đă tuyên xưng 2 tín điều Thánh Mẫu liền, không v́ lạc thuyết hay bè rồi, mà chỉ v́ nhận biết và yêu mến Mẹ, đó là tín điều Mẹ Vô Nhiễm ngày 8/12/1854 và tín điều Mẹ Mông Triệu ngày 1/11/1950, và ở Fatima, mở đầu phần Bí Mật Fatima thứ hai, Mẹ cũng tiết lộ rằng “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”.

 

Về Thánh Faustina, vị nữ tu cùng quê hương Balan của ngài và là vị đă được ngài phong thánh ngày 30/4/2000, vị thụ khải đă được Chúa Giêsu ủy nhiệm rằng “con sẽ sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha” (Nhật Kư 429), cho biết dấu hiệu về ngày cùng tháng tận rơ ràng ở đoạn Nhật Kư 83 như sau: “Trước khi Cha đến như một Quan Án công minh th́ Cha đến như Đức Vua của T́nh Thương. Trước ngày công thẳng, dân chúng sẽ được thấy một dấu hiệu trên các tầng trời như thế này: Tất cả ánh sáng trên các tầng trời sẽ bị tắt hết, và bóng tối khủng khiếp sẽ bao trùm cả trái đất. Đoạn trên bầu trời sẽ xuất hiện h́nh bóng cây thánh giá, và từ những kẽ hở của các bàn tay chân bị đóng đanh của Chúa Cứu Thế sẽ phát ra những ánh sáng cả thể chiếu soi mặt đất trong một khoảng thời gian. Điều này sẽ xẩy ra không lâu trước ngày cùng tận”.

 

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa hằng sống đă đến trong thế gian,

Chúa là Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa loài người tạo vật chúng con.

Chúa quả thực đă đến với chúng con vào thời sau hết

bởi một người nữ và theo lề luật để giải cứu những ai lụy thuộc lề luật

nhờ đó chúng con được trở thành những đứa con thừa nhận của Thiên Chúa,

thành phần không sinh ra bởi ư muốn con người, bởi huyết nhục,

mà bởi ư muốn của Thiên Chúa.

Xin Chúa hăy biến đời sống trần gian chúng con trở thành một Mùa Vọng đợi trông Chúa

bằng tấm ḷng chỉ biết khát khao Chúa là Alpha và Omega của chúng con.

Amen.