Hóa Thành Nhục Thể

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 485 Thứ Sáu 25/12/2009

 

 

 

“Hóa Thành Nhục Thể” – Một chuyện hoang đường!

 

Thật là vô cùng cảm động khi chúng ta nghĩ đến một vị Thiên Chúa tự hữu và hằng hữu, là hiện hữu và toàn hữu, vô cùng toàn thiện, toàn năng và toàn măn, vô cùng khôn ngoan và uy nghi cao cả, đă tự động hóa thành nhục thể vô cùng thấp hèn như loài người chúng ta. Ngài đă không nhập thể khi loài người chúng ta c̣n đang ở trong t́nh trạng công chính nguyên thủy, chưa biết đến tôị lỗi là ǵ. Trái lại, ngài đă mặc lấy nhân tính như loài người chúng ta, khi nhân tính của chúng ta đă bị băng hoại bởi nguyên tội. Đến nỗi, Ngài chẳng những đă hóa thành nhục thể mà c̣n, như Thánh Phaolô Tông Đồ cảm nhận ở Thư Hai Côrintô đoạn 5 câu 21 là “trở nên tội lỗi v́ chúng ta” nữa. Ôi, Vị “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) của chúng ta chẳng những “đă hóa thành nhục thể”, một tác động, như Thánh Phaolô nhận định rất chính xác ở Thư Philiphê đoạn 2 câu 6, là “tự hủy ra hư không”, mà c̣n “trở nên tội lỗi v́ chúng ta”, đến độ “vâng lời cho đến chết dù chết trên thập tự giá” (Phil 2:8), th́ quả thực loài người tạo vật vô cùng hèn hạ và tội lỗi chúng ta có phúc biết là chừng nào, bất xứng biết là chừng nào và cần phải đền đáp Ngài là “Đấng đă yêu chúng ta trước” (1Jn 4:19) biết là chừng nào!

 

Chúng ta hăy tưởng tượng đi, nếu trên trần gian này và trong gịng lịch sử thế giới có một vị hoàng đế nắm quyền thống trị toàn cầu, thế nhưng v́ tự nhiên yêu thích một đàn chó hoang, đă nhất quyết tự ư bỏ ngai vàng đệ nhất thiên hạ để sống với chúng trong rừng rú, trần truồng lông lá như chúng, ăn uống sống sít và bẩn thỉu hôi thối như chúng, nằm bờ nằm bụi hay trong hang hốc như chúng, tru trếu điên cuồng như chúng …, th́ chúng ta nghĩ sao về vị hoàng đế này, một vị hoàng đề chắc chắn không ai b́nh thường trong chúng ta lại không cho là một thằng khùng, thật là khùng, thậm chí không c̣n là người nữa! Đó, vị hoàng đế khùng và đám chó hoang ấy chỉ cách nhau có một chút xíu về bản tính làm người và làm thú thôi, nhưng cũng vẫn ở cùng một cấp độ tạo vật như nhau, mà c̣n trở thành những ǵ quái gở nhất chưa từng có như thế, th́ giữa một Vị Thiên Chúa là vua các vua chúa các chúa, là Chúa Tể mọi loài, là chính Đấng Hóa Công tạo dựng nên  muôn loài, lại hóa thành nhục thể như tạo vật chỉ là hư không của ḿnh, vô cùng cách xa ḿnh và thua kém ḿnh, hơn cả trời với đất, thử hỏi vị “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn 4:8,16) này c̣n khùng đến cỡ nào, điên đến đâu chứ! Kinh nghiệm cho thấy, chính v́ “cái khùng” quá sức tượng tượng này của Thiên Chúa mà con người thuần túy và hạn hẹp không thể nào tin nổi trên trái đất đây lại có thể xẩy ra một chuyện thật là hoàn toàn hoang đường như thế, tức là không thể nào lại có vị Thiên Chúa như vậy, bởi thế không thể nào có chuyện “Lời đă hóa thành nhục thể” hay Thiên Chúa hóa thân làm người.

 

“Hóa Thành Nhục Thể” – Một t́nh sử thần linh!

 

Thế nhưng, sự thật oái oăm vẫn cứ xẩy ra: ở chỗ, “Thiên Chúa là t́nh yêu”, chứ không phải là một vị thần linh siêu việt không thể nào biết ngài là ai, ngài có hay chăng, và nếu có th́ như thế nào, ngoài những ǵ do trí óc con người tượng tượng ra, đến nỗi, vị thần linh ấy thực sự trở thành một ngẫu tượng, hoàn toàn được đồng hóa với chính ư nghĩ của con người, ở chỗ, họ nghĩ ngài thế nào th́ ngài phải chính xác như thế, không được khác đi, và do đó, là loài người tạo vật họ đă nghiêm nhiên trở thành thần linh, thành tạo hóa dựng nên cả chính các thần linh, như trong thời đa thần ngày xưa, thời điểm chưa xuất hiện “ánh sáng thật chiếu soi mọi người đến trong thế gian”, như Thánh Kư Gioan nói về Lời Nhập Thể ở đoạn một câu 9 mở đầu Phúc Âm của ngài. Chính v́ “là t́nh yêu”, Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của Thánh Kinh Cựu Ước, mới trở thành một vị Thiên Chúa của Giao Ước, mới tỏ ḿnh ra trong lịch sử loài người, bằng việc tự ư tuyển chọn cho ḿnh một Dân Riêng là Dân Do Thái, và đă chẳng những tự động hứa hẹn với các vị tổ phụ của họ là Abraham, Isaac và Giacóp, mà c̣n hoàn tất những lời hứa của ḿnh với các vị nơi gịng dơi của các vị, bất chấp sự bất trung liên lỉ của gịng dơi cứng đầu cứng cổ này, nhờ đó, họ có thể nhận biết Ngài là vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ, ngoài ra, không c̣n một chúa tể nào khác, Đấng v́ thế họ “phải kính mến hết ḷng, hết linh hồn và hết sức lực của ḿnh” (Deut 6:5).

 

Như thế, qua gịng Lịch Sử Cứu Độ của dân Do Thái, bằng những tác động tỏ ḿnh ra cho họ, vị “Thiên Chúa là t́nh yêu” này cũng chính là vị Thiên Chúa chân thật duy nhất. Bởi v́ “t́nh yêu, tự bản chất của ḿnh,” không thủy chung sẽ không c̣n là và không phải là “t́nh yêu” chân thực và đúng nghĩa, đến nỗi, có thể nói “t́nh yêu” đồng nghĩa với thủy chung (Alpha và Omega), hoàn toàn không giả dối, không đổi thay. Đó là lư do “Thiên Chúa là t́nh yêu” đă tự nhận và tỏ cho Moisen biết tên gọi của Ngài ở Sách Xuất Hành đoạn 3 câu 14 “là hiện hữu” (trước sau như một, tuyệt đối chân thật), một tên gọi được chính Ngài, ở câu 15 cùng đoạn, đă chuyển dịch như thế này: “Vậy ngươi hăy nói cho dân Yến Duyên rằng: Chúa, vị Thiên Chúa của cha ông các người, vị Thiên Chúa của Abraham, vị Thiên Chúa của Isaac và vị Thiên Chúa của Giacóp đă sai tôi đến với các người. Đó là tên gọi của Ta cho đến muôn đời; đó là danh hiệu của Ta cho tất cả mọi gịng dơi” (Ex 3:15).

 

Chính v́ “Thiên Chúa là t́nh yêu”, tự bản tính “là Hiện Hữu”, mà 3 đời tổ phụ chính gốc của dân Do Thái qua đi, tiêu biểu cho gịng thời gian kéo dài qua 3 đời, Ngài vẫn “Hiện Hữu”, vẫn là vị Thiên Chúa hằng sống, chân thật duy nhất, bất biến và thủy chung với những ǵ Ngài đă hứa (xem Gen 12:2-3; 26:4; 28:14), những lời hứa liên quan trực tiếp tới mảnh Đất Hứa cũng như tới vị thế toàn cầu của dân Do Thái trong dự án cứu độ phổ quát của Thiên Chúa, và gián tiếp tới cuộc giải phóng của họ khỏi t́nh trạng làm tôi ở Ai Cập, một cuộc giải phóng lại là h́nh bóng cho cuộc giải phóng tối hậu và vĩnh viễn cho cả loài người khỏi tội lỗi và sự chết nơi Đấng Thiên Sai, mà Moisen cũng chỉ là một h́nh bóng về “Đấng phải đến” (Jn 1:27; Mt 11:3), và chính nhà giải phóng Moisen này, trong lời vĩnh biệt đám dân ông có sự vụ phải giải phóng, đă nói tiên tri về một vị giải phóng khác là Đấng Thiên Sai này ở Sách Đệ Nhị Luật đoạn 18 câu 15 như thế này: “Chúa là Thiên Chúa của các người sẽ làm xuất hiện cho các người một vị tiên tri như tôi ở giữa các người… Đấng các người sẽ phải lắng nghe”.

 

“Thiên Chúa là t́nh yêu”, và t́nh yêu lại là những ǵ trực tiếp liên quan tới chính cảm nghiệm nơi con người là loài đă được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự như Thiên Chúa (xem Gen 1:26-27), một cảm nghiệm khiến con người không thể phủ nhận ba yếu tố bất khả thiếu làm nên t́nh yêu hay ba khuynh hướng bẩm sinh nơi tiến tŕnh hiệp thông của t́nh yêu, đó là t́nh yêu chẳng những 1- san bằng mọi ngăn cách mà c̣n 2- tận tuyệt hiến ḿnh cho nhau nữa, để 3- cả hai được hiệp nhất nên một. Đó là lư do, chính v́ “Thiên Chúa là t́nh yêu” mà Ngài, trước hết, nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể, đă hạ ḿnh xuống bằng tầm mức vô cùng thấp hèn của loài người là đối tượng yêu thương của Ngài, san bằng mọi khoảng cách cho dù là vô cùng, giữa Tạo Hóa và tạo vật; sau nữa, nơi Mầu Nhiệm Tử Giá, Ngài c̣n “yêu thương họ cho đến cùng” (Jn 13:1), đến “thí mạng sống v́ bạn hữu của ḿnh” (Jn 15:13); và sau hết, nơi Bí Tích Thánh Thể, Ngài c̣n hiệp nhất nên một với họ, trở thành lương thực thiêng liêng cho họ, để “ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi th́ ở trong Tôi và Tôi ở trong họ” (Jn 6:56).

 

Thế nên, “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn.1:14) không phải là một chuyện thần thoại, hoang đường, chỉ là những ǵ tưởng tượng hay không thể nào xẩy ra, mà là một chuyện có thật, một truyện t́nh có thật, do t́nh yêu mà có, một câu truyện c̣n được căn cứ vào gia phả đàng hoàng theo huyết tộc của thành phần dân được Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất “là t́nh yêu’ tỏ ḿnh ra trong lịch sử cứu độ của họ. Như bài Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 1 từ câu 1 đến 17 ghi nhận, th́ “gia phả của Đức Giêsu Kitô là con cháu vua Đavít, con cháu của Abraham”, và cũng theo gia phả kể xuôi từ cha ông đến con cháu này, (khác với gia phả theo Phúc Âm thánh Luca là gia phả kể ngược, từ con cháu trở về cha ông, cho tới tận Adong), th́ “Abraham là cha của Isaac, Isaac là cha của Giacóp, Giacóp là cha của Giuđa và anh em ông...”. Và cũng chính v́ Giuđa là trực hệ của Đức Giêsu Kitô sinh ra theo huyết nhục Do Thái mà, theo Sách Khởi Nguyên, đoạn 49, từ câu 8 đến 10, Giuđa mới được cha là Giacóp nói tiên tri về thân phận trổi vượt như sau: “Giuđa, anh em con sẽ ca tụng con... các người con của cha con sẽ cúi đầu trước con... Phủ việt sẽ không bao giờ ĺa xa Giuđa... Triều cống dâng lên cho nó và nó được các dân bái phục”. Lời tiên tri của tổ phụ Giacóp này đă hoàn toàn ứng nghiệm nơi “Đức Giêsu, người được gọi là Đấng Thiên Sai, do Maria sinh ra”, như đoạn gần kết của gia phả trong Phúc Âm Thánh Mathêu ghi nhận.

 

Như thế, “Đức Giêsu Kitô” thực sự là một con người lịch sử được sinh ra theo huyết thống Do Thái, từ chi tộc Giuđa, nhưng nhân vật lịch sử mang danh “Giêsu”, con cháu các tổ phụ dân tộc Do Thái này, lại là một “Đấng Thiên Sai”, Đấng được chính “Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacóp. Thiên Chúa của kẻ sống chứ không phải kẻ chết” (Mt.22:32) hứa ban cho loài người sa ngă ngay từ đầu và qua các tiên tri báo trước từ trong Thánh Kinh Cựu Ước của dân do Thái.

 

“Hóa Thành Nhục Thể” – Căn Nguyên và Mục Đích

 

Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao Thiên Chúa lại hóa thành nhục thể, hay đâu là mục đích của Ngài trong việc hóa thân làm người? Nhục thể đâu có ǵ tương xứng với bản tính vô cùng toàn thiện và tính cách vô cùng uy nghi cao cả của Ngài mà Ngài lại mặc lấy nó, thay v́, chẳng hạn mắc lấy bản tính thiêng liêng sáng láng của loại thần thiêng trên trời có phải đỡ hèn hạ tủi nhục hơn không?

 

Trước hết, về vấn đề căn nguyên tại sao Thiên Chúa hóa thành nhục thể, hay mục đích của việc hóa thân làm người để làm ǵ, theo nhiều thần học gia Thời Trung Cổ là v́ loài người đă sa ngă phạm nguyên tội. Đúng thế, trên thực tế quả là như vậy. Thánh Kư Gioan cũng xác nhận như thế trong Thư Một đoạn 3 câu 5 và 8 như sau: “Lư do Người mạc khải tỏ ḿnh ra là để xóa bỏ tội lỗi… Chính để hủy hoại các việc làm của ma quỉ mà Con Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra”. V́ theo mạc khải, ở Sách Khởi Nguyên đoạn 3 câu 15 th́ sau khi con người sa ngă nơi hai nguyên tổ, Thiên Chúa mới hứa ban Đấng Cứu Thế. Do đó, v́ con người sa ngă mới có Đấng Cứu Thế, có việc Thiên Chúa làm người, để nhờ bản tính của con người, cả hồn thiêng – tuân phục, lẫn xác thể – khổ đau, Ngài thực hiện công cuộc cứu chuộc bằng cuộc khổ nạn và tử giá của ḿnh. Tuy nhiên, theo dự án cứu độ của Thiên Chúa th́ Ngài không phải chỉ muốn cứu chuộc loài người mà thôi, nói ngược lại, việc cứu chuộc loài người sa ngă cho khỏi tội lỗi không phải là mục đích duy nhất và tối hậu của Thiên Chúa khi Ngài có ư định dựng nên con người. Bởi thế, vấn đề ở đây là tại sao Thiên Chúa đă dựng nên con người, và tại sao Ngài lại dựng nên họ theo h́nh ảnh và tương tự như Ngài?

 

Không phải hay sao, theo cuốn tổng lược Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, để trả lời cho câu hỏi thứ nhất “Đâu là ư định của Thiên Chúa đối với con người?”, đức tin Công Giáo đă xác tín rằng: “Thiên Chúa, tự ḿnh vô cùng toàn hảo và vinh phúc, v́ ư định hoàn toàn tốt lành, đă dựng nên con người để cho họ được thông phần vào sự sống vinh phúc của ḿnh. Vào lúc thời gian nên trọn, Thiên Chúa Cha đă sai Con ḿnh đến để làm Đấng Cứu Chuộc và là Đấng Cứu Thế của loài người đă sa ngă phạm tội, nhờ đó Ngài kêu gọi tất cả mọi người vào Giáo Hội của Ngài, và với hoạt động của Chúa Thánh Thần, Ngài làm cho họ trở nên những người con được thừa nhận và là những người được thừa hưởng hạnh phúc đời đời với Ngài”. Thật vậy, chính Chúa Giêsu Kitô đă khẳng định mục đích này của Thiên Chúa trong việc tạo dựng nên loài người, khi vị Thiên Chúa hóa thân làm người này cho dân Do Thái biết trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 10 câu 10 như sau: “Tôi đến cho chiên của Tôi được sự sống và là sự sống viên trọn”. Thật ra ngay từ ban đầu hai nguyên tổ của loài người đă có sự sống siêu nhiên căn bản này rồi, khi các vị c̣n ở trong t́nh trạng công chính nguyên thủy, không biết đến tội lỗi là ǵ, qua h́nh ảnh trần truồng không biết xấu hổ (xem Gen 2:25).

 

Tuy nhiên, sự sống siêu nhiên ban đầu này của hai nguyên tổ có thể nói và phải nói rằng chưa đạt đến tầm mức “viên trọn” của nó, không phải v́ Thiên Chúa không ban hay không muốn ban cho con người, mà là v́ con người bấy giờ tự ḿnh chưa có đủ khả năng để lănh nhận và chưa tới “thời điểm ấn định” (Gal 4:4) của Thiên Chúa, một tầm mức “sự sống viên trọn” chỉ có thể xẩy ra và đạt tới nơi mầu nhiệm Nhập Thể, nơi vị Thiên Chúa hóa thân làm người, một vị Thiên Chúa nhờ hóa thành nhục thể đă ban Thánh Thần của Ngài cho loài người, ở cuộc Vượt Qua của Ngài. Đó là lư do Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đă loan báo “Đấng sẽ đến sau tôi” làm phép rửa Thánh Linh (xem Jn 1:33; Mt 3:11), và Thánh Kư Gioan cũng đă dẫn giải thêm về phép rửa Thánh Linh này sẽ xẩy ra cho ai (thành phần tin tưởng) và khi nào (vào sau biến cố phục sinh) của vị Thiên Chúa hóa thành nhục thể, ở đoạn 7 từ câu 37 đến 39 như sau: “Ai khát hăy đến với Tôi mà uống, ai tin vào Tôi th́ Thánh Kinh nói: ‘từ trong họ chảy nước sự sống’ (Ở đây Người có ư nói tới Thần Linh, vị mà những ai tin Người sẽ lănh nhận. Tất nhiên Thần Linh chưa được ban cho là v́ Chúa Giêsu chưa được vinh hiển)”.

 

Chính v́ loài người chưa được lănh nhận Thánh Thần, chưa có “sự sống viên măn” hơn ngay từ ban đầu như thế mà họ, dù bản tính chưa bị băng hoại bởi nguyên tội bấy giờ, chưa có đam mê nhục dục và các mầm mống tính mê nết xấu như loài người sau nguyên tội, vẫn có thể sa ngă phạm tội, trái lại, một khi được tái sinh bởi Thiên Chúa, được Thánh Thần của Ngài chiếm ngự và tác hành trong họ, họ không thể phạm tội, như Thánh Gioan khẳng định trong Thư Một đoạn 3 câu 9 như sau: “Không ai được sinh bởi Thiên Chúa lại tác hành tội lỗi, v́ họ thuộc về Thiên Chúa; họ không thể phạm tội v́ họ được sinh bởi Thiên Chúa”. Thật ra, nói một cách lạc quan và theo kiểu loài người th́ nguyên tội cũng là một cơ hội để Thiên Chúa Hóa Công thấy rằng con người được dựng nên theo h́nh ảnh Ngài và tương tự như Ngài quả thật là giống Ngài. Ở chỗ, họ có ư riêng và ước muốn. Trước hết, ở chỗ họ có ư riêng, (dù ư riêng phản lại ư muốn của Thiên Chúa), và ư riêng của họ là dấu hiệu chứng thực họ là một ngôi vị, như Ngài là vị Thiên Chúa duy nhất, và dù hiệp thông nên một vị Thiên Chúa duy nhất, Cha, Con và Thánh Thần đều là một ngôi vị riêng. Sau nữa, ở chỗ họ có ước muốn, một ước muốn dù theo ư riêng, nhưng tự bản chất của ước muốn này của họ cũng hợp với ước muốn của Thiên Chúa về họ, tức ước muốn nên giống như Thiên Chúa (xem Gen 3:5), đích điểm của thân phận làm người, như chính Lời hóa thành nhục thể đă tỏ ư kêu gọi trong Bài Giảng Phúc Đức Trên Núi ở đoạn 5 câu 48: “Các con phải nên trọn lành như Cha các con là Đấng trọn lành trên trời”.

 

Tuy nhiên, việc nên giống như Thiên Chúa không phải là chuyện dễ, tự ḿnh con người có thể làm được, nếu không biết Chúa là ai. Đó là lư do nguyên tội xẩy ra không phải chỉ nguyên ở chỗ con người đă dám “đụng đến” cây Thiên Chúa cấm dù biết không được ăn, mà chính v́ họ tin lời ma quỉ cám dỗ hơn Thiên Chúa để thoả măn ư thích tự nhiên của ḿnh hơn là hoàn toàn v́ Chúa và cho Chúa (xem Gen 3:2,6). Ở đây, hai nguyên tổ muốn nên giống như Thiên Chúa ở chỗ “biết lành biết dữ”, khi hái trái của “cây biết lành biết dữ” này mà ăn. “Biết lành biết dữ” đây là biểu hiệu cho quyền định đoạt lành dữ là quyền chỉ giành riêng cho Thiên Chúa, c̣n tạo sinh của Ngài, dù là thần thiêng cao cả, cũng phải tuân theo những ǵ lành dữ do Ngài định đoạt, bằng không, bất tuân, như trường hợp thần dữ và hai nguyên tổ ngay từ ban đầu, họ sẽ phải chết. Hiện tượng và chủ nghĩa tương đối về luân thường đạo lư ngày nay, thời điểm tột đỉnh của văn minh nhân bản, là những ǵ chứng thực cho thấy cái nọc độc nguyên tội muốn “biết lành biết dữ” đang dữ dội hoành hành con người và tàn phá xă hội đến tận gốc rễ bằng nền văn hóa sự chết. Muốn “biết lành biết dữ” như Thiên Chúa, con người thực sự cần đến Thánh Thần là Đấng thấu suốt mọi sự nơi Thiên Chúa (xem 1Cor 2:10), nhờ đó họ mới trở thành khôn ngoan, nhận biết Thiên Chúa và những ǵ Ngài muốn để mau mắn hưởng ứng và trung thành đáp ứng. Thế nhưng, Thánh Thần chỉ được Thiên Chúa thông ban cho con người “khi tới thời điểm ấn định, Thiên Chúa sai Con ḿnh sinh ra bởi một người nữ” (Gal 4:4) mà thôi.

 

“Hóa Thành Nhục Thể” – Bụi Gai Bốc Cháy mà không bị thiêu rụi

 

Đến đây chúng ta thấy được chẳng những nguyên nhân sâu xa tại sao Lời hóa thành nhục thể, và mục đích tối hậu cho biến cố Thiên Chúa hóa thân làm người, mà c̣n thấy được phần nào cả lư do tại sao Thiên Chúa lại “hóa thành nhục thể” mà không hóa thành thần thiêng cho có vẻ cao sang hơn và đỡ hèn hạ hơn.

 

“Nhục thể” ở đây, theo nghĩa thứ nhất, có thể hiểu là chính con người với trọn bản tính làm người của ḿnh, bởi thế “Lời đă hóa thành nhục thể” đây tức là Thiên Chúa đă hóa thân làm người. Ngoài ra, ở một số câu Thánh Kinh Tân Ước, chữ “nhục thể “ (flesh) có thể được chuyển dịch (như ở Bản Dịch Revised English Bible và New Jerusalem Bible, thành “nhân loại” (mankind) chẳng hạn ở Phúc Âm Thánh Luca 3:6, ở Sách Tông Vụ 2:17, và ở Thư Một Thánh Phêrô 1:24. “Nhục thể” ở đây không đồng nghĩa với những hậu quả về luân lư của nguyên tội, như đam mê nhục dục và các tính mê nết xấu, những ǵ làm mất ḷng Chúa và phản Thần Linh, như được Thánh Phaolô nói tới trong Thư Rôma đoạn 8 (1-12). Trái lại, dù không có “nhục thể” như loài người, các thiên thần ngay từ ban đầu cũng vẫn có thể phạm tội và trở thành ma quỉ. Và dù không có đam mê nhục dục cùng tính mê nết xấu như mọi người thuộc gịng dơi hai nguyên tổ, nhờ được đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, nhưng không phải v́ thế vị Đệ Nhất Tạo Vật về ân sủng là Đức Maria “đầy ân phúc” không thể phạm tội.

 

“Nhục thể” ở đây, theo nghĩa thứ hai, c̣n được hiểu là thân phận thấp hèn và hữu h́nh của con người, với những yếu đuối mỏng ḍn và hữu hạn theo bản tính thụ tạo của con người, bởi thế, “Lời đă hóa thành nhục thể” đây tức là Lời đă chia sẻ và muốn chia sẻ thân phận làm người với con người, một thân phận sau nguyên tội mang trong ḿnh tất cả những hậu quả của tội lỗi là khổ đau và chết chóc; Thánh Phaolô đă cảm nhận về thân phận làm người của “Lời đă hóa thành nhục thể” trong Thư Do Thái ở đoạn 2 câu 16 và 17 như thế này: “Người thực sự không đến để cứu giúp các thiên thần mà là con cái Abraham; bởi thế Người đă trở nên như anh em ḿnh mọi bề để Người trở thành một vị thượng tế nhân hậu và trung thành trước Thiên Chúa thay cho họ, xóa bỏ tội lỗi cho dân. V́ đích thân Người bị thử thách bởi những ǵ phải chịu mà Người mới có thể cứu giúp những ai bị thử thách”.

 

“Nhục thể”, theo nghĩa thứ ba, ở đây liên quan trực tiếp đến xác thịt hay xác thể, một yếu tố bất khả thiếu làm nên bản tính của loài người, v́ không có xác thể, con người chỉ là thần thiêng, ngược lại, nếu không có hồn thiêng con người chỉ là thú vật. “Lời đă hóa thành nhục thể” là câu cảm nhận của vị tông đồ được Chúa Giêsu yêu trong Lời mở đầu Phúc Âm của vị này, ở đoạn 1 câu 14, và cũng là vị đă h́nh như cũng cho biết ư nghĩa của chữ “nhục thể” ngài có ư nói tới đây chính là xác thể, v́ ngay đầu Thư Thứ Nhất của ḿnh, ở đoạn 1 câu 1, ngài đă nói đến “những ǵ chúng tôi đă nghe, những ǵ chúng tôi đă thấy,  những ǵ chúng tôi nh́n xem, và những ǵ chúng tôi chạm tới”. Xác thể ở đây, nơi trường hợp của con người có lư trí hồn thiêng, hoàn toàn khác với xác thể nơi con vật, ở chỗ, xác thể của con người là chính ID hay căn tính của từng người, là hiện thân của mỗi người, của mỗi ngôi vị con người, thành phần chủ thể của bản tính như nhau nơi con người nhưng lại hoàn toàn là những cá thể khác nhau giữa họ. V́ nhờ thân xác của ḿnh mà mỗi người mới thực sự là một ngôi vị, có những dung nhan và dấu tay không ai giống ai bao giờ, dù là anh chị em sinh đôi, thậm chí có thể nói dù là những con người được tạo sinh sao bản cloning sau này nếu có.

 

Nơi trường hợp “Lời đă hóa thành nhục thể”, vào ngay giây phút đầu tiên được thụ thai bởi Chúa Thánh Thần trong cung ḷng trinh nguyên của vị Trinh Nữ Maria Nazarét, lúc Thần Tính và nhân tính được Ngôi Hiệp, tức được hiệp nhất nên một ngôi vị duy nhất là Chúa “Giêsu… Con Đấng Tối Cao” (Lk 1:31-32), chung nhân tính của Người đă được thần linh hóa, đă được “thánh hiến” (xem Jn 10:36), trở thành một cuộc thần hiển của Thiên Chúa là Đấng muốn tỏ ḿnh ra, và riêng thân xác của Người đă trở thành một phương tiện cứu độ, một bí tích thông ban sự sống. Dường như Mầu Nhiệm Nhập Thể này đă được Thiên Chúa mạc khải cho thấy ở ngay thị kiến bụi gai bốc cháy mà không bị thiêu rụi trước cặp mắt ngỡ ngàng đầy bàng hoàng của con người được Ngài tuyển chọn để giải phóng dân Do Thái khỏi Ai Cập, như được thuật lại trong Sách Xuất Hành ở đoạn 3 câu 2.

 

Nhân tính trong mầu nhiệm Ngôi Hiệp phải chăng được biểu hiệu nơi bụi gai bốc cháy lửa Thần Tính, và từ bụi gai bốc cháy là nhân tính được ngôi hiệp với Thần Tính mà không bị Thần Tính thiêu rụi này phát ra Lời Chúa phán là những ǵ tiêu biểu cho mạc khải thần linh của Thiên Chúa. Đó là lư do Chúa Giêsu Kitô, “Lời đă hóa thành nhục thể”, mới là tất cả mạc khải của Thiên Chúa (xem Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, 516), và như Thánh Phaolô xác tín trong Thư Do Thái đoạn 1 câu 3 “là phản ảnh vinh quang Cha, là hiện thân đích thực của bản thể Cha”. Lửa bốc cháy ở bụi gai mà không thiêu hủy bụi gai c̣n có thể được hiểu là Thánh Thần, lửa được Chúa Giêsu từ trời mang xuống để đốt lên trên thế  gian này (xem Lk 3:16, 12:49), ở chỗ, Người quả thực đă làm phép rửa cho Giáo Hội của Người khi từ Cha sai Thánh Thần xuống trên Giáo Hội vào Ngày Lễ Ngũ Tuần (xem Jn 15:26, Acts 1:5), nhờ đó, “Lời đă hóa thành nhục thể” đạt được mục đích của ḿnh là “đến cho chiên được sự sống và là một sự sống viên trọn” (Jn 10:10).

 

Sự kiện bụi gai bốc cháy mà không bị thiêu rụi đây c̣n chất chứa một ư nghĩa liên quan tới riêng thân xác của Chúa Giêsu. Ở chỗ, nếu chung bụi gai ám chỉ chung nhân tính của Chúa Giêsu, th́ gai đây ám chỉ thân xác của Người, một thân xác sẽ bị khổ nạn và tử giá đau thương, nhưng sau cùng chẳng những vẫn không bị thiêu rụi v́ được Ngôi Hiệp với Thần Tính vô cùng toàn năng và bất tử, riêng thân xác của Người, cho dù chỉ c̣n là một thi thể vô hồn, vẫn không thể nào bị hủy hoại như mọi xác phàm khác, trái lại, c̣n nhờ lửa Thánh Linh hay Thần Tính của ḿnh, trở thành một “thần linh ban sự sống” (1Cor 15:45). Đó là lư do chúng ta thấy tất cả mọi mầu nhiệm thần linh nơi “Lời đă hóa thành nhục thể” đều trực tiếp liên quan tới thân xác của Người: cái ǵ đă được Giáng Sinh, nếu không phải là thân xác của Người được cấu tạo bởi huyết nhục trinh nguyên của Mẹ Maria; cái ǵ đă chịu khổ nạn và tử giá, nếu không phải là thân xác của Người; cái ǵ đă phục sinh từ trong cơi chết, nếu không phải là thân xác của Người; cái ǵ đă thăng thiên về trời cùng Cha, nếu không phải là thân xác của Người; và cái ǵ đă ở lại với Giáo Hội cho tới tận thế nếu không phải Thánh Thể của Người.

 

Chưa hết, cũng thân xác của Người, nếu căn cứ vào tất cả những ǵ được xuất phát từ miệng lưỡi và hành vi cử chỉ cụ thể của “Lời đă hóa thành nhục thể” và nơi “Lời đă hóa thành nhục thể”, con người hữu h́nh mới có thể thấy được “sự sống đă trở nên hữu h́nh” (1Jn 1:2) là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đă phán: “Ai thấy Thày là thấy Cha” (Jn 14:9), và nhờ “nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Giêsu Kitô” như thế họ được “sự sống đời đời” (xem Jn 17:3) là chính “sự sống viên măn” được thông ban từ “Lời đă hóa thành nhục thể”.   

 

“Nhục thể” là những ǵ xác chất thấp hèn, vô cùng bất tương xứng với bản tính toàn thiện của Thiên Chúa, thế nhưng chính xác chất ấy nơi con người lại là căn tính cho thấy ngôi vị của từng người được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa duy nhất và tương tự như Thiên Chúa Ba Ngôi, một Thiên Chúa muốn “trở thành hữu h́nh” (1Jn 1:2), như con người và hợp với con người, để tỏ ḿnh là vị “Thiên Chúa chân thật duy nhất” (Jn 17:3), vị “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn 4:8,16), mà nó đă được Thiên Chúa sử dụng để hóa thân làm người, nhờ đó, Người làm cho nó trở thành tràn đầy Thánh Linh nơi bản thân ḿnh ngay từ ban đầu ở Mầu Nhiệm Ngôi Hiệp, và thông ban Thánh Linh của Người cho Giáo Hội khi Người sống lại từ cơi chết ở Mầu Nhiệm Phục Sinh, cũng như cho toàn thể nhân loại qua chứng từ truyền giáo của Giáo Hội bởi tác động của Thánh Linh là Đấng canh tân bộ mặt trái đất, ở Mầu Nhiệm Cánh Chung. Công Đồng Chung Vaticanô II, trong Hiến Chế Vui Mừng Và Hy Vọng – Gaudium et Spes, ở khoản 22, (theo bản dịch của Giáo Hoàng Học Viện Piô X, 1972), đă cho thấy sự kiện và tác dụng của mầu nhiệm và biến cố “Lời đă hóa thành nhục thể” nơi lịch sử loài người một cách rất sâu xa và cảm kích như sau:

 

·         “Thực vậy, mầu nhiệm về con người chỉ thực sự được sáng tỏ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể. Bởi v́ Adam con người đầu tiên đă là h́nh bóng của Adam sẽ đến là Chúa Kitô. Chúa Kitô, Adam mới, trong khi mạc khải về Chúa Cha và t́nh yêu của Ngài, đă cho con người biết rơ về chính con người và tỏ cho họ biết thiên chức rất cao cả của họ.... Là ‘h́nh ảnh của Thiên Chúa vô h́nh’ (Col 1,15) chính Người là con người hoàn hảo đă trả lại cho con cháu của Adam h́nh ảnh Thiên Chúa đă bị tội nguyên tổ làm sai lệch. Bởi v́ nơi Người bản tính nhân loại đă được mặc lấy chứ không bị tiêu diệt, do đó chính nơi chúng ta nữa bản tính ấy cũng được nâng lên tới một phẩm giá siêu việt. Bởi v́, chính Con Thiên Chúa khi nhập thể, một cách nào đó đă kết hợp với tất cả mọi người. Người đă làm việc với bàn tay con người, đă suy nghĩ bằng trí óc con người, đă hành động với ư chí con người, đă yêu mến bằng quả tim con người. Sinh bởi trinh nữ Maria, Người đă thực sự trở nên một người giữa chúng ta, giống chúng ta mọi sự, ngoại trừ tội lỗi…

 

Con người Kitô hữu khi trở nên giống h́nh ảnh Chúa Con là Trưởng Tử trong đoàn anh em đông đúc, họ nhận được ‘những hoa trái đầu mùa của Thánh Thần’ (Rm 8,23), nhờ đó họ có thể chu toàn lề luật yêu thương mới. Nhờ Thánh Thần làm ‘bảo chứng cho quyền thừa tự’ (Eph 1,14), toàn thể con người được canh tân từ nội tâm cho tới khi ‘thân xác được cứu rỗi’ (Rm 8,23)…. Người Kitô hữu chắc chắn cần thiết và có bổn phận chiến đấu chống sự dữ khi phải trải qua nhiều gian nan cũng như phải chết nữa. Nhưng v́ được dự phần vào mầu nhiệm phục sinh, được đồng hóa với cái chết của Chúa Kitô, được mạnh mẽ nhờ đức cậy, họ sẽ được sống lại. Đó là tính chất và sự cao cả của mầu nhiệm con người, mầu nhiệm được Mạc Khải Kitô giáo soi sáng cho các tín hữu. Vậy nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Kitô bí ẩn về đau khổ và sự chết được sáng tỏ, bí ẩn đó đè bẹp chúng ta nếu chúng ta không biết đến Phúc Âm. Chúa Kitô đă sống lại nhờ sự chết của ḿnh. Người đă hủy diệt sự chết và Người đă ban cho ta dồi dào sự sống để là con cái trong Chúa Con chúng ta kêu lên trong Thánh Thần: Abba, lạy Cha!”.

 

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô là Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng con.

Cho dù là Thiên Chúa toàn thiện và toàn măn, không thiếu ǵ và cần ǵ,

nhưng dường như Chúa hiện hữu không thể nào thiếu loài người tạo vật chúng con.

Chúa đă chẳng những tự ư dựng nên chúng con, tự hứa cứu chuộc chúng con

và tự ḿnh hóa thân làm người vô cùng thấp hèn như chúng con,

nhất là tự ư hiếm nạng sống ḿnh cho loài người tội lỗi chúng con,

chỉ với một mụch đích duy nhất

đó là thông sự sống thần linh vô cùng viên măn và vinh phúc của Chúa cho chúng con.

Xin t́nh yêu thương vô cùng nhân hậu của Chúa trở thành nguồn sống thần linh nơi chúng con

để chúng con có thể yêu Chúa và xứng đáng yêu Chúa như Chúa đă yêu thương chúng con

nhờ đó chúng con được hiệp thông thần linh với Chúa và nên trọn lành như Cha trên trời.

Amen.