Bài giảng của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Gp. Phan Thiết

Ngày 23/11/2010

Trích đoạn Tin Mừng hôm nay xem ra khó hiểu đối với các môn đệ năm xưa cũng như với thính giả thế kỷ 21. Cứ như là sét đánh ngang tai. Khi các môn đệ hí hửng trầm trồ trước vẻ huy hoàng tráng lệ của Đền thờ, vốn là niềm tự hào của quốc gia và tôn giáo, tưởng được thầy ḿnh đồng cảm vun vào, ai ngờ lại được Thầy cho một bài học bất ngờ lắng đọng: hôm nay huy hoàng, ngày mai sẽ tan hoang; bây giờ đền thờ có vươn cao vững bền đi nữa, th́ nay mai cũng có ngày sụp đổ hoang tàn Nghe mà lạnh người, nhưng qua đó nói lên điều ǵ?

1 - Trước hết, Chúa Giêsu muốn khắc họa một chân lư: mọi công tŕnh vật thể đều bị chi phối bởi định luật của vật thể là hiện biến khôn lường. Những công tŕnh ấy vừa nhờ vào bàn tay nắn nót của con người mà có, nhưng đồng thời cũng vượt thoát khỏi tầm tay níu giữ của con người. Bao nền văn hóa cực thịnh đă qua đi, bao nền văn minh sán lạn đă sụp đổ. Hễ đă có khởi đầu ắt sẽ có kết thúc; hễ đă có xuất phát tất phải có tận cùng. Chuyện b́nh thường như hoa nở hoa tàn. Nhưng không b́nh thường chút nào khi chuyện ấy lại xảy đến bất ngờ và chính ḿnh cũng can dự vào. Đền thờ Giêrusalem, công tŕnh vật thể tôn giáo Chúa Giêsu từ nhỏ đến lớn đă nhiều lần đến hành hương, cũng phải chịu chung một định luật là sự sụp đổ.

Trong hướng nh́n toàn cục, vũ trụ vật chất sẽ thay đổi để bước vào trời mới đất mới của Thiên Chúa. Qua sụp đổ tới vươn lên, qua đau khổ tới vinh quang, qua sự chết mới vào sự sống mới. Những tai họa cách này, cách khác như: lụt lội, động đất hoặc những tai nạn như rớt máy bay, tàn sát lẫn nhau, ngoài góc nh́n thời sự như một tai ương, cũng cần đặt trong hướng nh́n cánh chung để nhận ra chân lư này.

Trong bối cảnh những ngày cuối cùng của năm phụng vụ, chân lư Chúa Giêsu nêu lên c̣n giúp tín hữu nhận thức sâu sắc hơn: mọi sự sẽ qua đi, chỉ có Chúa là tồn tại; mọi sự là tương đối, chỉ có Chúa là Đấng tuyệt đối.

2 - Không chỉ công bố chân lư, Chúa Giêsu c̣n muốn trang bị cho các môn đệ một thái độ sống phù hợp, thay v́ dừng chân say mê trước vẻ đẹp của đền thờ, hăy tiếp bước Người trên mọi nẻo hành tŕnh sứ vụ; thay v́ tuyệt đối hóa điều chỉ là tương đối, hăy gắn bó với Chúa mà tiến tới đích điểm vĩnh tồn; thay v́ chỉ luẩn quẩn với những câu hỏi “khi nào và cách nào” để nhận biết điểm cuối của con người trong vũ trụ, hăy luôn sống tỉnh thức sẵn sàng (như lời xướng Alleluia).

Tỉnh thức sẵn sàng không là tiêu cực bó gối khoanh tay bất lực nh́n ngày Chúa đến, cũng không phải là băn khoăn lắng lo chống đỡ né tránh tiếng Chúa gọi ḿnh, mà thực ra phải là tích cực xây dựng cuộc đời để ngày Chúa đến với ḿnh cũng chính là ngày ḿnh đă mong mỏi t́m đến với Chúa. Ngày của Chúa cũng ch́nh là ngày làm nên bằng mọi ngày sống hôm nay.

Thánh Giuse, bổn mạng Giáo hội Chúa Giêsu, mà Đại hội Dân Chúa kính mừng đặc biệt hôm nay, vừa là một tấm gương, vừa là một người mẫu sống tinh thần tỉnh thức một cách ứng trực. Tất cả mọi biến cố trong đời của Ngài bên cạnh Đức Trinh Nữ Maria và Chúa Giêsu đều trải ra trong tinh thần ứng trực tỉnh thức sẵn sàng này, từ biến cố đón nhận Đức Maria đă có thai về làm bạn đời, qua biến cố Chúa Giêsu sinh ra trong hang đá, đến biến cố phải đem gia đ́nh thánh trốn sang Ai Cập và sau này việc lạc mất Chúa Giêsu trong Đền thánh. Chắc chẳng phải vô t́nh mà Phúc Âm thường mô tả việc Thánh Giuse lắng nghe tiếng Chúa trong đêm và tỉnh dậy mau mắn thi hành ư Chúa, mà hữu ư tŕnh bày mẫu gương của một con người luôn luôn tỉnh thức sẵn sàng tuân theo ư Chúa. Xin Thánh Giuse giúp từng người chúng ta và giúp Giáo hội Việt Nam cũng biết sống tinh thần tỉnh thức như Ngài.

3 - Cuối cùng, Chúa Giêsu c̣n mở ra một lối sống phó thác cậy trông. Đại hội Dân Chúa đă bước sang ngày thứ hai với những thuyết tŕnh tham luận và phát biểu thật phong phú. Đă có những trầm trồ về tầm vóc lịch sử của Đại hội 350 năm mới có một lần; đă có những xuưt xoa về nét đẹp sự kiện gặp gỡ của mọi thành phần Dân Chúa trong 26 Giáo phận Việt Nam; và cũng có những tiếc rẻ thời gian đại hội 3 ngày quá ít cho một định hướng canh tân Giáo hội Việt Nam trong tương lai. Xét cho cùng, cũng chỉ là tâm t́nh tự nhiên rất thật giống như tâm t́nh của các môn đệ trước vẻ huy hoàng của Đền thờ.

Đại hội Dân Chúa cũng như bất cứ đại hội nào rồi cũng sẽ kết thúc, nhưng điều sẽ không bao giờ kết thúc, đó chính là việc cầu nguyện trong tâm t́nh phó thác cậy trông. Xin cho Giáo hội Việt Nam trở nên trong thực tế điều ḿnh là trong lư tưởng, được nên dấu chỉ khả tín và nên khí cụ khả ái cho sự hiệp thông với Thiên Chúa cũng như với mọi thành phần khác của Giáo hội và xă hội. Xin cho mọi thành viên Giáo hội tùy theo bậc sống và điều kiện hiện tại biết luôn phấn đấu trở thành những nhà kiến tạo hiệp thông. Hiệp thông với Chúa, với nhau để có thể thực thi sứ vụ làm cho mọi người được hiệp thông trong cùng một sự sống của Thiên Chúa.

Đừng đ̣i hỏi Giáo hội phải làm ǵ cho ḿnh nhưng biết tự cật vấn ḿnh đă làm được ǵ cho Giáo hội. Đừng đứng bên ngoài hoặc bên trên Giáo hội để phê b́nh chỉ trích, nhưng phải hơn hăy đứng trong Giáo hội để nỗ lực yêu mến chung xây. Nếu Chúa Giêsu đă yêu Giáo hội là hiền thê dù Giáo hội c̣n đang cần thanh luyện, th́ mỗi tín hữu cũng yêu mến Giáo hội mẹ ḿnh hết ḷng, yêu bằng khả năng của khối óc bằng sức vóc của đôi tay và bằng mê say của tâm hồn. Thiết nghĩ đó là lối sống phó thác và cậy trông đích thực và tích cực, một mặt lắng sâu trong cầu nguyện và mặt khác nỗ lực dựng xây.

Hôm qua, khi đúc kết ngày làm việc, Đức Cha Tổng Thư Kư đă cô đọng lại trong chữ “thiết tha”: Thiết tha yêu mến Giáo hội, thiết tha góp ư xây dựng Giáo hội. Có những thiết tha vỡ thành nụ cười; cũng có những thiết tha đọng lại trong giọt nước mắt. Nhưng từ thiết tha đến dựng xây, từ lư tưởng tới hiện thực, khoảng cách vẫn c̣n đó. Xin cho Giáo hội Việt Nam, nhờ lời cầu bầu của thánh Giuse, biết thu hẹp khoảng cách đó lại. Như vậy, ḷng hẹn ḷng, các đại biểu: trong khi chưa có bộ mặt Giáo hội ḿnh mong muốn ưa thích, hăy bắt đầu xây dựng Giáo hội bằng cách đón vào trong sự ưa thích của ḿnh Giáo hội mà ḿnh đang có.