Đại Hội Dân Chúa

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 534 Thứ Sáu 3/12/2010

 

 

Người Công giáo Việt Nam chúng ta vẫn đang sống trong Năm Thánh 2010, bắt đầu từ Lễ các Thánh Tử Đạo trên Đất Việt ngày 24/11/2009, đến Lễ Hiển Linh 6/1/2011. Trong Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam này, ngoài Lễ Khai Mạc rất long trọng ở Sở Kiện thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội, và Lễ Bế Mạc tại Linh Địa La Vang thuộc Tổng Giáo Phận Huế, c̣n có một biến cố trọng thể nữa được tổ chức tại Tổng Giáo Phận Sài G̣n, đó là Đại Hội Dân Chúa 4 ngày, từ ngày 21/11, Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua cũng là Lễ Đức Mẹ Dâng Ḿnh, đến ngày Thứ Năm 25/11/2010. Chúng ta cùng nhau hướng về Đại Hội Dân Chúa. Trước hết chúng ta cần biết về chính biến cố Đại Hội Dân Chúa, qua những câu vấn đáp được phổ biến ngày 17/11/2010 trên mạng điện toán toàn cầu www.daihoidanchua.net


Xin cho biết nội dung, mục đích và ư nghĩa của Đại Hội Dân Chúa?

 

Cần đặt Đại hội Dân Chúa vào trong khung cảnh Năm Thánh 2010. Giáo Hội Công giáo Việt Nam cử hành Năm Thánh 2010 nhân kỷ niệm 350 năm thiết lập hai địa phận tông ṭa đầu tiên, và 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Năm Thánh 2010 là cơ hội để Giáo Hội Việt Nam nh́n lại quá khứ trong tâm t́nh tạ ơn, nh́n vào hiện tại để nhận diện t́nh h́nh Giáo Hội, và nh́n tới tương lai để xác định hướng đi. Như thế, Đại hội Dân Chúa - với sự quy tụ các đại biểu của mọi thành phần Dân Chúa – là cơ hội để nhận diện t́nh h́nh Giáo Hội ngày nay và cùng nhau suy nghĩ cho hướng đi tương lai của Giáo Hội. Tất cả không nhằm mục đích nào khác hơn là xây dựng Giáo Hội theo ư Chúa muốn, và chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Trời cho con người hôm nay trên quê hương đất nước Việt Nam.

 

Đại Hội Dân Chúa 2010 có giống như Đại Năm Thánh 2000 không, v́ Năm thánh 2000 cũng có góp ư canh tân Giáo hội Việt Nam?

 

Giống nhau v́ cả hai Năm Thánh đều thúc đẩy Giáo Hội sám hối và canh tân. Nhưng khác nhau v́ Năm Thánh 2000 là Đại Năm Thánh cho cả Giáo Hội hoàn vũ khi bước vào thiên niên kỷ mới, c̣n Năm Thánh 2010 dành riêng cho Giáo Hội Việt Nam. Cũng v́ thế, có những nét đặc thù của Việt Nam.

 

Sau Đại Hội Dân Chúa 2010, Ban Tổ chức có kế hoạch nào triển khai với những chương tŕnh tiếp nối trong tương lai?

 

Sau Đại hội, những ư kiến đóng góp của các đại biểu sẽ được đúc kết thành những đề nghị. Hội Đồng Giám Mục VN sẽ dựa trên những đề nghị này để biên soạn văn kiện hậu đại hội. Văn kiện này là nền tảng cho những chương tŕnh và kế hoạch mục vụ của Giáo Hội VN trong tương lai.

 

Đại Hội Dân Chúa có sứ điệp ǵ cho Dân Chúa không?

 

Có. Sứ điệp này sẽ được công bố chính thức vào ngày cuối của Đại hội.

 

Thế nào là Dân Chúa? Anh em Công giáo Việt Nam hải ngoại có được xem là Thành phần Dân Chúa không? Họ có đại biểu tham gia Đại Hội Dân Chúa lần này không?

 

Hiện nay, người Công giáo Việt Nam sinh sống và làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới và tham gia tích cực vào đời sống của Giáo Hội tại địa phương đó. Thông thường các Hội Đồng Giám Mục tại mỗi quốc gia có Ủy ban Mục vụ Di dân để lo cho anh chị em di dân, trong đó có người Việt Nam chúng ta. Trong dịp đại hội này, một số vị giám mục phụ trách Ủy ban Di dân tại một số nước sẽ có mặt. Ngoài ra c̣n có sự hiện diện của các vị đại diện khối Công giáo Việt Nam tại các nước đó, ví dụ linh mục Chủ tịch Liên đoàn Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.

 

Tại sao Đại Hội Dân Chúa tổ chức từ ngày 21- 25/11/2010 mà không chọn thời điểm khác?

 

Theo lịch phụng vụ, ngày 24-11 hằng năm là ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Tổ chức Đại hội vào thời điểm này làm nổi bật ư nghĩa “Máu các thánh tử đạo là hạt giống làm nẩy sinh các Kitô hữu”; đồng thời thúc đẩy chúng ta biết trân trọng quà tặng đức tin mà ḿnh đă lănh nhận và nhiệt t́nh làm chứng cho niềm tin ấy. Ngày 24-11 cũng là ngày kỷ niệm việc thiết lập Hàng giáo phẩm VN. Cử hành Đại hội vào ngày này cũng nói lên ước mong của HĐGM muốn xây dựng Hội Thánh như ḷng Chúa mong muốn.

 

Xin cho biết phương pháp làm viêc của Đại Hội Dân Chúa?

 

Đại hội kéo dài 4 ngày. Trong 3 ngày đầu tiên, mỗi ngày có một chủ đề, buổi sáng được dành cho các bài thuyết tŕnh và tham luận của các đại biểu, buổi chiều dành cho thảo luận nhóm, sau đó đúc kết chung. Ngày cuối cùng được dành cho việc tổng kết Đại hội. Tất cả những ư kiến đóng góp đều được lưu lại làm tài liệu cho việc biên soạn văn kiện hậu đại hội. Như vậy, Đại hội vận dụng phương pháp làm việc tập thể, tạo điều kiện và thúc đẩy sự tham gia của mọi thành phần Dân Chúa – qua các đại biểu của họ - vào việc xây dựng Giáo Hội.

 

Đại Hội Dân Chúa nhằm thu thập mọi góp ư canh tân của các thành phần Dân Chúa. Ban Tổ chức đă có cách nào thu thập và xử lư các ư kiến đóng góp của các thành phần Dân Chúa?

 

Những ư kiến đóng góp sẽ được đúc kết lại thành những đề nghị. Dựa trên những đề nghị này cùng với Tài liệu làm việc của Đại hội, Hội Đồng Giám Mục sẽ soạn thảo văn kiện hậu đại hội, làm nền tảng cho những chương tŕnh mục vụ sau này. Ban Thư kư của Đại hội sẽ chịu trách nhiệm về công việc này. Cách cụ thể, các thành viên của Ban Thư kư sẽ điều hành các buổi họp nhóm và đúc kết ư kiến của mỗi nhóm, rồi làm thành bản đúc kết chung cho từng ngày. Dựa vào những bản đúc kết thảo luận nhóm cùng với các bài thuyết tŕnh, tham luận, biên bản mỗi ngày của Đại hội, Ban Thư kư sẽ đúc kết thành những đề nghị để gửi đến Hội Đồng Giám Mục.

 

Đại Hội Dân Chúa kỳ vọng đem lại những thành quả ǵ cho Giáo hội Việt Nam?

 

Theo Tài liệu làm việc, Đại hội “được kỳ vọng sẽ mở hướng cho Giáo Hội tại Việt Nam tiến bước trên chặng đường mới, giữa ḷng một đất nước đang đổi thay nhanh chóng trong một thế giới cũng đang không ngừng biến chuyển”. Thành quả trước mắt là Đại hội bày tỏ sự hiệp thông rộng lớn trong Giáo Hội Việt Nam, khi mọi thành phần Dân Chúa được liên kết với nhau trong Chúa và cùng thao thức trước sứ mạng loan báo Tin Mừng trên quê hương đất nước Việt Nam.

 

Ban Tổ chức có lời mời gọi nào để các thành phần Dân Chúa tham gia vào Đại Hội Dân Chúa lần này?

 

Ngay từ những tháng đầu của Năm Thánh 2010, Ban Tổ chức đă gửi đến các giáo phận và ḍng tu bản Đề Cương Giáo Hội tại Việt Nam : Mầu nhiệm – Hiệp thông – Sứ vụ. Tại nhiều nơi, bản đề cương này đă được đem ra học hỏi, thảo luận, góp ư cho Ban Tổ chức. Từ những góp ư đó, Tài liệu làm việc hiện nay được biên soạn. Cho nên việc góp ư kiến của các thành phần Dân Chúa đă có từ đầu, và Đại hội là cơ hội để đóng góp ư kiến sâu sát hơn nữa.

 

Ban Tổ Chức Đại Hội Dân Chúa 2010 gồm những ai?

 

Hội Đồng Giám Mục VN trao cho Đức Hồng y Tổng giám mục Sàig̣n trách nhiệm Trưởng Ban Tổ chức Đại hội Dân Chúa. Các Đức cha Mỹ Tho, Phú Cường, Phan Thiết là những thành viên trong Ban Tổ chức. Đức cha phụ tá Sàig̣n là Trưởng Ban Thư kư đại hội.

 

Đấng Bản quyền nào chủ tọa Đại Hội Dân Chúa?

 

Mỗi ngày một giáo tỉnh chịu trách nhiệm làm chủ tọa đoàn: Ngày I là Hà Nội, ngày II là Sàig̣n, ngày III là Huế. Ngày cuối cùng là ngày tổng kết sẽ do ba Tổng giám mục của ba giáo tỉnh chủ tọa.

 

Xin cho biết thành phần nào tham dự Đại Hội Dân Chúa?

 

Đủ hết mọi thành phần: giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân.

 

Có thành phần Quan sát viên trong Đại Hội Dân Chúa lần này không?

 

Không.

 

Những thành phần nào có thể đóng góp ư kiến cho Đại Hội Dân Chúa? Các cộng đồng Công giáo Việt Nam hải ngoại có được góp ư không?

 

Ban Tổ chức mong muốn đón nhận ư kiến của tất cả mọi người Công giáo Việt Nam, trong cũng như ngoài nước.

 

Để thông công với Đại Hội Dân Chúa Năm Thánh 2010 ở Việt Nam, một biến cố chưa từng xẩy ra trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, tôi đă đọc kỹ bản văn Tài Liệu Làm Việc của Đại Hội được phổ biến trên cùng mạng điện toán www.daihoidanchua.net , sau đó, tôi đă gửi về hộp thư Ư Kiến của Đại Hội và được mạng điện toán trên đây của Đại Hội phổ biến vào ngày 19/11/2010 với tựa đề “Hướng Về Đại Hội Dân Chúa” với nội dung nguyên văn như sau:

 

Nhận định về bản văn Tài Liệu Làm Việc

 

Nh́n chung bản văn kiện Tài Liệu Làm Việc, về đề tài rất sâu xa, liên quan tới Giáo Hội theo 3 chiều kích chính yếu của Giáo Hội là Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và Sứ Vụ; về bố cục rất mạch lạc, với hai phần lư thuyết và thực hành, và về nội dung rất phong phú, với những xác tín truyền thống theo huấn quyền của Giáo Hội cùng với những nhận định thực tế về hiện trạng của một xă hội quê hương dân tộc là môi trường cho một Giáo Hội tại Việt Nam.

 

Tài Liệu Làm Việc đă sử dụng hai thành ngữ rất chính xác, mang tính chất thực sự hiệp thông, đó là ”các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam” (7 chữ cuối cùng ở đoạn đầu tiên trong phần Dẫn Nhập), chứ không phải là cụm từ “các Thánh Tử Đạo Việt Nam” vốn quen dùng, một cụm từ mang ư nghĩa bao gồm cả các vị tử đạo thừa sai ngoại quốc không phải là người Việt Nam chính cống, và “Giáo Hội tại Việt Nam”, tức Giáo Hội hoàn vũ ở Việt Nam, chứ không phải “Giáo Hội Việt Nam”, một cụm từ vẫn quen nói, tuy mang tính cách riêng biệt (particular) về một Giáo Hội địa phương (local Church), nhưng thực tế và tự nhiên cho thấy, nếu không khéo, vốn chất chứa một cái ǵ đó có vẻ tách biệt, như bên các Giáo Hội Chính Thống hay Anh Giáo, và cụm từ “Giáo Hội Việt Nam” này trong Tài Liệu Làm Việc chỉ xuất hiện có một lần duy nhất ở “Lời Nguyện Dâng Lên Đức Mẹ La Vang” cuối phần I, ám chỉ đến riêng “những đường hướng và chương tŕnh mục vụ của Giáo Hội Việt Nam”, một Giáo Hội địa phương liên quan đặc biệt tới Mẹ La Vang.

 

Tuy nhiên, về h́nh thức, có hai chi tiết thiết nghĩ nên được bổ túc như sau:

 

Ba phần của văn kiện Tài Liệu Làm Việc nên có thêm câu chuyển ư nữa ở đoạn mở đầu mỗi phần để cho thấy phần này chặt chẽ liên kết với phần kia. Chẳng hạn phần nhất về “Mầu Nhiệm” liên kết với phần hai về “Hiệp Thông”, ở chỗ, “Hiệp Thông” như Chúa Ba Ngôi chính là cốt lơi của “Mầu Nhiệm”, và phần hai về Hiệp Thông liên kết với phần ba về “Sứ Vụ”, ở chỗ, nếu không hiệp thông cũng không thể nào hiệu quả trong việc truyền giáo. Ba chiều kích Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và Sứ Vụ này có thể được tóm gọn nơi những lời của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trong bài giảng khai mạc cho Thượng Nghị Giám Mục Trung Đông 10/10/2010 nguyên văn như sau:

 

• “Giáo Hội được thiết lập để làm dấu chỉ và dụng cụ cho dự án đặc thù và phổ quát cứu độ của Thiên Chúa nơi loài người; Giáo Hội hoàn thành sứ vụ này chỉ bằng việc trở thành chính ḿnh, tức là, trở thành ‘mối hiệp thông và chứng từ’, như được thấy nơi đề tài cho Thượng Nghị Giám Mục được khai mạc hôm nay, liên quan tới câu định nghĩa nổi tiếng của Thánh Luca về cộng đồng Kitô hữu tiên khởi: ‘Toàn thể nhóm tín hữu hiệp nhất nên một tấm ḷng và linh hồn’ (Acts 4:32). Không hiệp thông sẽ không thể nào có chứng từ: đời sống hiệp thông thực sự là một đại chứng từ. Chúa Giêsu đă hiển nhiên nói về điều này: ‘Chính ở nơi t́nh các con yêu thương nhau mà mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thày’ (Jn 13:35). Mối hiệp thông này cũng là sự sống của Thiên Chúa, một sự sống được truyền đạt bởi Thánh Thần, qua Chúa Giêsu Kitô”.


Một vài đề nghị căn cứ vào những gợi ư ở Phần II của bản Tài Liệu Làm Việc

 

I-2-a. “Cử hành Thánh Thể: ư thức, tích cực và sống động hơn”. Giáo dân cần học học thêm về việc cử hành phụng vụ để họ có thể chẳng những thấu hiểu được các cử chỉ thích đáng của Thánh Lễ mà c̣n thi hành cho đúng nữa. Chẳng hạn, sau khi chủ tế truyền phép Bánh và Rượu và dâng lên cao cho mọi cộng đồng phụng vụ bấy giờ ngước lên chiêm ngắm th́ hầu như giáo dân lại cúi xuống tôn thờ, và khi chủ tế bái qú sau khi dâng Ḿnh Thánh và Máu Thánh vừa được truyền phép lên th́ giáo dân lại ngẩng lên. Xin đề nghị học hỏi lại Bản Hướng Dẫn “‘Redemptionis Sacramentum’ Về Một Số Vấn Đề Cần Phải Tuân Giữ Hay Tránh Lánh Liên Quan Đến Thánh Thể Cực Linh” của Ṭa Thánh ban hành ngày 25/3/2004.

 

I-3-b. “Học hỏi những hướng dẫn của Huấn Quyền” và VI-3-a. “t́m cách phổ biến rộng răi giáo huấn của Giáo Hội đến mọi thành phần Dân Chúa”: Các vị hữu trách trong giáo xứ, nhất là Cha Xứ, nên giúp cho giáo dân theo sát với các giáo huấn định kỳ của Đức Thánh Cha, chẳng hạn các sứ điệp hằng năm của ngài, nhất là Sứ Điệp Mùa Chay, Sứ Điệp Ơn Gọi, Sứ Điệp Giới Trẻ, Sứ Điệp Truyền Giáo, Sứ Điệp Ḥa B́nh, thậm chí học hỏi kỹ lưỡng cả các Tông Huấn và Thông Điệp của Đức Thánh Cha, chẳng hạn Tông Huấn về Lời Chúa hậu Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới 2008 vừa mới được ĐTC kư ban hành vào chính ngày lễ Thánh Giêrônimô 30/9/2010, nhờ đó, giáo dân, và cả giáo sĩ, được cập nhật hóa những ǵ được Vị Chủ Chiên Tối Cao của Giáo Hội hiện đại, vị thừa kế Thánh Phêrô và là đại diện Chúa Kitô trên trần gian, dẫn dắt trong thời đại của ḿnh.

 

I-3-d. “Những khóa đào tạo thường xuyên cho giáo lư viên” và 4-3-c. “đào tạo các chuyên viên giáo lư cũng như nghiên cứu những phương thế thích hợp trong việc giáo dục đức tin”: Nên sử dụng tài liệu của Giáo Hội cho các khóa này, chẳng hạn như các tài liệu sau đây: Giáo Lư Trong Thời Đại Chúng Ta Tông Huấn Catechesi Tradendae của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 16-10-1979, và Bản Hướng Dẫn Tổng Quan về Giáo Lư Directorium Catechisticum Generale của Thánh Bộ về Giáo Sĩ ban hành Chúa Nhật Phục Sinh 11-4-1971.

 

II-3.b. “nghiên cứu, t́m kiếm hạt giống Lời Chúa trong văn hóa dân tộc Việt Nam”: Về cơ cấu hôn nhân gia đ́nh Việt Nam, chúng ta có một số từ ngữ phản ảnh Lời Chúa, như hạt giống Lời Chúa đă được gieo văi vào tâm thức của nhân dân này từ xa xưa. Chẳng hạn mấy chữ sau đây: trước hết là cụm từ “lập gia đ́nh”, để ám chỉ việc “lấy nhau”, “cưới nhau”, “thành hôn với nhau”, cho thấy hôn nhân bao gồm cả con cái nữa, đúng như dự án thần linh từ ban đầu của Thiên Chúa Hóa Công (xem Khởi Nguyên 1:27-28), chứ không phải thứ hôn nhân pro choice theo kiểu văn minh duy nhân bản ngày nay; sau nữa là chữ “ḿnh”, một tiếng gọi nhau giữa hai vợ chồng với nhau, nhất là chồng gọi vợ, hoặc chữ “anh em” để gọi nhau giữa vợ chồng, là những từ ngữ âm vang câu Thánh Kinh Khởi Nguyên 2:24: “cả hai nên một xác thịt”.

 

III-3-c. “Hội Đồng Giám Mục cần đặt một phát ngôn viên chính thức để kịp thời thông tin và bày tỏ lập trường của HĐGM trước những vấn đề liên quan đến đời sống Giáo Hội”: Điều này dường như là một kinh nghiệm hết sức nhức nhối, được rút tỉa từ biến cố Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt mới đây. Đề nghị rất thiết thực và đầy công ích này quả thực cần làm và phải làm, theo đúng đường lối của Ṭa Thánh, nơi hễ có bất cứ điều ǵ xẩy ra về Đức Thánh Cha nói riêng và Ṭa Thánh nói chung, nhất là những ǵ bị truyền thông tung ra có tính cách tấn công hay tuyên truyền bất lợi cho uy tín của Giáo Hội, th́ thường vị Giám đốc Văn pḥng Báo chí của Ṭa Thánh lên tiếng ngay.

 

IV-2-b. “Nên để ư đến vai tṛ và sự tham gia của giáo dân vào tiến tŕnh đào tạo linh mục tu sĩ”: Đề nghị này rất thực tế và thực dụng theo chiều hướng văn minh Tây phương. Quả thực, không phải làm Cha và học làm linh mục là biết hết mọi sự. Kinh nghiệm cho thấy các linh mục khi thi hành thừa tác mục vụ của ḿnh, có những trường hợp phản mục vụ, nhất là về vấn đề hôn nhân gia đ́nh, một vấn đề rất tế nhị và đầy khó khăn không thể giải quyết theo nguyên tắc chung mà phải tùy theo từng trường hợp mới may ra đem lại kết quả mong muốn. Nếu “việc đào tạo linh mục và tu sĩ… phải ḥa hợp cách sinh động bốn chiều kích nhân bản, tri thức, tu đức và mục vụ” (Tài Liệu Làm Việc đoạn 25), th́ thành phần giáo dân, nếu có bằng cấp thích đáng và hợp lệ, cũng có thể góp phần xây dựng Giáo Hội địa phương nơi lănh vực này, hay nếu không đủ bằng cấp, vẫn có thể đóng góp kinh nghiệm sống đạo của ḿnh liên quan tới ít là hai lănh vực “nhân bản” và “mục vụ”.

 

V-2-a. “Ư thức thừa sai”: Nên học hỏi cho thấu đáo huấn quyền của Giáo Hội về sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội trong thế giới ngày nay, nhất là Tông Huấn Evangelii Nuntiandi của ĐTC Phaolô VI ban hành ngày 8/12/1975, và Thông Điệp Redemptoris Missio của ĐTC Gioan Phaolô II ban hành ngày 7/12/1990.

 

Để khai mạc cho Đại Hội Dân Chúa, Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giáo Phận Hà Nội, kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vừa tái nhiệm, đă chủ tế và giảng thuyết trong Thánh Lễ Khai Mạc tại Vương Cung Thánh Đường Sài G̣n. Trong phần mở đầu, ngài đă suy diễn theo Phúc Âm một Chúa Kitô Vua ngược đời, và trong phần hai, ngài đă đặt vấn đề như thế này: “Lễ khai mạc Đại Hội Dân Chúa nhằm vào đại lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ. Chính ư nghĩa phụng vụ của ngày lễ hôm nay sẽ cung cấp cảm hứng cho Đại Hội Dân Chúa….. Chúng ta là môn đệ, là tông đồ của Vua Giêsu. Khi soi ḿnh trong chân dung của Người như Phúc Âm Luca đă phác hoạ, chúng ta có thể rút ra những ánh sáng nào cho Đại Hội Dân Chúa hôm nay?” Sau đây là phần thứ hai của bài giảng của ngài trực tiếp liên quan tới Đại Hội Dân Chúa.

 

Lễ khai mạc Đại Hội Dân Chúa nhằm vào đại lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ. Chính ư nghĩa phụng vụ của ngày lễ hôm nay sẽ cung cấp cảm hứng cho Đại Hội Dân Chúa…..

 

2. (Thưa cộng đoàn) Chúng ta là môn đệ, là tông đồ của Vua Giêsu. Khi soi ḿnh trong chân dung của Người như Phúc Âm Luca đă phác hoạ, chúng ta có thể rút ra những ánh sáng nào cho Đại Hội Dân Chúa hôm nay?

 

- Trước tiên, chúng ta cần xác tín mạnh mẽ rằng chúng ta phải trở nên đồng h́nh đồng dạng với Vua Giêsu (x. Rm 8, 29), và chia sẻ thân phận của Thầy Chí Thánh (x. 1 Pr 4, 13-14). Tài Liệu Làm Việc của Đại Hội Dân Chúa đă dành chương đầu tiên trong phần I: Nền Tảng thần học, để tŕnh bày MẦU NHIỆM Giáo Hội Chúa Kitô giữa ḷng Quê Hương Việt Nam. Từ đó, có thể rút ra những định hướng ứng dụng thực tiễn cho Giáo Hội Chúa Kitô giữa ḷng Quê Hương Việt nam hôm nay, như: Tính bản địa và hội nhập văn hoá của Giáo Hội (số 8); Giáo Hội Đồng hành với Người Dân Việt Nam trong Mọi Biến Cố và Thăng Trầm của Lịch Sử (số 9), và Giáo Hội là Cộng Đoàn Vượt Qua và Lữ Hành (số 10). Bài suy niệm về chân dung Vua Giêsu dựa trên đoạn Phúc Âm Luca hôm nay xác nhận một cách thuyết phục tính chất Lữ Hành của cộng đoàn Dân Chúa gắn liền với mầu nhiệm Vượt Qua: “Trong ánh sáng của mầu nhiệm Vượt Qua, Giáo Hội nhận biết ḿnh đă được ban cho một Tin Mừng duy nhất là Tin Mừng của Đức Kitô chịu đóng đinh, và tất cả phải nhờ người mới được cứu độ. Chỉ ḿnh Người làm cho đau khổ và cả cái chết trở thành con đường dẫn tới sự sống” .

 

+ Theo văn cảnh của đoạn của Phúc Âm Luca hôm nay, chính sự kết hợp nên một với Vua Giêsu đang chịu nhạo báng trên thập giá mang lại sự chữa lành và ơn giải thoát. Vậy nếu Giáo Hội của chúng ta bị nhục mạ cách nào, th́ chúng ta đừng mang mặc cảm hay nao núng, nhưng hăy nh́n lên Vua Giêsu chịu đóng đinh để giữ vững niềm tin, yêu, với hy vọng Người sẽ kéo chúng ta lên với Người trong vinh quang (x. Ga 12, 32). Sự sỉ nhục, nếu được chấp nhận cách khiêm tốn, có khả năng chữa lành tính kiêu căng của chúng ta; lời chỉ trích phê b́nh, nếu được lắng nghe cách thanh thản, có khả năng giúp chúng ta xét ḿnh để đổi mới cách tư duy và hành động của ḿnh.

 

+ Trên thập giá, Vua Giêsu xuất hiện rơ rệt nhất như là sự b́nh an của chúng ta (x. Ep 2,14), v́ nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa ban hoà b́nh trên trời dưới đất (Cl 1, 20); và Người cũng chủ động thứ tha và xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ làm hại Người (x. Lc 23, 34). Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, trong sứ điệp Ngày Thế Giới Hoà B́nh 2002, khi suy niệm về đề tài hoà b́nh dưới ánh sáng của Lời Chúa, đă kết luận rằng: không thể có hoà b́nh nếu không có công b́nh, không thể có công b́nh nếu không có sự tha thứ. Vậy chúng ta hăy bắt đầu tha thứ và xin thứ tha, đặc biệt xin Thiên Chúa thứ tha mọi tội lỗi và yếu đuối của chúng ta, để mỗi tín hữu, toàn thể cộng đoàn và các mục tử, thực ḷng hoán cải , nhờ đó chúng ta có khả năng vun đắp công b́nh và kiến tạo hoà b́nh trong ḷng mỗi người, trong ḷng Giáo Hội và trong ḷng xă hội.

 

- Sau trục MẦU NHIỆM, Tài Liệu Làm Việc của Đại Hội Dân Chúa triển khai sâu rộng hai trục HIỆP THÔNG và SỨ VỤ, trước khi đề xuất một Hướng Đi Mục Vụ cho tương lai. Tôi thấy một sự trùng phùng hồng phúc và đầy ư nghĩa, khi Đức Thánh Cha Beneđictô XVI, trong Sứ Điệp Khánh Nhật Truyền Giáo năm 2010 này, đă triển khai đề tài: “Xây Dựng Sự Hiệp Thông trong Giáo Hội Là Ch́a Khoá Của Việc Truyền Giáo”. Sứ Điệp của ngài xác nhận tính hợp thời của ba trục suy tư mà chúng ta đă đề ra cho Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam 2010. Vâng, để cho SỨ VỤ truyền giáo đạt kết quả phong phú và bền bỉ, nhất thiết phải có sự HIỆP THÔNG sâu đậm giữa mỗi người tín hữu với Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, giữa các thành phần Dân Chúa với nhau và giữa Dân Chúa với các Vị Mục Tử. Tác nhân chính của HIỆP THÔNG là Chúa Thánh Thần (x. 2 Cr 13, 13), nhưng điểm quy tụ của Hiệp Thông là chính Vua Giêsu chịu đóng đinh trên Thánh Giá (x. Cl 1, 20). Chúng ta được mời gọi tiếp tay với Chúa Thánh Thần để xây dựng sự Hiệp Thông trong Giáo Hội, bằng phương thế thiết thực và khả thi là ĐỐI THOẠI, nghĩa là thay v́ nói về nhau, thường dễ biến dạng thành chỉ trích phê b́nh, th́ chúng ta hăy chấp nhận nói với nhau trong môt cuộc đối thoại đầy tính nhân văn và văn hoá, nhất là với thao thức nói lên sự thật trong bác ái với mục đích xây dựng cộng đoàn; và để có thể nói với nhau như thế theo dạng thức mà Đức Giáo Hoàng Phaolô VI gọi là “Đối Thoại Cứu Độ”, chúng ta cần đối thoại thường xuyên với Thiên Chúa, nghĩa là cầu nguyện. Đức Maria, “Trinh Nữ lắng nghe và cầu nguyện, Trinh Nữ sinh hạ và hiến dâng”, là một mẫu gương sáng chói cho chúng ta về cuộc đối thoại cứu độ ấy.

 

3. (Thưa cộng đoàn) Tại cao điểm của Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 350 năm thành lập hai Địa phận Đại Diện Tông Toà đầu tiên ở Đàng Ngoài và Đàng Trong (1659-2009) và 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Công Giào tại Việt Nam (1960-2010),

 

- chúng ta cử hành Đại Hội Dân Chúa như một Lễ Hội Phụng Vụ để cảm tạ và tôn vinh Thiên Chúa là chủ tể của Lịch Sử, và bày tỏ ḷng tri ân đối với các Vị Thừa Sai đă đem Phúc Âm đến cho Dân Tộc chúng ta và đối với các Vị Chứng Nhân Đức Tin anh dũng đă đổ máu đào tưới gội mảnh đất Quê Hương cho một mùa gặt đầy hứa hẹn;

 

- chúng ta cử hành Đại Hội Dân Chúa như một cuộc Hội Ngộ Gia Đ́nh để sống t́nh huynh đệ thắm thiết giữa những người con có chung một Mẹ Hội Thánh đă sinh ra chúng ta trong đời sống siêu nhiên nhờ Nước và Thánh Thần (x. Ga 3, 5; GH 64) và có chung một Ḷng Mẹ Quê Hương Việt Nam đă cưu mang chúng ta trong quá tŕnh thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa ;

 

- và chúng ta cử hành Đại Hội Dân Chúa như một Diễn Đàn để các đại diện của mọi thành phần Dân Chúa sử dụng quyền tự do thiêng liêng của con cái Chúa, nói lên những nhận thức của trí tuệ được đức Tin soi sáng, những thao thức của trái tim được đức Mến nung nấu, và những khát vọng của ư chí được đức Cậy kích động, nhằm xây dựng và củng cố NGÔI NHÀ GIÁO HỘI Chúa Kitô giữa ḷng Quê Hương Việt nam thân yêu của chúng ta hôm nay và ngày mai.

 

Vậy, trong bầu khí trang trọng của Đại lễ Chúa Kitô Vua, nhân danh Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tôi long trọng tuyên bố KHAI MẠC ĐẠI HỘI DÂN CHÚA VIỆT NAM NĂM 2010.

 

Lạy Đức Mẹ La Vang,

chúng con tin tưởng và cảm nhận Mẹ hằng che chở phù tŕ Giáo Hội Việt Nam

trong mọi chặng đường, khi an vui cũng như lúc u sầu,

khi hân hoan cũng như lúc khó khăn, thử thách…

Mẹ chính là khuôn mẫu lư tưởng của Giáo hội,

khi hoàn toàn tự hiến cho công tŕnh cứu chuộc của Chúa Kitô như người nữ tỳ hèn mọn.

Chúng con xin phó thác cho Mẹ

những đường hướng và chương tŕnh mục vụ của Giáo Hội Việt Nam,

như bằng chứng cho sự hoán cải và kiên quyết bước theo Chúa Giêsu Con Mẹ.

Chúng con phó dâng cho Mẹ cả những thiếu sót không thể tránh được của chúng con,

v́ tin rằng không ai kêu cầu Mẹ mà lại không được Mẹ trợ giúp.

Xin Mẹ thương chúc lành cho chúng con và che chở Giáo hội của Chúa Kitô tại Việt Nam

bây giờ và măi măi. Amen.