Giáo Hội Mầu Nhiệm

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 535 Thứ Sáu 10/12/2010

 

 

Chủ đề ca Đại Hi Dân Chúa Năm Thánh 2010 là “Giáo Hi ti Vit Nam: Mu Nhim, Hip Thông và S V”. Để tiếp theo bài v tng quan Đại Hi Dân Chúa, chúng ta tiếp tc đi sâu vào ch đề ca Đại Hi, mt ch đề rt sâu xa, cn phi được thu trit để có th Sng Thánh Chng Nhân trong ḷng dân tc và trên quê hương đất nước Vit Nam thân yêu. Trước hết, v chiu kích Mu Nhim ca Giáo Hi, chúng ta cn theo dơi nhng trích đoạn tiêu biu v phương diện lư thuyết ca Tài Liu Làm Vic và ca Đức Cha Giuse Nguyn Năng, Giáo Phn Phát Dim, cũng như v phương diện áp dụng thc hành ca Đức Cha Phaolô Nguyn Thái Hp, Giáo Phn Vinh, và Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giáo Phn Bc Ninh.

 

 

TÀI LIỆU LÀM VIỆC CỦA ĐẠI HỘI DÂN CHÚA

 

 

MẦU NHIỆM GIÁO HỘI CHÚA KITÔ GIỮA L̉NG QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM

 

(2)        Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam luôn ư thức ḿnh là Giáo Hội của Chúa Kitô, Đấng măi măi là đá tảng góc tường, là nguồn mạch và cùng đích của căn tính cũng như hoạt động của toàn thể cộng đồng tín hữu… Và trên quê hương Việt Nam, với một nền văn hóa đặc thù và độc đáo, gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu, cộng đoàn các môn đệ Chúa Kitô có trách nhiệm thể hiện và thực hiện cuộc nhập thể của Giáo Hội duy Nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.  Do đó, Giáo Hội tại Việt Nam chính là bí tích, nghĩa là dấu chỉ và khí cụ của t́nh yêu Thiên Chúa cho quê hương này, và Giáo Hội đồng hành với người dân Việt trong mọi thăng trầm của lịch sử cũng như mọi nỗi niềm cuộc sống. 

 

2. Chiều Kích Kitô Học trong Mầu Nhiệm Giáo Hội

 

b.         Tính Bản Địa và Hội Nhập Văn Hoá

 

(8)        Theo khuôn mẫu của mầu nhiệm Nhập thể, đặc tính bản địa luôn gắn liền với sự hiện diện của Giáo Hội trong từng địa phương và trong ḷng mỗi dân tộc trên thế giới. Thật vậy, “người Kitô hữu không khác với người khác về ngôn ngữ, tập tục. . . .”  Cũng thế, Giáo Hội tại Việt Nam có thể và phải giữ ǵn cũng như phát huy những nét đặc thù của Việt Nam, miễn sao không đánh mất bản chất là Giáo Hội của Chúa Kitô.  Đây cũng là một trong những phương thức truyền giáo khả thi và có hiệu quả mà Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu rất quan tâm.  Giáo Hội tại Việt Nam nỗ lực khám phá những giá trị cao đẹp trong nền văn hóa dân tộc, đồng thời cố gắng làm cho những giá trị đó được diễn tả “trong lời kinh tiếng hát, trong cử hành phụng vụ, trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong suy tư và ngôn ngữ thần học.” 

 

c.         Đồng Hành với Người Dân Việt trong Mọi Biến Cố và Thăng Trầm của Lịch Sử

 

(9)        Khi nhập thể, Con Thiên Chúa đă đồng bàn với ông Lêvi và những người thu thuế, (x. Lc 5,29) đồng thuyền với các môn đệ trên mặt hồ Galilê nhiều gió băo, (x. Mc 4,37-38) và đồng hành với hai môn đệ làng Emmaus (x. Lc 24,13-31) để làm họ bừng cháy lửa mến yêu và hy vọng (x. Lc 24,32). … Trong ánh sáng đó, Giáo Hội tại Việt Nam nhận ra rằng quê hương là chiếc nôi trong đó ơn gọi Kitô hữu tăng trưởng,  và người tín hữu sống đức tin trong tinh thần đồng hành với mọi người anh chị em trong cộng đồng dân tộc: “Tinh thần đồng hành của chúng ta là tinh thần nhập thể của Chúa Giêsu Kitô. Đồng hành như những thành viên thật sự của cộng đồng dân tộc, chứ không phải như những kẻ xa lạ. Đồng hành không phải để tranh giành quyền lực, nhưng để cùng với Chúa Kitô và như Chúa Kitô, trở nên người tôi tớ của Thiên Chúa và của nhân loại.”  Thật vậy, Giáo Hội tại Việt Nam mong muốn và nỗ lực đồng hành với mọi người, nhất là những ai đang đau khổ, v́ xác tín rằng chính Thiên Chúa đang hiện diện trong họ  (x. Mt 28,28).  Để được như thế, phải học để biết “nh́n tha nhân theo quan điểm của Chúa Giêsu Kitô.”  Như thế, khi nỗ lực sống mầu nhiệm Nhập Thể, Giáo Hội tại Việt Nam sẽ tỏ bày cho mọi người Đấng mà họ đang kiếm t́m trong nỗi khát khao sâu kín, không phải theo kiểu “áp đặt đức tin của Hội Thánh trên người khác,”  nhưng t́m cách biểu thị sự hiện diện của Con Thiên Chúa nhập thể khi sống theo linh đạo của Kinh Lạy Cha, khi tuân hành Hiến Chương Nước Trời và thực thi Luật yêu thương của Chúa Kitô. 

 

 

 

CHIỀU KÍCH MẦU NHIỆM CỦA GIÁO HỘI

Tham luận của ĐGM Giuse Nguyễn Năng, GP. Phát Diệm

 

Giáo hội mầu nhiệm là ư niệm ch́a khoá đă được Công đồng Vaticanô II đặt làm nền tảng cho toàn bộ giáo hội học. Quả vậy, chương đầu tiên của Hiến chế Tín lư về Giáo hội,Lumen Gentium, đă bàn về mầu nhiệm Giáo hội như một định hướng cho mọi khai triển về đời sống và sứ vụ của Giáo hội. Đại hội Dân Chúa muốn suy tư về đời sống và sứ vụ của Giáo hội tại Việt Nam cũng không thể đi ra ngoài định hướng cơ bản ấy. Bài tŕnh bày này sẽ quảng diễn đề tài trên b́nh diện thần học, đồng thời cũng nêu lên một ít gợi ư trên b́nh diện mục vụ để suy tư và thảo luận.

 

 I.      GIÁO HỘI, MỘT THỰC TẠI PHỨC HỢP

 

Từ ngữ “mầu nhiệm” áp dụng vào Giáo hội không chỉ có nghĩa là bí ẩn, khó hiểu. Dĩ nhiên, Kitô giáo có những mầu nhiệm. Nội dung giáo lư Kitô giáo sẽ không thể đánh động, lôi cuốn chúng ta và làm cho chúng ta say mê, nếu trong đó không có những mầu nhiệm. Tuy nhiên từ ngữ “mầu nhiệm” ở đây muốn nói rằng Giáo hội“là một thực tại phức hợp, duy nhất, do yếu tố nhân loại và thần linh kết thành”[1].

 

Hiến chế tín lư về Giáo hội giải thích như sau: cùng một lúc,“Giáo hội là xă hội tổ chức theo phẩm trật và là Nhiệm Thể Đức Kitô, là đoàn thể hữu h́nh và là cộng đoàn thiêng liêng, là Giáo hội tại thế và là Giáo hội dư tràn của cải trên trời[2].

 

Đă có lúc người ta nghiêng về quan niệm Giáo hội như một xă hội theo kiểu nhân loại, mộtsocietas, quá chú trọng đến những yếu tố hữu h́nh để chống lại quan niệm Giáo hội vô h́nh. Cũng có lúc quan niệm thần bí thắng thế, nh́n Giáo hội như là một sự nối dài của mầu nhiệm Nhập thể và dường như đồng hoá Giáo hội với Đức Kitô. Thực ra, Giáo hội chỉ là một thực tại duy nhất vừa có yếu tố nhân loại vừa có yếu tố thần linh[3].

 

Cấu trúc thần linh và nhân loại, vô h́nh và hữu h́nh, của Giáo hội dựa trên nền tảng Kitô học. Giáo hội được sánh ví với mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể v́ cả hai vừa có yếu tố thần linh vừa có yếu tố nhân loại. Tuy nhiên, trong khi Ngôi Lời nhập thể trong một nhân tính, th́ Chúa Thánh Thần không nhập thể trong Giáo hội. Và Giáo hội cũng không phải là nhân tính phục vụ cho Ngôi Lời. Trái lại, Giáo hội là cơ cấu xă hội gồm những ngôi vị là các Kitô hữu phục vụ cho Thánh Thần của Đức Kitô, Đấng làm cho Giáo hội sống động để tăng triển Thân thể[4]. Cũng như Đức Kitô là Đầu đă sống nhờ Chúa Thánh Thần thế nào, Giáo hội là Thân thể cũng sống nhờ Chúa Thánh Thần như thế. Do đó, Giáo hội không phải là một xă hội hoàn toàn nhân loại, nhưng cũng không phải là nối dài mầu nhiệm nhập thể của Đức Giêsu, mà lànối dài mầu nhiệm Đức Kitô được xức dầu Thánh Thần.

 

Như vậy, Giáo hội là một dân tộc, nhưng lại là dân của Thiên Chúa, và đồng thời cũng là Thân thể của Đức Kitô và là Đền thờ của Chúa Thánh Thần. Không thể chia cắt các khía cạnh phong phú đó của thực tại Giáo hội.

 

Những khẳng định trên đây xem ra có tính lư thuyết, nhưng lại quan trọng v́ là những nguyên lư nền tảng của đời sống Giáo hội. Bao nhiêu vấn đề phức tạp xuất hiện trong lịch sử Giáo hội có lẽ đều bắt nguồn từ chỗ chưa lưu tâm đúng mức đến chiều kích mầu nhiệm này.

 

II.      CÁC KHÍA CẠNH KHÁC NHAU CỦA GIÁO HỘI MẦU NHIỆM

 

Từ nội dung căn bản trên, chiều kích mầu nhiệm của Giáo hội có thể được nhận ra qua các khía cạnh sau đây.

 

1)     Chúa Thánh Thần hoạt động trong Giáo hội

 

Thánh Thần hoạt động nơi Giáo hội bằng cách ban ân sủng cho tất cả các Kitô hữu là những người đă lănh nhận phép rửa, mỗi người nhận được “ân huệ tuỳ theo ư Ngài” (1Cr 12, 11).

 

Như vậy, cũng cùng một Thánh Thần duy nhất là tác giả của phẩm trật cũng như của đoàn sủng, nhờ đó Ngài dẫn dắt Giáo hội[14]. Cả đoàn sủng lẫn phẩm trật đều là ân sủng và sứ mệnh, là ơn gọi và phục vụ. Nếu đặt nặng định chế cùng với những cơ cấu, luật lệ và quyền bính, Giáo hội sẽ trở thành nặng nề, không sức sống. Ngược lại, nếu quá đề cao đoàn sủng vô h́nh cùng với tự do cá nhân mà không có điểm qui chiếu hữu h́nh, th́ Giáo hội cũng dễ rơi vào xáo trộn và chia rẽ.

 

Cần có đức tin để nhận ra quyền năng của Thần Khí nơi các hoạt động của những con người trong Giáo hội. Đức tin giúp ta đọc lịch sử Giáo hội với lăng kính “mầu nhiệm”. Qua những thăng trầm của lịch sử loan báo Tin Mừng, Giáo hội tại Việt Nam đang từng bước tiến lên dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần. Có những bước chậm chạp làm cho những người nhiệt t́nh phải bức xúc. Có những khai phá làm cho nhiều người ngần ngại e dè. Những quyết định và hành động trong Giáo hội là của những con người sống vào một thời điểm cụ thể, với những khả năng và nhận thức giới hạn. Nhưng họ không quyết định và hành động một ḿnh, trái lại, như lời sách Công vụ tông đồ, “Thánh Thần và chúng tôi quyết định ” (15, 28).

 

2)     Giáo hội sống bằng sự sống của Thiên Chúa

 

Nhờ Thánh Thần, chính Đức Kitô hiện diện trong Giáo hội, đặc biệt trong Lời của Người và trong bí tích Thánh Thể[18]. Đây chính là lương thực thần linh nuôi sống Giáo hội.Nếu không dùng lương thực này, Giáo hội sẽ chết. Nếu hấp thụ lương thực khác, Giáo hội sẽ ngộ độc.

 

Vấn đề khẩn thiết được đặt ra hôm nay cho Giáo hội tại Việt Nam là làm thế nào để giúp mọi tín hữu yêu mến Lời Chúa, học hỏi và sống Lời Chúa. Các mục tử cần đầu tư nhiều hơn vào việc bồi dưỡng đức tin cho giáo dân để họ có thể sống đạo một cách trưởng thành, với một đức tin sáng suốt và một xác tín cá nhân mạnh mẽ.

 

Nếu trong quá khứ một đức tin đơn thành, một niềm xác tín của người đơn sơ bé mọn, có thể đủ để nuôi sống các Kitô hữu, th́ trong môi trường xă hội hôm nay, một đức tin như thế vẫn cần thiết nhưng không đủ để đứng vững trước ảnh hưởng của nền văn hoá hiện đại. Cũng như nhiều quốc gia khác, xă hội Việt Nam hôm nay cũng đang trên đà tục hoá, dửng dưng với tôn giáo và các giá trị đạo đức. Do đó, các tín hữu Việt Nam cần được đào tạo để trở thành môn đệ thực sự sống Tin Mừng của Đức Kitô.

 

Điều đáng mừng là trong những năm gần đây, các chương tŕnh học hỏi Lời Chúa và giáo lư đă được canh tân và đă thu hút một số đông tham dự, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên c̣n nhiều việc phải làm để việc học hỏi Lời Chúa và giáo lư trở thành niềm vui và sinh hoạt thường xuyên của mọi thành phần và mọi lứa tuổi.

 

Những chân lư này không phải là lư thuyết, nhưng đă được chứng nghiệm bằng chính cuộc sống của các cá nhân cũng như cộng đoàn Kitô hữu Việt Nam qua các thời kỳ. Quả vậy, làm sao có thể lư giải được sự tồn tại và trưởng thành của Giáo hội tại Việt Nam nếu không tin rằng có một sức sống thần thiêng đă nuôi dưỡng bao nhiêu thế hệ Kitô hữu. Cộng đoàn tín hữu chỉ là “đoàn chiên nhỏ bé”, không tŕnh độ, không giàu có, không địa vị, nhiều thời kỳ c̣n chịu biết bao bách hại và bị loại trừ, nhưng vẫn sống đức tin vững vàng và tràn trề niềm hy vọng Phục sinh. Người Kitô hữu Việt Nam yêu mến thánh lễ, siêng năng tham dự thánh lễ và lănh nhận các bí tích. Ngay trong cảnh cô đơn của ngục tù, trong đau đớn của thể xác bị tra tấn, con cái Giáo hội vẫn sống nhờ “năm chiếc bánh và hai con cá”, nhờ “ba giọt rượu và một giọt nước được cử hành mỗi ngày trong ḷng bàn tay. Đó là bàn thờ của tôi, là nhà thờ chính toà của tôi. Thánh lễ là phương dược chữa xác cứu hồn, là thang thuốc trường sinh bất tử” (Kinh nghiệm của vị Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận).

 

Tuy nhiên, nh́n vào thực tế của các buổi cử hành phụng vụ tại các nhà thờ Việt Nam hiện nay, có lẽ ai cũng thấy một vấn đề cấp bách được đặt ra, đó là cần canh tân phụng vụ để các tín hữu thực sự được nuôi sống bằng lương thực thần linh. Việc canh tân không chỉ dừng lại ở b́nh diện nghi thức, nhưng phải làm sao để hơi thở sự sống của Chúa Thánh Thần thấm vào hồn người cử hành cũng như người tham dự. Nếu không có Thánh Thần, Phúc Âm chỉ là chữ viết vô hồn, phụng vụ chỉ là nghi thức hồi tưởng. Nhưng nếu có Thánh Thần, Phúc Âm mới là Lời sự sống, và phụng vụ sẽ là cuộc gặp gỡ và kết hợp với Đức Kitô phục sinh.

 

3)     Giáo hội thánh thiện của các tội nhân

 

Một khía cạnh khác của chiều kích mầu nhiệm là sự thánh thiện của Giáo hội. Trong kinh Tin Kính, Giáo hội được tuyên xưng là thánh thiện. Nhưng trong thực tế, các tín hữu lại là những tội nhân. Có người nói: “Giáo hội thánh thiện của các tội nhân”.

 

Sự thánh thiện của Giáo hội mang đặc tính cánh chung của ơn cứu chuộc. Giáo hội c̣n đang lữ hành, nên sự thánh thiện của Giáo hội có tính biện chứng giữa rồi và chưa, giữa quá khứ và tương lai. Giáo hội không ngừng quay lưng lại với quá khứ tội lỗi để hướng về tương lai thánh thiện, cho tới khi nào, nhờ ân sủng tối hậu của Thiên Chúa, Giáo hội hoàn toàn dứt bỏ được quá khứ tội lỗi ấy, và bấy giờ tương lai thánh thiện vẫn mong chờ sẽ trở thành hiện tại vĩnh cửu không hề mất.

 

Do đó, “Giáo hội trên mặt đất đă được trang điểm bằng sự thánh thiện đích thực, tuy chưa hoàn toàn[26]. Người Kitô hữu cần xác tín về chân lư này để không bao giờ thất vọng hoặc mặc cảm trước thực tế đôi khi rất đau ḷng đang từng ngày diễn ra nhiều nơi trong ḷng Giáo hội. Hơn nữa, xác tín ấy chính là lời mời gọi mọi thành phần Dân Chúa nỗ lực nên thánh để góp phần làm cho Hiền thê của Đức Kitô ngày càng “xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5, 27). Thế giới càng có nhiều tội lỗi, các Kitô hữu càng cần giữ phẩm chất muối và ánh sáng của Đức Kitô th́ mới có thể chu toàn sứ mạng thánh hoá thế giới. Ưu tiên hàng đầu của các Kitô hữu tại Việt Nam phải là nên thánh, là “trở nên trong sạch, không ai chê trách được điều ǵ, và trở nên những người con vẹn toàn của Thiên Chúa, giữa một thế hệ gian tà, sa đoạ. Giữa thế hệ đó, [chúng ta] phải chiếu sáng như những v́ sao trên ṿm trời” (Pl 2, 15).

 

Tuy nhiên, Giáo hội luôn noi gương Đức Kitô, Đấng Thánh của Thiên Chúa, đă chia sẻ kiếp sống khốn cùng của con người và đă mang lấy tội lỗi của nhân loại. Người không cho lửa từ trời thiêu đốt những kẻ bất xứng (x. Lc 9, 51-55), không cho phép nhổ cỏ lùng trong ruộng lúa (x. Mt 13, 24-30). Thánh thiện cũng chính là khả năng chịu đựng, nâng đỡ và gánh vác nhau. Niềm mơ ước một thế giới toàn vẹn có thể làm con người trở thành nhẫn tâm và cứng cỏi với người khác. Ḷng nhân từ của Giáo hội phải là quê hương và niềm hy vọng cho nhân loại.

 

"Mầu nhiệm Giáo hội" và "Cộng đồng Dân Chúa"

Tham luận của ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giáo Phận Vinh

                                            
3-         Vài đề nghị

 

a)-        "Tài liệu làm việc" viết một cách lạc quan rằng "các tín hữu tại Việt Nam vẫn luôn xác tín Giáo hội là Dân Thiên Chúa, là Thân Ḿnh Đức Kitô... Cách nào đó, có thể nói họ đă sống trước những điều Giáo hội sẽ minh định trong các văn kiện công đồng". Một số người khác lại cho rằng mô h́nh Giáo hội ở Việt Nam hôm nay vẫn mang nặng dấu ấn của những mô h́nh Giáo hội thời trước công đồng Vatican II, nghĩa là nặng tính chất cơ cấu, pháp lư và theo mô h́nh kim tự tháp. Đă đến lúc cần giảm thiểu yếu tố h́nh thức để đào sâu mầu nhiệm Giáo hội và vai tṛ của Thánh Linh.

           

Nhiều người đề nghị trong Đại hội Dân Chúa Việt Nam này, Giáo hội Việt Nam nên chân thành nh́n lại chính ḿnh, cố gắng thực hiện cuộc canh tân mà Vatican II đă khai mở, can đảm đưa ra những cải cách hữu hiệu để thực hiện sự b́nh đẳng, hiệp thông và sứ vụ trong Giáo hội. Đặc biệt, cần thiết những giải pháp rơ rệt để "trong Dân Thiên Chúa, các tín hữu thật sự b́nh đẳng trong phẩm giá, được chia sẻ cùng một ơn gọi làm con cái Thiên Chúa, có cùng một căn tính Kitô hữu".  

           

Việc chọn lựa định hướng mục vụ “Đối thoại thẳng thắn và cộng tác chân thành” giữa Giáo hội với xă hội đ̣i hỏi Giáo hội phải đổi mới cơ cấu tổ chức, đường lối tư duy và cách thế hành động để có cơ quan đảm nhiệm tiến tŕnh đối thoại, điều hành và thúc đẩy nó. Cần thiết những “kênh” chính thức và thường xuyên để hiện thực công tác khó khăn này.

           

Tuy nhiên, để cuộc đối thoại với bên ngoài được kết quả, cần phải có cuộc đối thoại bên trong giữa các thành phần Dân Chúa, đặc biệt giữa hàng giáo phẩm với giáo dân. Phải chăng cuộc khủng hoảng hiện nay của Giáo hội chúng ta là v́ thiếu cuộc đối thoại trong ḷng Giáo hội?

 

b)- Về lănh vực văn hóa, TLLV ư thức rơ rệt mối tương quan tự nhiên và mật thiết giữa loan báo Tin Mừng và hội nhập văn hóa, bởi v́ Nước Thiên Chúa đến với những con người được nối kết sâu xa với một nền văn hóa nào đó. Do đó, “Giáo hội tại Việt Nam nhận ra rằng quê hương là chiếc nôi trong đó ơn gọi Kitô hữu tăng trưởng và người tín hữu sống đức tin trong tinh thần đồng hành với tất cả anh chị em trong cộng đồng dân tộc”.

           

Hoàn toàn đồng ư với kế hoạch đề cao văn hóa dân tộc trong việc đào tạo chủng sinh, tu sĩ và giáo lư viên. Bởi v́, hội nhập văn hóa là một cuộc đối thoại sống động giữa Tin Mừng với con người trong mỗi giai đoạn lịch sử. Nó đ̣i hỏi niềm tin Kitô giáo phải được sống, diễn tả và cử hành bằng những chất liệu, tâm t́nh, yếu tố văn hóa của mỗi dân tộc vào một thời điểm lịch sử nhất định. V́ vậy, nó không đơn giản là chuyện dịch thuật, chuyển từ tiếng Latinh sang tiếng Việt mà thôi.

           

Để thực hiện điều này chúng ta phải có những chuyên viên vừa thông thạo về thần học, vừa am tường văn hóa dân tộc. Đại hội Dân Chúa nên có  chương tŕnh cụ thể nào nhằm đào tạo các chuyên viên đó trong một tương lai gần.

           

Đă đến lúc phải đặt trọng tâm cho sứ vụ loan báo Tin Mừng. Cần mạnh dạn ra khỏi “ghetto Công giáo” để mở rộng cánh cửa ra xă hội, đào sâu vào văn hóa dân tộc và làm cho Tin Mừng chiếu dọi vào mọi lănh vực  của cuộc sống, đặc biệt là lănh vực văn hóa. Câu phát biểu của đức Gioan Phaolô II rất đáng cho chúng ta suy nghĩ: “Một đức tin mà chưa biến thành văn hóa, là đức tin chưa được đón nhận trọn vẹn, chưa thực sự suy tư, chưa sống một cách chân thành”.

 

 

Sống mầu nhiệm Giáo Hội trên quê hương

Tham luận của ĐGM Cosma Hoàng Văn Đạt, SJ, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh

 

1. Trong ḷng dân tộc

 

“Chúa Giêsu là con Thiên Chúa đă làm người và ở với chúng ta” (Ga 1,14). Đó là mầu nhiệm Nhập Thể. Người đă sống trong ḷng dân Israel và đích thực là một người Israel: nói tiếng phổ thông, học sách Cựu Ước, tham dự các buổi cầu nguyện hàng tuần ở hội đường, các lễ nghi hàng năm ở Đền Thờ Giêrusalem. Người chia sẻ vui mừng và hy vọng cũng như đau khổ và lo âu với dân.

 

Người Công Giáo Việt Nam cũng là công dân Việt Nam: chung ngôn ngữ, phong tục, văn hóa, lịch sử. Người Công Giáo đă đóng góp vào đời sống và sự phát triển của đất nước: lao động như mọi người, chung sức chung ḷng với mọi người để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.

 

Một thí dụ điển h́nh là ông Nguyễn Trường Tộ. Vào thế kỷ 19, lúc đất nước lâm vào cảnh suy yếu và phải lệ thuộc, ông đă đề nghị cả một kế sách tiến bộ và toàn diện để cải cách, nhờ đó đất nước vươn lên. Tiếc là triều đ́nh lúc ấy quá thiển cận và thủ cựu nên kế sách của ông đă bị gạt bỏ.

 

Trong thời gian bách hại, nhiều người Công Giáo sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc, nhưng vua quan cứ ép phải bước qua thánh gia. Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh ở Bắc Ninh đang lúc bị giam giữ và tra tấn vẫn cầu nguyện: “Xin cho vua quan cai trị nước này được b́nh yên và càng ngày càng thịnh.” Khi quan cười và nói: “Người đang bị vua quan bắt tội mà cầu nguyện như vậy sao?” Ngài đă đáp: “Đạo chúng tôi dạy thế!”

 

Suốt hơn 4 thế kỷ hiện diện, Giáo Hội đă góp phần không nhỏ vào đời sống và sự phát triển của đất nước. Trước hết chính những người Công Giáo đầu tiên đă tạo ra chữ quốc ngữ mọi người Việt Nam hiện đang sử dụng. Rồi không thể quên được các trường Công Giáo đă đào tạo bao nhiêu nhân tài cho đất nước. Về việc từ thiện, không thể đếm được bao nhiêu người Công Giáo gây dựng và phục vụ trong các bệnh viện, nhà nhi viện, nhà dưỡng lăo, trại phong, pḥng phát thuốc…

 

Người Công Giáo cũng đưa vào quê hương một mẫu người mới: yêu mến và phục vụ, theo gương lành và lời dạy của Chúa Giêsu, thay thế cho quan niệm xưa đă lỗi thời. Xă hội Việt Nam hiện nay đă tiếp nhận nhiều quan niệm sống do Giáo hội mang lại: Nhân phẩm, b́nh đẳng, bác ái, phục vụ, hy sinh.

 

Tóm lại, người Công Giáo Việt Nam đă và đang thực hiện Tin Mừng của Chúa trong ḷng dân tộc. Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đă nói với các giám mục Việt Nam trong buổi tiếp kiến dịp Ad Limina năm 2009: Một tín hữu tốt sẽ là một công dân tốt.

 

2. Thiên Chúa là trên hết

 

Thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự khi được yêu cầu bước qua Thánh Giá đă trả lời quan ṭa: “Tôi thờ cha mẹ như hạ phụ, thờ vua trung phụ, thờ Chúa như thượng phụ. Tôi không thể v́ cha mẹ một chống lại Vua, cũng không thể v́ Vua mà chống lại Chúa.”

 

Người Công Giáo không chỉ là công dân một nước trần gian, nhưng c̣n là công dân Nước Trời. Phần nào như mỗi người chúng ta không chỉ là con của Cha Mẹ, nhưng không chỉ giới hạn mọi sự trong gia đ́nh, v́ c̣n là dân của một nước. Người Công Giáo được mời gọi sống theo Lời Chúa, đặc biệt theo Tin Mừng và Gương Chúa Giêsu, theo giáo huấn của Hội Thánh.

 

Đôi khi luật nước mâu thuẫn với luật Chúa, người Công Giáo buộc ḷng phải “Vâng lời Chúa hơn là vâng lời người ta”. Thánh Phaolô Tống Viết Bường là một sĩ quan, sẵn sàng tuân lệnh vua, nhưng không thể bước qua Thánh Giá, v́ lỗi luật Chúa. Có khi trong một gia đoạn nào đó, người Công Giáo phải chịu trách nhiệm Vượt Qua, với xác tín rằng đó là trung thành với Chúa, đồng thời tŕnh bày rơ ràng những giá trị không nhượng bộ được, nhờ đó nâng cao ư thức về một đời sống cao đẹp hơn.

 

3. Phúc Âm hóa

 

Phúc âm hóa là một từ tương đối mới. Đó không chỉ là truyền đạo để rửa tội, nhưng c̣n là làm cho đời sống xă hội được tổ chức theo Tin Mừng.

 

Mâu thuẫn giữa đạo và đời không phải là điều đáng mong ước. L‎‎ư tưởng là luật đời và luật đạo ḥa hợp. Nhưng đó là ư tưởng. Trong thực tế, thường xuyên có khoảng cách giữa đời sống xă hội với đời sống tôn giáo. Đối với giáo hội, người Công Giáo có trách nhiệm góp phần làm cho đời sống cũng như các định chế xă hội ngày càng gần với Tin Mừng hơn.

 

Phúc âm hóa văn hóa Việt Nam. Điều này ở Việt Nam đă có những bước tiến đáng kể, thí dụ b́nh đẳng nam nữ, một vợ một chồng. Nhưng một đôi điều vẫn c̣n bất cập. Trong một xă hội do chính quyền thế tục cầm quyền, như ở hầu hết các nước hiện nay, nhiều khi rất khó khăn. Hai cố gắng: hợp tác và đối thoại. Phúc Âm hóa nền văn hóa để văn hóa Việt Nam mang tinh thần Tin Mừng.

 

Không thỏa hiệp với gian dối, bất công, thù hận. Chúng ta phân biệt tội lỗi và người tội lỗi. Phải yêu mến người tội lỗi, nhưng không bao giờ chấp nhận tội lỗi. Sống trong một xă hội cỏ lùng mọc chung với lúa, người Công Giáo chấp nhận người khác chưa phải là lúa, nhưng phải cầu nguyện, làm gương và đối thoại để dần dần biến đổi xă hội theo tin mừng.

 

Định luật men và muối cũng như định luật hạt lúa được gieo xuống đất phải định hướng cho cả Giáo Hội. Gương các nhà truyền giáo: Ricci ở Trung Hoa và đặc biệt Đắc Lộ ở Việt Nam. Tóm lại, mục tiêu nhắm tới là xây dựng một xă hội “Công chính, b́nh an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17).

 

 

Lạy Đức Mẹ La Vang,

chúng con tin tưởng và cảm nhận Mẹ hằng che chở phù tŕ Giáo Hội Việt Nam

trong mọi chặng đường, khi an vui cũng như lúc u sầu,

khi hân hoan cũng như lúc khó khăn, thử thách…

Mẹ chính là khuôn mẫu lư tưởng của Giáo hội,

khi hoàn toàn tự hiến cho công tŕnh cứu chuộc của Chúa Kitô như người nữ tỳ hèn mọn.

Chúng con xin phó thác cho Mẹ

những đường hướng và chương tŕnh mục vụ của Giáo Hội Việt Nam,

như bằng chứng cho sự hoán cải và kiên quyết bước theo Chúa Giêsu Con Mẹ.

Chúng con phó dâng cho Mẹ cả những thiếu sót không thể tránh được của chúng con,

v́ tin rằng không ai kêu cầu Mẹ mà lại không được Mẹ trợ giúp.

Xin Mẹ thương chúc lành cho chúng con và che chở Giáo hội của Chúa Kitô tại Việt Nam

bây giờ và măi măi. Amen.